1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Tạo Lập Và Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

49 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo Lập Và Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

Trang bị cho người học những kiến thức để xây dựng văn hóa doanh nghiệp như: tạo lập bản sắc văn hóa doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống tổ chức, xây dựng phong cách quản lý định hướng đạo

Trang 1

Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp

Trang 2

Trang bị cho người học những kiến thức để xây dựng văn hóa doanh nghiệp như: tạo lập bản sắc văn hóa doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống tổ chức, xây dựng phong cách quản lý định hướng đạo đức, thiết lập hệ thống triển khai đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.Qua đây ta cần nắm:

1 Khái niệm, bản chất thay đổi của văn hóa doanh nghiệp.

2 Điểm mạnh- yếu của những quan điểm quản lí tổ chức.

3 Các hệ thống cơ bản trong cơ cấu tổ chức.

4 Quan điểm, năng lực và quyền lực của người quản lí trong việc xây dựng phong cách quản lí định hướng.

5 Nội dung, quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

MỤC TIÊU

Trang 3

Theo lãnh đạo DOJI, các giá trị văn hóa cốt lõi là yếu tố giúp xây dựng thành công thương hiệu ngoài tiềm lực tài chính và năng lực quản trị.

DOJI cho biết năm 2019, doanh thu dự kiến của Tập đoàn khoảng 90.000 tỷ đồng Suốt 25 năm phát triển, DOJI có 10 năm luôn giữ vững vị trí top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Ngoài câu chuyện về tiềm lực tài chính, năng lực quản trị thì văn hóa doanh nghiệp được tập đoàn xem là yếu tố góp phần nên thành công của thương hiệu vàng bạc, đá quý hàng đầu tại Việt Nam Trong đó, tập đoàn xây dựng và nâng tầm 5 giá trị cốt lõi: Liêm chính - Sáng tạo - Hợp lực - Tri thức và Nhân ái "Đây là bí quyết để doanh nghiệp giữ chân nhân tài, thu hút nguồn lao động trẻ", đại diện Tập đoàn khẳng định

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là:

1.Văn hóa doanh nghiệp của DOJI đã được xây dựng như thế nào?

2 Văn hóa doanh nghiệp có thực sự cần thiết?

(Nguồn: https://

vnexpress.net/kinh-doanh/5-yeu-to-tao-nen-van-hoa-doanh-nghiep-cua-doji-4032523.html)

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Trang 4

Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cho mình hướng đi đúng nhưng đồng thời phải thể hiện được bản sắc cùng nét văn hóa riêng của doanh nghiệp Những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như “tiêu chí” khi bàn

về doanh nghiệp

Vậy tại sao lại phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Nội dung và qui trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm những gì? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị? Trong chương 5 của bài này với nội dung “Tạo lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp”, chúng

ta sẽ làm rõ những vấn đề này

DẪN NHẬP CHƯƠNG

Trang 5

TẠO LẬP BẢN SẮC VĂN HÓA DOANH

Trang 6

Bản sắc văn hóa có thể tạo lập

Đối với những lãnh đạo có khả năng tạo lập giá trị và bản sắc văn hóa, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, họ đã định rõ sứ mệnh, giá trị, bản sắc văn hóa riêng

Bản sắc văn hóa có thể được hình thành từ việc củng cố

Đối với những lãnh đạo có phong cách quản lí, giữ gìn, bảo vệ, củng cố bản sắc

văn hóa đã được thiết lập Khi đó, triết lí và phong cách lãnh đạo mang đậm nét văn

hóa nhất quán

Bản sắc văn hóa có thể được hình thành từ sự hòa nhập

Đối với những lãnh đạo có phong cách quản lí dân chủ, hòa đồng thì họ thường đóng vai trò kết nối, điều hòa, khích lệ, chia sẻ với nhân viên Khi đó, triết lí và phong

cách lãnh đạo mang đậm nét văn hóa hòa nhập

Bản sắc văn hóa có thể thay đổi

Sự thay đổi này đôi khi cũng cần thiết, khi trong tổ chức xuất hiện những thay đổi

về căn bản, ví dụ như về công nghệ hay quản lí Khi thay đổi văn hóa, triết lí và phong

cách lãnh đạo mang đậm nét văn hóa thích ứng

5.1.2: Bản chất thay đổi của văn hóa doanh nghiệp

Phần 5.1

Trang 7

Để tạo lập bản sắc văn hóa cho một tổ chức cần đạt được sự phát

triển tương thích ở 3 nhóm nhân tố:

Trang 8

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ

CHỨC

Phần 5.2

5.2.1 Quan điểm thiết kế, lựa chọn mô hình tổ chức

- Xây dựng tổ chức chính là tạo lập nền tảng cho các mối quan hệ “người với người”,

“người với công cụ”, “công cụ với công cụ”.

- Các quan điểm có ảnh hưởng chi phối đến nhà quản lý trong việc xây dựng hệ

thống tổ chức là:

+ Đặc trưng về mục đích thiết kế.

+ Đặc trưng về nhân tố trọng tâm.

Vì vậy, quan điểm xây dựng tổ chức có thể xếp thành hai nhóm cơ bản là

“Quan điểm tổ chức định hướng môi trường” và “Quan điểm tổ chức định

hướng con người”.

Trang 9

- Phản ánh trong quản lí: Trong quá trình hoàn thiện, phát triển và khả năng điều

chỉnh để thích ứng với môi trường kinh doanh thì cạnh tranh là điều tất yếu, diễn ra

cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức Khi phải đối mặt với cạnh tranh, chỉ các cá thể và

tổ chức có năng lực nhất mới đủ khả năng duy trì, phát triển Vậy năng lực cạnh tranh được quyết định bởi sự tương đẳng giữa các phân hệ trong một tổ chức

5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường

Phần 5.2

- Ví dụ: Công ty mắt kính online Warby Parker thành lập

một nhóm nhân viên đặc biệt chuyên phụ trách các hoạt

động tập thể Nhóm này chịu trách nhiệm liên tục thiết kế

các hoạt động để toàn bộ nhân viên có thể tham gia

Ngoài ra, nhóm cũng khuyến khích gắn kết bằng việc giao

cho các nhân viên cùng dọn dẹp vệ sinh một số khu vực

của công ty; hay tổ chức các buổi ăn trưa ngẫu nhiên

giữa thành viên các phòng

Trang 10

 Sự thống nhất hành động giữa các bộ phận chức năng như một cơ thể sống khó đạt được,

do một số phân hệ tồn tại và hoạt động độc lập như các đơn vị tác nghiệp, các “đơn vị kinh doanh chiến lược”, tổ chức có thể bị chia rẽ hay xảy ra tranh chấp

 Quan niệm “cạnh tranh là cuộc chiến sống còn” thể hiện sự phi đạo đức, làm nảy sinh tư tưởng coi cạnh tranh tự do là chọn lọc tự nhiên, thất bại là tất yếu

5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường

Phần 5.2

Trang 11

5.2.2.2 Tổ chức như một “rãnh mòn tâm lý”

- Nguồn gốc lý thuyết: Tư tưởng “rãnh mòn tâm lý” thông qua bức tranh Platon mô tả hình ảnh

một nô lệ từ nhỏ bị nhốt trong hang động, phải dùng trí tưởng tượng chắp nối hình ảnh phản chiếu trên vách hang với tiếng động để hình dung ra thế giới bên ngoài

5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường

Phần 5.2

Hình ảnh ví dụ về cái hang của Platon

- Ví dụ: Bài học thất bại của Nokia: Sụp đổ từ đỉnh cao thành công

Khi Apple và Google ra mắt hai hệ điều hành iOS và Android, Nokia vẫn chỉ tập trung vào những mẫu điện thoại đơn giản và trung thành với hệ điều hành lỗi thời là Symbian Ban lãnh đạo Nokia lúc đó không quá mặn mà để phát triển hệ điều hành mới mà lại có những dự định riêng với Microsoft và Windows Phone Cuối cùng, mọi chuyện kết thúc vào tháng 9-2013, khi Nokia quyết định bán mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft với giá 6,77 tỷ USD

- Phản ánh trong quản lý: Trong xây dựng

tổ chức, “chủ nghĩa kinh nghiệm” ẩn chứa nguy cơ về sự giam cầm tự do trong tư duy và hành động của chính bản thân và của nhân viên trong tổ chức

Trang 12

5.2.2.2 Tổ chức như một “rãnh mòn tâm lý”

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

+ Điểm mạnh:

 Khuyến khích sự nhận thức và tìm hiểu ý nghĩa bị che giấu của thế giới

 Chú trọng xem xét lại mọi khía cạnh của một “vòng đời” tổ chức, những khía cạnh con người trong mối quan hệ giữa các thành viên của tổ chức

 Làm rõ những khó khăn, trở ngại đối với sự thay đổi trong quản lý

 Gợi ra hình ảnh một thế giới mà mỗi người cố điều khiển tư tưởng người khác

5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường

Phần 5.2

Trang 13

5.2.2.3 Tổ chức như một “dòng chảy biến hóa”

- Nguồn gốc lí thuyết: Tư tưởng này được thể hiện ngay trong câu nói của Heraclite:

“Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, vì dòng sông không bao giờ ngừng chảy”

- Phản ánh trong quản lí: Môi trường là một phần của tổ chức, ngược lại tổ chức là một

phần của môi trường Các tổ chức và người quản lý có thể tác động đến sự vận động của môi trường bên ngoài thông qua quá trình xây dựng hình tượng bản thân, việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức và thành viên nhằm tác động đến hành vi của đối tượng và đối tác trên thị trường

5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường

Phần 5.2

Ví dụ: Apple đi trước các đổi thủ 2 năm

Trong khi các đối thủ đưa các sản phẩm tiếp

thị để cạnh tranh thì Apple đã thực hiện các sản

phẩm ít nhất là trước 2 năm Trong cuộc phỏng

vấn với 3 nhà sản xuất linh kiện, trang Reuters

ước tính rằng phải đến năm 2019, các nhà sản

xuất Android mới có thể bắt kịp những công

nghệ cảm biến 3D phía sau tính năng bảo mật

Face ID của Apple, vốn đã ra mắt năm ngoái

trên chiếc iPhone X

Trang 14

5.2.2.3 Tổ chức như một “dòng chảy biến hóa”

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

 Nhấn mạnh nhận thức logic của vấn đề thông qua quá khứ

5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường

Phần 5.2

Trang 15

5.2.3.1 Tổ chức là một “cỗ máy”

- Nguồn gốc lý thuyết: Trong cuộc sống, nhiều hoạt động được lặp đi lặp lại theo lối mòn

với độ chính xác của chiếc đồng hồ Trong tổ chức bộ máy xã hội, mỗi người được xem như một bánh xe Quan điểm này rất phổ biến ở các tổ chức hành chính, kinh doanh và

có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế hệ thống tổ chức, quản lý

- Phản ánh trong quản lý: Quản lý tập trung là cần thiết nhưng chủ yếu ở số ít lãnh đạo cao

nhất để tổ chức có thể vận hành như một cỗ máy, trong đó mỗi người đóng vai trò một chi tiết Người quản lý theo quan điểm này khi thiết kế tổ chức họ thường xây dựng cơ cấu nhiệm vụ, phân quyền và giao cho những người có năng lực thích hợp thực hiện

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

+ Điểm mạnh: Vận hành tốt trong những tổ chức có cơ cấu nhiệm vụ đơn giản, môi

trường ổn định, sản phẩm chuẩn mực, lâu dài và độ chính xác cao

 Nếu lợi ích cá nhân được đặt lên trên lợi ích tổ chức có thể gây hậu quả xấu

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

Trang 16

5.2.3.2 Tổ chức là một “bộ não”

- Nguồn gốc lý thuyết: Bộ não chính là trường hợp điển hình có năng lực về “phép toàn

ảnh” Các hệ dựa trên độ dư thừa chức năng thường gồm những công việc có tính chất

hay thay đổi phụ thuộc vào các yêu cầu, hoàn cảnh riêng cần đáp ứng

- Phản ánh trong quản lý: Tổ chức bao gồm những bộ não Tổ chức cũng là một hệ xử lý

thông tin, trong đó các quyết định được đưa ra bao giờ cũng ở trong tình trạng thông tin

không đầy đủ Nhà quản lý luôn mong muốn phát triển tổ chức theo mô hình bộ não, cần

thiết kế bộ máy tổ chức linh hoạt, bền vững và có khả năng hoạt động hiệu quả

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

+ Điểm mạnh:

• Giúp hiểu được khả năng tự tổ chức, học tập, tự

thích nghi của mỗi cá nhân, đơn vị, bộ phận

trong tổ chức

• Xem xét việc hoạch định chiến lược và cơ chế

hoạt động mang tính sáng tạo, không ràng buộc

đối với người thực hiện

• Hạn chế những yếu tố làm tăng tính quan liêu,

sự lệ thuộc vào hệ thống thông tin quản lý, tập

trung quyền lực gây ảnh hưởng đến khả năng tự

vận động của mỗi thành viên tổ chức

+ Điểm yếu:

• Tăng cường quá mức tính tự chủ của cá nhân, đơn vị sẽ hạn chế sự thống nhất trong toàn bộ hoạt động tổ chức

• Những thay đổi về quan niệm, phong cách, phương pháp quản lý ở cấp cao rất khó đạt được khi đòi hỏi họ tự tổ chức thực hiện

Trang 17

5.2.3.3 Tổ chức như một “nền văn hóa”

- Nguồn gốc lý thuyết: Khái niệm “văn hóa” có nguồn gốc từ xa xưa, mô tả những đặc

trưng về phong tục tập quán, nhận thức, niềm tin, giá trị, quy luật, lễ nghi của một nhóm

người, bộ phận dân chúng hay một xã hội

- Phản ánh trong quản lý: Tổ chức được xem như xã hội thu nhỏ với đặc trưng và mô hình

văn hóa riêng, có thể quan sát được thông qua hoạt động tương tác giữa các cá nhân,

ngôn ngữ sử dụng, thông tin dư luận, tập quán, giá trị, lịch sử Một khi mỗi cá nhân tìm

cách tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc, trên thực tế họ đang tiến tới việc xây dựng một

thực thể xã hội nhất định

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

+ Điểm mạnh:

• Hiểu rõ ý nghĩa của việc phản ánh những tiêu

chuẩn, giá trị của tổ chức mà thành viên nắm

vững và có thể nhận thức được

• Làm rõ vai trò gắn kết của “văn hóa doanh

nghiệp

• Hiểu rõ hơn động lực thúc đẩy hay cản trở quá

trình thay đổi bên trong tổ chức cũng như tác

nhân đối với quá trình thay đổi

Điểm yếu:

• Nhận thức sai lầm về “văn hóa tổ chức” là có thể biến nghệ thuật quản lý thành kiểu nghệ thuật thống trị ý thức hệ

• Cách nhìn nhận này có phần máy móc, dễ dẫn đến quan niệm sử dụng văn hóa như công cụ cai trị

• Có thể dẫn đến sự gò bó cá nhân trong việc thực hiện vai trò xã hội và phát triển của bản thân

Trang 18

5.2.3.4 Tổ chức như một “hệ thống chính trị”

- Nguồn gốc lý thuyết: Khái niệm “chính trị” xuất phát từ tư tưởng cho rằng khi có bất đồng quyền

lợi, xã hội thì phải thông qua thương thảo để các cá nhân có thể dung hòa

- Phản ánh trong quản lý: Trong tổ chức, quyền quyết định hành động thường thuộc về một người

hay nhóm người Với tính chất là một hệ cai trị, các tổ chức sử dụng hệ thống chỉ huy nhằm xây dựng, duy trì quyền lực và trật tự đối với các thành viên Như vậy, vấn đề chính trị trong tổ chức xuất hiện khi con người nghĩ và hành động khác nhau

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

+ Điểm mạnh:

• Giúp vượt qua những hạn chế của cách

nhận thức tổ chức như một hệ thống

chức năng gắn bó, hiểu được nguồn sức

mạnh của sự thay đổi tồn tại bên trong

tổ chức

• Thừa nhận trách nhiệm quản lý luôn gắn

với trách nhiệm chính trị của người đứng

đầu tổ chức, cũng như tầm quan trọng

của trách nhiệm chính trị đối với việc tạo

lập “văn hóa” cho doanh nghiệp

+ Điểm yếu:

• Có thể làm sai lệch cách nhìn về các mối quan hệ cá nhân trong sáng, dẫn đến hạn chế về cách hành xử

• Nhấn mạnh quá nhiều đến quyền lực và vai trò cá nhân

Trang 19

5.2.3.5 Tổ chức như một “công cụ thống trị”:

- Nguồn gốc lý thuyết: Một bộ phận xã hội được hưởng nhiều hơn những gì họ lẽ ra cũng phải gánh chịu so với phần lớn người dân và bộ phận này cũng có khả năng “làm điều gì đó” để thay đổi tình trạng bất công, bất bình đẳng này.

- Phản ánh trong quản lý: Mọi tổ chức đều có thể chứa đựng yếu tố chính trị Yếu tố thống trị bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, quyền lực, đặc quyền được hưởng Trong một doanh nghiệp, rất khó đạt được sự đồng đều và bình đẳng giữa các bộ phận, vị trí khác nhau

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

+ Điểm mạnh:

• Giúp chúng ta hiểu thêm khía cạnh

khác của khái niệm về “tính hợp lý”

mà thực chất là cách thức tiến hành

biện pháp thống trị

• Gợi ý cho việc xây dựng lý thuyết về

tổ chức bảo vệ những người bị thống

trị, quan tâm hơn nữa đến lợi ích các

thành viên khác nhau và nâng cao

tính nhân văn của tổ chức

+ Điểm yếu:

• Dễ dẫn đến nguy cơ đồng nhất tổ chức và sự thống trị, coi tổ chức là công cụ thỏa mãn mong muốn, lợi ích cá nhân

• Dễ dẫn đến việc phân chia tầng lớp, giai cấp, đồng thời tìm cách thỏa mãn lợi ích của một bộ phận dưới danh nghĩa của sự hợp lý, thay vì nhìn nhận những xung đột và mâu thuẫn như động lực của sự thay đổi

và phát triển

Trang 20

5.2.3.6 Quan điểm tổ chức - con người

- Bản chất cách tiếp cận:

Cũng giống như con người, tổ chức gồm nhiều hệ thống bộ phận hợp lại với chức năng nhất định, tồn tại phụ thuộc vào tình trạng “sức khỏe” và hoạt động của các hệ thống Tổ chức cũng có đời sống tình cảm, luôn cố gắng để đào tạo và sở hữu được những con người tốt nhất Vì vậy, tư duy, hành động của tổ chức là hình ảnh phản ánh tư duy và hành động của con người Trong giao tiếp kinh doanh, con người là đại diện cho tổ chức, nên nhân cách của doanh nghiệp, tổ chức được phản ánh một phần qua nhân cách của họ “Nhân cách của tổ chức” được các đối tượng hữu quan, xã hội nhận diện nhờ bản sắc riêng của tổ chức, phản ánh hệ thống giá trị và triết lý kinh doanh được tổ chức, doanh nghiệp tôn trọng

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

Trang 21

5.2.3.6 Quan điểm tổ chức - con người

- Phản ánh trong quản lý: Thể chất của cơ thể người có thể phân chia

thành năm hệ thống: xương cốt, cơ bắp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần

kinh Tương tự, đối với tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể phân chia

thành hệ thống như sau:

+ Sơ đồ tổ chức cho biết cấu trúc về công việc, nhiệm vụ, quyền hạn

và mối quan hệ giữa các vị trí công tác trong một tổ chức, doanh nghiệp

+ Nhân lực trong tổ chức chỉ có thể hoàn thành công việc và đạt mục

đích đã định nếu được cung cấp đầy đủ điều kiện tác nghiệp cần thiết

(thù lao, khuyến khích vật chất, phương tiện tác nghiệp,…)

+ Tài chính - kế toán là điều kiện cần thiết đảm bảo sự vận động

trong tổ chức

+ Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ của doanh nghiệp có

thể được xem như quá trình “tiêu hóa” các nguyên vật liệu thành sản

phẩm hàng

+ Sự vận động và phối hợp giữa các hệ thống được điều hành bởi hệ

thống thông tin quản lý, thông qua các chính sách, mệnh lệnh để điều

hành các bộ phận trong tổ chức, nó có thể là “hệ thần kinh” của tổ chức,

doanh nghiệp

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

Sơ đồ ví dụ hệ thống của 1 doanh nghiệp/tổ chức.

Trang 22

5.2.3.6 Quan điểm tổ chức - con người

- Đánh giá quan điểm khi vận dụng vào tổ chức:

+ Điểm mạnh:

 Thể hiện rõ mối quan hệ giữa các hệ thống tác nghiệp cơ bản

 Làm rõ những hạn chế phổ biến trong các tổ chức hiện nay: việc tập trung vào lợi ích, vật chất không thể tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho tổ chức, doanh nghiệp

 Góp phần mô tả quá trình hình thành thương hiệu - bản sắc văn hóa của doanh nghiệp

+ Điểm yếu: Mới chỉ dừng lại ở các nguyên lý và phương pháp luận, để có thể vận dụng

vào thực tiễn cần sử dụng những phương pháp và công cụ quản lý tổng hợp

5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người

Phần 5.2

Trang 23

Nhóm nhân tố có tác động thứ ba góp phần tạo dựng phong cách đạo đức trong quản lý là các

hệ thống trong tổ chức Có BỐN HỆ THỐNG TỔ CHỨC quan trọng trong việc xây dựng, phát triển văn hóa kinh doanh:

5.2.4 Các hệ thống cơ bản trong cơ cấu tổ chức

Trang 24

và việc tác nghiệp hàng ngày đôi khi lấn át các trách nhiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp, vì vậy hiệu lực của các hệ thống này vẫn chưa được phát huy đầy đủ.

Ngày đăng: 28/03/2024, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w