Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TIỂU LUẬN MƠN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG CÁC KỊCH BẢN VÀ G
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TIỂU LUẬN
MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CÁC KỊCH BẢN VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
LỚP: L01
GVHD: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ
SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TUẤN MSSV: 2012343
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3
1.1.Khái niệm của biến đổi khí hậu 3
1.2.Nuyên nhân gây ra biến đổi khí hậu 3
1.3.Tác động của biến đổi khí hậu 4
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 6
2.1 Các kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam 6
2.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long 8
Chương 3: GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH & BẢNG
Bảng 1 Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho khu vực Biển Đôn (Đơn vị: cm)
Bảng 2 Nguy cơ ngập lụt khi nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020
Hình 1 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm, Vùng
ĐBSCL
Hình 2 Sơ đồ xâm nhập mặn vào mùa khô ở ĐBSCL giai đoạn 1998 - 2016 và
2020
Hình 3 Mô hình sống chung với biến đổi khí hậu của người dân vùng ĐBSCL
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Khái niệm của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm
Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu Trong những năm gần đ ây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác (Nguồn: Wikipedia)
1.2 Nuyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử Một số nguyên nhân gây ra khí nhà kính như:
Sản xuất năng lượng: quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời
Sản xuất hàng hóa: các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là
từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới
Chặt phá rừng: việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền
Trang 5Sử dụng phương tiện giao thông: hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch Theo đó, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit Phương tiện đường bộ chiếm
tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong
Sản xuất lương thực: quá trình sản xuất lương thực thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là nhiên liệu hoá thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá
Cấp điện cho các tòa nhà cao tầng: các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn cầu Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể
1.3 Tác động của biến đổi khí hậu
Nhiệt độ nóng lên: khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo Rủi ro cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên Nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới
Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội: những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới
Khô hạn kéo dài: tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực, tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ và khiến hệ sinh thái càng dễ
bị tổn thương
Thiếu thốn lương thực: sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng Thuỷ sản, cây trồng và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc
Trang 6năng suất sẽ kém đi Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc
Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ: tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp
Trang 7Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG 2.1 Các kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Năm 2009 Chính phủ Việt Nam đã công bố Kịch bản biến đổi khí hậu đầu tiên cho Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành, xác định mục tiêu cho các giai đoạn và các dự án ưu tiên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các nguồn dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mô hình khí hậu
Theo kịch bản này, trong vòng 100 năm mực nước biển Việt Nam có thể dâng từ 27cm đến 66cm (theo RCP 2.6), hoặc từ 49cm đến 102cm (theo RCP 8.5) Như vậy sẽ
có khoảng 45% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập dưới mực nước biển Ngoài nguy cơ suy giảm quỹ đất, các đô thị ven biển Việt Nam còn đối diện với các vấn
đề khác như khả năng bị phá hủy hệ thống hạ tầng kỹ thuật; suy giảm nguồn nước sinh hoạt; suy giảm sinh kế, việc làm; xáo trộn đời sống sinh hoạt do lũ lụt, xâm ngập mặn
và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác
Bảng 1 Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho khu vực Biển Đôn (Đơn vị: cm)
Nguồn: Trích từ “Kịch bản Biến đổi khí hậu, Phiên bản cập nhật năm 2020”, Bộ
TN&MT
So với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2016, kịch bản cập nhật năm 2020 nhận định về mức độ ngập lụt của đồng bằng sông Cửu Long có thể tồi tệ
hơn Ở kịch bản năm 2016, nếu mực nước biển dâng 100 cm, 38,9% diện tích Đồng
Trang 8bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập cao, thì kịch bản cập nhật năm 2020, nguy cơ
ngập có thể lên đến 47,29% diện tích vùng đất này
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập rất cao Nếu mực nước biển dâng 80 cm, sẽ có khoảng 31,94% diện tích có nguy cơ bị ngập Trong đó, các tỉnh
có nguy cơ ngập cao nhất là Cà Mau (64,42%) và Kiên Giang (66,16%) Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ có khoảng 47,29% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy
cơ ngập, cao nhất là tỉnh Cà Mau khoảng 79,62%
Bảng 2 Nguy cơ ngập lụt khi nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020
Tỉnh/Thành
phố
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ ngập (% diện tích) theo mực nước biển dâng
10
cm
20
cm
30
cm
40
cm
50
cm
60
cm
70
cm
80
cm
90
cm
100
cm Long An 449.100 0,00 0,00 0,31 0,49 0,61 1,36 2,85 7,12 12,89 27,21
Tiền Giang 251.061 0,13 0,71 1,43 2,57 3,79 6,71 12,58 25,23 37,57 47,80 Bến Tre 239.481 0,55 1,43 2,52 4,08 6,74 10,19 15,11 21,46 27,83 35,11
Trà Vinh 235.826 0,50 0,61 0,89 1,28 2,29 4,95 11,51 22,22 32,79 43,88
Vĩnh Long 152.573 0,00 0,34 0,61 0,91 1,31 2,02 3,66 8,28 18,34 32,03 Đồng Tháp 337.860 0,00 0,00 0,17 0,21 0,36 0,69 0,96 1,28 1,94 4,64
An Giang 342.400 0,00 0,00 0,03 0,05 0,08 0,13 0,29 0,49 0,90 1,82
Cần Thơ 143.896 0,06 0,17 0,31 0,50 0,99 2,88 9,97 26,69 44,89 55,82
Hậu Giang 162.170 0,00 0,75 3,42 10,31 18,83 29,37 38,50 45,88 53,21 60,85 Sóc Trăng 331.188 1,78 2,91 5,13 8,32 11,32 14,97 20,25 26,91 33,13 55,41 Bạc Liêu 266.901 0,71 2,87 6,66 12,14 20,08 27,78 36,84 46,31 54,38 61,87
Cà Mau 522.119 7,21 14,06 20,17 28,73 40,31 48,05 56,81 64,42 73,58 79,62
Trang 9Kiên Giang 634.878 0,66 3,38 12,63 23,67 36,82 48,85 75,68 66,16 71,69 75,68 Toàn khu
vực
ĐBSCL
4.069.453 1,29 2,97 5,92 9,86 14,86 19,69 27,94 31,94 38,80 47,29
Nguồn: Trích từ “Kịch bản Biến đổi khí hậu, Phiên bản cập nhật năm 2020”, Bộ
TN&MT Hình 1 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm, Vùng ĐBSCL
Nguồn: Trích từ “Kịch bản Biến đổi khí hậu, Phiên bản cập nhật năm 2020”, Bộ
TN&MT
Như vậy, theo các Kịch bản RCP4.5, RCP8.5 mực nước biển dâng có thể đạt 0,5m vào cuối thế kỷ 21 và 1,0m sau năm 2100, trong khi Quy hoạch Vùng ĐBSCL chỉ đến năm 2050, khi đó độ ngập chỉ khoảng 20-37cm (theo Kịch bản RCP8.5) Vì vậy, vùng
bị ngập vào năm 2050 sẽ nhỏ hơn nhiều
2.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 10Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 12% diện tích, 19% dân số của cả nước, có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Kông
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng cực đoan, khó lường, tác động nhanh và manh so với các dự báo trước đây; đồng thời, các hoạt đông khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn và nội vùng tiếp tục gia tăng; tình trạng sụt lún đất, xâm thực biện, xói lở bờ sông, bờ biển, thiếu nước, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ tác động tiêu cực đến toàn vùng
Là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới Nếu như nơi đây có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn
từ vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển thì sự đe dọa đến nền an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế cho gần 21 triệu dân ở ĐBSCL Đây là một trong những vấn đề rất nan giải
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là 0,96cm/năm, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht, Hà Lan và
đo đạc của Bộ Tài nguyên - Môi trường
Bằng chứng là nền của toàn bộ ĐBSCL những năm trở lại đây đều bị sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt là điều không thể tránh khỏi
Do vậy, việc ĐBSCL ngày một bị nhấn chìm được dự đoán là một thực tế đang từng ngày biểu hiện
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, hiện nay xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn
ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn Độ mặn đầu mùa khô lớn hơn giữa mùa Tình trạng này diễn ra ngược lại với quy luật xâm
Trang 11nhập mặn trước đây Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng
5 do ảnh hưởng của thủy triều ở Biển Đông, vùng Biển Tây hoặc cả hai Số liệu thống
kê cho thấy, đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 11-20/2, ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ phổ biến ít mưa, ban ngày trời nắng
Dự báo, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 11-20/2 tiếp tục tăng Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 2/2022
Trong thời kỳ dự báo (từ ngày 11-20/2), chiều sâu ranh mặn 1‰ trên sông Vàm
Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 65-70km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 50-55km; Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 60-72km; Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 55-60km; Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 25-30km
Chiều sâu ranh mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 40-47km; Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 50-55km; Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km; Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 20-25km
Các chuyên gia khuyến cáo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh
Dự báo xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2022-2023
ở mức tương đương trung bình nhiều năm Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh tập trung trong tháng 2 và 3/2023 (từ ngày 18-24/2 và từ ngày 18/2-25/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4/2023 (từ ngày 18-25/3 và từ ngày 17-23/4)
Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước
từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới Các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn