Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ THẢO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS MAI CÔNG KHANH
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực
Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn Trần Thị Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các tập
thể và cá nhân:
Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cùng các cán bộ, giảng viên luôn
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
TS Mai Công Khanh – Người hướng dẫn khoa học luôn động viên, chia
sẻ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp
Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ, giáo viên các trường
THCStrên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương luôn tạo điều kiện hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho quá trình
học tập, nghiên cứu
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành, chia sẻ với tôi trong suốt
thời gian tham gia học tập, nghiên cứu
Tác giả luận văn Trần Thị Thảo
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, sơ đồ v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu của một số nước trên thế giới 5
1.1.2 Nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở 12
1.2.1 Cách mạng 4.0 12
1.2.2 Bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường 13
1.2.3 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường 15
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 15
Trang 61.3 Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các
trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 16
1.3.1 Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 16
1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở 17
1.3.3 Các dạng bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 20
1.3.4 Các thành tố của giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 23
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 29
1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 29
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 30
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 34
1.5.1 Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 34
1.5.2 Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 35
1.5.3 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý 35
Kết luận chương 1 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 37
2.1 Khái quát về vị trí địa lý- hành chính, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 37
2.1.1 Vị trí địa lí - hành chính của huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương 37
2.1.2 Về kinh tế - xã hội của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 37
Trang 72.1.3 Về giáo dục trung học cơ sở của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 38
2.2 Giới thiệu quy trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 40
2.3 Thực trạng giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 41
2.3.1 Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 41
2.3.2 Thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 42
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 53
2.4.1 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THCS 53
2.4.2 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 54
2.4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 63
2.5 Đánh giá chung thực trạng 66
2.5.1 Những ưu điểm 66
2.5.2 Những hạn chế 67
Kết luận chương 2 67
Trang 8Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 69
3.1 Các nguyên tắc để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 69
3.1.1 Đảm bảo tính pháp lý 69
3.1.2 Đảm bảo tính mục tiêu 69
3.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ 70
3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 70
3.1.5 Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 70
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 71
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0 71
3.2.2 Tăng cường chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 73
3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở 75
3.2.4 Chỉ đạo đa dạng dạng hóa các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 76
Trang 93.2.5 Chỉ đạo cán bộ, giáo viên phối hợp với gia đình và cộng đồng thực hiện giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ
sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 77
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0 84
3.3 Mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 86
3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 88
3.4.1 Giới thiệu chung về quá trình khảo nghiệm 88
3.4.2 Phân tích kết quả khảo nghiệm 89
Kết luận chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ : Bạo lực học đường CBQL : Cán bộ quản lý
GV : Giáo viên
NXB : Nhà xuất bản PCBLHĐ : Phòng chống bạo lực học đường THCS : Trung học cơ sở
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Thống kê số lượng đội ngũ CBQL, GV và nhân viên các trường
THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương năm học 2022–2023 38 Bảng 2.2 Quy mô trường, lớp và học sinh của các trường THCS huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương năm học 2022–2023 39 Bảng 2.3 Thang đo theo giá trị trung bình 41 Bảng 2.4 Khảo sát mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường 42 Bảng 2.5 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực hiện mục tiêu giáo
dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 43 Bảng 2.6 Đánh giá của học sinh về thực hiện mục tiêu giáo dục phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh 43 Bảng 2.7 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực hiện nội dung giáo
dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 44 Bảng 2.8 Đánh giá của học sinh về thực hiện nội dung giáo dục phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh 45 Bảng 2.9 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực hiện phương pháp
giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 46 Bảng 2.10 Đánh giá của học sinh về thực hiện phương pháp giáo dục
phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 47 Bảng 2.11 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực hiện hình thức giáo
dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 48 Bảng 2.12 Đánh giá của HS về thực hiện hình thức giáo dục giáo dục
phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 49 Bảng 2.13 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chủ thể giáo dục
phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 50
Trang 12Bảng 2.14 Đánh giá của HS về thực trạng chủ thể giáo dục phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh 51 Bảng 2.15 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng HS ở các
trường THCS tham gia hoạt động giáo dục dục phòng chống bạo lực học đường 52 Bảng 2.16 Đánh giá của học sinh về thực trạng học sinh ở các trường THCS
tham gia hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường 52 Bảng 2.17 Đánh giá của CBQL, GV, HS về kết quả giáo dục phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh 53 Bảng 2.18 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GVvề sự cần thiết của quản lý hoạt
động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 54 Bảng 2.19 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về quản lý mục tiêu hoạt
động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 55 Bảng 2.20 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng quản lý nội
dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 56 Bảng 2.21 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng quản lý
phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 58 Bảng 2.22 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng quản lý hình
thức giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 59 Bảng 2.23 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt
động của chủ thể giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 60 Bảng 2.24 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng quản lý học
sinh các trường THCS tham gia hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 61 Bảng 2.25 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về thực trạng quản lý
kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 62
Trang 13Bảng 2.26 Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của những yếu tố thuộc
về chủ thể quản lý 63 Bảng 2.27 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của
những yếu tố thuộc về đối tượng quản lý đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 64 Bảng 2.28 Đánh giá của đội ngũ CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của
những yếu tố thuộc về môi trường quản lý đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh 65 Bảng 3.2 Mức độ, biểu điểm, chuẩn đánh giá 89 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0 90 Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0 92
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 87
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam qua 30 năm đổi mới và hội nhập đã có những thành tựu phát triển vượt bậc, trở thành một trong sáu nước hoàn thành các mục tiêu Mục tiêu Thiên niên kỷ (2000 - 2015); góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu chiến lược giáo dục của Đảng ta: "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu trên thì giáo dục Việt Nam vẫn còn
tồn tại "chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên" (Chiến lược phát triển Giáo dục
2011 - 2015) Bạo lực học đường tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của HS và công tác giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo Hơn thế nữa, đa phần những học sinh đã từng là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng bạo lực lại người khác và cái vòng lẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại gây ra nhiều hệ lụy
về phát triển tâm lý, nhân cách, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên và người trưởng thành sau này, trở thành vấn đề thách thức của các nhà quản lý xã hội, quản lý giáo dục, của cha mẹ học sinh trong bối cảnh hiện nay
Từ thực tiễn trên, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, các đoàn thể xã hội cũng đã có nhiều giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, góp phần thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, trong đó có các giải pháp ngăn chặn hành vi giải quyết mâu thuẫn trong học sinh bằng bạo lực, điển hình là: Luật Trẻ em (năm 2016), Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016– 2020, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16 tháng 05 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính
Trang 15phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành giáo dục: “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường” Mặc dù đã có những hành lang pháp lý khá đầy đủ
và toàn diện, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn có lúc có nơi công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
Lứa tuổi học sinh THCS (độ tuổi từ 11 đến 14) đang trong giai đoạn dậy thì nên thường xuyên xuất hiện tâm lý không ổn định một phần là do thể chất hướng đến sự phát triển hoàn thiện
Giáo dục THCS trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong những năm qua cho thấy, tình trạng hành vi BLHĐ chưa thực sự thuyên giảm Bên cạnh đó, tình trạng học sinh tiếp xúc và bắt chước làm theo những hành vi bạo lực trên mạng internet, trò chơi điện tử mang tính bạo lực ngày càng diễn biến phức tạp Công tác phòng chống, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh còn nhiều bất cập Thực trạng trên đòi các trường THCS cần quan tâm nghiên cứu tìm các biện pháp quản lý để tổ chức hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường trong bối cảnh cách mạng 4.0 cho học sinh một cách phù hợp, đạt được kết quả cao trong giáo dục
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0”
để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 phù hợp với thực tiễn giáo dục ở các trường THCS và địa phương
Trang 163 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho
học sinh ở các trường THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0
4.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0
4.3 Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0
5 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 thời gian qua tuy đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được chưa thực sự tốt, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan Nếu nghiên cứu và đề xuất được các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh THCS một cách phù hợp sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục PCBLHĐ, hạn chế được BLHĐ trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hiện nay
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh trong bối cảnh cách mạng 4.0 là hiệu trưởng trường THCS
Trang 17- Khách thể khảo sát gồm: CBQL (cán bộ phòng GD&ĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS); GV các trường THCS; đại diện Hội cha
mẹ học sinh, đại diện công an địa phương
- Khảo sát từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp những tài liệu liên quan đến hoạt động giáo dục PCBLHĐ trong bối cảnh cách mạng 4.0; quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ trong bối cảnh
cách mạng 4.0 để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0 sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
- Các biện pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp, từ đó thu thập những thông tin cần thiết xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài;
- Thông qua quan sát; điều tra bằng các phiếu hỏi, lấy ý kiến chuyên gia
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu bằng phương pháp thống kê - toán học
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, nội dung luận văn gồm
3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cách mạng 4.0
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu của một số nước trên thế giới
BLHĐ trong giai đoạn hiện nay được coi là vấn nạn chung của toàn cầu BLHĐ ngày càng được quan tâm và được coi là một vấn nạn nghiêm trọng được nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về BLHĐ cho thấy, các nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về BLHĐ như: Thực trạng BLHĐ; hình thức BLHĐ; nguyên nhân dẫn đến BLHĐ và giải pháp ngăn chặn BLHĐ
Trước hết phải kể đến nghiên cứu về thực trạng BLHĐ giữa giáo viên với học sinh Nghiên cứu vấn đề này đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới Đại diện hướng nghiên cứu này gồm có: Thomas Gordon, Galand Benoit, Philippot Pierre, LecoCQ Catherin
Thomas Gordon đã nghiên cứu về thực trạng BLHĐ và cụ thể là BLHĐ của giáo viên đối với học sinh trên thế giới Nghiên cứu của ông đã cho chúng
ta thấy một bức tranh chung về thực trạng này tại các quốc gia khác nhau Ví
dụ như ở Trung Quốc, nếu giáo viên mất bình tĩnh và dùng tay trừng phạt học sinh thì chính họ cũng tự phạt mình như thế Ở Singapore, chỉ cho phép hiệu trưởng hoặc giáo viên cao cấp dùng roi đánh học sinh nam trên 10 tuổi nếu học sinh này phạm lỗi lớn, còn học sinh nữ được miễn Tại Nhật Bản, sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng cấm các hình phạt thân thể nhưng vẫn còn cân nhắc
về tính khả thi của luật này Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người ta lại quan niệm rằng “Khi giáo viên đánh thì hoa hồng sẽ nở” Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng, ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều bãi bỏ hình thức trừng phạt thân thể đối với học sinh Trong khi đó, những nước nằm dưới sự thống trị của Vương quốc Anh như Scotland, xứ Wales, Hoa Kỳ, Nam Phi, Úc, Canada,
Trang 19Bermuda vẫn cho phép trừng phạt thân thể ở trường học Tại Anh, năm
1986, đã ban hành lệnh bãi bỏ trừng phạt thân thể tại các trường học công lập, nhưng ở Mỹ, cho đến năm 1989, luật này vẫn chưa được ban hành trong tất cả các Bang Nghiên cứu của ông cũng cho thấy, khi những chính sách trừng phạt học sinh của nhà trường không đi kèm với việc lôi kéo sự hợp tác của người học, cũng như không nhằm phục vụ lợi ích người học, thì chắc chắn các hình thức kỷ luật học sinh còn tồi tệ hơn và điều này sẽ dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, hoặc chúng sẽ buộc học sinh phải ngừng
đi học Thực tế việc giáo viên vẫn còn bị hành hung chứng tỏ các kiểu trừng phạt học đường góp phần là nguyên nhân của gây hấn học đường hơn
Bỉ: Nghiên cứu của Galand, Lecocq và Philipott (2007) cho thấy, trải nghiệm của giáo viên về bạo lực học đường là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến quyết định rời khỏi nghề dạy học
Bungari: Với nhiều báo cáo về BLHĐ, vào năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về hành vi của học sinh, bao gồm
cả trang phục phù hợp, say rượu, mang theo điện thoại di động và giáo viên được quyền trừng phạt những học sinh gây rối
Pháp: Vào năm 2000, Bộ trưởng Giáo dục Pháp thừa nhận rằng, trong số 75.000 trường công lập, có 39 trường vẫn còn có vấn đề bạo lực nghiêm trọng
và 300 trường có vấn đề bạo lực
Trang 20Nhật Bản: Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục năm 2008 cho thấy, học sinh các trường công lập đã tham gia vào 52.756 trường hợp bạo lực học đường, tăng khoảng 8.000 trường hợp so với năm 2007, trong đó có 7.000 trường hợp, giáo viên là mục tiêu bị tấn công…
Bên cạnh các nghiên cứu về thực trạng BLHĐ giữa giáo viên và học sinh, các nghiên cứu còn tập trung vào việc tìm hiểu giữa học sinh với nhau
Khảo sát thực trạng BLHĐ giữa học sinh với học sinh gồm các nhà nghiên cứu His-Sheng Wei và các cộng sự; Craid và Harel; Due &Holstein, Huang, Zhou
& Guo; Morita, Soeda & Taki; Yang, Kim, Shin & Yoon; Centinkaya và cộng sự Các tác giả: Kristine A, Michel Nelson, Krischine Jolivette thuộc trường Đại học Kentucky đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về vấn đề “Ngăn chặn hành vi bạo lực và chống đối xã hội ở Thanh thiếu niên” [39]
Nghiên cứu của Lipsey MZ, Derzon J.H (Mỹ): đề xuất các chỉ báo về bạo lực và sự không thích ứng ở thiếu niên và thiếu nhi – các yếu tố rủi ro và sự can thiệp
Tại Châu Âu, vấn đề ngăn chặn BLHĐ được quan tâm từ rất sớm Hiện tượng bắt nạt học đường xảy ra thường xuyên ở trường tiểu học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh Ở trường THCS, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt là 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13-14, khi các em học sinh bắt đầu tuổi dậy thì Đến cấp trung học phổ thông, nạn BLHĐ có xu hướng giảm dần
Ở Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện bởi Tonja Nansel và đồng nghiệp (2001), chỉ ra rằng trong số hơn 15.000 học sinh từ lớp 6 đến lớp 10 có khoảng 17% học sinh cho biết họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt trong gần cả năm học; gần 19% cho rằng họ “thỉnh thoảng” hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% người được hỏi nói rằng họ vừa bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của các vụ bắt nạt
Tuy nhiên, cùng với xu hướng giảm của các vụ việc bắt nạt truyền thống (bắt nạt mặt đối mặt) thì số lượng các vụ việc bắt nạt trực tuyến (qua mạng
Trang 21internet) có xu hướng tăng và trở thành vấn đề phổ biến của thanh thiếu niên hiện nay Theo nghiên cứu của Patchin & Hinduja (2016) từ năm 2007 đến
2016, tỉ lệ cá nhân bị bắt nạt trực tuyến một số thời điểm trong cuộc đời tăng lên gần gấp đôi (18% đến 34%)
Như vậy, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về BLHĐ giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau Trong đó, các nghiên cứu tập trung vào việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi như: Thực trạng BLHĐ; hình thức BLHĐ; nguyên nhân dẫn đến BLHĐ; hậu quả BLHĐ và giải pháp ngăn chặn BLHĐ
1.1.2 Nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam
Tại Việt Nam, BLHĐ đã được quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu từ những năm 1990 và đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về BLHĐ Một vài thống kê và các công trình nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, cách xử lý - ứng phó và phòng chống BLHĐ trong những năm gần đây:
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến 2015, cả nước đã xảy ra 1598 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học Tình trạng này có xu hướng xảy ra ngày một nhiều và đang trở thành một vấn nạn xã hội Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình Các trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 HS, cảnh cáo 1.558 HS và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 HS Tính bình quân, cứ 11.111
HS thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau
Theo tác giả Trần Thị Chiến và Tô Gia Kiên khi nghiên cứu về “Thực trạng bạo lực học đường và một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ở học
Trang 22sinh trường THCS Lê Lai, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” năm 2011 cho kết quả 13,2% HS có thực hiện hành vi BLHĐ trong vòng 6 tháng, có 5,9% HS mang vũ khí đến trường, 12,2% HS đe dọa các bạn học khác và mắng chửi là 36,9% Nghiên cứu cũng cho thấy 11,9% học bị đánh, 10,3% bị đe dọa và 4,1%
bị trấn lột Đặc biệt, tỷ lệ học sinh từng bị bạo lực, gia đình có sử dụng bạo lực, hay bạn bè có sử dụng bạo lực có hành vi bạo lực cao gấp 1,9 lần; 1,4 lần và 2,1 lần so với những học sinh chưa từng bị bạo lực, gia đình không sử dụng bạo lực hay bạn bè không sử dụng bạo lực [13, tr 147-153]
Trong kỷ yếu hội thảo “Tư vấn tâm lí học đường trước những tác động của cuộc cách mạng 4.0 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” cuối năm 2018 tác giả Lê Thị Xuân cho thấy tình trạng BLHĐ phổ biến ở học sinh THCS tại thành phố Vũng Tàu bao gồm bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần Các hình thức bạo lực tinh thần và bạo lực tương quan; là những hình thức bạo lực không gây tổn thương về mặt thể lý HS nhưng lại chính là những hình thức bạo lực có tác động sâu sắc tới sức khỏe tinh thần học sinh THCS và đây là hình thức bạo lực được HS đánh giá là thường xuyên xảy ra Trong đó tình trạng nói xấu bạn bè (35,6 %); chế giễu, bình phẩm hình dáng (mập, lùn, đen, xấu xí, ) là 30,6%; xúc phạm bằng lời nói (chửi bới, sỉ nhục) với tỉ lệ đánh giá 20,6% và hiện tượng chế giễu giới tính (16,2%) Còn đối với các hành vi bạo lực thể xác như đánh nhau, tổ chức đánh nhau và trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân, túm tóc được đánh giá xảy ra ở mức độ thỉnh thoảng, nhưng với tỉ lệ đánh giá khá cao lần lượt là 56,2% và 46,2% [38]
Trong một nghiên cứu về “đánh giá của học sinh, sinh viên về hậu quả của bạo lực học đường” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình năm 2013 cho thấy hậu quả của bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng trên về mặt thể chất
và mặt sức khỏe tinh thần của học sinh nhưng còn ảnh hưởng xấu đến mặt xã hội Bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần, các hoạt động học tập, các mối quan hệ trong lớp, tinh thần đoàn kết trong lớp,
Trang 23những hoạt động tập thể trong nhà trường và sự phát triển nhân cách của HS Làm mất kỷ cương nề nếp của nhà trường, gây ra sự căng thẳng chung trong trong trường học, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong trường học [4, tr18-19]
Khi nghiên cứu về “thực trạng một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh một số trường Trung học cơ sở tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm học 2016-2017” tác giả Đỗ Thùy Linh đã thu được kết quả: có 55,3% các em HS cảm thấy không vui khi có BLHĐ xảy ra; 19% các em cảm thấy căng thẳng, lo sợ, BLHĐ cũng làm cho 12,4% các em
HS không thể tập trung học hành và làm cho 4,1% các em HS phải bỏ học Một
tỷ lệ nhỏ các em bị xây xát phải đến y tế trường (2,3%) và có 1,1% các em bị bầm tím hoặc đến bệnh viện [25]
Tác giả Lê Minh Nguyệt với đề tài: “Xung đột tâm lý giữa thiếu niên với thiếu niên ở trường THCS” năm 2004 Tác giả phân tích: xung đột tâm lý giữa thiếu niên với thiếu niên là sự mâu thuẫn trong quan hệ với nhau gây tranh chấp, ẩu đả, bất hòa Xung đột tâm lý này có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình
và hiệu quả của giao tiếp và hoạt động học tập giữa các em Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xung đột tâm lý giữa thiếu niên với thiếu niên có ở mọi lĩnh vực hoạt động của các em Trong đó, thường diễn ra ở các lĩnh vực hoạt động học tập, vui chơi, giải trí là chủ yếu Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lý giữa các em Hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan có ảnh hưởng tới xung đột tâm lý giữa thiếu niên với thiếu niên Chính sự xung đột này dễ dẫn đến BLHĐ trong thực tiễn [30, tr59-63]
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự khi nghiên cứu về “thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ” năm 2015, cho thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLHĐ, trước tiên nguyên nhân dẫn đến BLHĐ xuất phát từ bản thân HS như sự phát triển của tính tự trọng, đời sống xúc cảm - tình cảm và nhu cầu được nể trọng, ngưỡng mộ, thiếu kỹ năng cũng
Trang 24như có thể các em rơi vào trường hợp rối loạn hành vi Về phía gia đình: Cách ứng xử của gia đình trên bình diện làm mẫu, sự quan tâm và áp lực từ gia đình
Về phía nhà trường: Nhà trường chưa thật sự chú trọng đến nhiệm vụ dạy người, áp lực từ việc học, việc xử lý các vụ BLHĐ chưa thật hiệu quả, môi trường giáo dục ở nhà trường Về phía xã hội: Sự chuyển biến của xã hội quá nhanh, cách hành xử thiếu chuẩn mực của con người với nhau, tác động từ game, phim ảnh và một số hình thức văn hóa phẩm mang tính bạo lực [33]
Theo tác giả Nguyễn Văn Tường (2019) khi nghiên cứu về “ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở” cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi BLHĐ của học sinh THCS, bao gồm: nhận thức của học sinh về hành vi BLHĐ; tính cách của học sinh; thái độ sống của học sinh; quan hệ bạn bè của HS; cách ứng xử giữa nhà trường/giáo viên và HS; cách ứng xử giữa phụ huynh và HS Trong đó, cách ứng xử giữa phụ huynh và HS, cách ứng xử giữa nhà trường/thầy cô và HS, quan hệ bạn bè của
HS là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và có thể tác động làm thay đổi các biểu hiện ứng phó của học sinh THCS khi gặp phải hành vi BLHĐ [37]
Tác giả Nguyễn Thanh Huyền khi nghiên cứu về “giáo dục phòng, chống bắt nạt học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở” vào tháng 5/2019
đã khẳng định rằng để PCBLHĐ trong các trường THCS thì việc giáo dục BLHĐ cho HS là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết Cần giáo dục cho
HS những kiến thức về đạo đức, thái độ, hành vi BLHĐ trong trường học, từ đó giúp các em xây dựng ý thức, kĩ năng ứng xử - hành động để PCBLHĐ Thông qua các giờ học trên lớp môn giáo giáo dục công dân; các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần; các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp; các hoạt động của đoàn - đội Và việc này rất cần sự tham gia phối hợp của toàn hệ thống chính trị địa phương và gia đình với nhà trường, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo [18, tr 115-120]
Điểm qua những công trình nghiên cứu đã nêu cho thấy, những nghiên cứu này bước đầu đã chỉ ra được những hình thức BLHĐ, nguyên nhân, hậu
Trang 25quả cách xử lý - ứng phó và PCBLHĐ Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về giáo dục PCBLHĐ ở các trường THCS nói chung, ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương nói riêng trong bối cảnh cách mạng 4.0 thì vẫn chưa được đề cập đến, điều này đòi hỏi cần có một nghiên cứu cụ thể góp phần giải quyết, làm rõ
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở
1.2.1 Cách mạng 4.0
- Cách mạng 4.0 - cuộc cách mạng công nghệ số Cách mạng 4.0 là một thuật ngữ bắt nguồn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, đánh dấu sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, là sự kết hợp các công nghệ tiến bộ lại cùng nhau, xóa mờ các ranh giới kĩ thuật số, vậy lý, sinh học thông qua các công nghệ như Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ sinh học và công nghệ nanno Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó kể tới sự xuất hiện của rô-bốt có trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo, thế hệ xe không người lái, siêu máy tính trong y học…
Những đột phá trong công nghệ số giúp kết nối hàng tỉ người trên thế giới, giúp tái tạo tài nguyên thiên nhiên Tốc độ đột phá của cuộc cách mạng 4.0 không có tiền lệ trong lịch sử, tiến triển theo hàm số mũ Những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống quản lý và quản trị Mặc dù vậy, cách mạng 4.0 kèm theo một số rủi ro Những thay đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt con người vào nhiều tình huống nguy hiểm về tài chính, sức khỏe tinh thần
- Cách mạng 4.0 liên quan đến giáo dục
+ Công nghệ 4.0 liên quan đến giáo dục là hệ thống giáo dục áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội của thời đại công nghiệp 4.0 vào hoạt động giáo dục Trong đó, người học được giáo dục kiến thức và kỹ năng liên ngành nhất là các kỹ năng quản trị và kỹ năng điều khiển máy móc Giáo
Trang 26dục được phát triển như một hệ sinh thái, nơi mà mọi yếu tố được liên kết với nhau thông qua không gian mạng và điện toán đám mây Quan hệ dạy và học được mở rộng không chỉ giữa GV với HS mà còn là HS với HS, HS với mọi người xung quanh, học sinh với nguồn kiến thức mở…
+ Cách mạng 4.0 trong giáo dục nói riêng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành giáo dục nước nhà Việc áp dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào giáo dục, trường học có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, người học được hướng dẫn học qua mạng + Giáo dục sẽ tạo ra những lớp học, thầy giáo, thiết bị đều là “ảo”, mang tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, Google Meet, Zoom… dần trở thành xu hướng phát triển mới trong quá trình hội nhập số,tiến gần hơn với mục tiêu phát triển và xây dựng công dân toàn cầu - công dân số
1.2.2 Bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường
1.2.2.1 Bạo lực học đường
- Theo tác giả Milton Keynes (năm 1989) cho rằng: "Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực hơn người khác” [17]
- Tác giả Dan Olweus lại đưa ra khái niệm về bắt nạt trong trường học
“là một hành vi tiêu cực, được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hay nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc bảo vệ bản thân" [17]
- Tại Việt Nam, BLHĐ được các tác giả nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau, cho rằng BLHĐ là hành vi lệch lạc quy tắc của nhà trường và các chuẩn mực đạo đức, như:
+ Tác giả Huỳnh Văn Sơn: "Bạo lực học đường là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, nội quy của nhà
Trang 27trường và là hành vi lệch chuẩn của học sinh Bạo lực học đường có thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi.” [18]
+ Tác giả Đỗ Thị Nga cho rằng “Bạo lực học đường là những hành vi học sinh hoặc giáo viên cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực với người khác Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục… thông qua lời nói hoặc hành vi khác để gây ra những tổn thương về tinh thần và vật chất cho người bị hại” [18]
+ Tác giả Phan Mai Hương (năm 2009) đưa ra định nghĩa về BLHĐ cụ thể
như sau: “Bạo lực học đường là thuật ngữ dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường Bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương tâm lý, thậm chí tổn hại đến thể chất của người khác” [18]
+ Tác giả Trần Thị Tú Anh (2012) lại cho rằng: “Bạo lực học đường có thể gây tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân cũng như những người quan tâm hay chứng kiế nó Trong đó, tổn thương về mặt thể chất thường dễ được
xã hội nhận thấy và quan tâm chữa trị Ngược lại, chấn thương về mặt tâm lí thường âm ỷ, khó phát hiện nên ít quan tâm, vì vậy, hậu quả có thể nặng nề và kéo dài Bạo lực học đường đã khiến nhiều học sinh bị căng thẳng, sợ hãi, sợ đến trường, lẩn tránh các mối quan hệ xã hội và thậm chí còn dẫn đến hành vi
tự tử” [1]
- Như vậy có thể hiểu, BLHĐ là “hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập” BLHĐ bao gồm cả việc cá nhân thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện những hành vi xâm hại hoặc không thực hiện trách nhiệm bảo vệ cho người bị xâm hại
Trang 28- BLHĐ là sự xâm hại của HS đối với HS, sự xâm hại của HS đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại; sự xâm hại của GV đối với HS và ngược lại Như vậy, BLHĐ không những giới hạn phạm vi trong trường học mà còn diễn ra bên ngoài trường học
1.2.2.2 Phòng chống bạo lực học đường
Theo Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì phòng chống BLHĐ là“chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lí các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường”[6] Mục tiêu phòng chống BLHĐ là phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn nguy cơ xảy ra BLHĐ, đồng thời can thiệp, xử lý kịp thời khi xảy ra BLHĐ
1.2.3 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường
- Giáo dục phòng chống BLHĐ là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục, bồi dưỡng năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ trong hoạt động phòng ngừa và ứng phó với BLHĐ Theo Điều 7 Thông
tư 38/2019/TT-BLĐTBXH: “Trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng
tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên”
- Giáo dục phòng chống BLHĐ trong bối cảnh cách mạng 4.0 là quá trình tác động đến HS giúp cho mỗi HS luôn được cập nhật kiến các thức mới, hoàn thiện, nâng cao kĩ năng phòng, chống BLHĐ cho HS ở các nhà trường
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh
- Thuật ngữ quản lý:
+ Quản lý là một thuật ngữ phổ biến trong xã hội Mọi hoạt động của tổ chức, xã hội đều cần tới quản lý Quản lý diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ
và liên quan đến mọi người Quản lý trở thành một khoa học, một nghệ thuật và
là một nghề trong xã hội hiện đại
Trang 29+ Quản lý là một hoạt động mang tính lịch sử, nhờ có hoạt động quản lý
mà xã hội loài người không ngừng vận động và phát triển Theo nhóm tác giả
Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [32] Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [27]
+ Từ các quan niệm trên ta có thể rút ra kết luận: Quản lý là sự tác động
có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm được mục tiêu đã đề ra
- Quản lý hoạt động giáo dục phòn, chống bạo lực học đường:
+ Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý; nhằm tăng cường cho học sinh kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường và được thực hiện theo nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn là chính;
+ Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường là thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động, can thiệp, hỗ trợ và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường nếu có các tình huống phát sinh trong thực tế
1.3 Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
1.3.1 Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại Điều 2 quy định vị trí của trường trường trung học
cơ sở: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trường trung học cơ sở được quy định tại Điều 3, Điều lệ trường trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
Trang 30thông và trường phổ thông có nhiều cấp học: “1.Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường 2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục 3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Thực hiện
kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công 5 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội 6 Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật 7 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật 8 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật 9 Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 10 Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật 11 Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật 12 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật”
1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở
- Sự thay đổi về mặt tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinhtrung học cơ sở:
+ Lứa tuổi THCS, học sinh có sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể,
về sinh lí.Điều này được thể hiện qua sự phát triển cơ thể (sự phát triển về chiều cao
và trọng lượng; sự phát triển của hệ xương); đặc điểm hoạt động của não và thần kinh cấp cao; sự phát triển của tuyến sinh dục (hiện tượng dạy thì) [15];
+ Cơ thể của các em ở lứa tuổi này“chịu một phụ tải đáng kể do sự phát triển nhảy vọt về thể chất trong sự cải tổ giải phẫu sinh lí cơ thể Do hoạt động
Trang 31mạnh của các tuyến nội tiết dẫn đến hiện tượng dạy thì Ở giai đoạn này, khả năng chịu kích thích mạnh của hệ thần kinh chưa tốt, các em dễ chóng mặt, mệt mỏi khi thực hiện các công việc nặng hoặc diễn ra trong thời gian dài” [15]
- Hoạt động và giao tiếp của học sinh cấp trung học cơ sở:
+ Hoạt động học tập: Việc học tập của học sinh “không chỉ đóng khung trong các tiết học lí thuyết ở trên lớp, mà còn được diễn ra theo nhiều hình thức sinh động khác như: thảo luận, thực hành, thí nghiệm, tham quan ”[15]
Ở cấp học THCS, học sinh được học tập với các GV bộ môn khác nhau, mỗi
GV lại có có trình độ sư phạm, năng lực và phong cách giảng dạy khác nhau,
có thái độ và yêu cầu riêng đối với HS Những điều này tạo cho HS một số khó khăn nhất định,đòi hỏi ở các em dần dần có những cách thức nhận thức đối với người khác,đồng thời sẽ nảy sinh sự so sánh, đánh giá và tỏ thái độ đối với các
GV một cách khác nhau Qua những hoạt động đó, HS sẽ có những yêu cầu cao
về năng lực và phẩm chất đối với GV
+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Ở lứa tuổi THCS các em có nhu cầu
tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Các em không chỉ tham gia các hoạt động đó mà còn hướng tới sự sáng tạo trong các hoạt
động Nhiều em đã bộc lộ “Năng khiếu, khả năng của mình và đã thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật và thể thao” [15]
+ Hoạt động giao tiếp: Ở lứa tuổi THCS các em có những thay đổi lớn
trong giao tiếp với bạn bè và người lớn, trong đó nét đặc trưng trong giao tiếp với
người lớn là “sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn - trẻ con có ở lứa tuổi nhi
đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt ra cơ sở cho
việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo”
Còn việc giao tiếp với các bạn cùng độ tuổi “ đã mang đặc trưng của quan hệ xã hội giữa các cá nhân độc lập và là hệ thống bình đẳng, giao tiếp với bạn đã trở thành một hoạt động riêng và chiếm vị trí quan trọng” [15]
- Nhận thức của học sinh trung học cơ sở:
+ Nhận thức của các em ngày càng được phát triển thể hiện thông qua sự phát triển về cấu trúc nhận thức và sự phát triển về hành động nhận thức Đặc
Trang 32điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của học sinh lứa tuổi này
là sự hình thành và phát triển các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề [15]
+ Các hành động nhận thức của học sinh THCS (bao gồm tri giác, tư duy, trí nhớ, chú ý, trí tưởng tượng, ngôn ngữ) đạt ở mức độ cao hơn so với lứa tuổi cấp tiểu học Sự phát triển về nhận thức của học sinh THCS là cơ sở quan trọng cho hoạt động và giao tiếp của học sinh nói riêng và cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục một cách thích hợp và hiệu quả
- Sự phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở:
+ Tình cảm của học sinh THCS: “đã được phát triển phong phú, sâu sắc hơn học sinh nhỏ Tình cảm của các em hướng thiện Các em rất chú ý đến thế giới tinh thần Tình cảm đạo đức, tinh cảm tập thể, đặc biệt là tình bạn đang phát triển mạnh mẽ” [15]
+ Ý thức: Tự ý thức về bản thân, tự đánh giá, tự giáo dục ngày càng phát triển Với sự thay đổi về cơ thể ở tuổi dậy thì, với môi trường học tập mới và sự phát triển các mối quan hệ xã hội, ở học sinh THCS xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của mình, đến những phẩm chất nhân cách riêng, nhu cầu tự đánh giá, tự so sánh mình với người khác, các em mở ra những dự định hoạt động nhằm vươn lên làm người lớn, muốn xem xét lại mình, muốn tỏ thái độ mới về mình [15]
+ Sự phát triển về hứng thú: Hứng thú của HS cấp THCS phát triển khá
mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu Các em “tích cực trong mọi lĩnh vực hoạt động, ở các em có sự phát triển và mở rộng phạm vi các hứng thú ra ngoài phạm vi học tập trong nhà trường tuy nhiên, hứng thú còn mang tính chất tản mạn, chưa ổn định, chưa sâu sắc, chưa bền vững, dễ thay đổi Do đó, cần giáo dục để các em duy trì được hứng thú và kiên trì làm việc để đạt mục đích” [15]
+ Sự phát triển đạo đức: Học sinh THCS do có sự phát triển của ý thức, đạo đức của các em được phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, các em vẫn có thể có những hiểu biết phiến diện, ngộ nhận, chưa hiểu một cách chính xác về khái
Trang 33niệm đạo đức và những phẩm chất riêng biệt của cá nhân [15] Vì thể một bộ
phận HS tính cách có những nét tiêu cực Điều đó đòi hỏi gia đình HS và GV cần chú ý quan tâm vấn đề này trong công tác giáo dục HS
1.3.3 Các dạng bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
Việc nhận dạng được các loại BLHĐ sẽ giúp cha mẹ và thầy cô dễ nhận
ra các dấu hiệu nếu HS bị bắt nạt hoặc đang bắt nạt bạn khác Đây là một bước quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của BLHĐ
Theo tài liệu Bồi dưỡng modun số 7 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường trung học” (tài liệu dành cho CBQL theo chương trình ETEP của Bộ GD&ĐT năm 2023) thì hành vi BLHĐ được chia làm 4 loại bao gồm: Hành vi bạo lực thân thể, hành vi bạo lực tinh thần, hành vi bạo lực xã hội và hành vi bạo lực trên môi trường mạng
+ Bạo lực thân thể: là những hành vi gây ra thương tích, đau đớn trên cơ thể HS Loại bạo lực này bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các HS hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường
+ Bạo lực tinh thần: là hành vi dùng lời nói, dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe doạ, bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác,… (vẻ ngoài, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính, gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình )
+ Bạo lực xã hội: Là một dạng bắt nạt dễ dàng che giấu, có thể diễn ra sau lưng HS, nhằm ngăn cản HS hoà đồng với bạn bè chung lớp hoặc một số nhóm, hội trong trường học
Các hành vi sau có thể được xem là bạo lực xã hội:
• Nói xấu sau lưng và lan truyền về những tin tức bịa đặt
• Những cử chỉ bằng mặt hoặc cơ thể tỏ vẻ khinh bỉ, đe doạ
• Thường nói những câu đùa thô tục gây khó chịu, làm người khác xấu
hổ và cảm thấy tủi nhục
Trang 34• Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng
• Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác
+ Bạo lực trên môi trường mạng:
Bạo lực trên môi trường mạng có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến Bạo lực trên môi trường mạng có thể diễn ra công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn ra lặng thầm sau lưng nạn nhân Bạo lực mạng có thể diễn ra bất cứ lúc nào, thậm chí có thể diễn ra liên tục với khả năng lan truyền nhanh chóng, có thể cắt ghép chỉnh sửa không kiểm soát
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài với việc dạy học trực tuyến diễn ra mạnh mẽ, HS tham gia học tập và giải trí trên môi trường mạng tương đối nhiều vì vậy một vấn đề đang nổi lên và đang được ngành giáo dục và cha
mẹ HS quan tâm là bạo lực qua mạng Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã đưa ra 7 loại bắt nạt trên mạng có thể diễn ra ở HS đó là: đặt điều, cô lập, giả danh, quấy rối, tấn công mạng, lừa/cài bẫy, đe dọa trực tuyến
- Hậu quả của những hành vi BLHĐ trong bối cảnh cách mạng 4.0:
BLHĐ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý, sức khỏe, thậm chí
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của học sinh
+ Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Những vụ BLHĐ thường gây ra những hậu quả về mặt thể xác Đó là những vết bầm tím trầy xước, thương tổn vùng ngoài da, gãy xương… thậm chí tồi tệ hơn có thể cướp đi sinh mạng của những đứa trẻ Về mặt tinh thần, những học sinh bị bạo lực thường lo âu, chán nản, cô đơn, mệt mỏi, các em rất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, gây khó khăn cho cuộc sống thường ngày, không tập trung vào việc học tập, thậm chí nhiều em có phản ứng tiêu cực như tự tử, bỏ học, bỏ nhà ra đi hoặc nổi loạn để trả thù Hậu quả của BLHĐ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách của các em Nạn nhân
Trang 35lớn lên khi thường xuyên bị ức hiếp, bắt nạt, bị đe dọa sẽ khiến những suy nghĩ, quan niệm, lối sống lệch lạc, tiêu cực và đề cao giá trị của bạo lực, có thể ảnh hưởng lâu dài đến đời sống, tương lai hạnh phúc Không ít những đứa trẻ khi đi học bị bạn bắt nạt, đánh đập, đe dọa, trong lòng nuôi dưỡng sự hận thù, nung nấu ý định trả thù và sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, trở thành những đối tượng lầm lỳ, bất hảo
- Ảnh hưởng đến gia đình: BLHĐ ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình Những gia đình có con là nạn nhân phải chịu nỗi đau về mặt tinh thần, cha mẹ luôn trong tình trạng lo lắng cho sự an toàn, tính mạng và tương lai của con em mình Đối với gia đình có con em gây ra BLHĐ sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình trong việc nuôi dạy và quản lý con cái, cuộc sống gia đình bị xáo trộn do phản ứng của những người xung quanh, nếu những vụ bạo lực có hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất thì gia đình phải chi phí thêm tài
chính khắc phục hậu quả
- Ảnh hưởng đến nhà trường: BLHĐgây ảnh hưởng xấu đến văn hóa học đường và môi trường học tập chung, HS không còn cảm thấy an toàn trong chính ngôi trường của mình Nhiều HS sợ hãi không dám đến trường học, nghỉ học thường xuyên Không những thế, chính các thầy cô giáo cũng lo lắng và căng thẳng, không an tâm về sự an toàn của HS vì BLHĐ luôn rình rập và xuất
hiện bất cứ lúc nào
- Ảnh hưởng đến xã hội: BLHĐ thể hiện sự sự sai lệch về mặt hành vi và
sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận HS Nhiều em chứng kiến các hành vi BLHĐ nhưng im lặng, bất lựchoặc hùa theo số đông bạo lực hoặc cho rằng không liên quan đến bản thân, tạo nên một nhóm người vô cảm trước những sai trái bất công, trước những nỗi đau của người khác Các vụ BLHĐ gây nên mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng cho xã hội, làm hao tổn vật lực, tài lực của xã hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước và sự phát triển của quốc gia sau này
Trang 361.3.4 Các thành tố của giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
1.3.4.1 Mục tiêu của giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS là nhằm ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn, đảm bảo sự an toàn, thân thiện, lành mạnh của môi trường giáo dục; chủ động trong phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi BLHĐ
- Trang bị cho HS các kiến thức, kĩ năng nhận diện được các hành vi có dấu hiệu của BLHĐ; tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho HS
- Giáo dục cho HS thấy tác hại của vấn nạn BLHĐ, có kĩ năng sống và thái độ ứng xử đúng trước các hành vi BLHĐ
- Giáo dục phòng, chống BLHĐ cho HS được thực hiện một cách có hiệu quả tốt sẽ giải quyết được ba vấn đề về BLHĐ trong bối cảnh cuộc cách mạnh 4.0 như sau:
+ Giúp cho những HS có hành vi BLHĐ nhận ra hành vi sai trái của mình
về bản chất và mức độ
+ HS có phương hướng sửa chữa, khắc phục, tự điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp Khi khâu này được giải quyết tốt thì sẽ hạn chế các nguy cơ dẫn đến các hành vi BLHĐ trong và ngoài nhà trường
+ HS được học tập trong môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, tích cực sẽ trở thành những công dân tốt, có đức, có tài, chính trực, từ đó góp phần xây dựng đất nước ta phát triển
1.3.4.2 Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Hoạt động giáo dục PCBLHĐ nhằm giúp HS có nền tảng kiến thức và
kỹ năng cần thiết để: nhận biết những hành vi, biểu hiện, lời nói, thái độ, cách ứng xử nào là BLHĐ hoặc có dấu hiệu của bạo lực; động cơ hay nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi hoặc thái độ ấy; lường trước hoặc dự báo hậu quả như thế nào đối với HS nếu hành vi BLHĐ xảy ra; cách ứng xử như thế nào để
Trang 37ngăn chặn hành vi BLHĐ xảy ra với mình hoặc bạn mình; trường hợp xấu nhất
là xảy ra BLHĐ với chính mình hoặc bạn bè mình thì HS có nên cam chịu hay hành động? Nếu hành động thì hành động như thế nào cho phù hợp và nên báo cho ai để được giúp đỡ, giải quyết
- Tích hợp nội dung hoạt động giáo dục PCBLHĐ vào các hoạt động giáo dục chính khóa, chuyên đề, ngoại khoá, nội dung chương trình giảng dạy trên lớp
- Tập huấn kỹ năng PCBLHĐ cho học sinh, bao gồm: Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường; Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường; Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn; Kỹ năng làm chủ và ứng phó với
hệ lụy do bạo lực học đường; Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành, Kỹ năng giải quyết vấn đề bằng nghệ thuật đàm phán và thương lượng,
kỹ năng win – win, …
- Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục kêu gọi sự tham gia của cha mẹ HS, GV, HS, các lực lượng trong và ngoài nhà trường, cụ thể: xây dựng, hoàn chỉnh và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục
- Xem xét các hình thức kỷ luật học sinh phù hợp, bảo vệ quyền trẻ em, không dùng bạo lực để xử lý HS có hành vi bạo lực
Như chúng ta đã biết năng lực của con người bao gồm tổng hòa của kiến thức, kỹ năng và thái độ Phẩm chất của con người là kết quả được tổng hợp từ đạo đức, tư tưởng, lối sống cá nhân Để nội dung giáo dục PCBLHĐ đạt được hiệu quả bền vững, nhà trường cần trang bị cho học sinh đầy đủ về kiến thức PCBLHĐ Học sinh cần được học tập và thực hành về thái độ chuẩn mực, được tiếp cận và sống trong môi trường lành mạnh và được giáo dục theo hệ tư tưởng tiến bộ, nhân văn; tôn trọng và phát huy quyền con người, sống trong một xã hội bình đẳng, tiến bộ và văn minh
Trang 381.3.4.3 Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Giáo dục PCBLHĐ cho học sinh THCS cần được đội ngũ CBQL, thầy
cô giáo và HS chủ động tham gia tích cực và thường xuyên Đồng thời được các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh phối hợp thực hiện Phương pháp giáo dục PCBLHĐ cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 như sau:
+ Truyền thông trực tiếp, mời chuyên gia đến tập huấn, hướng dẫn, dẫn chứng cụ thể hành vi và những chế tài đối với những người có hành vi BLHĐ hoặc xâm phạm nghiêm trọng sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác, giảng giải cho HS nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn
+ Đối thoại trực tiếp giữa GV và HS, giữa HS với HS khi xảy ra mâu thuẫn, cùng đưa ra biện pháp giải quyết và đặc biệt và phòng ngừa những hành
- Ngoài ra nhà trường cũng có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: truyền thông trực tiếp về các kỹ năng và cung cấp các số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về BLHĐ; tổ chức hội thi sáng tác sản phẩm cổ động; Diễn đàn trao đổi đối thoại giữa HS, CBQL, chuyên gia tâm lý; biểu diễn tiểu phẩm sắm vai chuyên đề BLHĐ; mời chuyên gia tâm lý hỗ trợ
Trang 39tham vấn hoặc tư vấn tâm lý cho HS có biểu hiện lệch chuẩn; thông qua hoạt động tư vấn tâm lý của chuyên viên tư vấn trường học; chuyển gửi cho các đơn
vị cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài nhà trường như: Trung tâm công tác xã hội trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ; phòng công tác xã hội, các trung tâm y tế, bệnh viện để sử dụng dịch vụ phù hợp với quá trình trị liệu tâm lý khi cần thiết
1.3.4.4 Hình thức giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Tùy theo điều kiện, nhà trường có thể tổ chức lồng ghép trong giờ học, hoặc thiết kế thành nội dung sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh, các hình thức
tổ chức cần đa dạng, thu hút sự tham gia của học sinh và các thầy cô giáo Trong nhà trường hình thức giáo dục phòng, chống bạo lực học đường là một
bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành thông qua những hình thức giáo dục như sau:
+ Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản làm cho học sinh
tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, nhân cách Các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân… có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh Kiến thức của các
bộ môn khoa học này có liên quan đến những chuẩn mực giá trị đạo đức và đến thái độ, cách ứng xử, hành vi phòng, chống bạo lực học đường
Các môn khoa học tự nhiên cũng góp phần giáo dục nhân cách HS Nó có tác dụng giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội như: Con đường tư duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức nâng cao kiến thức xã hội…
Các môn học khác như Giáo dục thể chất tạo cơ hội để người học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của người công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội
- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội Đặc điểm tâm lý
Trang 40của học sinh THCS là rất hứng thú và năng động với các hoạt động đoàn thể
Vì vậy, cần phải tổ chức cho HS tham gia các hoạt động theo chủ đề; mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý HS, lôi cuốn HS tham gia, thông qua đó giáo dục PCBLHĐ cho HS Các hoạt động cần được tổ chức thông qua lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, bao gồm: chính quyền, đoàn thể, các câu lạc bộ… Mỗi tổ chức có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục PCBLHĐ cho học sinh THCS
- Hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho HS thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS Học sinh từ chỗ là đối tượng của quá trình giáo dục sẽ trở thành chủ thể của quá trình giáo dục PCBLHĐ Đặc biệt đối với HS từ bậc THCS trở lên, các em đã có những hiểu biết nhất định về những kiến thức tự nhiên, kiến thức xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người GV cần khơi dậy và kích thích các em tự giác, tự hoàn thiện bản thân là chính
- Hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh thông qua công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường; các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng sống Tổ chức các tiết dạy kỹ năng sống trong chương trình giáo dục, xây dựng các tình huống giả định; bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống thông qua các giả định cụ thể; tổ chức các buổi giao lưu với chuyên gia tâm lý nhằm giải đáp các vấn đề tâm lý của học sinh
- Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục PCBLHĐ nói trên muốn đạt kết quả tốt phải được thực hiện với sự phối hợp hài hoà Lực lượng giáo dục PCBLHĐ phải thực sự quan tâm và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình Trong đó chú trọng giáo dục cho học sinh THCS tự giác thực hiện tự giáo dục là hình thức cơ bản; như vậy mục tiêu của giáo PCBLHĐ mới đạt kết quả cao
1.3.4.5 Chủ thể của hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Có nhiều chủ thể tham gia hoạt động giáo dục PCBLHĐ cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0, đó là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, GV