1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tuyến điểm du lịch, dịch vụ trên tuyến hành trình hà nội – hải dương –hạ long

57 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực hành ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tuyến điểm du lịch, dịch vụ trên tuyến hành trình Hà Nội – Hải Dương – Hạ Long
Tác giả Lương Mỹ Hằng
Người hướng dẫn Vũ Văn Cường
Trường học Trường Ngoại Ngữ Và Du Lịch
Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TÌM HIỂU VỀ CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH, DỊCH VỤ TRÊN TUYẾN HÀNH TRÌNH HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG – HẠ LONG (5)
    • 1.1. Thông tin về tuyến điểm du lịch (5)
      • 1.1.1. Tài nguyên du lịch (5)
      • 1.1.2 Cơ sở hạ tầng (21)
      • 1.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch (24)
      • 1.1.4. Các điểm vui chơi giải trí (24)
      • 1.1.5. Nguồn lao động trong du lịch (29)
      • 1.1.6. Chính sách phát triển du lịch (31)
    • 1.2 Dịch vụ du lịch (33)
      • 1.2.1 Các dịch vụ du lịch đa dạng, sản phẩm du lịch phong phú (33)
      • 1.2.2 Không gian du lịch mở rộng (35)
      • 1.2.3. Dịcch vụ du lịch theo đánh giá cá nhân em (0)
  • Chương 2 YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÀM DU LỊCH (37)
    • 2.1 Yêu cầu về kiến thức (37)
      • 2.1.1. Kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ (37)
      • 2.1.2 Những kiến thức cơ bản khác (38)
    • 2.2 Yêu cầu về kỹ năng (39)
    • 2.3. Yêu cầu về phẩm chất (43)
    • 2.4 Các yêu cầu khác (49)
  • Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHUYÊN NGÀNH CHO BẢN THÂN (54)
    • 3.1 Định hướng phát triển nghề nghiệp (54)
    • 3.2 Xác định kế hoạch và phương pháp học tập (54)
      • 3.2.1 Lên kế hoạch học tập (54)
      • 3.2.2 Phương pháp học tập (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Chương 1 TÌM HIỂU VỀ CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH, DỊCH VỤ TRÊN TUYẾN HÀNH TRÌNH HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG –Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc

TÌM HIỂU VỀ CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH, DỊCH VỤ TRÊN TUYẾN HÀNH TRÌNH HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG – HẠ LONG

Thông tin về tuyến điểm du lịch

1.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên.

 Địa hình Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia làm 2 phần rõ rệt là: phần đồi núi thấp và phần đồng bằng.

Phần đồi núi thấp chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên phân bố ở phía Bắc bao gồm khu vực thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn Địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m Đây là khu vực địa hình được hình thành trên miền núi tái sinh có nền địa chất trầm tích Trung Sinh Trong vận động Tân kiến tạo, vùng này được nâng lên với cường độ trung bình đến yếu.

Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, thuộc lưu vực sông Thái Bình với độ cao trung bình từ 3 - 4m Vùng được hình thành do quá trình tự bồi đắp phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng Có thể đánh giá, địa hình Hải Dương không phức tạp song cũng có một số dạng địa hình đặc biệt có giá trị khai thác cho du lịch như:

- Dạng địa hình đồi núi thấp: Đây là dạng địa hình có ý nghĩa lớn nhất đối với sự phát triển của hoạt động du lịch của tỉnh, nơi thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch như: tham quan, thể thao, cắm trại, xây dựng các khu an dưỡng, sân golf…

Các khu vực tiêu biểu cho dạng địa hình này như: Khu vực đồi núi thấp Chí Linh với các dãy núi thấp ở khu Côn Sơn (Kỳ Lân 200m, Ngũ Nhạc 238m) với nhiều đỉnh mà từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh non nước Côn Sơn và vùng núi kế cận Ngoài ra còn các núi như Phượng Hoàng, ngọn Nam Tào, Bắc Đẩu… đều là những địa danh có giá trị đối với hoạt động du lịch; Khu vực núi An Phụ (Kinh Môn) có hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 14km Dãy núi có nhiều đỉnh nhỏ, với các khe đèo có tên tuổi như: đèo Mông, khe Gạo… Đỉnh cao nhất là đỉnh Yên Phụ (246m) mang dáng vẻ uy nghi, sừng sững do nằm sát vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn thấy xa xa về phía Đông Bắc là đỉnh Yên Tử cao ngút tầng mây, gần hơn là dãy núi đá vôi Dương Nham (Kính Chủ) như một hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thầy tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình Nhìn về phía Tây Nam của đỉnh Yên Phụ có thể bao quát toàn bộ miền đồng bằng châu thổ bát ngát của Hải Dương với sông ngòi uốn khúc quanh co nối tiếp nhau như

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com) lụa Một điểm đáng lưu ý khi nghiên cứu dạng địa hình đồi núi cho phát triển du lịch Hải Dương là hầu hết các đỉnh núi ở đây thường gắn liền với các di tích lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hoá, các anh hùng dân tộc…như: Côn Sơn với Nguyễn Trãi; Kiếp Bạc với Trần Hưng Đạo; Đền Cao với An Sinh Vương Trần Liễu

…chính điều này đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

- Địa hình Karst: Dạng địa hình Karst ở Hải Dương không nhiều, tập trung ở khu vực Nhị Chiểu, dãy núi Dương Nham (Kinh Môn) Tuy nhiên các dạng địa hình Karst ở đây lại có những nét độc đáo riêng trong đó đáng chú ý là những khối sót lởm chởm đá tai mèo và hệ thống hang động thuộc khu di tích quốc gia Động Kính Chủ đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ lục động” Nam thiên đệ lục động Khu vực Nhị Chiểu có tổng thể 32 hang động Karst, trong đó có nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch như hang Hàm Long, hang Tâm Long, hang Đốc Tít… nhiều hang động còn gắn với các di chỉ khảo cổ gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ, là căn cứ kháng chiến của nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Bộ phận đồi núi thấp của Hải Dương tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên, song lại có vai trò và tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch của tỉnh Với những đặc điểm địa hình vùng đồi núi như vậy rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống; du lịch sinh thái; du lịch thể thao, leo núi, cắm trại v.v…

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm Nhiệt độ trung bình 23,3 0 C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87% Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

Hải Dương hiện có hơn 10.6 nghìn ha rừng, bao gồm 1540.3ha rừng đặc dụng, 4718.4ha rừng phòng hộ và 4371.3ha rừng sản xuất Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, tuy nhiên có giá trị và quan trọng hơn cả là thảm thực vật khu vực thị xã Chí Linh Rừng ở đây chủ yếu là kiểu rừng nhiệt đới ẩm, thường xanh ở đai núi thấp với thành phần loài khá phong phú và đa dạng bao gồm

117 họ, 304 chi và 400 loài thực vật.

Khu di tích Côn Sơn còn có nhiều rừng thông mã vĩ, có cây tuổi đến vài thế kỷ. Ngoài ra còn có các loài khác như trúc, nứa, sim, mua, mẫu đơn tạo phong cảnh hữu tình, thu hút du khách gần xa

Cây dược liệu đặc biệt phong phú với 128 loại chiếm 32% tổng số loài thực vật hiện có, cao hơn tỷ lệ của cả nước (28%) Trong lịch sử, Kiếp Bạc được Trần Hưng Đạo chọn làm nơi xây dựng “Dược Sơn” cung cấp dược liệu chữa vết thương cho quân lính cũng như cung cấp cho triều đình nhà Trần.

Cùng với thảm thực vật rừng phong phú, rừng còn là nơi bảo tồn nhiều loài động vật Nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như cu li lớn, gấu ngựa, beo lửa, sóc bay lớn, tê tê vàng.

Sự phong phú về thảm thực vật rừng và động vật với nhiều loại quý hiếm là sức

9 hấp dẫn lớn đối với khách du lịch Bên cạnh đó rừng còn góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hoà cho một vùng có các di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng như đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai v.v… Đặc biệt, Hải Dương có làng Cò – Vạc ở Chi Lăng Nam (Thanh Miện) Đảo cò với hàng trăm loài cò, le le, mòng két, vạc… bay rợp trời giữa một đầm hồ mênh mông như một bức tranh thiên nhiên hoang dã tạo sức thu hút đối với du khách.

Như vậy, tài nguyên sinh vật của tỉnh tuy không thực sự phong phú và nổi tiếng song lại có sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, du lịch sinh thái, thể thao, du lịch tâm linh gắn liền với tham quan nghỉ dưỡng.

- Tài nguyên đất: Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km² , được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng Vùng đồi núi ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Dịch vụ du lịch

1.2.1 Các dịch vụ du lịch đa dạng, sản phẩm du lịch phong phú

Hiện nay, một trong những loại hình dịch vụ du lịch đặc thù điển hình nhất tại di sản Vịnh Hạ Long đó là hoạt động vận chuyển khách du lịch và lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh Nếu như vào thời điểm những năm đầu tiên khi mới được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long chỉ có khoảng vài chục con tàu gỗ nhỏ phục vụ đưa đón khách tham quan thì đến nay Vịnh Hạ Long đã có một đội tàu hùng hậu với khoảng trên 500 con tàu du lịch (189 tàu lưu trú nghỉ đêm), với hơn 21.500 ghế và hơn

2.100 phòng ngủ Số tàu này thuộc sở hữu của 120 công ty cổ phần, công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân và 81 hộ kinh doanh cá thể.

35 Điều đáng ghi nhận để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhiều doanh nghiệp vận tải khách du lịch đã mạnh dạn đổi mới phương tiện, đầu tư nhiều tàu chở khách có trọng tải lớn, hình thức sang trọng, hệ số an toàn cao Đặc biệt là đội tàu nghỉ đêm trên Vịnh.

Cùng với loại hình du lịch đặc thù đưa đón khách tham quan Vịnh, các loại hình dịch vụ du lịch khác cũng khá phát triển Trong đó phải kể đến loại hình dịch vụ chèo thuyền nan, chèo kayak và xuồng cao tốc Tính đến thời điểm này, trên Vịnh Hạ Long có khoảng gần 1.500 chiếc thuyền kayak; 210 chiếc thuyền nan và 41 chiếc xuồng cao tốc tham gia hoạt động trên Vịnh Ngoài ra, còn có một số dịch vụ du lịch khác cũng thu hút được du khách như: Dịch vụ tắm biển ở bãi Ti Tốp, dịch vụ tham quan trưng bày khảo cổ tại động Tiên Ông Hay dịch vụ tham quan Vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ thu hút khá đông khách du lịch quốc tế Dịch vụ này được triển khai từ năm 2014 tại khu vui chơi, giải trí quốc tế Tuần Châu Đây là một sản phẩm độc đáo, không chỉ giúp du khách tiết kiệm thời gian khi di chuyển tới các điểm du lịch nổi tiếng, thủy phi cơ còn đem đến những góc nhìn đẹp của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Gần đây nhất, là sản phẩm du lịch mới tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch bền vững có trách nhiệm trên Vịnh Hạ Long đang được triển khai tại khu vực Vông Viêng cũng thu hút được khá nhiều du khách Đây là một sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, khách du lịch sẽ được tham quan, tìm hiểu về những phương thức mưu sinh truyền thống của ngư dân Hạ Long sinh sống trên Vịnh.

Hình 1 5:Dịch vụ đèo thuyền nan đưa khách tham quan vịnh Hạ Long

Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch đẳng cấp như nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long, bay thủy phi cơ, máy bay trực thăng ngắm vịnh Hạ Long mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách.

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com)

Dự kiến năm 2022, Hạ Long sẽ tổ chức các hoạt động điểm nhấn, mang thương hiệu như Chương trình Carnaval Hạ Long hè 2022; Chương trình Carnaval mùa đông;

Lễ hội Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, hoạt động văn hóa-nghệ thuật, thể dục-thể thao nhân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5; Chương trình Âm nhạc đường phố do các nghệ sỹ trẻ thể hiện vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần…

1.2.2 Không gian du lịch mở rộng

Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, các bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến Thành phố bằng cả đường bộ và đường biển, Thành phố đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long và các khu vực khác thuộc địa bàn Thành phố Thành phố cũng mở rộng không gian về các hướng, như hướng Đông Nam ra vịnh Hạ Long, bổ sung du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực hồ Yên Lập Các công ty lữ hành của Thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á Những thành tựu đó đã góp phần làm cho ngành du lịch phát triển, phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.

1.2.3 Dịch vụ du lịch theo đánh giá cá nhân em

 Các dịch vụ trong chuyến đi em có 1 vài đánh giá như sau:

 Lịch trình được sắp xếp hợp lí để khách có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống

 Các điểm tham quan, khách sạn gần nhau nên việc di chuyển thuận lợi, tiết kiệm thời gian

 Các điểm tham quan tỏng tour rất đẹp, thỏa mãn đươc sự mong chờ của khách, rất hài lònng với sự chăm sóc khách hàng tại Sun World Hạ Long Pảk và các trò chơi, view chụp ảnh trên cả tuyệt vời

 Đồ ăn ngon, đảm abro vệ sinh, được thưởng thức các món hải sản đặc trưng của vùng

 Khách sạn 3 sao phòng đảm bảo tiêu chuẩn, sạhc sẽ, view đẹp, tiện nghi

 Các thành viên trong ekip phục vụ rất tận tâm và chu đáo

 Buổi team building rất vui, hoạt náo viên tổ chức game và khích lệ tinh thần vui chơi, đêm gala nhiều ấn tượng đẹp

 Điểm mua sắm phù hợp

 Với các dịch vụ được trải nghiệm và tham quan các điểm du lịch trong 3 ngày 2 đêm em đánh giá tour giá cả hợp lý, chất lượng

Hình 1 6Phòng nghỉ tại khách sạn Hồng Long

Hình 1 7:Tham gia các trò chơi ở Hạ Long

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com)

YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÀM DU LỊCH

Yêu cầu về kiến thức

Người làm du lịch yêu cầu phải có vốn hiểu biết sâu rộng Ngành du lịch đòi hỏi bạn phải là người am hiểu sâu rộng mọi lĩnh vực từ đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa,…và không ngừng cập nhật lượng kiến thức đang biến đổi hàng ngày, mới mẻ từng giờ thông qua: sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi kinh nghiệm với những người đi trước, các chuyên gia trong ngành, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên đề, tích cực tham gia các chuyến khảo sát, du khảo thực tế đến các vùng du lịch Theo học ngành này, đích thị bạn phải là một con người đa năng, có thể làm trong nhiều lĩnh vực.

2.1.1 Kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ

Nhiệm vụ chính của hướng dẫn viên là giới thiệu, hướng dẫn du khách theo 1 số loại hình du lịch theo mục đích cụ thể mà khách và đơn vị kinh doanh du lịch đã thỏa thuận trong hợp đồng Vì vậy, bất kỳ hướng dẫn viên nào khi tác nghiệp phải thành thạo kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, đồng nghĩa với việc nắm vững các quy chế, luật lệ của nhà nước để tránh phạm luật trong quá trình hướng dẫn khách du lịch nội địa và cả khách du lịch quốc tế Các kiến thức bao gồm: quy định, thủ tục xuất nhập cảnh, các thông lệ quốc tế, từng khu vực để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ du khách.

Hướng dẫn viên phải nắm rõ nội dung chi tiết trong hợp đồng của đơn vị mình với các đơn vị trong và ngoài nước, nắm rõ chương trình du lịch (khách mua tour trực tiếp hay thông qua các trung tâm môi giới),…Khi hiểu rõ về tour của khách thì hướng dẫn viên mới có thể xây dựng kế hoạch công tác cụ thể, dự đoán các tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị tâm lý và cách giải quyết tốt hơn, đồng thời thông báo cho du khách về lịch trình từ lúc khách mua tour cho đến lúc thực hiện tour và kết thúc tour.

Hướng dẫn viên không thể thực hiện nhiệm vụ 1 cách máy móc mà cần phải linh động, trở thành người bạn đồng hành, đáng tin cậy của du khách, vì thế, hướng dẫn viên phải giao tiếp tốt, biết cách ứng xử và nắm bắt tâm lý của du khách Đó là kiến thức chuyên môn đòi hỏi hương dẫn viên phải liên tục trau dồi, học hỏi vì các thói quen ứng xử, tâm lý con người có thể thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử.

Chất lượng chuyên môn của hướng dẫn viên phụ thuộc khá nhiều vào khối lượng kiến thức mà hướng dẫn viên tích lũy và áp dụng trong thực tiễn Những quy tắc xã giao cơ bản, những yêu cầu và tri thức nghề nghiệp bắt buộc phải có trước khi hướng dẫn viên tiếp nhận phục vụ khách du lịch

Hướng dẫn viên cần nắm rõ và thực hiện tốt nghệ thuật diễn đạt trước khách du lịch – là những người mới gặp lần đầu, có thói quen, khả năng nghe nhìn và cảm nhận khác nhau Một hướng dẫn viên giỏi nghiệp vụ vừa phải nắm được tâm lý du khách vừa nắm được các lý thuyết truyền đạt cơ bản: ngắt quãng, lên giọng, xuống giọng,nhấn

39 mạnh, chậm rãi, lướt nhanh…đặc biệt, hướng dẫn viên phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, có sức truyền cảm, thu hút người nghe.

Những thông tin mà hướng dẫn viên đưa ra phải có sức thuyết phục và được du khách tiếp thu dễ dàng theo mục đích, nhu cầu du lịch của khách Hạn chế tối đa sự biểu lộ nhàm chán trong ngôn từ cũng như nội dung trình bày, không đọc bằng giọng văn vô cảm thông qua các nội dung thuyết trình đã được chuẩn bị sẵn Nội dung trình bày chỉ thật sự có hồn khi hướng dẫn viên yêu nghề đúng nghĩa, quý trọng khách và trân trọng các nguồn tài nguyên du lịch quốc gia: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phong tục, tập quán, …

2.1.2 Những kiến thức cơ bản khác

Hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ giới thiệu, bình luận và chỉ dẫn cho khách những đối tượng tham quan theo chương trình du lịch mà họ đã lựa chọn theo hợp đồng Mặt khác, các loại hình du lịch không phải chỉ có 1, do đó, hướng dẫn viên phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực về đời sống, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, nghệ thuật Đó là khối kiến thức rộng lớn mà hướng dẫn viên cần có để thực hiện việc hướng dẫn du khách, bao gồm:

Hướng dẫn viên phải có kiến thức về quá trình phát triển kinh tế của quốc gia, vùng địa phương có các điểm du lịch khác nhau với những biến đổi của kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương này.

Hướng dẫn viên còn phải hiểu biết về nghiệp vụ cụ thể với các thao tác có tính nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế Nguồn kiến thức này giúp hướng dẫn viên dễ dàng trong việc hướng dẫn và thực hiện các hợp đồng, các chế định về chi phí, thanh toán, tín dụng thuận lợi, chính xác vì lợi ích của tất cả những bên có liên quan và phù hợp với quy định pháp luật.

 Kiến thức về địa lý, cảnh quan, lịch sử dân tộc, đất nước

Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của nền văn hóa, là những đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, những tương đồng và những khác biệt về văn hóa phương Đông, phương Tây, giữa các vùng văn hóa của 1 quốc gia, phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo truyền thống và hiện đại, sân khấu, âm nhạc… cùng với kiến thức về dân tộc học, đô thị học và các kiến thức về du lịch học.

 Kiến thức về luật pháp, ngoại giao, y tế, tập quán địa phương

Những kiến thức này không thể có được khi mới hành nghề trong thời gian ngắn mà phải trải qua quá trình tích lũy, khối lượng kiến thức của hướng dẫn viên tùy thuộc vào quá trình học hỏi và khả năng, điều kiện lao động của từng người.

Những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sẽ là những điều kiện quan trọng nhất đối với lao động nghề nghiệp của nghề hướng dẫn du lịch, hướng dẫn

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com) viên giỏi là nhân tố chủ yếu để hoạt động hướng dẫn du lịch được thực hiện có kết quả tốt đẹp.

 Kiến thức chính trị Đây là kiến thức bắt buộc 1 hướng dẫn viên phải có vì khách du lịch vốn có cơ cấu rất đa dạng về dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, lứa tuổi, quan điểm chính trị… Hướng dẫn viên thực hiện nghề nghiệp của mình phải làm vừa lòng các đối tượng này theo thỏa thuận.

Vì lý do an ninh du lịch, hướng dẫn viên phải có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nghề, tự tôn dân tộc mà còn phải nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối đối ngoại.

Yêu cầu về kỹ năng

 Kĩ năng giao tiếp Đầu tiên, với một người làm du lịch thì kỹ năng quan trọng nhất chính là giao tiếp Bởi tính chất công việc của họ là tiếp xúc, hướng dẫn trực tiếp cho du khách về địa điểm mà mình hướng dẫn, hơn hết kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho người làm ngành du lịch ứng biến với các tình huống bất trắc xảy ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và ổn thỏa nhất Để có cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt thì trước tiên ta phải có đủ kiến thức chuyên môn và sau đó bạn phải là người nhiệt tình, rèn luyện khả năng giao tiếp liên tục thông qua các hoạt động thực tế, các chương trình, sự kiện đoàn hội do

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com) trường tổ chức hoặc cá nhân tự liên hệ tham gia Nếu bạn là một con người sống khép kín, ngại giao tiếp thì chắc chắn bạn không hợp với nghề này mà phải rèn luyện thay đổi để phù hợp với yêu cầu của ngành.

 Kĩ năng thuyết trình trước đám đông

Kỹ năng quan trọng tiếp theo là khả năng thuyết trình trước đám đông Nhiệm vụ của người làm ngành du lịch chính là truyền tải thông tin đến du khách Khi khách hàng thắc mắc hay muốn tìm hiểu về một điểm du lịch nào đó thì người làm ngành du lịch cần có đủ kiến thức và khả năng thuyết trình để có thể truyền đạt nội dung một cách lưu loát với giọng nói cảm xúc tránh ru ngủ gây buồn chán đến người nghe.

 Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Bên cạnh đó, kỹ năng làm chủ cảm xúc cũng rất cần thiết Ngành du lịch là ngành phục vụ khách hàng, một ngành được xem là “làm dâu trăm họ”, bạn phải luôn luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thoải mái để phục vụ du khách được tốt nhất Bạn phải luôn luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống, dù có xảy ra chuyện gì cũng phải giữ thái độ lịch thiệp với du khách Bạn phải tạo cho du khách sự an tâm và thoải mái khi đồng hành với mình Ngoài ra, kỹ năng quan sát cũng đáng để lưu tâm Quan sát không chỉ là nhìn mà còn là nắm bắt Chúng ta có thể quan sát khuôn mặt, cảm xúc của khách hàng để có thể điều chỉnh cách phục vụ của mình cho họ có được sự thoải mái nhất.

Mỗi chuyến tour là mỗi hành trình mới đầy thú vị và tươi mới Và kỹ năng quan sát là kỹ năng không thể thiếu ở bất kì hướng dẫn viên nào Nếu bạn là một người giỏi quan sát, bạn sẽ cảm thấy ở mỗi chuyến đi sẽ có hàng chục nét biểu cảm khác nhau. Mỗi du khách với những nét biểu cảm không giống nhau Việc nắm bắt được những cảm xúc của khách sẽ giúp bạn biết cách làm như thế nào để thay đổi cảm xúc của họ theo hướng tích cực hơn.

Kỹ năng sắp xếp tổ chức cũng quan trọng không kém Không phải chuyến đi nào cũng đều thuận lợi như ý muốn, sẽ có những trục trặc nhỏ về thời gian hay thay đổi về vấn đề gì đó buộc bạn cần phải linh hoạt thay đổi lịch trình và ứng biến thật nhanh chóng, không để du khách phải đợi lâu vì người hướng dẫn của họ lúng túng không biết phải làm gì tiếp theo Mặt khác, vốn ngoại ngữ cũng rất thiết yếu Ngày nay đất nước ngày càng hội nhập, người nước ngoài du nhập nước ta ngày càng nhiều Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt thì một người làm về ngành du lịch cần phải trang bị cho mình thêm ít nhất một ngôn ngữ nữa để linh hoạt hơn trong công việc – tiếng Anh chẳng hạn.

 Kỹ năng xử lý tình huống

Cuối cùng, kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống của một người làm ngành du lịch là không thể không có Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch mạo hiểm Vì vậy, kỹ

43 năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người làm du lịch luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra.

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com)

 Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ

Giao tiếp với du khách, hay những bạn bè của bạn là một kỹ năng sống giúp bạn kết nối và duy trì các mối quan hệ Một hướng dẫn viên du lịch bạn cần có khả năng xin được danh thiếp của du khách hay viết email cho tất cả mọi người bạn biết không? Bạn sẽ nhận thấy công việc hiện tại của mình tốt hơn rất nhiều nếu biết cách duy trì các mối quan hệ Chính các mối quan hệ xung quanh giúp ích cho công việc của bạn khi tìm kiếm và giữ chân du khách.

 Kỹ năng sinh tồn Đối với hướng dẫn viên du lịch, các kỹ năng về sơ cứu, y tế, tìm kiếm hay những mẹo vặt để có thể sinh tồn trong các chuyến đi là vô cùng cần thiết Bạn có thể dẫn đoàn khách vào rừng, đi thám hiểm, ra biển, những sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Do đó, việc nắm được các kỹ năng sống không chỉ bảo vệ bản thân mà còn đảm bảo cho hành khách trong chuyến đi, giúp công việc được hoàn thành thuận lợi.

Yêu cầu về phẩm chất

Là người thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện hợp địng với khách du lịch, hướng dẫn viên phải đảm nhiệm rất nhiều khâu trong suốt chuyến du lịch của khách.

Do đó, những phẩm chất về phong cách là rất cần thiết.

Trước hết hướng dẫn viên du lịch phải là người nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp Hoạt đọng hướng dẫn du lịch dẫu được qui định trong các nội dung, thủ tục, thao tác cơ bản nhưng chính các qui định ấy đòi hỏi hướng dẫn viên du lịch phải thể hiện tác phong nhanh nhẹn trong việc đón, tiễn khách, kiểm tra và chỉ dẫn việc thực hiện các dịch vụ cho khách Bằng tác phong ấy, hướng dẫn viên du lịch tạo cho khách sự chờ đợi ít nhất, sự phiền muộn ít nhất và dễ dàng tạo cho khách thói quen và tâm trạng luôn hứng khởi cùng hướng dẫn viên Hướng dẫn viên tỏ ra chậm chạp, thậm chí lề mề trong các hoạt động ở cả trước mặt khách hay sau khi khách đi nghỉ… sẽ rất lúng túng và chậm trễ trong việc thực hiện các nhu cầu của khách, thậm chí chậm trễ trong việc phát hiện vấn đề và xử lí vấn đề phát sinh khi hướng dẫn Các hoạt động thông tin tuyên truyền, kiểm tra, các dịch vụ cho du khách theo tour, tìm hiểu trạng thái tâm lí, sức khoẻ của khách du lịch, phối hợp hoạt động với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch… đều cần có tác phong nhanh nhẹn của hướng dẫn viên.

Nói tới tác phong nhanh nhẹn là nói tới yêu cầu về các thao tác, ứng xử, di chuyển của hướng dẫn viên du lịch như một địi hỏi nghề nghiệp, trong đó không có sự vội vàng, hấp tấp nhất là trước mặt khách du lịch Cùng với tác phong nhanh nhẹn,hướng dẫn viên du lịch cần linh hoạt và sáng tạo trong công việc Bởi lẽ, mọi trình tự được sắp xếp dù khoa học đến mấy vẫn có những khuyết điểm Hướng dẫn viên trong chuyến du lịch phải làm việc trực tiếp với khách Khách du lịch đa dạng về cơ cấu(tính cách, thái độ, lứa tuổi, sức khoẻ), khả năng tài chính… nên rất dễ có những vấn

45 đề nảy sinh Ngoài ra, với tour dài ngày, với đoàn khách đông, với các tour du lich mạo hiểm, với nhiều nhân

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com) tố thường xuyên và bất thuờng cùng với điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi hướng dẫn viên du lịch phải có đủ khả năng giải quyết một cách nhanh chóng chính xác kịp thời trong phạm vi có thể Xử lí các tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo mà không vi phạm pháp luật, hay hợp đồng, không ảnh hưởng hay ảnh hưởng ít tới chuyến du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào hướng dẫn viên Trong các tình huống bất thường, phong cách linh hoạt và sáng tạo của hướng dẫn viên sẽ tạo ra sự tin tưởng, yên tâm, thoải mái cho du khách và góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất nếu có cho các bên có liên quan.

Một hướng dẫn viên du lịch có kiến thức chuyên môn Nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ giỏi nhưng thiếu linh hoạt, sáng tạo trong những hoàn cảnh cụ thể thì hiệu quả hoạt động hướng dẫn sẽ hạn chế, đôi khi đến mức rất thấp Vì lẽ đó, ở một khía cạnh nhất định, phong cách linh hoạt sáng tạo cũng là một loại “kiến thức” mà hướng dẫn viên du lịch phải học hỏi và thực hiện nếu muốn trở thành người thạo nghề và đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch cao Tất nhiên, mức độ linh hoạt, sáng tạo của hướng dẫn viên cùng với tác phong nhanh nhẹn và các phong cách thường có liên quan trực tiếp với nhau, tác động lần nhau và dẫn đến hiệu quả của hoạt động hướng dẫn du lịch khác nhau.

Mức độ và mối liên hệ giữa các phong cách không thể định lượng một cách cụ thể và máy móc Các hướng dẫn viên du lịch đều có ý thức được đều này Để đạt tới phong cách đó, hướng dẫn viên vừa phải học hỏi, vừa phải tự rèn luyện mình như một yêu cầu nghề nghiệp bắt buộc.

Bên cạnh tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt hướng dẫn viên du lịch cũng cần có thái độ cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp với khách và nói chung với mọi người.

Kể từ buổi gặp gỡ và làm quen đầu tiên cho lúc vẫy chào, chia tay khách, hướng dẫn viên du lịch cần cở mở, thân thiện với những người mà mình được phục vụ Thái độ này gắn liền với phong cách lịch thiệp trong giao tiếp, hướng dẫn và giúp đỡ khách du lịch, đối tượng mà hướng dẫn viên phục vụ Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, hướng dẫn viên không được bộc lộ những cảm xúc khác thường như lo lắng, vồ vập, cáu kỉnh, hờ hững, tức giận, trước khách du lịch, thái độ cở mở và lịch thiệp của hướng dẫn viên sẽlà những điều kiện tốt để chiếm được tỉnh cảm cũng như thái độ tin tưởng, quí trọng của khách Cở mở, lịch thiệp và tự nhiên (theo đúng nghĩa của từ này) là yêu cầu chung có tính nguyên tắc đối với hướng dẫn viên Song việc thể hiện các phong cách này lại phụ thuộc vào từng hướng dẫn viên để thực hiện có hiệu quả nhất hoạt động hướng dẫn du lịch Trước các đoàn khách có nhiều nhân vật quan trọng, có những người khó tính, có những người kiêng kỵ nhiều thứ hay những lần đầu hướng dẫn khách quốc tế lại là những khách có học vấn cao chẳng hạn, hướng dẫn viên du lịch có thể tỏ ra lo lắng Điều đó có thể dẫn tới những hành vi và lời nói thiếu tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động sau đó Cũng có những trường hợp gặp lại khách quen, hướng dẫn viên cần bày tỏ sự vui mừng nhưng không nên tỏ ra quá vồ vập, thân mật, dễ gây hiểu lầm từ chính những người khách trong đoàn Tất nhiên, thái độ lạnh lùng, kênh kiệu hay cáu giận sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động hướng dẫn, thậm chí làm hỏng hoạt

47 động này mà hướng dẫn viên là người có lỗi.

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com)

Trong các tình huống khác nhau, thái độ cởi mở, lịch thiệp, tự nhiên của hướng dẫn viên vẫn rất cần thiết để khách du lịch dễ hoà đồng, tin mến và đôi khi có sự chia sẻ những điều nhất định Để có phong cách này, hướng dẫn viên du lịch phải rèn luyện các động thái chuẩn xác khi tiễp xúc và hướng dẫn khách tham quan tại điểm du lịch hay trên lộ trình.

Chẳng hạn, chọn tư thế ngồi, đứng trong khi hướng dẫn khách trên các phương tiện vận chuyện khác nhau sao cho thích hợp Trong quá trình giao tiếp, chỉ dẫn, thuyết minh… hướng dẫn viên du lịch phải chú ý tới hướng của mắt mình Hướng nhìn sai có thể phân tán sự chú ý của khách hoặc có thể gây hiểu lầm, gây sự khó chịu cho khách. Thông thường, khi vừa chỉ dẫn, vừa thuyết minh cho khách quan sát và lắng nghe, hướng dẫn viên nên chọn tư thế đứng thích hợp để có thể đưa mắt nhìn vào đối tượng tham quan một cách chính xác (cùng với các động tác cần thiết) ở những chỗ cần giới thiệu hướng nhìn vào đoàn khách sao cho có thể quan sát những biểu cảm của cả đoàn để có ứng xử thích hợp Trong giao tiếp, hướng dẫn viên cần tránh nhìn vào chân khách, tránh nhìn lâu vào một người trong đoàn nhất là khi người đó có dị tật, khiếm khuyết hay đó là một cô gái xinh nhất (nếu hướng dẫn viên là nam) một chàng trai có vẻ ngoài đẹp đẽ (nếu hướng dẫn viên là nữ) để tránh bị khách hiểu nhầm là bị xúc phạm hay thiên vị Nếu cần, nhìn lâu hơn vào trưởng đoàn, hướng dẫn viên sẽ chiếm được cảm tình của khách Nhìn chung, hướng nhìn, ánh mắt, nụ cười của hướng dẫn viên cần thể hiện sự ấm áp, thân mật, ấm áp, không xuồng xã, không xa cách.

Trong hoạt động hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên phải chú ý tới các động tác mà từ đó, khách cảm thấy thoải mái, hứng khởi, được tôn trọng Trong các động thái của mình, hướng dẫn viên cần chú ý nhất tới việc sửa kính, cài mũ, buộc dây giầy, gãi tóc…và chọn vị trí, chon tư thế đứng ngồi, chọn thời gian lên xuống các phương tiện giao thông hay trong các điểm tham quan Hướng dẫn viên thường xuống khỏi phương tiện vận chuyển trước tiên để có thể giúp khách và dẫn đường…, và lên phương tiện sau cùng để kiểm tra sự đầy đủ, sự an toàn của khách Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể, khả năng ứng xử linh hoạt của hướng dẫn viên là rất quan trọng.

Mặt khác, những phẩm chất về phong cách nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch còn được thể hiện ở chỗ, họ phải luôn giữ điềm tĩnh và không bày tỏ ý nghĩ tức thời của mình trước khách Với phong cách này, hướng dẫn viên tránh được những quyết định thiếu chính xác và chưa tính hết khả năng giải quyết Các phong cách mà hướng dẫn viên cần có và có được là phương tiện hữu hiệu cho nghề nghiệp của họ vững vàng hơn, cho hoạt động hướng dẫn thành thạo hơn, lợi ích nhiều mặt sẽ đầy đủ hơn và hạn chế được những điều đáng tiếc, những sơ suất không đáng có Các phong cách của hướng dẫn viên do học tập rèn luyện mà có được, sẽ giúp họ chẳng những hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng dẫn khách tham quan theo hợp đồng mà còn giúp hướng dẫn viên biết phán đoán, đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, cần thiết khi sảy ra những tình huống bất thường.

Ngoài kiến thức vững vàng với phong cách được rèn luyện thành thạo trong nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch cần có những đức tính mà thiếu các đức tính ấy, hiệu quả lao động nghề nghiệp sẽ bị hạn chế nhiều. Đức tính đầu tiên mà hướng dẫn viên du lịch cần có là sự chín chắn và tính kế hoạch Tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt cùng với đức tính này tạo cho hướng dẫn viên có được niềm tin mến cao từ phía khách và đây cũng là đức tính rất cần thiết Chắc chắn, thận trọng trước các quyết định, các biện pháp cần giải quyết trong các tình huống cũng như trong toàn bộ hoạt động hướng dẫn du lịch chính là chìa khoá cho nghề nghiệp của hướng dẫn viên Đức tính này thể hiện trong ngôn ngữ, cử chỉ, trong các ý kiến phân tích đánh giá về giá trị tài nguyên du lịch, về đất nước con người, về quan hệ quốc tế, mà hướng dẫn viên đưa ra Đức tính này thể hiện trong việc đón khách, kiểm tra các dịch vụ phục vụ khách theo thoả thuận và giúp đỡ khách, trả lời các câu hỏi của khách, nhất là các câu hỏi ngoài nội dung tham quan du lịch.

Tính kế hoạch đặc biệt cần thiết với hướng dẫn viên để tạo sự chính xác ở đoàn khách và đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện đầy đủ đến từng chi tiết, tạo ra sự kính trọng, tôn trọng của khách đối với hướng dẫn viên Tính kế hoạch cũng giúp cho các cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ khách theo hợp đồng thuận lợi, đồng thời hướng dẫn viên có điều kiện bổ sung những khiếm khuyết, những thiếu hụt vì nhiều lý do trong quá trình dướng dẫn du lịch Vả lại, chín chắn và kế hoạch là sự bảo đảm cả về pháp lý (giấy tờ cam kết) cả về khả năng truyền đạt kiến thức của hướng dẫn viên để họ có được sự “nhàn hạ, thư thái” nhất định.

Một đức tính khác cũng đòi hỏi hướng dẫn viên du lịch phải có là tính chân thực, lịch sự và tế nhị Đức tính này đòi hỏi hướng dẫn viên trong mọi cử chỉ, lời nói, trong các hoạt động hướng dẫn du lịch đều phải coi trọng khách bằng những thông tin chính xác, bằng sự ân cần, bằng những ứng xử có văn hoá và được rèn luyện, được giáo dục một cách nề nếp Tính giả dối rất khó che đậy trước khách du lịch và khi đã độc lộ sẽ gây những hậu quả xấu cho hoạt động hướng dẫn, ít nhất là sự thiếu tin tưởng của khách vào hướng dẫn viên Lịch sự và tế nhị là đức tính chung của những người tiếp xúc với khách Trong hoạt động hướng dẫn du lịch, đức tính này được thể hiện ngay từ khi bắt đầu cuộc gặp gỡ cho đến khi kết thúc tour Trong những lần hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên sẽ gặp phải những tình huống mà khách có những lời nói, hành động gây bối hay khó xử… tính tế nhị của hướng dẫn viên là rất cần thiết Đức tính này xuất phát từ lòng tự trọng và ý thức tôn trọng khách của hướng dẫn viên Hướng dẫn viên không được xúc phạm, không bày tỏ thái độ yêu ghét với các thành viên của đoàn khách. Nhưng hướng dẫn viên cũng phải biết tự trọng, không vì bất cứ lý do gì tự hạ thấp nhân cách phẩm giá của mình để khách du lịch xem thường Bởi vì hướng dẫn viên còn là người đại diện cho ngành, cho dân tộc, quốc gia Lịch sự và tế nhị, chân thành là những đức tính cơ bản của hướng dẫn viên du lịch.

Các yêu cầu khác

Ngoại ngữ là nhân tố bắt buộc để có thể làm được trong ngành du lịch Tính chất công việc ngành này là tiếp xúc với nhiều người, nhiều tầng lớp Ngoài vốn kiến thức sâu rộng bắt buộc thì tiếng anh là chìa khóa để có thể giao tiếp và truyền đạt những nét đẹp văn hóa con người, đất nước ra ngoài thế giới.

Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các hướng dẫn viên du lịch Với tính chất công việc phải di chuyển thường xuyên đến nhiều nơi, ngồi nhiều giờ đồng hồ trền xe bus hoặc máy bay Sở hữu sức khỏe tốt sẽ giúp bạn kiên trì với nghề, truyền cảm hứng một cách trọn vẹn đến với du khách, họ sẽ cảm thấy sảng khoái và vui vẻ hơn nhờ sức sống của hướng dẫn viên Hãy thường xuyên tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thật tốt để công việc của bạn luôn thuận lợi.

 Nắm vững tâm lí khách hàng

Khách hàng là những “thượng đế khó chiều” không chỉ các ngành nghề khác mà ngành du lịch cũng vậy Họ sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công việc của bạn Thế nên, khi bạn nắm rõ được tâm lý đối phương, bạn sẽ có những cách phù hợp để khiến họ hài lòng, sự nghiệp của bạn cũng sẽ tốt hơn Để làm được điều này, bạn phải là người chu toàn, luôn luôn quan sát khách hàng xem họ cần gì, ân cần chăm sóc họ, phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của khách hàng, chỉ khi đó khách hàng mới thực sự cảm nhận được tình yêu thương, chăm sóc của bạn dành cho họ và có thể sẽ mở lòng ra với bạn Khi đó, 2 tâm hồn có chung một điểm chung, họ sẽ bớt đề phòng bạn và có thể chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng họ Khiến khách hàng hài lòng chính là cánh cửa tốt nhất để bạn đặt bước chân thành công đến con đường tốt đẹp sau này.

 Trang phục, trang điểm, tư thế:

Bất cứ một người làm dịch vụ du lịch nào cũng phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp với công việc đòi hỏi Nhưng nhân viên phục vụ bàn và nhân viên đón tiếp trong các khách sạn, các địa lý du lịch … và hướng dẫn viên là những người trực tiếp phục vụ,

51 gặp gỡ khách du lịch cần phải có trang phục chuẩn mực nhất Trang phục có thể theo đồng phục

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com) của cơ quan, theo thời tiết hay theo loại hình du lịch Khi thực hiện hướng dẫn cho khách theo loại hình du lịch thể thao, du lịch leo núi mạo hiểm hướng dẫn viên cần có trang phục gọn, thuận tiện Nhưng khi thực hiện hướng dẫn theo loại hình du lịch lễ hội, tâm linh… cần phải có trang phục trang trọng lịch sự Nhìn chung hướng dẫn viên cần có trang phục vừa hiện đại, phù hợp vừa thể hiện bản sắc dân tộc của mình đồng thời thể hiện sự tôn trọng với khách du lịch, gây được thiện cảm với khách du lịch. Một hướng dẫn viên thạo nghề sẽ chú ý tới tâm lý, tập quán ăn mặc của khách du loch ở các quốc gia, các vùng khác nhau (Khách từ các nước: Thuỵ Sĩ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục) Giầy, dép của hướng dẫn viên hành nghề phải tốt, đế có ma sát chống trơn Luôn được lau chùi sạch sẽ Trong các lần di chuyển trên thang máy, đi dự tiệc tối hay các bữa tiệc có tính chất long trọng, hướng dẫn viên cần chú ý kỹ hơn tới trang phục Màu sắc của quần áo, váy cần màu tao nhã Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, hướng dẫn viên có xu hướng sử dụng váy màu đậm, quần áo màu sáng Có trang phục gọn, đẹp, hướng dẫn viên cần khuyến khích khách ăn mặc cho phù hợp với loại hình du loch và lộ trình tham quan (khi leo núi, xuyên rừng, hay dự các buổi lễhội ở những nơi tôn nghiêm…) phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian diễn ra chuyến du lịch.

Về nguyên tắc, hướng dẫn viên cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự nhưng cần phù hợp với gương mặt, hình thể và màu da của mình Hướng dẫn viên cần có kiểu tóc, độ dài tóc hợp lý và chải tóc gọn gàng sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn Câu tục ngữ: “Cái răng, cái tóc là góc con người” rất đúng với yêu cầu của hướng dẫn viên Vì vậy, họ phải trau chuốt đến hàm răng, đến râu ria mép, đến lông tay Họ cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho Mùi thơm cỏ cây được ưa chuộng hơn nước hoa Nói chung nên tránh sử dụng nước hoa khi không cần thiết hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi: đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa Trang phục và trang điểm của hướng dẫn viên là yêu cầu nghiệp vụ nhằm làm cho khách du lịch có thiện cảm, hoà đồng, tôn trọng và tín nhiệm hướng dẫn viên. Các tư thế của hướng dẫn viên đòi hỏi phù hợp với loại hình du lịch, phương tiện di chuyển địa hình có đối tượng tham quan.

Những yêu cầu chung về hướng dẫn viên về các tư thế là:

 Tư thế phải tự nhiên ở trước khách du lịch và ngẩng đầu vừa phải, ngay ngắn, tỏ rõ sự lịch thiệp, trang trọng và thân tình.

 Khi di chuyển không vội vàng hấp tấp hay rề rà, chậm chạp và không chạy, không nhảy chân sáo (trừ trường hợp đặc biệt); cần chú ý tới các vật cản, vướng trên đường di chuyển.

 Thế đứng luôn can bằng, trọng lượng phân bố đều trên hai chân, long thẳng, tay tự nhiên (cả khi cầm micro).

 Không cho tay vào túi áo, túi quần; không dựa vào tường, cây, vào các vâth khác nhau khi đang thuyết trình ở mặt đất.

 Cần đứng hay ngồi ở vị trí để khách có thểnghe và thấy rõ hướng dẫn viên nhưng không che lấp đối tượng cần quan sát, chỉ dẫn và không gay cản trở cho người qua lại Trong những hoàn cảnh khác như kiểm tra sự bảo đảm của chất lượng, số lượng của các dịch vụ du lịch theo hợp đồng, giải quyết các tình

53 huống phát sinh, thư giản, mua sắm giúp khách… hướng dẫn viên có thể có các tư thể tương

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com) đối thoải mái hơn Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách.

 Biết sử dụng các phương tiện truyền thông

Du lịch là sự quảng bá hình ảnh văn hóa, thiên nhiên, con người đến với du khách Trong lĩnh vực du lịch nói chung và ngành hướng dẫn viên du lịch nói riêng thì việc sử dụng các phương tiện trợ giúp, truyền thông là một trong những yêu cầu cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc Hiện nay, thị trường du lịch Việt Nam đang có nhiều thay đổi với sự tăng trưởng nhanh của kinh doanh du lịch online, du lịch thông minh, du lịch trải nghiệm… là các mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông (Đào Loan, 2018) Các doanh nghiệp lữ hành nhanh nhạy đang ứng dụng công nghệ để phát triển kinh doanh, tiếp thị, điều hành điểm đến, gia tăng trải nghiệm cho khách và đang quảng cáo tour tuyến trên nhiều trang mạng, du khách đưa ra quyết định đặt tour, phòng khách sạn trực tiếp qua internet… Do đó, đòi hỏi người hướng dẫn viên du lịch cần hiểu biết về công nghệ thông tin, cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông sau: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh để kết nối và giữ chân du khách.

Khi tham gia chuyến đi thì không ai có thể đảm bảo không có xảy ra những tình huống bất ngờ Trang bị kiến thức về sơ cấp cứu cho những tình huống có thể xảy ra:đuối nước, điện giật, rắn cắn… Để dễ dàng xử lý và hạn chế sự cố đáng tiếc xảy ra.

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHUYÊN NGÀNH CHO BẢN THÂN

Định hướng phát triển nghề nghiệp

Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói Tại Việt Nam, du lịch đóng một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế Đây là ngành mũi nhọn đem lại doanh thu cao, đóng góp nhiều vào sự phát triển đất nước Tuy nhiên, du lịch vẫn là một ngành khá mới mẻ và vẫn đang trong giai đoạn phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch đang thiếu hụt khá lớn Mỗi năm, ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động, tuy nhiên số lượng sinh viên theo học chuyên ngành tốt nghiệp chỉ khoảng 15.000 người/năm cho thấy số lượng học sinh trở thành sinh viên ngày càng tăng, mà số lượng sinh viên ra trường tìm được việc làm đúng chuyên ngành không cao Trong khi đó, có một số trường hợp sau khi tốt nghiệp, sinh viên không thể tìm được việc làm, hoặc làm việc trái ngành được đào tạo Báo cáo Lao động và việc làm của Tổng cục thống kê trong Quý III năm 2015 cho thấy, cả nước có hơn 340.000 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ đại học trở lên thất nghiệp và con số này đang có xu hướng tăng.

Có thể thấy, tình trạng thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều nguyên nhân; trong đó, có việc thiếu nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trước khi vào đại học, thiếu nhận thức nghề nghiệp trong quá trình học tập, học thụ động và lười tìm kiếm thông tin, không chú trọng trang bị kỹ năng mềm Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực của các ngành nghề nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Là một sinh viên khoa du lịch khi còn ngồi trên giảng đường bản thân em đã tự ý thức được điều đó vì vậy em đã và đang cố gắng trau dồi cho mình một hành trang kiến thức, kĩ năng cũng như sự quyết tâm theo đuổi ước mơ khi còn học tập tại giảng đường đại học Với mong muốn được đi nhiều nơi, khám phá những vùng đất mới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau thì lựa chọn học ngành du lịch với em chưa bao giờ là sai Nhận biết được tính chất của nghề hướng dẫn viên cần những gì thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường em đã cố gắng hoàn thiện bản thân hơn bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa, học thêm ngoại ngữ Ngoài ra em còn xin đi phụ tour và dẫn tour học sinh để trau dồi kĩ năng của một người hướng dẫn viên

Xác định kế hoạch và phương pháp học tập

Du lịch là một trong những ngành nghề có sức thu hút mạnh đối với các bạn trẻ, điều đó đồng nghãi với việc đây cũng là nghề có sức cạnh tranh gay gắt Để có thể đứng vững và làm chủ bản thân trong môi trường du lịch thì sau khi xác định được mục tiêu rồi thì chúng ta lên kế hoạch và phương pháp học tập như nào để hợp lý

3.2.1 Lên kế hoạch học tập

 Xác định khoảng thời gian cụ thể sẽ làm công việc gì và đảm bảo hoàn thành việc đó

Downloaded by TOM CUA (tomboy3@gmail.com)

 Lập kế hoạch tổng quát dài hạn và kế hoạch ngắn hạn càng cụ thể càng thuận lợi khi thực hiện và đạt hiệu quả cao

 Thời gian phải cân đối và hợp lý giữa học tập và các hoạt động khác

 Vừa học tập tốt vừa tham gia các hoạt động phong trào để tích lũy thêm trải nghiệm, gia tăng thêm các mối quan hệ xã hội

 Thường xuyên tìm hiểu tham khảo những vấn đề văn hóa - xã hội để bắt kịp xu hướng của xã hội hiện tại, tránh tình trạng tụt hậu, không có đầy đủ kiến thức.

 Tích cực trau dồi kiến thức cá nhân, tiếp nhận thông tin về ngành du lịch một cách có hệ thống và đúng đắn.

 Sắp xếp thời gian học tập hợp lý, đảm bảo mức độ tập trung để tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất

 Đi học đầy đủ giúp bạn không bị lỡ những kiến thức quan trọng mà giảng viên giao cho bạn để hoàn thành

 Ngồi bàn đầu tốt hơn bàn cuối Ngồi bàn đầu có thể giúp ta tập trung chú ý để nghe rõ bài giảng hơn

 Tìm cho mình những người bạn Việc học và làm việc nhóm ở đại học sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và hữu ích cho các bạn Cùng trao đổi và tiếp nhận những quan điểm khác nhau, học hỏi những kỹ năng của bạn bè để cùng nhau phát triển Có thể cùng nhau sinh hoạt ở các câu lạc bộ, tham gia những sự kiện, những buổi hội thảo, kỹ năng mềm để tích lũy thêm cho mình kiến thức và kỹ năng

 Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình trong quá trình học Điều đó có thể giúp bạn có cơ hội trao đổi, làm rõ vấn đề từ đó hiểu và nắm chắc kiến thức hơn

 Tóm lại, hầu hết các nhà tuyển dụng và các chuyên gia giàu kinh nghiệm đểu khẳng định: cách duy nhất để trao dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w