1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành lĩnh vực kinh tế ở việt nam

14 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam
Tác giả Đoàn Thị Thanh Bình
Người hướng dẫn PGS. TS. Võ Lê Phú
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Bộ môn Kỹ thuật Môi trường
Chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường
Thể loại Tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 355,98 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 🙞🙞🙞🙞🙞 TIỂU LUẬN CÁ NHÂN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Thanh Bình Mã số sinh viên: 1912718 Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Võ Lê Phú Thành phố Hồ Chí Minh, 2023 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC Ở VIỆT NAM 2 2.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2 2.1.1 Nhiệt độ 2 2.1.2 Lượng mưa 2 2.1.3 Nước biển dâng .2 2.1.4 Thời tiết cực đoan 3 2.2 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới ngành, lĩnh vực 4 2.2.1 Nông nghiệp 4 2.2.2 Năng lượng, công nghiệp và thương mại 4 2.2.3 Xây dựng 6 2.2.4 Giao thông .6 2.2.5 Du lịch .7 2.2.6 Nhận xét 7 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP .9 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .1 TÀI LIỆU THAM KHẢO .2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Như hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu lên sự phát triển của quốc gia Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp và nhanh chóng Việt Nam là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới, xếp hạng 127 trong số 182 quốc gia theo Sáng kiến Thích ứng Biến đổi Khí hậu Toàn cầu Notre Dame (NDGAIN) và đứng thứ 13 trong số 180 quốc gia theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu Germanwatch giai đoạn 2000-2019 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam là rõ ràng hết Chính vì vậy cần phải có những đánh giá hiện trạng, dự báo chính xác để từ đó có những giải pháp phù hợp cho ứng phó với biến đổi khí hậu thích hợp, tránh được những tác động tiêu cực giảm những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra 1 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam Những tác động của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng, sự tác động của bão, xâm nhập mặn, mưa lớn, ngập lụt, nắng nóng và tình trạng hạn hán kết hợp với mức độ nhạy cảm thiên tai 2.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong các thập kỷ gần đây Số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn từ 0,5 – 1oC so với nhiệt độ trung bình ở các năm trước 2.1.2 Lượng mưa Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ bốc hơi nước, gây mưa nhiều hơn, tốc độ bay hơi và lượng mưa cao hơn lại không được phân bố đều Một số khu vực hứng chịu lượng mưa lớn hơn bình thường, trong khi đó, một số khu vực khác có thể trải qua hạn hán Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (1901- 1930) lên 27,5°C (1991-2015) 2.1.3 Nước biển dâng Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của BĐKH ở Việt Nam Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 50 năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm Mực nước biển quan trắc tại các trạm hải văn đạt 2,45 mm/năm và 3,34 mm/năm tương ứng trong các giai đoạn 1960-2014 và 1993-2014 Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5 mm/năm (± 0,7 mm) vào năm 2014 so với năm 1993 2 Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km 2, chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1 % dân số Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại hoàn toàn Điều này đe dọa an ninh lương thực không chỉ với Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới Theo bản Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (năm 2015) nếu mực nước biển dâng 100 cm, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có khoảng 39% diện tích bị ngập, ảnh hưởng tiêu cực tới gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng 2.1.4 Thời tiết cực đoan Hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoạn ở miền Trung, rét đậm, rét hại ở miền núi phía Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại một số khu vực ở Việt Nam có thể kể đến: - Người dân miền Trung và miền Nam đã trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn lớn nhất trong lịch sử 90 năm vừa qua vào năm 2016 - Trong đợt nắng nóng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) vào năm 2019, nhiệt độ đo được đạt mức cao nhất trong lịch sử quan trắc Việt Nam tới nay, đạt 43,4oC - Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng mức độ khắc nghiệt và độ dài các đợt rét có dấu hiệu gia tăng Tại các vùng núi cao như Sa Pa, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5 đến -4 oC Băng tuyết xuất hiện ở một số nơi như Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) – có mưa tuyết đầu tiên trong lịch sử - Năm 2020, tình hình thiên tai cũng có yếu tố bất thường Đầu năm là hình thái thời tiết chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhưng cuối năm lại chịu tác 3 động của hiện tượng La Nina Hệ quả là nắng nóng gay gắt từ đầu năm, còn bão và mưa lớn dồn dập cuối năm, điển hình tại Phổ Yên (Thái Nguyên),… - Theo số liệu thống kê trong vòng 20 năm qua, tổng số cơn bão cấp 12 trở lên và số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta đều tăng lên 2.2 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới ngành, lĩnh vực 2.2.1 Nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, lúa là loại cây trồng chủ lực, ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất lúa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo tính toán của tổng cục thống kê năm 2018 trung bình cho giai đoạn 2011-2016 khoảng 66,1% Riêng năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghàn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hoàn toàn Đối với các loại cây trồng khác như hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng giảm khoảng 50% do tác động của BĐKH Sự biến đổi dị thường của khí hậu sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, sản lượng lương thực sẽ bị giảm sút BĐKH đẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực: BĐKH có tác động đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, ảnh hưởng tới khả năng thâm canh tăng vụ, thiếu nước cho cây trồng, tăng dịch bệnh, dịch hại, làm giảm năng suất, sản lượng của cây trồng BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích nông nghiệp do nước dâng, nước sông bị nhiễm mặn, diện tích trồng trọt sẽ bị thu hẹp, thiếu đất canh tác Thiên tai, bão, lũ sẽ làm gia tăng hiện tượng sói mòn, rửa trôi, sạt lở… ảnh hưởng tới tài nguyên đất 2.2.2 Năng lượng, công nghiệp và thương mại Năng lượng cũng là một ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH Hệ thống chuyển tải điện bao gồm cả hạ thế và cao thế, là cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành điện, sẽ bị tác động trực tiếp bởi BĐKH do hoạt động tăng của một số thiên tai như bão, ngập úng, nhiệt độ cao Nước biển dâng gây ra triều cường làm gia năng lượng tiêu hao cho bơm thoát nước ở các vùng thấp Ngoài ra, sự tăng nhiệt độ, nắng nóng làm tăng nhu cầu tiêu thụ 4 điện năng cho việc làm mát Những đợt nắng nóng xuất hiện nhiều hơn sẽ góp phần tạo ra nhiều hơn những sự cố cho nguồn phát, mạng chuyển tải điện Nhu cầu nước cho công nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng trong quá trình gia tăng năng suất Những khó khăn trong việc cung cấp nước do BĐKH cũng sẽ làm những tác động đáng lưu ý đối với lĩnh vực công nghiệp như công nghệ chế tạo, công nghệ dệt, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản Hình 2.1 Tác động của biến đổi đến lĩnh vực công nghiệp, thương mại Tp Hồ Chí Minh Các khu công nghiệp chủ yếu tập trung ở vành đai thành phố, các khu thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị tập trung ở trung tâm Các khu công nghiệp và trung tâm thương mại bị tác động ở vùng xung quanh thành phố Đối với công nghiệp, ảnh hưởng của BĐKH khí hậu sẽ tác động đến ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến những sản phẩm nông nghiệp Trong trường hợp nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tiêu thụ năng lượng kéo theo nhiều hoạt động khác tăng theo như tăng công suất nhà máy phát điện, tăng sử dụng các thiết bị làm mát, ảnh hướng tới an ninh năng lượng quốc gia Những nghiên cứu theo kịch bản nước biển dâng cho thấy, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp ven biển bị ngập, mức thấp nhất trên 10% diện tích, mức cao nhất khoảng 67% diện tích 5 2.2.3 Xây dựng Công nghệ xây dựng có quan hệ khá mật thiết với các yếu tố khí hậu Sự gia tăng của một số dạng thiên tai như bão, lốc tố, lũ lụt…sẽ tác động đến công tác quy hoạch và thiết kế, tổ chức thi công, làm tăng giá thành các công trình xây dựng: BĐKH có thể dẫn tới thay đổi các vùng khí hậu xây dựng và đặc điểm khí hậu của các vùng Một số tiêu chí, tiêu chuẩn cũng như tiêu chuẩn ngành về xây dựng sẽ có những biến đổi nhất định Nước biển dâng cùng với sự gia tăng của một số hiện tượng cực đoan trên biển và từ biển vào sẽ dẫn đến nhiều thay đổi cho việc quy hoạch và tu bổ các công trình trên biển, trên các vùng ven biển và các khu vực thấp thuộc châu thổ BĐKH sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế Các khu vực có công trình công cộng hứng chịu thiên tai bị tác động nhiều hơn do ít được bảo vệ duy tu bảo dưỡng 2.2.4 Giao thông Giao thông là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp nhất của BĐKH Giao thông quan trọng đối với sự phồn thịnh về kinh tế và sự phát triển của đất nước Nếu việc gián đoạn giao thông do bão lụt xảy ra trong quãng thời gian đáng kể thì nền kinh tế quốc gia và khu vực sẽ bị tác động ngay lập tức Cân nhắc đến cơ sở hạ tầng cho các hình thức giao thông chính ở Việt Nam, bao gồm: đường bộ, đường sắt, sân bay và cảng biển và các tuyến đường thuỷ - Đối với hạ tầng đường bộ, ngập lụt có thể gây ra đình trệ giao thông tạm thời trong vài ngày hoặc gây thiệt hại lâu dài ở một số điểm trên con đường nơi nước lũ cuốn trôi ta-luy của đường và kè cống Nếu cống thoát nước không đúng kích cỡ để lưu thông nước trong trường hợp lưu lượng nước tăng khi xảy ra ngập lụt thì nguy cơ thiệt hại sẽ tăng lên - Nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, đường giao thông nội bộ, cảng biển và cảng hàng không có thể bị ngập, xói lở nền móng, phá vỡ kết cấu cầu đường, các công trình giao thông đường bộ Thúc đẩy sự thoái hóa và hư hại của các công trình giao thông vận tải các loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các công trình và phương tiện giao thông vận tải 6 Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến hoạt động giao thông vận tải: - Tăng nguy cơ rủi ro đối với giao thông vận tải - Ảnh hưởng đến nhiều hoạt động giao thông bao gồm thiết bị, động cơ và phương tiện - Tăng chi phí điều hòa nhiệt độ, nhất là trong vận chuyển hành khách Theo nghiên cứu của kịch bản BĐKH nếu mực nước biển dâng cao 1m, có khoảng 9% hệ thống đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ, 4% hệ thống đường sắt sẽ bị ảnh hưởng, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu long chiếm 28% đường quốc lộ và 27% đường tỉnh lộ của cả nước, tiếp đến là các tỉnh ven biển miền Trung và đống bằng sông Hồng 2.2.5 Du lịch Biến đổi khí hậu gây ra nhiều trở ngại cho du lịch: - Một số công trình trên các bãi biển đều phải dần nâng cấp để thích ứng với mực nước biển dâng - Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn, nhiều chuyến du lịch biển có thể gặp nhiều rủi ro hơ - BĐKH tác động đến một số hoạt động du lịch sinh thái - Tổ chức du lịch và người du lịch có thể gặp nhiều trở ngại hơn như chi phí cho các cuộc du lịch sinh thái chắc chắn tăng lên - Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững 2.2.6 Nhận xét Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp, du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp, mà còn làm chậm tốc độ tăng năng suất lao động, tăng chi phí giải nhiệt do nhiệt độ cao hơn và gây hại cho sức khỏe con người Biến đổi khí hậu đang ngày càng làm gián đoạn nền kinh tế Việt Nam và những khoản chi phí đang bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng Những tính toán ban đầu trong Phân tích Quốc gia về Môi trường (CEA) gần đây cho thấy năm 2020 Việt Nam đã thiệt hại 10 tỷ USD, tương đương 3,2% GDP, do 7 tác động của biến đổi khí hậu Quy mô của những thiệt hại này, được dự đoán sẽ tăng nhanh Hình 2.2 Chi phí ước tính do biến đổi khí hậu năm 2020 (triệu USD) 8 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP Tùy mỗi khu vực, quốc gia sẽ có giải pháp thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu đến ngành, lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, có thể áp dụng một số giải pháp sau để thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu: - Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn đối với các khu công nghiệp, làng nghề - Tăng cường bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học - Ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường - Xây dựng cơ chế ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng điện mặt trời trên mái nhà) - Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, sử dụng các vật liệu, sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường - thu hút các thành phần kinh tế đầu tư công trình bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp (xử lý nước thải đô thị; kết cấu hạ tầng giao thông góp phần giảm ô nhiễm không khí; phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho từng giai đoạn) - Phát triển kinh tế ít chất thải, carbon thấp, kinh tế tuần hoàn theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền - Đẩy mạnh thực hiện các chương trình truyền thông về tăng trưởng xanh - Phát triển phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường (ví dụ như: khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nhựa, ni lông khó phân hủy, túi dùng một lần) - Phát hiện, nêu gương, nhân rộng các điển hình, khu vực, mô hình, cách làm hay và tốt về môi trường Thúc đẩy các nhân tố tích cực, điểm sáng của khu vực, địa 9 bàn, lĩnh vực về môi trường nhằm tạo chuyển biến tích cực, giảm dần, thu hẹp các địa bàn, loại hình, đối tượng ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường 10 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN Ảnh hưởng của BĐKH đối với Việt Nam những năm vừa qua nhanh hơn so với dự kiến Những ảnh hưởng của BĐKH đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế đang báo hiệu một thách thức lớn cho Việt Nam Trước thực trạng của ảnh hưởng BĐKH xét trong bối cảnh mới cần có những giải pháp phù hợp từ thể chế đến các ngành, lĩnh vực, từng địa phương và từng vùng Tầm quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế của nước ta phải được quan tâm hơn trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ngân hàng thế giới, 2022 Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội 3 IPCC, (2022) Climate Change 2022: Impacts, Adaptation and Vulnerability Research Handbook on Foreign Direct Investment 4 Eckstein D., KunzelV Và L Schafer, 2018 Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan 2

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w