Tác động của covid 19 đến biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó

15 0 0
Tác động của covid 19 đến biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Theo báo cáo của Bộ Y tế Ministry of Health Vietnam of Vietnam, 2015, tại Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường đã và đang tạo nên gánh nặng khiến

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 🙠🙟🕮🙝🙢 TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU- EN3087 ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BĐKH Ngày nộp: 05/04/2023 GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú TS Võ Thanh Hằng SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngân - MSSV: 1914282 Thành phố Hồ Chí Minh – 2022 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu và dịch bệnh 4 2.2 Mối liên hệ giữa BĐKH và dịch bệnh 4 2.3 Mối liên hệ của đại dịch Covid-19 đến biến đổi khí hậu 5 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG GIỮA COVID-19 VÀ BĐKH 6 3.1 Tác động đến lượng khí thải toàn cầu 6 3.2 Tác động đến tầng Ozone 8 3.3 Tác động đến hiện tượng ấm lên toàn cầu 8 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 10 4.1 Giải pháp 10 4.2 Kết luận 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Chữ viết đầy đủ 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 WB Ngân hàng thế giới (World Bank) 3 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp (Intergovernmental Panel on Climate Change) 4 WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) 5 NASA Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (National Aeronautics and Space Administration) 6 WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization) DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Tổng khí thải CO2 do con người tạo ra từ năm 1870 (Mattos, 2014) 2 Hình 2 Mạng lưới ký sinh và truyền nhiễm virus của một số loài động vật ngoài tự nhiên và vật nuôi, trong đó cho thấy vật nuôi là cầu nối lây nhiễm virus nhiều nhất cho con người (Christine K Johnson et al., 2020) 5 Hình 3 Mô hình dự kiến về mối liên hệ giữa BĐKH và dịch bệnh (Anuj Kumar et al., 2021) 6 Hình 4 Sự giảm ô nhiễm khí thải ở Ấn Độ (Wright, 2020) 7 Hình 5 Sự giảm khí NO2 ở Trung Quốc trong khoảng thời gian phong tỏa vì COVID-19 (NASA Earth Observatory) 7 Hình 6 Thống kê dữ liệu về tầng ozone trong giai đoạn 2019-2020 (WMO) 8 Hình 7 Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2020 được ước tính là cao hơn 1,27°C (2,29 ° F) so với nhiệt độ trung bình của cuối thế kỷ 19 (Robert Rohde, 2020) 9 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Theo báo cáo của Bộ Y tế (Ministry of Health Vietnam of Vietnam, 2015), tại Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường đã và đang tạo nên gánh nặng khiến cho bệnh tật trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn, từ đó đặt ra những thách thức và áp lực đối với ngành Y tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Con người đang phải chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu Hình 1 cho thấy tổng lượng phát thải khí nhà kính đang tăng lên từng năm - một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Hình 1 Tổng khí thải CO2 do con người tạo ra từ năm 1870 (Mattos, 2014) Thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và dẫn đến sự thay đổi về mặt sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ 2 thể Đặc biệt, biến đổi khí hậu làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm Thế giới đã nhận thức rõ hơn về biến đổi khí hậu và đi đến đồng thuận về chính sách, hành động khí hậu ở nhiều cấp độ: quốc tế, siêu quốc gia (EU) và khu vực Tuy nhiên, sự bùng nổ của dịch bệnh phức tạp như COVID-19 đã đặt ra yêu cầu xem xét lại cách tiếp cận BĐKH hiện nay Sự tồn tại và tiến hóa của virus là một phần tiến trình lịch sử của Trái đất, thậm chí sự tồn tại của con người cũng phụ thuộc vào rất nhiều trong số khoảng 320.000 loại virus đã được ghi nhận (The Guardian, 2021) Mặc dù những căn bệnh HIV, Ebola, Zika…đã được khống chế, nhưng sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 cho thấy rằng, tần suất xuất hiện của dịch bệnh không chỉ thường xuyên hơn mà tác động của chúng còn cảnh báo mức độ tiến hóa không ngừng của virus với sự biến đổi ngày càng phức tạp Nhiều chuyên gia đã nhận định về trách nhiệm của con người và cho rằng, việc khai thác quá mức tự nhiên khiến nguyên tắc cân bằng môi sinh bị phá vỡ, thu hẹp “vùng đệm” giữa thế giới hoang dã và con người (Tổ chức Y tế thế giới, 2021) Chúng ta đang phải đối mặt cùng lúc hai “khủng hoảng”: BĐKH và dịch bệnh (The Lancet, 2021) Vậy cuộc đại dịch Covid- 19 đã làm thay đổi về tình trạng BĐKH như thế nào? Các nghiên cứu, đánh giá tác động của Covid-19 đến BĐKH là rất cần thiết để phòng tránh sự gia tăng của dịch bệnh, nhằm đề xuất các phương án thích nghi chống biến đổi khí hậu Vì thế tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tác động của Covid-19 đến tình trạng biến đổi khí hậu và đề xuất phương án chống biến đổi khí hậu” 1.2 Mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu và đối tượng: Đánh giá về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và COVID- 19, đồng thời đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm - Phạm vi nghiên cứu: trên toàn thế giới vào thời điểm trước và sau Covid-19 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu và dịch bệnh Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn (IPCC, 2007) Sự lây nhiễm của một bệnh dịch bất kỳ đều lệ thuộc vào các điều kiện môi trường nhất định Do đó, những thay đổi về khí hậu hoặc thời tiết, như gia tăng nhiệt độ và độ ẩm, có thể tác động đến môi trường sống của các virus gây bệnh truyền nhiễm (Xiaoxu Wu et al., 2015) Nghiên cứu của Lancet và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, dịch bệnh sốt xuất huyết và sốt rét có nguy cơ bùng phát cao gấp 5 lần vào năm sau khi El Nino kết thúc (McMicheal et al., 2003) Đối với dịch COVID-2019, WHO chưa có kết luận về mối liên hệ trực tiếp giữa BĐKH và sự bùng phát và lây nhiễm của COVID-19, nhưng WHO đã khẳng định BĐKH có tác động đến việc ứng phó dịch bệnh của từng quốc gia BĐKH làm suy yếu sức khỏe, khiến sức đề kháng mỗi người yếu đi BĐKH làm trầm trọng hơn tác động của dịch bệnh, và do đó tạo ra áp lực gấp đôi lên hệ thống y tế (Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2021) 2.2 Mối liên hệ giữa BĐKH và dịch bệnh Cả BĐKH và dịch bệnh đều dẫn đến sự mất mát rất lớn về sinh mạng, gây khủng hoảng kinh tế - xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia, nhất là ở những cộng đồng dễ tổn thương (The Lancet, 2021) BĐKH tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và hình thành các cộng đồng vật chủ lây nhiễm (ruồi, muỗi ) hoặc thúc đẩy di cư của động vật chủ (dơi, chim, loài gặm nhấm ) khi thời tiết thay đổi, từ đó khiến cho dịch bệnh dễ bùng phát trên diện rộng (UNICEF, 2018) 4 Hình 2 Mạng lưới ký sinh và truyền nhiễm virus của một số loài động vật ngoài tự nhiên và vật nuôi, trong đó cho thấy vật nuôi là cầu nối lây nhiễm virus nhiều nhất cho con người (Christine K Johnson et al., 2020) 2.3 Mối liên hệ của đại dịch Covid-19 đến biến đổi khí hậu Có mối liên hệ chặt chẽ giữa virus COVID-19 và vấn đề biến đổi khí hậu Cả coronavirus và biến đổi khí hậu yêu cầu hành động sớm để giảm thiểu tổn thất Cuộc sống của con người bị mất do coronavirus có thể nhìn thấy trong một thời gian ngắn trong khi cuộc sống của con người đang ảnh hưởng bởi vì biến đổi khí hậu và các tác động sẽ được nhìn thấy trong dài hạn Cả coronavirus và biến đổi khí hậu đang tạo ra mối lo ngại cho cuộc sống của con người, và sẽ có những hậu quả nặng nề hơn trong tương lai Sự khác biệt giữa biến đổi khí hậu và COVID-19 là con người cần tự cách ly để tránh coronavirus, và nhiều quốc gia đã thực hiện phong tỏa để cách ly Tuy nhiên, không cần phải phong tỏa như vậy cho vấn đề biến đổi khí hậu Con người không hoàn hảo trong việc kiểm soát cả hai dịch coronavirus và vấn đề biến đổi khí hậu (Anuj Kumar & Nishu Ayedee., 2021) 5 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG GIỮA COVID-19 VÀ BĐKH Hình 3 Mô hình dự kiến về mối liên hệ giữa BĐKH và dịch bệnh (Anuj Kumar et al., 2021) 3.1 Tác động đến lượng khí thải toàn cầu Cả biến đổi khí hậu và covid-19 đều là mối đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ thế giới Cải thiện chất lượng không khí có thể tránh cả hai vấn đề đó Nỗ lực để kết hợp các bệnh viện, các chính phủ khác nhau, các viện nghiên cứu, và các doanh nghiệp được yêu cầu để giải quyết vấn đề này Hợp tác quốc tế là một yêu cầu để hạn chế cả COVID-19 và biến đổi khí hậu (Ching & Kajino, 2020) Andree (2020) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự lan rộng của COVID-19 và những chất gây ô nhiễm không khí Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ ô nhiễm không khí tăng 20%, số ca mắc COVID-19 tăng 100% Có mối tương quan thuận giữa ô nhiễm không khí và số ca mắc COVID-19 Le Quéré et al., (2020) đã chứng minh rằng khoảng thời gian phong tỏa trong đợt dịch COVID-19 đã góp phần giảm thiểu lượng phát thải khí CO2 lên đến 17% vào tháng 04/2020 Những quy định sau đó cũng giảm thải lượng phát thải khí này một cách đáng kể 6 Hình 4 Sự giảm ô nhiễm khí thải ở Ấn Độ (Wright, 2020) Các bản đồ dưới đây cho thấy sự thay đổi về mức độ phát thải nitơ điôxit (NO2) sau khi bùng phát dịch COVID-19 Hình 4 cho thấy mức độ NO2 ở miền trung và miền đông Trung Quốc từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 20 tháng 1 và từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 25 tháng 2 (NASA 2020) Hình 5 Sự giảm khí NO2 ở Trung Quốc trong khoảng thời gian phong tỏa vì COVID-19 (NASA Earth Observatory) Bằng cách nhập dữ liệu từ nhiều vệ tinh trong năm 2020 vào mô hình dự đoán phản ứng khí quyển, các nhà nghiên cứu tại NASA phát hiện lượng khí thải NOx dao động lên xuống với cường độ có liên quan tới các sự kiện cách ly Trong tháng 4 và 5, tượng khí thải toàn cầu giảm ít nhất 15% Các nước có chính sách cách ly gắt gao nhất rõ ràng có lượng giảm thải cao nhất Ví dụ, ở Trung Quốc, lệnh cách ly ban hành từ đầu năm đã giúp quốc gia này 7 giảm tới 50% lượng khí thải Ở các khu vực áp dụng chính sách cách ly sau đó như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Tây Á, lượng khí thải NOx giảm khoảng 18% đến 25% trong tháng bốn và năm (Nguyen et al., 2021) 3.2 Tác động đến tầng Ozone Hình 6 Thống kê dữ liệu về tầng ozone trong giai đoạn 2019-2020 (WMO) Các ước tính mới của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng 5 và 6 năm 2020 giảm 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực Châu Á và Mỹ (Nguyen et al., 2021) 3.3 Tác động đến hiện tượng ấm lên toàn cầu Một thực tế là, từ năm 1990, lượng khí nhà kính đã làm gia tăng 41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trong thập niên vừa qua Năm 2015, mật độ CO2 trong bầu khí quyển 8 đã vượt ngưỡng 400ppm và tăng thêm 10ppm chỉ 4 năm sau đó Còn trong báo cáo hằng năm về khí thải gây hiệu ứng nhà kính công bố ngày 23-11-2020, WMO cho biết mật độ khí CO2 tập trung trong khí quyển vào năm 2019 ở mức 410ppm, tăng so với mức 407,8ppm của năm 2018 và mật độ này đang tiếp tục gia tăng trong năm 2020 (Theo Thông tấn xã Việt Nam, 2020) Hình 7 Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2020 được ước tính là cao hơn 1,27°C (2,29 ° F) so với nhiệt độ trung bình của cuối thế kỷ 19 (Robert Rohde, 2020) Báo cáo "Tình trạng Khí hậu toàn cầu năm 2021" của WMO xác nhận rằng 7 năm qua là 7 năm ấm nhất được ghi nhận Năm 2021 “chỉ” là một trong 7 thời điểm ấm nhất do sự kiện La Nina diễn ra vào đầu và cuối năm Điều này có tác dụng làm mát tạm thời nhưng không đảo ngược xu hướng tăng nhiệt độ chung Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2021 cao hơn khoảng 1,11 độ C so với mức trước công nghiệp (Theo Thông tấn xã Việt Nam, 2022) 9 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1 Giải pháp Nâng cao trình độ khoa học, công nghệ: Trong ứng phó với BĐKH, công nghệ trở thành công cụ tối quan trọng, không những giúp được con người hiểu được sự tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe mà còn có khả năng cảnh báo sớm các nguy cơ Chẳng hạn, thiết lập các trạm quan trắc tự động cảnh báo sớm về ô nhiễm không khí và bụi mịn PM2.5 Thay đổi tư duy trong khai thác tự nhiên: Các báo cáo chuyên môn của Diễn đàn Kinh tế thế giới (2020) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (2020) chỉ ra rằng, tái phục hồi kinh tế thế giới hậu COVID-19 theo hướng giảm lệ thuộc vào khai thác tự nhiên, nhất là trong nông nghiệp và công nghiệp sẽ giúp gia tăng cơ hội kinh tế tương đương 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030, đồng thời giảm hàng nghìn tỷ USD từ tác hại môi trường và xã hội gây ra do phát triển kinh tế theo cách hiện tại Thay đổi nhận thức, giáo dục môi trường: Nhiều người bị mất việc do dịch bệnh ở các đô thị lựa chọn trở về quê nhà, khai phá các nguồn lợi sẵn có hoặc phá rừng để gia tăng diện tích canh tác, hoặc tham gia khai thác khoáng sản và săn bắt động vật hoang dã trái phép để có thu nhập Đó là một ví dụ cho thấy việc giáo dục nhận thức và thay đổi hành vi của các nhân và cộng đồng là trụ cột trong chiến lược ứng phó dịch bệnh lẫn BĐKH Chuyển sản xuất điện sang sử dụng năng lượng tái tạo: thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch để giảm phát thải nhà kính, tăng cường sử dụng, tận dụng các nguồn năng lượng sinh học như xăng sinh học, năng lượng mặt trời… Đầu tư vào mạng lưới giao thông công cộng: Giảm phát thải khí nhà kính bằng việc giảm thiểu việc đi lại bằng các phương tiện cá nhân như ôtô, xe máy và tăng cường phát triển mạng lưới giao thông công cộng với các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như tàu điện, xe buýt điện… từ đó góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải khí nhà kính Yêu cầu tăng cường chất lượng sản phẩm: đề xuất, đưa ra chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các nhà sản xuất tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng cho các sản 10 phẩm của họ Đồng thời, khuyến khích người dân hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa một lần Nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu, không thể không kể đến thanh, thiếu niên- những người đại diện nguồn nhân lực trẻ và là tương lai đất nước Những hành động nhỏ như sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, vứt rác và phân loại rác đúng nơi quy định, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, trồng cây xanh xung quanh khu vực mình sống, lên tiếng những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường, không sử dụng bao bì nilon…cũng sẽ góp phần đáng kể đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu 4.2 Kết luận Tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang có những diễn biến hết sức căng thẳng Thời kì đại dịch Covid-19, nhiều nơi áp dụng các chính sách giãn cách xã hội từ đó hạn chế hoạt động di chuyển, phát thải của con người Nhìn chung, “đại dịch” Covid-19 không làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến đổi khí hậu mà nó chỉ tạm thời giảm bớt các khí thải từ quá trình hoạt động công nghiệp và đi lại của con người Những tác động này không làm cho khí hậu trái đất thay đổi đáng kể và chúng cũng không mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài Đại dịch Covid nổ ra như một hồi chuông cảnh báo con người phải có những biện pháp cấp bách và hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu Mặt khác, đại dịch COVID-19 đã cho thấy mối liên hệ về nguồn gốc và tác động không tách rời với BĐKH – vốn bắt nguồn từ các hoạt động của con người Chính vì vậy, nỗ lực ứng phó dịch bệnh và phục hồi kinh tế không thể tách rời khỏi hành động khí hậu của mỗi quốc gia 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Andrée, B P J., 2020 Incidence of COVID-19 and Connections with Air Pollution Exposure: Evidence from the Netherlands, s.l.: World Bank Group Christine K Johnson, et al (2020), Global shifts in mammalian population trends reveal key predictors of virus spillover risk, Proceedings of the royal society B, Doi org/10.1098/rspb.2019.2736 Diễn đàn Kinh tế thế giới (2021), The impact of local climate adaptation - and why it is important for all of us, https://www.weforum.org/ agenda/2021/01/climate-change- transboundarymitigation-adaptability/ Le Quéré, C., Jackson, R & J M., 2020 Temporary reduction in daily global CO2 emissions during the COVID-19 forced confinement Nature Climate Change, Volume 10, pp 647-653 Linh, B P., Huyen, T M., Linh, D T., & Huong, T L (2022) Tác động của Covid-19 đến tình trạng biến đổi khí hậu và các chính sách chống biến đổi khí hậu McMicheal, et al (2003), Climate change and human health: risks and responses, World Health Organization Ministry of Health Vietnam of Vietnam, “National stratergy for the prevention and control of noncommunicable diseasese, period 2015-2025,” 2015 [Online] Available: https://vncdc.gov.vn/files/document/2016/4/chien-luoc-quoc-gia-phong- chong-benh-khong-lay-nhiem.pdf [Accessed March 21, 2021] IPCC, 2007: Climate Change 2007: The Scientific Basis, Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA The Guardian (2021), US makes official return to Paris climate pact, https://www theguardian.com/environment/2021/feb/19/usofficial-return-paris-climate-pact 12 Tổ chức Y tế thế giới (2021), Origin of SARS-CoV-2,vhttps://www.who.int/health-topics/ coronavirus/origins-of-the-virus The Lancet (2021), “Technology: the nexus of climate change and COVID-19?”, Doi org/10.1016/S2589-7500(21)00007-8 UNICEF (2018), C4d in emergency response, vhttps://www.unicef.org/rosa/ media/2406/file/C4D%20Emerging%20 Infectious%20Diseases.pdf Xiaoxu Wu, et al (2015), “Impact of climate change on human infectious diseases: Empirical evidence and human adaptation”, Environment International, Doi.org/10.1016/j envint.2015.09.007 https://berkeleyearth.org/global-temperature-report-for-2020/ Mattos, T (2014) Adapting to climate change: a review of business adaptation practicesinsustainability reports (Private Sector Initiative of the UNFCCC and Supersector Leaders of the DJSI) 13

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan