1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Di cư và di chuyển lao động ở các quốc gia asean thực trạng di cư và di chuyển lao động ở các nước asean

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 685,46 KB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌNHÓM 8

ĐỀ TÀI: DI CƯ VÀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở CÁC QUỐC GIA ASEAN:THỰC TRẠNG DI CƯ VÀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC ASEAN,

PHẦN 3: DI CƯ VÀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG HAI CHIỀU:KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Mã học phần:Giảng viên:

Thành viên nhóm:Trần Thu Hòa - 21030547

Nguyễn Thị Vân Anh - 21030535Hồ Quỳnh Hương - 21030549Lương Hải Nam - 21030563

Hà Nội, tháng 12 năm 2023.

Trang 2

Mục lục TrangCHƯƠNG 1: NHỮNG LỰC HÚT, LỰC ĐẨY CỦA QUÁ TRÌNH

DI CƯ HAI CHIỀU

CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG DI CƯ HAI CHIỀU: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á – QUỐC TẾ (1967 – 2015)

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA ASEAN ĐẾN DI CƯ HAI CHIỀU (1967 – 2015)

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG LỰC HÚT, LỰC ĐẨY

CỦA QUÁ TRÌNH DI CƯ HAI CHIỀU

Di cư hai chiều đặc biệt là di cư ASEAN – quốc tế, từ lâu đã được coi là vấn đề mang tính lịch sử và đã diễn ra trong suốt quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển của con người Di cư hai chiều là kết quả của quá trình tương tác chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội phức tạp Hiện nay, Liên Hợp Quốc hay các tổ chức quốc tế cùng nhiều học giả nghiên cứu quốc tế coi di cư hai chiều là một trong những vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng cùng thách thức lớn tới quan hệ quốc tế cũng như sự phát triển của từng cá nhân, từng quốc gia Chính vì vậy, việc xác định những lực hút lực đẩy của quá trình di cư và xu hướng di cư hai chiều là một nhiệm vụ cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự di cư của con người Theo vấn đề người di cư có thể di chuyển nơi cư trú bởi những nguyên nhân như kinh tế, đoàn tụ gia đình, học tập, môi trường… Nhìn chung, trong mỗi nguyên nhân đó thường chứa đựng những nhân tố đẩy và thu hút con người di cư Nhân tố thúc đẩy người di cư gắn liền với đất nước mà họ đang muốn rời bỏ, thường là những vấn đề mà hậu quả của nó khiến con người muốn di chuyển nơi sinh sống Nhân tố lôi kéo người di cư thường là những sự hấp dẫn ở những nước/vùng có điều kiện phát triển mà thu hút được sự chú ý của người khác

Những lực đẩy của di cư ASEAN – quốc tế:Nguyên nhân xuất phát từ kinh tế

Sự chênh lệch thu nhập, trình độ phát triển cùng khả năng tạo việc làm giữa các nền kinh tế phát triển với đang phát triển ngày càng sâu và rộng Có một thực tế không thể phủ nhận là trình độ phát triển giữa các nước bán cầu bắc với bán cầu nam ngày càng giãn ra khiến tình trạng bất đối xứng về quy mô kinh tế và điều kiện sống tăng lên Điều đó có nghĩa là, các khu vực phát triển với điều kiện làm việc tốt hơn sẽ thu hút được người di cư bởi đó là cơ hội cho họ tìm kiếm được những công việc ổn định với thu nhập cao hơn, được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hơn, được

Trang 4

sinh sống trong những môi trường tốt hơn với sự chăm sóc y tế đầy đủ hơn hoặc có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến Ngày nay, sự khác biệt này không chỉ xảy ra giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển mà còn tồn tại giữa những nước đang phát triển năng động với phần còn lại của thế giới Chính vì vậy, khả năng, trình độ phát triển có nền công nghệ cao, nhiều việc làm chính là nhân tố giúp các nước thu hút người di cư đến từ những nước kém hoặc đang phát triển.

Nguyên nhân do sự chênh lệch nhu cầu về nguồn nhân lực trong thị trường laođộng việc làm

Tốc độ tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển chính là một nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy di cư quốc tế, khi số người trong độ tuổi lao động vượt quá số lao động mà thị trường cần.

Người Philippines có lịch sử di cư lâu đời đã ăn sâu vào xã hội, kinh tế và văn hóa của đất nước Xu hướng này hiện đang phát triển mạnh hơn với giới trẻ khi họ bắt đầu gia nhập lực lượng lao động Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 2018, thanh niên Philippines khó tìm kiếm việc làm sau khi ra trường vì cung vượt quá cầu Do vậy, ngoài mong muốn ra nước ngoài tìm kiếm việc làm, có được mức thu nhập cao hơn so với trong nước thì họ còn được nâng cao tay nghề Một số muốn khám phá cuộc sống ở các quốc gia khác Hầu hết những người Philippines sang nước ngoài làm việc là những người có tay nghề cao, tài năng nhưng vì thị trường lao động trong nước không đủ khả năng tiếp nhận nên chấp nhận ra đi như “chảy máu chất xám” Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động đã thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia này Hơn 2 triệu người lao động ở nước ngoài mỗi năm gửi về quê nhà tổng cộng hơn 25 tỷ USD Vậy nên, Chính phủ Philippines khuyến khích di cư lao động khi phát triển một số tổ chức, xây dựng chính sách và luật pháp nhằm bảo vệ người lao động và cả gia đình họ.

Nguyên nhân liên quan đến xung đột, chiến tranh Tôn giáo, tộc người

Vấn đề người Rohingya theo đạo Islam ở Myanmar là một trong những dẫn chứng tiêu biểu của lực đẩy liên quan đến tộc người ở khu vực Đông Nam Á Năm

Trang 5

1948, sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh, Myanmar đã nhất quyết từ chối trao tư cách công dân cho người Rohingya Đến năm 1982, khi xây dựng Hiến pháp, Chính phủ Myanmar không công nhận người Rohingya là một trong 135 tộc người tạo nên Liên bang Myanmar Nói cách khác, khoảng hơn một triệu người Rohingya đã bị tước quốc tịch, trở thành nhóm người “không nhà nước” Kể từ đó, người Rohingya trở thành đối tượng của những làn sóng tấn công của quân đội Myanmar cũng như của người Rakhine Hàng trăm ngàn người đã phải vượt biên vào Bangladesh Năm 1978, quân đội Myanmar đã xua đuổi hơn 200.000 người Rohingya từ Myanmar sang Bangladesh, khoảng 10.000 người đã chết vì điều kiện sống không đảm bảo, số khác đã quay trở về Myanmar Từ năm 1992, Bangladesh cũng không trao cho họ tư cách người tị nạn Vụ thanh trừng tộc người năm 2012 ở Sittwe và các khu vực khác của Rakhine đã thiết lập một hệ thống phân biệt chủng tộc trên thực tế tại bang này, người Rohingya bị cô lập hoàn toàn và bị loại khỏi đời sống kinh tế và chính trị của Rakhine Đến gần đây (năm 2017), tình hình xung đột tại Myanmar vẫn chưa được cải thiện, Chính quyền Myanmar mới xác nhận có 400 người chết Hàng trăm ngàn người Rohingya đã vượt biên đến nước láng giềng Bangladesh, hàng ngàn người khác còn đang ở khu vực biên giới để đợi được cho phép nhập cảnh.

Nguyên nhân liên quan đến sự thay đổi của xã hội, tình hình chính trị:

Sau khi Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu quốc thắng lợi, chế độ Việt Nam cộng hòa sụp đổ, một cuộc tháo chạy gọi là “Chiến dịch Gió Lốc” được Thủy quân Lục chiến Mỹ thực hiện, đã đưa người tị nạn khỏi Việt Nam, một số người mong muốn tìm đến “miền đất hứa” với hy vọng thay đổi cuộc đời nơi hải ngoại, trời Tây Họ tinh vi tìm cách lợi dụng vào quy định của hệ thống pháp luật cho phép các Nghị sĩ bảo trợ, nhập cư cho diện gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” Vào thời điểm sau chiến tranh, đời sống nhân dân cơ cực Trước tình hình đó, cùng với sự tác động bởi những luận điệu tuyên truyền chiến tranh tâm lý của địch và phần tử xấu về viễn cảnh cuộc sống ở nước ngoài - “cứ rời khỏi Việt Nam là đổi đời với nhà lầu, xe hơi, cuộc sống sung túc; gia đình có một người ra được nước ngoài sẽ nuôi được cả nhà ” Vì thế mà giai đoạn cuối thập niên 70 và những năm đầu thập niên 80, làn sóng người

Trang 6

vượt biên ngày càng đông, đặc biệt là các địa phương vùng biên giới, ven biển trở thành vị trí tập kết của các cuộc vượt biên California, Washington, Texax, Florida lần lượt là nơi tập trung nhập cư của người Việt Nam, ngoài ra còn có Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Philippines…

Những lực hút của di cư ASEAN – quốc tế:

Thứ nhất, Đông Nam Á là khu vực có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia lớn: đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ Về mặt vị trí địa lý, Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương Do đó, từ lâu Đông Nam Á đã được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

Ví dụ: Đối với Trung Quốc, hầu hết các đặc khu kinh tế, các thành phố hải cảng và vùng đồng bằng phì nhiều đều tập trung ở phía Đông Nam của Trung Quốc, tiếp giáp với Đông Nam Á, chính vì vậy mà trong những thập kỉ trở lại đây, Trung Quốc đang rót vốn đầu tư mạnh mẽ vào khu vực Ngoài ra, Đông Nam Á còn là nơi sinh sống đông đảo Hoa kiều Đối với một số nước như Singapore và Malaysia, người Hoa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và thương mại.

Thứ hai, khu vực Đông Nam Á là thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài Như chúng ta đã biết, sự đa dạng của thị trường khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển khác nhau, từ quốc gia phát triển nhanh chóng như Singapore đến các quốc gia phát triển kém như Campuchia, Lào, Myanmar Chính vì vậy, khu vực này được coi là “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư trên thế giới

Các doanh nghiệp châu Âu hiện đang lấy Singapore làm cơ sở để mở rộng ra khu vực Theo Cơ quan phát triển kinh tế Singapore, 46% trụ sở khu vực châu Á của các công ty được đặt tại Singapore, hoạt động trong một loạt ngành nghề, trong đó có các công ty như công ty tư vấn kinh doanh Capgemini (Pháp), công ty giao hàng thực phẩm và tạp hóa Foodpanda (Đức), công ty tiếp thị và lọc dầu Neste (Phần Lan)

Trang 7

Thứ ba, chi phí lao động rẻ Điều này, khiến cho nhiều công ty nước ngoài đầu tư cân nhắc việc chuyển các nhà máy sang các nước trong khu vực Đông Nam Á thay vì Trung Quốc hay một số quốc gia khác.

Thứ tư, nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Nam Á đang tăng lên Trong thực tế, các nước Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho các dự án cơ sở hạ tầng, Hầu hết chính phủ của các nước Đông Nam Á mong muốn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, năng lượng và các dự án thúc đẩy sự kết nối trong khu vực

Ví dụ: theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á, trong giai đoạn 2016 – 2030, các quốc gia Đông Nam Á sẽ cần 2.759 tỷ USD cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng (tương đương 5% GDP của các nước).

Thứ năm, đầu tư vào các dự án ở khu vực Đông Nam Á sẽ hỗ trợ sự nổi lên của những nước lớn và cạnh tranh ảnh hưởng của một số quốc gia trong khu vực Đặc biệt là cạnh tranh Mỹ - Trung

Trang 8

CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG DI CƯ HAI CHIỀU:

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á – QUỐC TẾ (1967 – 2015)

Xu hướng nhập cư vào khu vực

Các nước đang phát triển thu hút lực lượng lao động di cư lớn trong khu vực do mức chênh lệch thu nhập, xu hướng dân số và sự thuận lợi về mặt điạ lý Di cư lao động từ nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn thể hiện sự phân bổ nguồn lực trong khu vực từ nơi có việc làm năng suất thấp hơn tới nơi việc làm đạt năng suất cao hơn, đóng góp vào nâng cao mức thu nhập, năng suất lao động và tạo thêm việc làm cho người lao động

Trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, hàng nghìn lao động Hàn Quốc và Philippines đã di cư đến khu vực này làm công nhân xây dựng và phục vụ cho các cơ sở quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam Hàn Quốc đóng góp một sư đoàn quân đội cho miền Nam Việt Nam, trong khi Úc, New Zealand và các nước khác cung cấp số lượng binh sĩ ít hơn

Trong những năm 1980 và 1990, nhờ sự thúc đẩy bởi các hiệp định song phương và các chương trình xuất khẩu lao động quốc gia, phạm vi địa lý của di cư lao động đã mở rộng và con số tăng lên gấp bội.

Một cường quốc có mối quan hệ gần gũi với khu vực Đông Nam Á là Trung Quốc – bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978 – có số dân chuyển ra sinh sống ở nước ngoài gia tăng nhanh nhất là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Từ giữa thập niên 1980, di dân Trung Quốc mới đến Đông Nam Á có thể chia làm ba đợt, với quy mô tương đối lớn

Làn sóng di chuyển lao động đầu tiên (bắt đầu từ nửa cuối những năm 1980): Di chuyển lao động của Trung Quốc chủ yếu đến Thái Lan và Philippinnes Thái Lan mở rộng visa du lịch cho người Trung Quốc (1988) Làn sóng di cư sang Thái Lan tăng nhanh Năm 1995 ở Bangkok, ước tính người Trung Quốc lên tới gần 20 vạn người

Trang 9

Làn sóng di chuyển lao động thứ hai (bắt đầu từ giữa những năm 1990s): Di chuyển lao động Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu đến Singapore, Malaysia và Indonesia Năm 2000, Myanmar trở thành thị trường lớn thứ 2 (sau Singapore) về tiếp nhận công trình của Trung Quốc ở Đông Nam Á Năm 2002, lao động Trung Quốc đến Singapore lên tới gân 100 nghìn người, đa số làm trong ngành xây dựng Tính đến năm 2007, có hơn 3.000 công ty Trung Quốc đăng ký ở Campuchia, tập trung chủ yếu vào ngành điện, dệt, vật liệu xây dựng Theo ước tính, lao động Trung Quốc đến Campuchia lên tới 300 ngàn người.

Làn sóng di chuyển lao động lần thứ ba đến các nước Đông Nam Á (bắt đầu từ những năm 2000s): Thời kỳ này lao động Trung Quốc chủ yếu đến bắc Myanmar, Campuchia, Lào và Bắc Thái Lan Năm 2006, di chuyển lao động Trung Quốc đến Lào lên tới 100 nghìn người và vẫn tiếp tục tăng cùng với các chương trình hợp tác, đầu tư và viện trợ của Trung Quốc cho Lào Năm 2010, số lao động Trung Quốc làm việc tại Lào lên tới 500.000 và đến 2015 có thể lên tới 1,5 triệu người Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu thâm nhập Campuchia, là nhà đầu tư lớn nhất, nước tài trợ nhiều nhất (5,7 tỉ USD)

Xu hướng thứ hai là di cư ra ngoài khu vực.

Trong những năm 1980 và 1990, nhờ sự thúc đẩy bởi các hiệp định song phương và các chương trình xuất khẩu lao động quốc gia, phạm vi địa lý của di cư lao động đã mở rộng và con số tăng lên gấp bội.

Các nước trong khu vực có xu hướng cho người dân XKLĐ, một mặt, người dân tại khu vực cũng có khát vọng được sang các nước phát triển giàu có ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc để được đổi đời

Mặt khác, trong quá trình phát triển, nhiều quốc gia lớn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động Nhật Bản cũng không là ngoại lệ Vốn là một nước hạn chế nhập cư và lao động khép kín, tuy nhiên do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm đã làm cho nguồn nhân lực Nhật Bản giảm, buộc chính phủ phải mở cửa thị trường lao động

Trang 10

cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài Từ những năm 1990, số lượng lao động nước ngoài tăng lên nhanh Năm 2001, số lao động nước ngoài chiếm 1,1% lực lượng lao động của Nhật Bản (746 ngàn người), chủ yếu làm các công việc kỹ thuật viên, lao động phổ thông, điều dưỡng viên, và giải trí các ngành khác Từ năm 1992, Nhật Bản đưa ra chương trình “Tu nghiệp sinh”, thu hút lao động các nước đang phát triển sang học nghề và làm việc Lao động nước ngoài vào Nhật Bản đã giải quyết được một vấn đề căn bản là thiếu lao động Mở cửa thị trường lao động cho lao động nước ngoài một mặt giúp giải quyết nguồn lao động thiếu hụt cho Nhật Bản, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản với các nước xuất khẩu lao động của các nước đang phát triển.

Hàn Quốc, Australia là những quốc gia thu hút nhiều lao động từ các nước đang phát triển như Việt Nam, Philippines Hàng năm Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi nước thu hút trung bình 55.000 lao động trong lĩnh vực nghệ thuật từ Philippines.

Philippines là nước thành công nhất về xuất khẩu lao động trong khu vực, xuất khẩu lao động chất lượng cao đang trở thành một hướng đi chiến lược ở quốc đảo này Quốc gia có xu hướng đào tạo các ngành nghề như: Bác sĩ, y tá, kế toán, kĩ thuật viên, đầu bếp… Các thị trường hàng đầu của người lao động Philippines trình độ cao là Ả Rập Xê – út, các nước Trung Đông, thị trường Bắc Phi, Mỹ, Canada

Thái Lan là một trường hợp đặc biệt khi vừa là nước xuất khẩu cũng vừa là nước nhập khẩu lao động Từ những năm 1970, Thái Lan bắt đầu đưa lao động đến các nước Trung Đông, Nhật Bản, Đài Loan… Từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, xuất khẩu Thái Lan có những thay đổi mạnh mẽ Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình nhằm thúc đẩy XKLĐ CLC nhằm giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Trang 11

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA ASEAN ĐẾN DI CƯ HAI CHIỀU (1967 – 2015)

Ra đời ngày 8-8-1967 tại thủ đô Bangkok - Thái Lan, một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã được thành lập với tên gọi “Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á” (tên tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là: ASEAN) Với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và

Biểu đồ Tổng số người nhập cư vào khu vực Đông Nam Á (1960 - 2015)

BruneiCambodiaPhilippinesIndonesiaMalaysiaSingaporeThailand

Trang 12

Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc) Năm 1976, Papua New Guinea được trao quy chế quan sát viên Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976 Nó đã giảm giá trị hồi giữa thập niên 80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng Sau đó khối này mở rộng khi Brunei trở thành thành viên thứ 6 sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1 tháng 1 Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập Asean tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 28 đưa tổng số thành viên của Hiệp hội lên thành 7 nước Lào và Myanmar gia nhập ngày 23 tháng 7 năm 1997 nâng số lượng thành viên của tổ chức ASEAN lên 9 nước thành viên Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999 và trở thành thành viên thứ 10 của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau khi đã ổn định chính phủ Trong tuyên bố ngày 11 tháng 11 năm 2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Đông Timor vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Với các nỗ lực của mình, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác cũng có những bước phát triển mới, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của ASEAN ở khu vực và thế giới Với “vai trò trung gian thực tâm”, ASEAN đã thành công trong việc gắn kết, hài hòa quan tâm của các đối tác khi tham gia hợp tác khu vực, duy trì không khí đối thoại cởi mở và xây dựng, cùng đóng góp trách nhiệm cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF đã khẳng định giá trị của đối thoại, tham vấn và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển Chính vì vậy, trong khoảng thời gian từ khi thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 tính năm 2015, di cư lao động nổi lên là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN Qua đó cũng nổi lên một vài vấn đề tác động của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đến vấn đề di hai chiều cả trong và ngoài khu vực.

Trang 13

Với việc tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp về vấn đề di cư và đảm bảo quyền lợi cho người dân, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã tổ chức ra hoạt động của “Diễn đàn ASEAN về lao động di cư” (The ASEAN forum on migrant labor, viết tắt: AFML) AFML lần thứ nhất được tổ chức với Bộ Lao động và Việc làm Philippines từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 4 năm 2008 tại Manila, Philippines Cuộc họp lần thứ nhất của Ủy ban Thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người lao động Di cư (ASEAN Committee on Migrant Workers, viết tắt: ACMW) được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 9 năm 2008 tại Singapore Cuộc họp đã thông qua kế hoạch làm việc với 4 lĩnh vực hợp tác Theo lực đẩy, liên quan đến việc tăng cường bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư bằng cách tăng cường quản lý lao động di cư ở các nước ASEAN, một trong những hoạt động được khuyến nghị là tổ chức “Diễn đàn ASEAN về lao động di cư” Cuộc họp lần thứ nhất của Nhóm công tác quan chức lao động cấp cao về Thực hành lao động tiến bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN (SLOM-WG) được tổ chức từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 3 năm 2009 tại Bangkok Nước Thái Lan Cuộc họp đã đồng ý thể chế hóa AFML như một hoạt động thường xuyên trong Kế hoạch công tác ACMW Tính đến năm 2015 AFML đã được tổ chức hoạt động đến lần thứ 8 với các nội dung cụ thể AFML lần thứ 2 được tổ chức với Lực lượng đặc nhiệm về Người lao động di cư ASEAN (TFAMW) để thảo luận về Văn kiện khung của ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người lao động di cư từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 7 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan.

Tại AFML lần thứ 3 sáu khuyến nghị đã được đưa ra với trọng tâm là nâng cao nhận thức và dịch vụ thông tin để bảo vệ quyền của người lao động di cư Nó diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội, Việt Nam.

AFML lần thứ 4 đưa ra các khuyến nghị về việc quảng bá hình ảnh tích cực, các quyền và nhân phẩm; và thúc đẩy các chiến lược để trở về và tái hòa nhập hiệu quả cũng như các giải pháp thay thế bền vững cho người lao động di cư Nó được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 10 năm 2011 tại Bali, Indonesia.

Ngày đăng: 28/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w