Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm .... Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––
NGUYỄN VĂN MÃ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––
NGUYỄN VĂN MÃ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
Ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Tiến Hùng
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân
em Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố trước đây
Em xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn Nguyễn Văn Mã
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trường Đại học Thái Nguyên Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu và các thầy cô trường Đại học Thái Nguyên Xin đặc biệt cảm ơn và biết ơn PGS TS Nguyễn Tiến Hùng Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo Gia Lộc, các thầy cô giáo ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã cung cấp tài liệu và góp ý khoa học cho luận văn
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các anh, chị và đồng nghiệp đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn thạc sĩ Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy/cô, các chuyên gia giáo dục và các bạn đồng nghiệp
Xin chần thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả Luận văn Nguyễn Văn Mã
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 6
1.1.2 Quản lí giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 8
1.1.3 Đánh giá chung và vấn đề tiếp tục nghiên cứu 11
1.2 Một số khái niệm 13
1.2.1 Quản lý 13
1.2.2 Nghề nghiệp 14
Trang 61.2.3 Trải nghiệm và hướng nghiệp 15
1.2.4 Giáo dục hướng nghiệp theo hướng trải nghiệm 17
1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng trải nghiệm 18
1.3 Giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 20
1.3.1 Vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 20
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 20
1.3.3 Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 21
1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 22
1.3.5 Các lực lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 24
1.3.6 Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 25
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 27
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 27
1.4.2 Quản lý nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 29
1.4.3 Quản lý kế hoạch giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 30
1.4.4 Các hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 31
1.4.5 Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 34
Trang 71.4.6 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm và phản hồi cải tiến 35
1.4.7 Cơ chế chính sách trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 35
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 36
1.5.1 Ảnh hưởng của thị trường lao động 36
1.5.2 Ảnh hưởng bởi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 36
1.5.3 Ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình học sinh 37
1.5.4 Ảnh hưởng bởi các lực lượng xã hội 37
1.5.5 Ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương 38
1.5.6 Ảnh hưởng của chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo của ngành giáo dục và chính sách của địa phương 38
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM 41
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu thực trạng 41
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 41
2.1.2 Khái quát về sự nghiệp giáo dục và các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 42
Tổng hợp lớp 6 và lớp 7 46
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 48
2.2.1 Mục đích 48
2.2.2 Nội dung 48
2.2.3 Đối tượng, quy mô và địa bàn thực hiện khảo sát 48
2.2.4 Phương pháp khảo sát 49
2.2.5 Thang đo và cách thức xử lý số liệu 50
Trang 82.3 Kết quả khảo sát thực trạng 51
2.3.1 Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm 51
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm 55
2.3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm 67
2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng 69
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM 74
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 74
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 74
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 74
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả 74
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 75
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75
3.2 Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm 75
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 75
3.2.2 Chỉ đạo xây dựng bộ phận thực hiện tư vấn hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 79
Trang 93.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ
giáo viên, nhân viên và các lực lượng liên quan đến giáo dục hướng nghiệp 83
3.2.4 Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 88
3.2.5 Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng liên tham gia giáo dục hướng nghiệp, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 90
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng trải nghiệm 96
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 97
3.4.1 Mục đích khảo sát 97
3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 97
3.4.3 Đối tượng khảo sát 97
3.4.4 Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 98
Tiểu kết Chương 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDTXHNDN Giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống trường trung học cơ sở năm học 2022 - 2023 43
Bảng 2.2 Quy mô phát triển các trường trung học cơ sở từ 2020-2021 đến 2022 - 2023 44
Bảng 2.3 Chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trung học cơ sở 44
Bảng 2.4 Thống kê về cơ sở vật chất của các trường trung học cơ sở 45
Bảng 2.5 Xếp loại rèn luyện học sinh trung học cơ sở 46
Bảng 2.6 Xếp loại học tập học sinh trung học cơ sở 47
Bảng 2.7 Đối tượng và phạm vi khảo sát 49
Bảng 2.8 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 51
Bảng 2.9 Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệpở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 53
Bảng 2.10 Nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 56
Bảng 2.11 Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 57
Bảng 2.12 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 59
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 62
Bảng 2.14 Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 63
Trang 12Bảng 2.15 Đánh giá hoạt động kiểm tra công tác giáo dục hướng nghiệp ở các
trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 65Bảng 2.16 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng
nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 67Bảng 3.1 Số lượng người tham gia khảo nghiệm 98Bảng 3.2 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp
ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tinh Hải Dương theo hướng trải nghiệm 99Bảng 3.3 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo
hướng trải nghiệm ở các trường THCS huyện Gia Lộc, Hải Dương 101
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm 52Biểu đồ 2.2 Nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo
dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc theo hướng trải nghiệm 56Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm 100Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, Hải Dương theo hướng trải nghiệm 102
Trang 14
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các em học sinh lựa chọn môn học thế mạnh để phát huy ở trường THCS
là tiền đề cho công tác hướng nghiệp, giúp các em có lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp sau này Việc phát huy năng lực học sinh, đặc biệt học sinh lớp 9 theo năng lực, sở trường, sẽ tạo động lực, động cơ để các em học tập hoàn thành chương trình THCS để dự tuyển vào lớp 10 cấp Trung học phổ thông
Vấ đề này rất cần được nhà trường và xã hội quan tâm để phát triển phẩm chất
và năng lực của học sinh
Trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự biến đổi phức tạp
về nhu cầu nghề nghiệp và thế giới nghề nghiệp thì việc lựa chọn nghề nghiệp của các em không dễ dàng chút nào Vì vậy, nhiều học sinh chọn nghề không theo hoài bão, điều kiện, năng lực của bản thân mà theo xu thế chung, theo trào lưu Qua tìm hiểu cho thấy, các em học sinh THCS chưa có mục tiêu học tập rõ ràng, chưa có định hướng nghề tương lai, có thể theo định hướng của gia đình hoặc theo cảm tính yêu thích nghề nào đó thông qua phim ảnh, internet hoặc xu hướng của người lớn Điều này tạo ra hệ lụy là sự mất cân bằng về lao động giữa các ngành nghề, ngành thì thiếu nhân lực, ngành thì thừa lao động, dẫn đến tình trạng thất nghiệp
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, quy định: “tăng cường phân luồng sau tốt nghiệp THCS; định hướng nghề nghiệp THPT”, “bảo đảm học sinh học hết THCS có nhận thức phổ thông cơ bản, đáp ứng phân luồng mạnh sau THCS và THPT, chuẩn bị cho giáo dục đại học" Công văn 3892/BGDĐT-GDTrH ngày 28 tháng 08 năm
2019 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo… chỉ rõ “ nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh
Trang 15giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục” Ngoài ra, theo quyết định phê duyệt đề án “Đào tạo nghề và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”, Quyết định 522/QĐ-TTg, chính phủ đã xác định mục tiêu
“Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế”
Tuy nhiên, thực trạng GDHN ở cấp học THCS chưa được đầu tư quan tâm thích đáng, chưa đạt hiệu quả cao, quản lý hoạt động GDHN còn tách rời các hoạt động chung của nhà trường Hoạt động GDHN chưa đạt chất lượng, nguồn nhân lực đáp ứng cho địa phương còn hạn chế, Các em tốt nghiệp các bậc học chưa có tâm thế để theo học những ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân hay những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu
Nguyên nhân chủ quan: Công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chưa được các cấp quan tâm đúng mức do chưa đánh giá hoặc nhìn nhận đúng vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong việc dạy GDHN và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Về mục tiêu mục tiêu, nội dung GDHN, phương pháp và hình thức tổ chức GDHN chưa rõ Sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội mà học sinh chưa được tiếp cận, biết đến nhiều Hiện nay, điều kiện
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ, đội ngũ làm công tác GDHN còn thiếu về số lượng và chất lượng còn hạn chế
Trang 16Về nguyên nhân khách quan: nguồn nhân lực cụ thể ở tất cả các cấp không được định hướng rõ, hiểu theo cách khác thì không có mối liên hệ nào giữa thị trường lao động với hệ thống giáo dục Đặc biệt, cơ chế, chiến lược triển khai GDHN ở cấp THCS chậm đổi mới, nhận thức về tầm quan trọng của GDHN và việc phân luồng học sinh sau THCS của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội và gia đình học sinh chưa được quan tâm thực sự
Hiện nay, địa phương cũng đang tập trung đào tạo nghề tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và đang đạt được một số kết quả khả quan Tuy nhiên, nó vẫn còn có những hạn chế, nhược điểm là kết GDHN còn nhiều hạn chế về quy hoạch, tổ chức, quản trị, quản lý và đánh giá do thiếu các phương tiện, trang thiết bị để quản lý hoạt động GDHN
Với những lý do trên, cá nhân em quyết định thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm” góp phần định hướng, phân luồng học sinh sau
khi tốt nghiệp THCS, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDHN và quản lí hoạt động GDHN ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm
Trang 174 Giả thuyết khoa học
GDHN cho học sinh THCS trong trong những giai đoạn vừa qua được triển khai đa dạng nhưng vẫn mang tính hình thức Ngoài ra, công tác quản lý hoạt động GDHN chưa được quan tâm thỏa đáng, còn nhiều vấn đề bất cập, các
em còn hiểu sai về năng lực của bản thân, khi ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và thị trường lao động việc làm Việc nghiên cứu
và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN trong năm học sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, qua đó góp phần thực hiện phân luồng học sinh THCS sau khi tốt nghiệp đi đúng hướng và đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp năng lực
của các em học sinh và thị trường lao động việc làm
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Liệt kê, hệ thống những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động GDHN ở
các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN ở các
trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh, Hải Dương theo hướng trải nghiệm
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm, và khảo nghiệm tính cấp
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
6 Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về nội dung hoạt động GDHN và quản
lý hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm
- Về đối tượng khảo sát: Đội ngũ cán bộ quản lí 6 trường, giáo viên tại 6
trường THCS đại diện cho huyện Gia Lộc, bao gồm các trường THCS Gia Tân, THCS Hoàng Diệu, THCS Gia Khánh, THCS Thống Nhất, THCS Yết Kiêu và THCS Quang Minh
- Thời gian khảo sát: Số liệu khảo sát được thực hiện trong 3 năm học
gần nhất 2020-2021; 2021-2022; 2022 - 2023
Trang 187 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu dựa trên văn bản, tài liệu, ý kiến, bài báo học thuật, v.v về
các vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, TVHN và quản lý GDHN
Sử dụng các phương pháp tổng hợp lý thuyết, phân tích, phân loại các hệ
thống lý thuyết để rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phiếu điều tra để thu thập thông tin, phục vụ cho phân tích thực nghiệm về
thực trạng hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh tham gia các hoạt động
GDHN và đưa ra những đánh giá khách quan, nhận định hợp lí
- Tham khảo ý kiến : tham khảo ý kiến của chuyên gia về một hành động
được đề xuất
- Tổng kết kinh nghiệm: tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở
đề xuất cách quản lý hoạt động GDHN trong trường THCS
7.3 Phương pháp thống kê
Thu thập và xử lý số liệu được bằng một số công thức toán học, thống kê toán học để phân tích kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác, khách quan
8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần mở đầu, nội dung, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương theo hướng trải nghiệm
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG
TRẢI NGHIỆM
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
“Hoạt động giáo dục trải nghiệm là những hoạt động giáo dục do nhà giáo thiết kế và dẫn dắt nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận gần hơn với thực
tế và trải nghiệm những cảm xúc tích cực Các em sử dụng kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng hiện có một cách toàn diện Điều này biến trải nghiệm sống thành kiến thức mới, hiểu biết mới và kỹ năng mới, giúp thúc đẩy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp trong
tương lai”
“Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển
ở học sinh các năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực riêng Nội dung của các hoạt động dựa trên mối quan hệ của từng học sinh với bản thân, xã hội, tự
nhiên và nghề nghiệp của mình”
Nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được chia thành hai giai
đoạn: giai đoạn đầu giáo dục cơ bản và giai đoạn sau giáo dục hướng nghiệp
“Giai đoạn giáo dục cơ bản: nội dung của Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển quan
hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện
với nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi các em”
Cao hơn nữa nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung vào
các hoạt động xã hội, hoạt động liên quan đến thiên nhiên, hoạt động hướng nghiệp
“Giai đoạn định hướng nghề nghiệp: Bên cạnh các hoạt động hướng tới
cá nhân, xã hội và tự nhiên, các hoạt động thực hành và tư vấn hướng nghiệp
Trang 20được chú trọng trong các hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm trau dồi năng lực hướng nghiệp Các hoạt động hướng nghiệp đánh giá và tự đánh giá các kỹ năng, điểm mạnh và sở thích của học sinh liên quan đến nghề nghiệp Là cơ sở để
chọn nghề phù hợp và rèn luyện khả năng thích ứng với nghề nghiệp tương lai”
Hiện nay, các quốc gia đều coi trọng nhân tố con người, con người sẽ quyết định sự phát triển của quốc gia Nhờ đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển trong thời gian ngắn và đang có nhiều tiến bộ, trong đó có giáo dục nghề nghiệp và GDHN đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước Các cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo, đào tạo lại, cung cấp một lượng lớn lao động đã qua đào tạo, đóng góp vào cơ cấu
nghề nghiệp xã hội cả về trình độ, nghề nghiệp và cơ cấu lao động xã hội
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp và đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Đức, Nga,
đã xuất bản nhiều bài viết công nhận hiệu quả công việc phần lớn phụ thuộc
vào sự phù hợp của người đó đối với nghề [1]
Đầu thế kỷ XX, các tổ chức hướng nghiệp đã được thành lập ở Thụy Điển, Hoa Kỳ, Pháp và Anh Kể từ đầu thế kỷ XX, hướng nghiệp đã được quan tâm cao ở Nga và là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực và góp phần vào quá
trình công nghiệp hóa đất nước
Do sự nghiệp công nghiệp hóa ngày càng cao, công tác hướng nghiệp được hầu hết các nước trên thế giới coi trọng Nửa đầu thế kỷ 20 chứng kiến
Trang 21một số tác phẩm của các tác giả như: Christien tập trung vào lựa chọn nhân sự,
ở Bỉ vào năm 1911 và 1912 Ở Pháp, 1910, nghiên cứu của Lahy về chọn lọc Tuyển dụng Gemelli ở Ý năm 1912 Các tác phẩm đầu tiên ở Geneva và London năm 1914 và 1915 được mô tả bởi Reuchlin (1964), những nỗ lực ban
đầu để thiết lập tư vấn và hướng nghiệp ở Châu Âu và ở Mỹ [48]
Trong quá trình bàn về hướng nghiệp và GDHN cấp trung học, các tác giả nước ngoài trên đều khẳng định: “Trong quản lý trường học thì quản lý GDHN là một nội dung Các hệ thống tác động có kế hoạch, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý GDHN để đạt mục đích GDHN gọi là quản lý GDHN Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN đó chính là nội dung quản lý GDHN Nội dung quản lý GDHN bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động GDHN, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ hoạt động GDHN Một trong những khâu quan trọng của việc quản lý GDHN là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trìnhhoạt động GDHN ở các trường THCS
Để thực hiện chức năng điều chỉnh quá trình dạy và học thì một công cụ quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục đó chính là khâu đánh giá Đánh giá là động cơ để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao
chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục”
Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong quản lý hoạt động GDHN mà chưa xây dựng một lý luận về quản lý hoạt động GDHN và chưa giải quyết một cách sâu rộng công tác quản lí hoạt động GDHN trong các
trường THCS để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động
1.1.2 Quản lí giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
Trong nền giáo dục của Việt Nam, GDHN đóng vai trò hết sức quan trọng, mục tiêu của GDHN là định hướng, tác động đến suy nghĩ của học sinh,
để phân luồng học sinh khi các em tốt nghiệp THCS, còn quản lý GDHN là định hướng, điều hòa, điều chỉnh hoạt động GDHN đảm bảo đạt được mục tiêu
Trang 22GDHN đề ra trong điều kiện biến động của môi trường kinh tế, chính trị, văn
hóa-xã hội
Có nhiều khái niệm về quản lý nó được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, có thể hiểu “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các
mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”
Nói cách khác, “có thể xem quản lý đó là sự tác động liên tục, có tổ chức và
có định hướng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức bằng một hệ thống các quy định, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và giải pháp cụ thể… nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu chung của tổ chức Hoạt động quản lý có bốn chức năng cơ bản, bao gồm: Xây dựng kế hoạch
hóa - Tổ chức thực hiện - Lãnh đạo, chỉ đạo - Kiểm tra, đánh giá”
Ta có thể hiểu “quản lý GDHN trong nhà trường chính là một bộ phận bắt buộc của nhiệm vụ quản lý giáo dục mà mọi nhà quản lý giáo dục đều thực hiện Do vậy, có thể xem công tác này trong nhà trường THCS là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của cán bộ quản lý giáo dục đến GDHN nhằm thực hiện đạt chất lượng và hiệu quả
mục tiêu GDHN”
Hiểu theo cách khác, “Quản lý GDHN là các hoạt động quản lý tại chỗ
và lâu dài mà người quản lý phải thực hiện nhằm phát huy hiệu quả của GDHN trong nhà trường, hoạt động này giúp nhà trường đạt được mục tiêu GDHN, bằng cách này, học sinh có được thông tin đầy đủ về bản thân và thế giới nghề
nghiệp, để học sinh có thể chọn con đường phù hợp nhất sau khi tốt nghiệp”
Như vậy, làm tốt công tác quản lý GDHN sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về các phương diện đức, trí, thể, mỹ ccho học sinh Giúp học sinh phát triển phẩm chất tốt, chăm học, chăm làm và biết cách chọn nghề cho bản thân đúng đắn, khoa học Hiệu quả của quản lý GDHN sẽ giúp các trường thực hiện tốt hơn việc định hướng, phân luồng học sinh, hướng
Trang 23nghiệp cho các em, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực , cung cấp cho thị
trường lao động nguồn nhân lực tốt
Mặc dù các công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh và mức độ khác nhau của quản lý hoạt động GDHN nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS, từ hình thức, nội dung, chương trình GDHN đến việc đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động GDHN để
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động một cách có hệ thống
Một số công trình nghiên cứu trong nước như:
Huỳnh Thị Tam Thanh(2015) - Đề tài “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Thực trạng và giải pháp” [42] Luận văn đã nghiên cứu thực tế về tình hình GDHN và đã đề xuất những biện pháp thiết
thực và khả thi về quản lí hoạt động GDHN
Nguyễn Toàn (2010) - Trung tâm kỹ thuật và hướng nghiệp Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2,3 ở thành phố Hồ Chí Minh - Tư vấn hướng nghiệp Thực trạng và giải pháp” [45] Trong nghiên cứu này, đề tài phân tích thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh
THCS, THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đào Văn Lê(2009) - Đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố cần Thơ” [32] Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đồng thời chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế trong quá trình quản lý như việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình GDHN,
tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm
Trang 24nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDHN trong các trường THPT trên địa
bàn Thành phố Cần Thơ
Tuy nhiên, hiện nay các đề tài đều phân tích hoạt động GDHN ở trường THPT là trọng tâm, còn nguồn nhân lực địa phương chưa được quan tâm nhiều Luận văn này tập trung vào các kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDHN trong trường THCS theo hướng trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu
cầu về nguồn nhân lực ở địa phương và đất nước trong thời gian tới
1.1.3 Đánh giá chung và vấn đề tiếp tục nghiên cứu
GDHN đóng vai trò quan trọng của giáo dục phổ thông Thực hiện hoạt động GDHN có hiệu quả góp phần tích cực, hiệu quả vào việc bố trí, sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp Giúp giáo dục các em ý thức lao động và đạo đức nghề nghiệp Khám phá, tìm hiểu và phát huy năng khiếu và khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để phát triển, định hướng và thúc đẩy các
kỹ năng nghề nghiệp một cách tối ưu
Với yêu cầu giáo dục mới và các mục tiêu của công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp, các trường THCS trên địa bàn huyện đã từng bước thay đổi cách tổ chức, hình thức GDHN cho học sinh Theo đó, các nhà trường đều xác định không hướng 100% học sinh vào lớp 10 THPT mà dành nhiều tâm huyết,
thời gian để tư vấn cho một số học sinh đi thẳng vào trường nghề
Định hướng nghề nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối với việc hình thành mục tiêu, tính cách, định hướng của học sinh cấp THCS Thông qua công tác này, học sinh có thể nâng cao kĩ năng tự nhận thức bản thân, biết mình có niềm yêu thích, sự đam mê hay năng lực, tố chất nổi bật, là bước đầu để học sinh định hình được hướng đi trong tương lai; học sinh có cơ hội được trải nghiệm với nhiều ngành nghề, công việc đa dạng, giúp ý thức được bản thân phù hợp với lựa chọn nào nhất, thậm chí tự “khoanh vùng” được những môn học, kỹ năng cần tập trung phát triển; giúp học sinh hình dung được nghề nghiệp trong tương lai… Các trường THCS đã có sự linh hoạt khi tổ chức hoạt động
Trang 25GDHN với nhiều hình thức khác nhau, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành như: tổ chức các buổi tọa đàm hướng nghiệp để trao đổi, thảo luận về định hướng, mục tiêu, giới thiệu về một số ngành nghề cụ thể với sự tham gia của học sinh trong một lớp học, khối học hay rộng hơn là toàn trường Trong đó, các nhà trường thường phối hợp với những cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề uy tín, với
cha mẹ học sinh
Từ năm học 2021-2022, “Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở cấp THCS và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đưa vào chương trình với tư cách là một hoạt động giáo dục bắt buộc, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong nhà trường nhằm góp phần chuẩn bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS lựa chọn ngành nghề, định hướng cho các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân đáp ứng nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương, của đất nước”
Theo yêu cầu của chương trình, việc tổ chức hoạt động GDHN được các nhà trường thực hiện theo các chủ đề ở từng năm học, gắn hướng nghiệp với tham quan thực tế; tổ chức dạy nghề cho học sinh khối lớp 8; tổ chức TVHN, định hướng chọn trường THPT cho học sinh và cha mẹ học sinh lớp 9 phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh Bên cạnh việc giảng dạy hướng nghiệp lớp 9 theo chương trình chính khóa, giáo viên có trách nhiệm tích hợp GDHN vào các môn học, mỗi giáo viên phải là một cán bộ TVHN cho học sinh, thực hiện việc giới thiệu các thông tin về nghề nghiệp; tìm hiểu nguyện vọng và hứng thú nghề nghiệp của học sinh; theo dõi, quan sát học sinh trong quá trình học tập văn hóa, trong học nghề phổ thông và có sự tư vấn, lời
khuyên phù hợp về việc lựa chọn nghề của các em
Hiện nay hầu hết các đề tài mới tập trung phân tích hoạt động hướng nghiệp trong các trường đại học, chưa chú trọng nhiều đến nguồn nhân lực tại chỗ Thông qua đề tài này, các biện pháp sẽ tập trung nâng cao hiệu quả hoạt
Trang 26động GDHN ở các trường THCS theo hướng trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về nguồn nhân lực ở địa phương và của đất nước
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Quản lý
Có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về quản lý, tùy thuộc vào cách tiếp cận Một số cấp chính quyền nói chung có các khái niệm hành chính
liên quan quản lí Theo từ điển tiếng Việt thì: "Quản lý là tổ chức và điều khiển
các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”[35] quản lí nhằm chỉ những
biểu hiện cụ thể nhất của quản lí con người, quản lí xã hội và quản lí chính quyền Các nhà nghiên cứu xem xét khái niệm quản lí dưới nhiều phương diện khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển lý thuyết về quản lý
C Mác đã viết: “bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân… một nhạc sĩ thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [11; Tr 350]
Theo Phan Văn Kha thì quản lý trong hoạt động giáo dục được khái niệm như sau: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định.”[28; Tr.23]
Theo Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối
ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [30, Tr.22]
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới ”.[37; Tr.32]
Trang 27Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”.[5, Tr.176]
Theo nhóm tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến
hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [26, Tr.225]
Tuy có nhiều cách để khái niệm quản lý khác nhau, nhưng dù là cách tiếp cận nào thì hoạt động quản lý đều có bản chất là làm thế nào để tác động hợp pháp đến những gì được quản lý trong tổ chức, vận hành tổ chức để đạt được kết quả mong đợi và đạt được mục tiêu đã xây dựng
Qua một số khái niệm nêu trên, có thể hiểu “Quản lý là sự điều khiển, phối hợp, tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quảnlý trong quá trình hoạt động (lao động, học tập, nghiên cứu, ứng dụng ) nhằm đạt được mục tiêu
Định nghĩa ở Pháp, “nghề được định nghĩa một loại lao động có thói quen
và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống”
Từ các thuật ngữ trên, nghề có thể được hiểu là một dạng công việc vừa mang tính xã hội lại vừa mang tính cá nhân
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: “Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động
mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ
Trang 28năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội”
1.2.3 Trải nghiệm và hướng nghiệp
Trải nghiệm:
Trải nghiệm là gì? “Trải nghiệm là quá trình trải qua một hoặc nhiều sự kiện, hoạt động hoặc tình huống để có được một trải nghiệm cá nhân Nó là cách chúng ta cảm nhận và tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh, bao gồm cả các cảm giác, suy nghĩ, cảm xúc và hành động Trải nghiệm có thể bao gồm mọi thứ từ việc đi du lịch, tham dự một sự kiện âm nhạc, chơi một trò chơi điện tử, đến việc đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim Nó cũng có thể bao gồm các trải nghiệm quan trọng trong cuộc sống như tình yêu, chia tay, mất mát hay thành công trong công việc”
Trải nghiệm rất quan trọng đối với con người, bởi vì nó giúp chúng ta học hỏi và phát triển, tạo ra ký ức và kết nối với nhau Nó cũng có thể giúp chúng ta giải trí, thư giãn và tìm hiểu thế giới xung quanh mình
“Sự trải nghiệm là quá trình mà một cá nhân hoặc một nhóm người trải qua để có được một hoặc nhiều trải nghiệm Nó bao gồm mọi hoạt động, sự kiện, tình huống, cảm giác và suy nghĩ mà con người có thể trải qua trong cuộc sống Sự trải nghiệm có thể được thiết kế hoặc tự nhiên xảy ra, và nó có thể mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho người trải nghiệm Ví dụ, một chuyến đi du lịch có thể là một sự trải nghiệm tuyệt vời với những cảm xúc vui
vẻ, hạnh phúc và khám phá, trong khi một tai nạn giao thông có thể là một sự trải nghiệm kinh hoàng với cảm xúc sợ hãi và lo lắng”
Sự trải nghiệm rất quan trọng trong cuộc sống của con người, bởi vì nó giúp chúng ta học hỏi và phát triển, tạo ra ký ức và kết nối với nhau Nó cũng
có thể giúp chúng ta giải trí, thư giãn và tìm hiểu thế giới xung quanh mình Hướng nghiệp:
Cách đây hàng trăm năm khái niệm hướng nghiệp đã xuất hiện trên thế
Trang 29nó, nó buộc học sinh phải chọn ngành, nghề phù hợp, có người cho rằng đó là một quá trình để đạt được giá trị trong xã hội Lại có quan điểm hướng nghiệp đơn giản là hướng dẫn, xác định ngành học, lựa chọn nghề nghiệp của học sinh chuẩn bị vào THPT
Theo từ điển tiếng Việt, “Hướng nghiệp” được giải thích là “thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc được hiểu là
“giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề” [35]
Theo từ điển Giáo dục học “Hướng nghiệp” được hiểu là “hệ thống các biện pháp giúp đỡ học sinh làm quen, tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng, năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội” [25] GDHN có ý nghĩa to lớn về kinh tế -
xã hội vì nó mang lại cho thanh niên cơ hội phát triển năng lực, nâng cao hiệu quả lao động và nuôi dưỡng đam mê sáng tạo trong nghề nghiệp Mặt khác, hướng nghiệp có thể giúp học sinh chọn nghề phù hợp, tránh thay đổi nghề khi
đã được đào tạo Bằng cách này, hướng nghiệp giúp hạn chế những hậu quả không mong muốn của việc chọn nghề không phù hợp
Theo tác giả Phạm Tất Dong: “ Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của
cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” [16]
Theo tác giả Đặng Danh Ánh [3] “hướng nghiệp nói chung có 4 giai đoạn liên tiếp gồm định hướng nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề Hai giai đoạn đầu diễn ra ở nhà trường phổ thông, hai giai đoạn sau diễn ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động Như vậy,
có thể thấy rằng hướng nghiệp ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nhân lực”
Trang 30Như vậy, có thể hiểu: “Hướng nghiệp là hoạt động hỗ trợ cá nhân lựa chọn và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của mình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành, các cấp, các lĩnh vực ở địa phương và cả nước”
1.2.4 Giáo dục hướng nghiệp theo hướng trải nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì: “Hoạt động trải nghiệm và
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có
và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường
và nghề nghiệp tương lai” [8]
Nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm: “các hoạt động
xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh Ngoài ra hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai”
GDHN là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh Hoạt động này giúp học sinh hiểu được loại nghề nghiệp mà các em mong muốn, phân tích ngành và tìm ra hướng giáo dục của riêng từng học sinh Nó giúp học sinh đưa ra quyết định của cá nhân về nghề nghiệp tương lai của mình dựa trên
Trang 31các phân tích khoa học về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và kỹ năng của các em mà xã hội yêu cầu
Hoạt động GDHN là cầu nối, gắn kết các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, nhà trường đóng vai trò then chốt trong việc lựa chọn nghề nghiệp khoa học của học sinh
“GDHN là quá trình hướng dẫn, định hướng và chuẩn bị cho học sinh làm những công việc đòi hỏi sự phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với sở thích và kỹ năng của cá nhân dựa trên một hệ thống các giải pháp được nhà trường, gia đình và xã hội thực hiện, ở đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo”
Tóm lại “GDHN theo hướng trải nghiệm là hoạt động giáo dục tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế; huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn Qua đó, học sinh chuyển hoá kinh nghiệm thành tri thức và kĩ năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, nghề nghiệp tương lai”
1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng trải nghiệm
“Quản lý hoạt động GDHN theo hướng trải nghiệm là quá trình tác động
có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các đối tượng được quản lý nhằm đảm bảo quá trình hoạt động GDHN theo hướng trải nghiệm, đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường”
Trong luận văn này Quản lý hoạt động GDHN được xem là một hệ thống các tác động có hướng, có mục tiêu, có kế hoạch và thường xuyên từ đối tượng quản lý đến đối tượng quản lý của chương trình GDHN, có hiệu lực và hiệu quả Thực hiện có chất lượng mục tiêu định hướng GDHN của học sinh là hoạt động góp phần gắn kết giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình
và xã hội, trong đó nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học
Trang 32Các thành tố cơ bản của quản lý hoạt động GDHN:
+ Trong quản lý hoạt động GDHN, cơ quan quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu các trường, giáo viên phụ trách GDHN hoặc chuyên gia phụ trách hoạt động hướng nghiệp GDHN có nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh Bằng các phương pháp và phương tiện nhất định, cơ quan quản lý tác động đến đối tượng quản lí thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu GDHN đã đề ra Chủ thể quản lí có thể là một cá nhân hoặc một nhóm được giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí, có quyền và chịu trách nhiệm về việc được đảm nhiệm
+ Đối tượng quản lý GDHN bao gồm những tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ về GDHN, những giáo viên được nhà trường phân công GDHN, toàn thể học sinh học GDHN, tổ, nhóm GDHN của nhà trường; các tổ chức, đoàn thể xã hội (như Hội Cha mẹ học sinh, tổ chức Đoàn thanh niên, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ) Ngoài ra đối tượng quản lý GDHN bao gồm các hình thức tổ chức hoạt động GDHN, nguồn kinh phí, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN, hệ thống thông tin GDHN
+ Công cụ cơ bản để quản lý các hoạt động GDHN bao gồm các quy định của Nhà nước của ngành Giáo dục và Đào tạo về GDHN và các cơ chế, chính sách GDHN Các phương tiện giáo dục được người quản lý hoạt động GDHN sử dụng trong quá trình quản lý cũng là công cụ quản lý GDNN
+ Việc lựa chọn phương thức tác động và lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý của người quản lý GDHN tác động đến đối tượng quản lí hoạt động GDHN được gọi là phương pháp quản lý GDHN Cách thức mà các nhà quản
lý GDHN tác động đến các hệ thống được quản lý thông qua các phương tiện khác nhau để đạt được các mục tiêu quản lý cũng được gọi phương pháp quản
Trang 33GDHN có nhiều hình thức, phương thức và nhiều đối tượng tham gia GDHN ở cả bên trong và bên ngoài nhà trường Do đó, quản lý GDHN là một nhiệm vụ đòi hỏi sự quan tâm của các cấp quản lý và người lãnh đạo quản lí hoạt động GDHN để đạt được tính thống nhất, tính đồng bộ cuối cùng là đạt
mục tiêu giáo dục
1.3 Giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
1.3.1 Vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
“GDHN ở trường THCS hướng trải nghiệm sẽ giúp học sinh tăng khả năng nhận biết về chính bản thân mình có những sở thích và khả năng gì nổi bật Giả sử có bạn có năng khiếu văn nghệ, có bạn lại có khả năng thuyết trình, khả năng hùng biện, có bạn lại có tư duy sáng tạo… Mặt khác, giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp các em trau dồi các kỹ năng thiết yếu theo nhóm như: nhóm kỹ năng cơ bản, nhóm kỹ năng quản lý bản thân, nhóm kỹ năng làm việc nhóm…”
Tầm quan trọng của GDHN ở trường THCS theo hướng trải nghiệm TVHN và GDHN ở trường THCS là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
hệ thống giáo dục GDHN ở trường THCS còn định hướng nghề nghiệp giúp học sinh định hướng khối học, ngành học và nghề nghiệp tương lai của học sinh Trên
cơ sở sở trường, sức khỏe, niềm đam mê, kỹ năng, năng lực của các em công tác TVHN sẽ giúp các em nhìn nhận được khă năng tiềm ẩn của bản thân
GDHN là hành trình tiên phong giúp các em học sinh THCS có bức tranh
về nghề nghiệp tương lai, hình dung được những đặc trưng của từng nghề, cách lựa chọn nghề có cơ sở khoa học và cần phải chuẩn bị các điều kiện để các em
có thể sống với nghề nghiệp đã chọn
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
Học sinh có hiểu biết chung về cơ cấu nền kinh tế quốc dân, hiểu biết về
sự phân công lao động xã hội, sự phát triển của quốc gia, các địa phương, nắm
Trang 34được và làm quen với các nghề cơ bản, nghề chính và nhất là các nghề thủ công, nghề truyền thống ở địa phương Học sinh được tìm hiểu về khuynh hướng nghề nghiệp và năng khiếu của bản thân để bồi dưỡng và phát huy khả
năng nghề phù hợp nhất
Hướng dẫn và khuyến khích học sinh theo đuổi những ngành nghề mà
địa phương và đất nước cần phát triển
Hình thành cho học sinh quan điểm và thái độ đúng đắn đối với công việc, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cụ thể Thông qua lao động học sinh nắm được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành, mối liên hệ giữa giữa định hướng
nghề nghiệp và học nghề
Đổi mới giáo dục THCS là một bộ phận trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Các trường THCS cần đổi mới trong GDHN Mục tiêu của chương trình GDHN giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản và có khả năng chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện, hoàn cảnh của mình Để
tiếp tục học lên cao, học nghề hay bắt đầu cuộc sống lao động sản xuất
1.3.3 Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
Công tác GDHN ở trường THCS bao gồm các nội dung:
Định hướng nghề nghiệp thông qua chương trình GDHN và thông qua các hoạt động trải nghiệm
TVHN theo chủ đề GDHN và thông qua các hoạt động trải nghiệm Giúp học sinh chọn nghề phù hợp, có cơ sở khoa học
“Theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 thì nội dung GDHN ở trường trung học cơ sở bao gồm 9 chủ đề chính như sau:
Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương
Thế giới nghề nghiệp quanh ta
Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương
Trang 35Thông tin về thị trường lao động
Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình
Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên)
Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
Tư vấn hướng nghiệp”
Còn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được thực hiện theo các nội dung sau:
- Hoạt động hướng vào bản thân
Hoạt động khám phá bản thân
Hoạt động rèn luyện bản thân
- Hoạt động hướng đến xã hội
Hoạt động chăm sóc gia đình
Hoạt động xây dựng nhà trường
Hoạt động xây dựng cộng đồng
- Hoạt động hướng đến thiên nhiên
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường
- Hoạt động hướng nghiệp
Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp
Hoạt động rèn luyện thể chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch theo định hướng nghề nghiệp
Chương trình được thực hiện đồng tâm và mở rộng theo các lớp lớn hơn
1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
1.3.4.1 Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy
học các môn trong chương trình giáo dục phổ thông
Trong tất cả các môn học, mỗi môn đều có phương hướng, nhiệm vụ chuyên môn riêng Mấu chốt của vấn đề là giáo viên phải biết liên hệ nội dung
Trang 36bài học với nghề nghiệp cụ thể để giúp các em có cái nhìn tổng quan về nghề
và khơi dậy niềm đam mê công việc của các em Quá trình dạy học chúng ta phải phát hiện năng khiếu của học sinh, đồng thời phát triển khả năng, năng khiếu của các em, Các hoạt động hướng tới phát triển năng khiếu của học sinh, giúp giáo viên có thể dìu dắt học sinh có năng khiếu phát huy năng lực, sở
trường, định hướng nghề nghiệp đúng đắn
1.3.4.2 Tổ chức giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học môn
Công nghệ, dạy nghề phổ thông và thông qua lao động sản xuất
Các môn học như Công nghệ hay hoạt động dạy nghề phổ thông có tác dụng định hướng nghề nghiệp rất tốt Ở trường THCS học sinh chưa được xử lý các kỹ năng nghề nghiệp nhưng bằng cách học một số nghề chính (Điện, may, thêu…), học sinh đã có tiền đề để hiểu các nghề trong xã hội, tạo cho học sinh
cơ hội được thực hành một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng, được thử nghiệm với những hoạt động kỹ thuật cụ thể, từ đó các em phát hiện và hiểu rõ hơn những
khả năng của mình mà các em có thể đạt được một số năng lực kĩ thuật
Tổ chức lao động, sản xuất trong nhà trường là một phương tiện rất quan trọng để tiến hành định hướng nghề nghiệp Thông qua hoạt động lao động, sản xuất, hình thành nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề, tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với nghề và làm việc trong các loại hình nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tìm được nghề phù hợp Nó có một khả năng độc đáo để đáp ứng sở thích của học sinh và phát triển khả năng làm việc Ở khu vực nông thôn, cần tập trung vào nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi,lâm nghiệp, thủy sản Ở các thành phố, các khu công nghiệp cần tập trung cho lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, khách sạn
1.3.4.3 Tổ chức giáo dục hướng nghiệp thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các
buổi sinh hoạt GDHN
Thực tế có nhiều cách tổ chức hoạt động GDHN, bao gồm: giao lưu với những người thành công trong xã hội Xác định các nghề đang cần nhân sự, đặc
Trang 37biệt là các nghề được địa phương dự báo và coi là trọng điểm Tổ chức Diễn đàn, Tọa đàm, hội thảo về nghề nghiệp Mục đích giáo dục thái độ yêu nghề
và tạo bức tranh tổng quan về các ngành nghề trong xã hội, các hướng đi có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp THCS, nhu cầu nhân sự và nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về địa phương Các hình thức tổ chức này có định hướng nghề nghiệp tốt vì nó tạo ra sự phân hóa năng lực, thúc đẩy sự phát triển tài năng, tức
là làm nảy sinh sở thích, khuynh hướng và khả năng của học sinh Học sinh
thường tham gia các hoạt động ngoại khóa để được trải nghiệm
1.3.4.4 Tổ chức giáo dục hướng nghiệp thông qua việc tham quan, tư vấn của các cơ sở đào tạo nghề, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và qua các trung
tâm học tập cộng đồng ở xã
Hình thức GDHN này cho phép nhà trường phối hợp với các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trung tâm học nghề tại địa phương mở ra các lớp thực hành, lớp học nghề cho học sinh được thực nghiệm, phối hợp các
cơ sở sản xuất tại địa phương giới thiệu, cung cấp cho các em một số nghề, có thể hỗ trợ các em hình thành nhận thức về nghề nghiệp tương lai bằng cách nắm bắt trước những yêu cầu cơ bản của nghề Mặt khác, các trường nên sử dụng các kênh tư vấn khác của địa phương về GDHN như Đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn, trung tâm học tập cộng đồng xã… để xây dựng chương trình
GDHN thiết thực, hiệu quả cho học sinh
1.3.5 Các lực lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
Các trường cần chủ động phối hợp theo hướng liên kết hoặc đặt hàng với các trường Cao đẳng dạy nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo nghề trong GDHN để giới thiệu việc làm và tạo cơ hội việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS Đây là yếu tố cần thiết để huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động GDHN hiệu quả và đảm bảo cho các em nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của GDHN ngay từ khi còn nhỏ Gia đình không phải
là lực lượng duy nhất tham gia GDHN, bên cạnh nhà trường có sự đồng hành
Trang 38của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đoàn thể và cán bộ quản lí các cấp Trường học giữ vai trò chủ đạo trong công tác GDHN bởi nhà trường có sứ mệnh thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Nhà trường lựa chọn nội dung giáo dục, tổ chức thực hiện và sử dụng phương pháp giáo
dục của mình
Với vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục học sinh, trường phải thực hiện liên hệ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội, nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục Sự phối hợp thống nhất trong GDHN giữa giáo dục nhà trường giáo dục gia đình và xã hội là nguyên tắc cơ bản của giáo dục Công tác phối hợp có thể mang tính cụ thể, khắc phục các vấn đề liên quan đến trang thiết bị (sửa chữa bàn ghế, mua sắm giáo cụ, thêm phòng, lớp…), hướng nghiệp cần huy động các nguồn lực, cần sự phối hợp hài hòa giữa gia đình ,nhà trường và xã hội Việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là quá trình lập kế hoạch, xây dựng cơ chế hoạt động và đóng góp
nỗ lực cao nhất của các lực lượng tham gia để đạt được mục tiêu giáo dục
1.3.6 Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
1.3.6.1 Điều kiện về quản lí
Ở trường THCS vai trò động viên, hỗ trợ của TVHN là rất quan trọng Làm tốt vai trò quản lý trong hoạt động GDHN sẽ đưa hoạt động giáo dục này
đi đúng hướng, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho GDHN Từ đó, việc đẩy mạnh hoạt động GDHN sẽ đảm bảo con đường hướng nghiệp thông
suốt và tạo động lực cho giáo viên thực hiện có hiệu quả công tác GDHN
Trong quản lý công tác GDHN, người làm công tác GDHN trước hết phải nhận thức rõ tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ của GDHN và sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ công tác GDHN, tâm huyết với GDHN Đồng thời,
họ phải có đủ kỹ năng thực hiện công tác GDHN, quản lý GDHN, thực hiện các chức năng của mình (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, tư vấn, giám sát, và kiểm
Trang 39tra, đánh giá) và vận dụng tích cực những kiến thức và kỹ năng này vào thực tiễn
quản lý GDHN
1.3.6.2 Điều kiện về đội ngũ giáo viên
Chính giáo viên tổ chức hoạt động GDHN là người trực tiếp thực hiện mục tiêu GDHN Chính yếu tố giáo viên sẽ quyết định chất lượng hoạt động GDHN Vì vậy, điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu GDHN là giáo viên phụ trách công tác GDHN phải có kiến thức, kỹ năng định hướng nghề nghiệp
có đủ năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động GDHN
1.3.6.3 Điều kiện về học liệu và nguồn tài nguyên thông tin
Các hình thức GDHN cùng nội dung của nó ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của xã hội và do đó yêu cầu thông tin từ các nguồn khác nhau Ngoài
ra, rất nhiều nội dung về các chủ đề như vị trí và hướng phát triển của nền kinh
tế - xã hội Thế giới nghề nghiệp; Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế và xã hội, hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học không ngừng thay đổi Vì vậy, bên cạnh đầy đủ sách tài liệu tham khảo, các cơ sở giáo dục cũng cần cập nhật thường xuyên các tài liệu tham khảo, nguồn tài liệu hướng nghiệp để cung cấp cho giáo viên và học sinh trong công tác GDHN một cách thuận tiện Điều đó yêu cầu đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp phải có những hiểu biết cơ bản về GDHN, họ phải biết ứng dụng, khai thác nguồn thông tin từ Internet, từ các kênh và các nguồn thông tin khác, biết bổ sung, cập nhật thường xuyên Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cần thẩm định thông tin đúng đắn và thích hợp cho tất cả các hình
thức GDHN
1.3.6.4 Điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ là một trong những công cụ để giáo viên thực hiện phương thức giáo dục tổ chức thực hiện các hình thức GDHN Nó quyết định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học Vì điều đó, để hoạt động GDHN thành công, nhà trường phải có các phương tiện như Tivi, tranh, mô hình, hình ảnh về nghề, mạng internet, máy
Trang 40tính, máy chiếu,… Các công cụ giáo dục phục vụ kiểm tra, đánh giá, thông tin, dữ liệu định hướng chuyên môn ; có đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ, tài liệu dạy học và các điều kiện phục vụ học tập của học sinh
Ngoài các yêu cầu về trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện
hỗ trợ, các hình thức GDHN khác bao gồm mua sắm thiết bị kỹ thuật, xây dựng
mô hình hướng nghiệp, xây dựng phòng hướng nghiệp, tổ chức trải nghiệm thực tế, ngoại khóa cho học sinh Có điều kiện đãi ngộ và hỗ trợ kinh phí thỏa đáng để động viên, khuyến khích giáo viên GDHN Mặc dù các điều kiện được nêu ở trên được hiểu là điều kiện tối thiểu, thì điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng GDHN là lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy GDHN đối với công tác GDHN Việc
tổ chức các hoạt động GDHN cần được các nhà trường tổ chức phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của mình
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ
sở theo hướng trải nghiệm
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở theo hướng trải nghiệm
- Thực hiện mục tiêu GDHN ở trường THCS
- Phát huy vai trò của lực lượng thực hiện nhiệm vụ GDHN
- Phối hợp, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực GDHN
- Tổ chức thực hiện và quản lý có hiệu quả các hoạt động GDHN ở trường THCS
- Quản lý hoạt động GDHN ở trường THCS theo hướng trải nghiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
Mục tiêu quản lý hoạt động GDHN là tìm ra những điểm tương đồng và tương quan giữa các yếu tố năng lực cá nhân, điều kiện gia đình, nghề nghiệp
xã hội, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế địa phương Đó
là khía cạnh phổ biến nhất được tìm thấy trong mối quan hệ giữa các thành