1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các phương pháp xác định tội phạm ẩn trong nghiên cứu tội phạm học. Theo anh chị, phương pháp nào là hiệu quả nhất trong nghiên cứu tội phạm ẩn.Giải thích tại sao

17 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Phương Pháp Xác Định Tội Phạm Ẩn Trong Nghiên Cứu Tội Phạm Học
Tác giả Trương Đình Thắng, Đặng Quế Phương, Phạm Hải Ánh, Đặng Nhật Minh, Hồ Mai Linh, Võ Triệu Trọng Phúc, Vũ Đức Mạnh
Trường học Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội
Chuyên ngành Tội Phạm Học
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 218,12 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUThực trạng tình hình tội phạm được hiểu là “tổng số các tội phạm đã xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó trong một khoảng thời gian nhất định và ở một địa bàn nhấ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

KHOA TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

BÀI TẬP NHÓM MÔN: TỘI PHẠM HỌC Chủ đề: Phân tích các phương pháp xác định tội phạm ẩn trong nghiên cứu tội phạm học Theo anh/chị, phương pháp nào là hiệu quả nhất trong nghiên cứu tội phạm ẩn? Giải

thích tại sao?

THÁNG 03/2024

Thành viên nhóm : Trương Đình Thắng

Đặng Quế Phương

Phạm Hải Ánh

Đặng Nhật Minh

Hồ Mai Linh

Võ Triệu Trọng Phúc

Vũ Đức Mạnh

Nhóm thực hiện : Nhóm 04

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ được viết tắt

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG 1

I Khái quát chung 1

1 Khái niệm tội phạm ẩn 1

2 Phân loại tội phạm ẩn 2

3 Nguyên nhân xuất hiện tội phạm ẩn 3

II.Phương pháp xác định tội phạm ẩn trong nghiên cứu tội phạm học 5

1 Phương pháp điều tra tự tường thuật 5

2 Phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm (the victimization survery) 6

2.1 Đặc điểm Phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm 6

2.2 Hạn chế của phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm 7

3 Phương pháp hiệu quả nhất trong nghiên cứu tội phạm ẩn 8

III Một số kiến nghị làm rõ tính ẩn của tội phạm 9

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thực trạng tình hình tội phạm được hiểu là “tổng số các tội phạm đã xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó trong một khoảng thời gian nhất định và ở một địa bàn nhất định” Cấu trúc của thực trạng tình hình

tội phạm gồm hai bộ phận hợp thành: (1) những tội phạm đã bị phát hiện, xử

lý trong tiếng Anh gọi là cleared crimes còn tiếng Việt thường gọi là tội phạm rõ; (2) những tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện và xử lý, được người đầu tiên trên thế giới đưa ra thuật ngữ dark figure of crime thường được gọi trong tiếng Việt là tội phạm ẩn.

Trong hai bộ phận hợp thành trên, tội phạm rõ đã bị phát hiện, xử lý, thiệt hại đã được ngăn chặn, khắc phục và người phạm tội đã bị trừng phạt, giáo dục thì tội phạm ẩn tỏ rõ ra mức độ nguy hiểm hơn bởi các lý do: tội phạm xảy ra những không được phát hiện xử lý vì thế tội phạm tiếp tục gây ra thiệt hại mà chưa có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và khắc phục hậu quả; tạo điều kiện cho tội phạm và các tổ chức tội phạm khác hình thành và phát triển, làm cho tình hình tội phạm trở nên nghiêm trọng hơn; tình trạng tội phạm ẩn của tội phạm làm cho người phạm tội coi thường pháp luật và gây tâm lý lo sợ, mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật; đồng thời cũng gây khó khăn cho Nhà nước trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống;

Trên thực thế, tội phạm này đã và đang “âm thầm” gây ra thiệt hại cho

cá nhân và xã hội khiến cho bức tranh tội phạm mô tả không chính xác và gây nhầm lẫn trong việc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động này Vì thế việc đưa ra phương pháp xác định tội phạm ẩn là hoạt động cần thiết của các nhà tội phạm học và các nhà hoạt động thực tiễn về phòng chống tội phạm

Bài nghiên cứu này nhóm sinh viên khái quát lại lý luận chung về tội phạm ẩn, phân tích các phương pháp xác định tội phạm ẩn (nội dung, điểm mạnh, hạn chế của từng phương pháp); trên cơ sở đó chỉ ra phương pháp quan

Trang 5

trọng nhất Đó là lý do mà nhóm sinh viên chọn đề tài “ Phân tích các phương pháp xác định tội phạm ẩn trong nghiên cứu tội phạm học Theo anh/chị, phương pháp nào là hiệu quả nhất trong nghiên cứu tội phạm ẩn? Giải thích tại sao?”.

Trang 6

NỘI DUNG

I Khái quát chung

1 Khái niệm tội phạm ẩn

Tình hình tội phạm là tổng hợp toàn bộ các đặc điểm, tính chất, mức độ của tội phạm Các nội dung, bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm có mối quan hệ, ảnh hưởng đến nhau ở mức độ nhất định tạo nên bức tranh tổng thể về tội phạm - tình hình tội phạm

Về thực trạng của tội phạm có thể hiểu: “Thực trạng của tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và

số lượng nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định” Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tội

phạm, khi nghiên cứu trước hết cần phải nghiên cứu, tìm hiểu số liệu về tội phạm

rõ, đồng thời, còn phải tìm hiểu, đánh giá về tội phạm ẩn Sở dĩ phải có sự kết hợp này vì không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý

về hình sự Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy không bị xử lý hình sự

Thuật ngữ “tội phạm ẩn” do Adolphe Quetelet, nhà thiên văn học, toán học, xã hội học của Bỉ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830 (Adolphe Quetelet còn

là nhà sáng lập ra khoa học thống kê hiện đại) Chính Adolphe Quetelet là người đầu tiên trên thế giới đã đưa ra thuật ngữ “dark figure of crime” và là người dày công nghiên cứu về tội phạm ẩn cũng như vấn đề thống kê tội phạm

Theo cuộc điều tra về tội phạm ẩn ở Anh tiến hành năm 2000, tội phạm ẩn chiếm khoảng 70% tổng số vụ phạm tội1 Điều này có nghĩa là số lượng tội phạm

“nằm trong bóng tối” không bị trừng trị bởi pháp luật chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số tội phạm

Nhìn chung khi nghiên cứu tài liệu TPH nước ngoài đều nhận thấy được

quan điểm giống nhau về tội phạm ẩn Cụ thể như sau: “Tội phạm ẩn là những tội phạm có thực nhưng không được tường thuật với cảnh sát” 2

“Tội phạm ẩn là thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà tội phạm học và xã hội học mô tả số lượng tội phạm không được tường thuật hoặc không bị phát hiện và

1 Extend of Crime của GS.TS Jock Young, đăng tại: www.malcolmread co.ukJock Youngthe_extent_of_crime.pdf, ngày 21-8-2009 hoặc xem Bài viết "The Dark Figure of British Crime" đăng trên Tạp chí CITY JOURNAL, Spring, 2009, bài viết này được đăng tải trên trang web: www.berlinski.com/node/116.

2 Official statistics & the dark figure của giáo sư Timothy Mason, Paris University, đăng tại: http://www.deviance 2-official statistics&the dark figure.htm, ngày 09/5/2006.

1

Trang 7

nó trả lời cho câu hỏi về độ tin cậy của thống kê tội phạm chính thức” 3

“Tội phạm ẩn là số lượng lớn tội phạm không được tường thuật với cảnh sát và không có trong thống kê hình sự chính thức” 4

Như vậy, có thể thấy rõ các quan niệm về tội phạm ẩn của TPH nước ngoài đã nhấn mạnh tới hai đặc tính của nó Đó là chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện; Không có trong thống kê hình sự chính thức Các quan điểm trên ở các mức độ khác nhau đều có nhân tố hợp lý nhất định Tuy nhiên, dấu hiệu có tính quyết định xác nhận một tội phạm là rõ hay ẩn chính là dấu hiệu đã

bị phát hiện và xử lý hình sự hay chưa

Như vậy, khái niệm tội phạm ẩn phải nêu bật được điểm đặc trưng của nó,

có nghĩa là phải nêu được “chưa bị phát hiện và chưa bị xử lý về hình sự” Từ

đó, tội phạm ẩn cần được hiểu như sau: Tội phạm ẩn (hay còn gọi là số liệu tội phạm chưa bị phát hiện) là số lượng tội phạm đã xảy ra trong một đơn vị không gian, thời gian nhất định, ngành (lĩnh vực) nhất định chưa bị phát hiện, chưa bị

xử lý hình sự theo quy định của pháp luật và chưa đưa vào thống kê hình sự

2 Phân loại tội phạm ẩn

Nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội phạm ẩn nói riêng, các nhà TPH

xã hội chủ nghĩa chia tội phạm ẩn thành ba loại: Tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm

ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn thống kê5

Tội phạm ẩn tự nhiên là tội phạm thực tế đã xảy ra, nhưng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không biết các thông tin về chúng và đương nhiên là tội phạm ẩn tự nhiên không có trong thống kê hình sự Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn tự nhiên có nhiều nhưng chủ yếu là người phạm tội, người bị hại, nhân chứng vì những lý do nào đó họ không trình báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý

Nghiên cứu về tội phạm đã chỉ rõ: Người phạm tội sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội, họ luôn luôn bằng cách này hay cách khác che giấu hành vi phạm tội của mình Cho nên, họ dùng mọi cách để đối phó nhằm không để người khác biết sự thật về hành vi của họ Đối với người phạm tội là những người có chức vụ, quyền hạn thì họ sẽ lợi dụng, chức vụ, quyền hạn và ảnh hưởng của họ

để đối phó với cơ quan chức năng Đối với người bị hại và người biết về sự việc,

3 "Dark figure of crime" tại nguồn: https://www.lawteacher.net/free- law-essays/criminology/the-dark-figure-of-crime.php cập nhật ngày 28/6/2017.

4 GS.TS, Frank Schmalleger Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, 2002, tr 61.

5 Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr36-58

2

Trang 8

vì các lý do khác nhau mà không muốn thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm tội của người khác đã gây cho họ, có thể họ sợ sẽ bị trả thù hoặc do sợ lộ bí mật đời tư, danh dự,

Tội phạm ẩn nhân tạo là những tội phạm thực tế đã xảy ra, các cán bộ hay

cơ quan có thẩm quyền đã nắm bắt được thông tin, nhưng vì các lý do khách quan và chủ quan mà vụ án không được thụ lý nên người phạm tội không bị xử

lý theo quy định của pháp luật Ví dụ như cán bộ cơ quan Cảnh sát điều tra nhận được tin báo của quần chúng nhân dân có vụ phạm tội xảy ra Tuy nhiên, người phạm tội lại là chỗ quen biết nên người cán bộ kia lờ đi không xử lý hoặc là chỉ

xử lý hành chính mà không xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật

Tội phạm ẩn nhân tạo thường xảy ra từ khi nhận tin báo về tội phạm cho đến khi xét xử vụ án

Tội phạm ẩn thống kê là những tội phạm thực tế đã xảy ra, đã bị phát hiện

và đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử, bản án đối với người phạm tội

đó đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì những lý do nào đó mà tội phạm bị lọt ra ngoài thống kê hình sự và đương nhiên không có trong số liệu thống kê hình sự

Việc tội phạm bị lọt ra ngoài thống kê có nhiều các nguyên nhân khác nhau, do yếu tố chủ quan hoặc khách quan của cán bộ làm công tác thống kê hay

do các quy định về thống kê chưa chặt chẽ, làm khó khăn cho công tác thống kê Tuy nhiên, vì lý do nào đi chăng nữa thì việc làm lọt số lượng các vụ phạm tội đã xảy ra làm cho việc đánh giá tình hình tội phạm diễn ra trên thực tế là không chính xác Chính vì vậy, thông tin sai lệch trong thống kê tình hình tội phạm làm ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình tội phạm nói chung và việc đưa

ra các giải pháp cho công tác phòng, chống tội phạm

Trong TPH, khi nghiên cứu về tình hình tội phạm để xác định được thông

số tội phạm ẩn là điều rất khó khăn, chủ yếu dựa vào sự phán đoán chủ quan của người nghiên cứu và các cán bộ làm thực tiễn khi phân tích các số liệu về tình hình tội phạm đã xảy ra một vài năm gần thời điểm nghiên cứu

3 Nguyên nhân xuất hiện tội phạm ẩn

Về nguyên nhân khách quan, đây là một nguyên nhân nằm hoàn toàn ngoài ý muốn của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng như bản thân người bị hại Họ không có bất kỳ một thông tin nào về hành vi phạm tội, mặc dù hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế Có các trường hợp sau:

Thứ nhất, tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng ngay cả người bị hại cũng

3

Trang 9

không biết Do vậy, việc phạm tội đương nhiên không được tường thuật hoặc không bị phát hiện Ví dụ: Khi một người bị tai nạn giao thông trên một con đường vắng, có một người phát hiện Nhưng khi thấy nạn nhận đã bất tỉnh, nạn nhân lại có nhiều tiền, anh ta đã nảy sinh lòng tham, lấy hết tiền rồi bỏ đi Nạn nhân không được cứu kịp thời nên đến khi có người thứ hai phát hiện ra thì nạn nhân đã chết Vì không có người chứng kiến, nên hành vi phạm tội hoàn toàn không được tường thuật hoặc không bị phát hiện xử lý

Thứ hai, tội phạm thực tế đã xảy ra, người bị hại biết nhưng họ không còn

cơ hội để tố giác tội phạm, vụ án cũng không có bất cứ một nhân chứng nào cũng như tình tiết quan trọng nào đề CQĐT điều tra vụ án Ví dụ: Một thanh niên vào Tây Nguyên làm kinh tế mới, có mang theo vốn liếng làm ăn Trên đường đi tìm việc, anh ta đã bị giết và bị giấu xác trong rừng Không có bất kỳ ai chứng kiến vụ việc, việc mất tích của anh ta cũng không có bất kỳ một manh mối nào để điều tra, người bị hại thì không còn cơ hội để tố giác tội phạm Trong trường hợp này, chỉ có thể xem xét để giải quyết tuyên bố anh ta mất tích hoặc

đã chết để giải quyết các vấn đề dân sự Hành vi phạm tội hoàn toàn không được tường thuật hoặc không bị phát hiện xử lý

Về nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc ẩn của tội phạm Theo quy định của pháp luật hình sự, việc phát hiện tội phạm có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau đây: Tố giác và tin báo về tội phạm, như tố giác của công dân; tin báo của cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Trực tiếp phát hiện tội phạm của các cơ quan chức năng; Người phạm tội tự thú

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các nguồn thông tin về tội phạm nói trên đã không được thực hiện

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc ẩn của tội phạm có nhiều nhưng có thể chia ra thành 5 nhóm sau:

Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm: Tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng vì những lý do khác nhau như: Không tố giác (tỷ lệ không tố giác tội phạm trên thế giới trung bình là 49,9%, trong đó một số nước có tỷ lệ tố giác tội phạm cao là Scotland 62,3%, Pháp 60,8%, Newzealand 59,7% Ở Việt Nam tỷ lệ này là 29%); Sợ dư luận (tội phạm về tình dục); Sợ trả thù (chủ thể của tội phạm hoạt động có tính chất xã hội đen); Có sự thỏa thuận giữa người bị hại và gia đình họ với tội phạm

4

Trang 10

Nguyên nhân từ phía người phạm tội: Đe dọa người bị hại, người làm chứng khiến họ không tố giác tội phạm; Thỏa thuận với người bị hại, người làm chứng để họ không tố giác tội phạm; Dùng thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạm tội, không tự thú hành vi phạm tội Hối lộ cơ quan có thẩm quyền để thoát tội

Nguyên nhân từ phía người làm chứng: Người biết về sự việc phạm tội nhưng không dám tố cáo vì sợ bị trả thù hoặc do quen thân thiết với người phạm tội nên họ không tố giác, cũng có thể do họ thỏa thuận với người phạm tội để nhận một lợi ích vật chất nào đó nên họ cũng không tố giác tội phạm

Nguyên nhân từ các cơ quan tiến hành tố tụng: Có hành vi nhận hối lộ để không xử lý hình sự đối với người phạm tội hoặc do nể nang, bao che không xử

lý tội phạm,

Nguyên nhân do công tác thống kê: Do một số lý do khác nhau như kỹ thuật xây dựng các cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự (BLHS) như trường hợp tội ghép, ví dụ Điều 194 – Tội tàng trữ, mua bán, vận chuyễn trái phép chất ma túy, rất nhiều trường hợp một người thực hiện đầy đủ cả ba hành vi khách quan được mô tả tại Điều 194, nhưng họ cũng chỉ được coi là phạm một tội danh được quy định tại Điều 194 BLHS Trong khi đó, các hướng dẫn lập bảng thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng hướng dẫn với một tội danh quy định tại Điều 194, chứ không đề cập đến các hành vi cụ thể khác, việc

đó dẫn đến hiện tượng một số hành vi phạm tội thực tế, thậm chí đã được xét xử

và bản án có hiệu lực pháp luật nhưng cũng không được thể hiện thông qua tình hình tội phạm

II.Phương pháp xác định tội phạm ẩn trong nghiên cứu tội phạm học

1 Phương pháp điều tra tự tường thuật

Để tiến hành các cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bí mật danh tính của người tham gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo để họ không phải lo lắng về sự tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng như không sề hãi sẽ bị bắt thực hiện xử lý về hình sự do đã thực hiện tội phạm Đối tượng mà các nhà nghiên cứu hướng tới là những người trẻ tuổi, nhất

là đối với học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đằng Điều tra về tội phạm tự tường thuật thường được tiến hành hàng năm, bên cạnh đó, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể có những cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ như từ 3 năm đến 5 năm Kết quả thu được từ Điều tra về

5

Ngày đăng: 28/03/2024, 11:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w