Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty CP xây lắp I Nam Định doc

73 323 0
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty CP xây lắp I Nam Định doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở DOANH NGHIỆP XÂY LẮP I. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản của sản phẩm xây lắp 1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho cả nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung, của quỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư, tài chính hỗ trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. So với những ngành khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp, quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. 2. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp Sản phẩm của ngành XDCB là những công trình công nghiệp, dân dụng có đủ điều kiện đảm bảo để đưa vào sản xuất sử dụng. Đó là sản phẩm kết hợp giữa công nghệ xây dựng với một mặt bằng đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc lao động sống. Công trình xây dựng bao gồm một hoặc nhiều hạng mục xây dựng công trình nằm trong dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án). Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn. Nó mang tính cố định, nơi sản xuất sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng phát huy tác dụng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng thể về mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật. Nó rất đa dạng nhưng mang tính độc lập, mỗi công trình xây dựng được xây theo một thiết kế riêng tại một địa điểm nhất định. Những đặc điểm này có tác dụng lớn tới quá trình sản xuất của ngành xây dựng. Quá trình khởi công công trình cho tới khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng thường là dài. Nó phụ thuộc vào quy mô tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công xây lắp chia làm nhiều giai đoạn: chuẩn bị cho điều kiện thi công, thi công móng, trần tường, hoàn thiện Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều công việc khác nhau, các công việc được thực hiện chủ yếu là ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, thiên tai như: nắng, mưa, bão, gió, lụt lội. Do đó quá trình điều kiện thi công mang tính bất ổn định, nó luôn biến động theo địa điểm xây lắp theo từng giai đoạn thi công của công trình. Mỗi công trình lại được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng thiết kế kỹ thuật của công trình đó. Khi thực hiện các đơn đặt hàng, các đơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. II. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1. Khái niệm phân loại chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào dưới tác dụng của máy móc thiết bị SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên cùng với sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hóa) dưới tác dụng có mục đích của sức lao động (biểu hiện về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành sản phẩm nhất định. Mặc dù các hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện cùng tồn tại quan hệ hàng hóa tiền tệ thì chúng được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất Để quản lý hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo từng nội dung cụ thể, theo từng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, phải tiến hành phân loại chi phí một cách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp một cách khoa học hợp lý là một yêu cầu quan trọng trong công tác kế hoạch, công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm. Tùy theo yêu cầu của công tác quản lý hạch toán mà có nhiều cách phân loại khác nhau: 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế Theo tính chất kinh tế, các chi phí sản xuất xây lắp được phân loại thành các yếu tố chi phí, trong mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng tính chất kinh tế. Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp của doanh nghiệp xây lắp được chia ra 5 yếu tố chi phí cơ bản sau: + Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. + Yếu tố chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương các khoản khác phải trả cho người lao động. + Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao tài sản sử dụng trong doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại, + Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố kể trên. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo yếu tố giúp ta biết được những chi phí gì đã dùng vào sản xuất tỷ trọng của từng khoản chi phí đó là bao nhiêu để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí xây lắp, từ đó cung cấp tài liệu để tổng hợp tính toán thu nhập quốc dân. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí Trong doanh nghiệp xây lắp toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí (đã tính đến hiện trường xây lắp) của các vật liệu chính, vật kết cấu, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo, ), bán thành phẩm, cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí về tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp, không tính vào khoản mục này số tiền lương, tiền công các khoản trích theo lương của công SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên nhân sử dụng máy thi công, nhân viên sản xuất chung, nhân viên bán hàng nhân viên quản lý. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là những chi phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng xây lắp. Khoản chi phí này bao gồm 6 khoản mục: + Chi phí nhân công: Là các chi phí liên quan phải trả cho công nhân (thợ máy, điều khiển máy) như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. + Chi phí vật liệu: Là những chi phí về vật liệu dùng để chạy máy, sửa chữa máy thi công. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sử dụng máy thi công. + Chi phí khấu hao máy thi công: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao cơ bản của máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để sử dụng máy thi công: chi phí về điện, nước, hơi, khí nén, + Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các đội xây dựng ngoài 3 khoản mục đã nêu trên, khoản chi phí này gồm 6 khoản mục: + Chi phí nhân viên đội xây dựng: Bao gồm các chi phí phải trả cho nhân viên đội xây dựng như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý đội xây dựng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy nhân viên quản lý đội, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở đội xây dựng. + Chi phí vật liệu: Bao gồm các chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở đội. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở đội xây dựng như: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, dàn giáo, + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình sử dụng ở các đội xây dựng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở đội xây dựng như: chi phí về điện, nước, chi phí điện thoại, Fax, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của đội xây dựng. Phân loại chi phí theo đúng mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. 1.2.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí được phân thành 3 loại: SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên - Chi phí biến đổi (biến phí): Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: chí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, …Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định - Chi phí cố định (định phí): Là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, …. - Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp phí thường gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. 1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo phương pháp tập hợp chi phí mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất xây lắp được phân thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí quan hệ trực tiếp với việc xây lắp một công trình, hạng mục công trình, một khối lượng công việc nhất định. Căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến việc xây lắp nhiều công trình, nhiều hạng mục công trình, nhiều khối lượng công việc. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp kế toán thích hợp phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý. Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý đối tượng cung cấp thông tin cụ thể. Nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. 2. Khái niệm phân loại giá thành 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống lao động vật hóa kết tinh trong khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành theo quy định. Giá thành sản phẩm xây lắp phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất xây lắp có liên quan đến khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, những chi phí đó phải được bồi hoàn để quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục. 2.2. Phân loại giá thành 2.2.1. Xét theo thời điểm nguồn số liệu để tính giá thành - Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành này được xác định trên cơ sở các định mức, quy định của Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình được áp dụng theo từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước thuế giá trị gia tăng phải nộp. SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên + Giá thành dự toán công trình: Là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công. + Giá thành dự toán hạng mục công trình: Là toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công. - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính toán xuất phát từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp, giá thành này được xác định trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp. - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành, bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành này bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức không định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất quản lý của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành. 2.2.2. Xét theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi này giá thành sản phẩm xây lắp chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm xây lắp đã hoàn thành chờ bàn giao hoặc đã bàn giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán lợi nhuận gộp. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính toán, xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức : Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng (nếu có) + Chi phí quản lý doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt, có những mặt khác nhau. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất giá thành có mối quan hệ mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hay cao. Vì vậy, việc quản lý giá thành phải luôn gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên Về thực chất, chi phí giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những chi phí phát sinh các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ. III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp 1. Đối tượng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất. Lựa chọn chính xác đối tượng kế toán chi phí sản xuất có tác dụng tốt cho tăng cường quản lý sản xuất hạch toán kinh doanh toàn doanh nghiệp. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung, công dụng khác nhau, phát sinh ở địa điểm khác nhau. Chi phí sản xuất cần được tập hợp theo yếu tố, khoản mục chi phí, theo phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần được dựa trên những căn cứ cơ bản: - Căn cứ vào tính chất sản xuất đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất xem xét doanh nghiệp có tổ chức thành phân xưởng hay không. - Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý, khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí. Ngoài ra, có thể căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí yêu cầu tính giá thành để xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp. 1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau: 1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. 1.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thànhgiá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên 1.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình. Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác hợp lý cho từng đối tượng. 2. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp 2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1. Khái niệm nguyên tắc hạch toán 2.1.1.1. Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong XDCB là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời cũng như vật liệu luân chuyển chẳng hạn như: Gạch , gỗ, cát, sạn, xi măng, sắt thép, kể cả những trang thiết bị được lắp đặt cho các công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp nhận thầu xây lắp là người mua về lắp đặt, bởi lẽ những trang thiết bị này là một trong những phần cấu tạo nên thực thể sản phẩm xây lắp. Vậy chi phí vật liệu trực tiếp là những chi phí tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng xây lắp. 2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán Các vật liệu sử dụng cho việc xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo số lượng thực tế đã sử dụng theo giá thực tế xuất kho. Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp có những trường hợp không cho phép tính riêng chi phí vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì lúc này kế toán có thể áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí vật liệu trực tiếp cho các đối tượng sử dụng theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí vật liệu phân bổ cho đối tượng i = Tiêu thức phân bổ của đối tượng i x Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức dùng để phân bổ Trong công tác hạch toán, từ việc tổ chức ghi chép ban đầu đến việc tổng hợp, phân bổ chi phí vật liệu phân tích tình hình sử dụng vật liệu, kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu đã có phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó. Cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để ghi giảm chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình, đồng thời phải tổ chức hạch toán đánh giá đúng đắn số phế liệu thu hồi theo từng đối tượng sử dụng nhằm đảm bảo tính chính xác của giá thành công tác xây lắp. Chi phí NVL trực tiếp = Giá trị NVL xuất dùng - Giá trị NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Giá trị phế liệu thu hồi SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên 2.1.2. Chứng từ sử dụng + Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. + Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi. + Hoá đơn mua bán… Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình. Trường hợp các đơn vị thi công tự đi mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Phiếu xuất kho chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán. 2.1.3. Tài khoản sử dụng Để hạch toán khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: + Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc xây lắp các công trình, hạng mục công trình. Bên Có: + Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. Trong hoạt động xây lắp, tài khoản này được mở cho từng công trình, hạng mục công trình. 2.1.4. Phương pháp hạch toán SƠ ĐỒ 1: HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.1. Khái niệm nguyên tắc hạch toán 2.2.1.1. Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Vậy chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan trực tiếp đến việc xây lắp trong một thời kỳ nhất định. SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 8 TK 621 Vật liệu mua dùng ngay sản xuất sản phẩm TK 111,112,331 Vật liệu xuất dùng sản xuất sản phẩm xây lắp TK 133 VAT TK 152 TK 152 TK 154 Giá trị NVL thừa nhập lại kho từ sản xuất Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên 2.2.1.2. Nguyên tắc hạch toán Tiền lương, tiền công các khoản có tính chất lương phải trả cho công nhân xây lắp có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động tiền lương. Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán có thể áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Ngoài việc tập hợp phân loại tiền lương theo các đối tượng sử dụng lao động, kế toán còn phân bổ tiền lương theo thành phần quỹ lương như: lương chính, lương phụ, lương sản phẩm, lương thời gian, Các khoản chi phí tính theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp, không tính vào chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.2. Chứng từ sử dụng + Bảng chấm công. + Bảng chấm công làm thêm giờ. + Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanhhợp đồng giao khoán. + Bảng thanh toán tiền thuê ngoài + Bảng thanh toán tiền tạm ứng + Bảng phân bổ tiền lương bảo hiểm xã hội 2.2.3. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: + Chi phí nhân công trực tiếp tham gia thực hiện khối lượng công tác xây lắp trong kỳ. + Khoản trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm. Bên Có: + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. Trong hoạt động xây lắp, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 2.2.4. Phương pháp hạch toán SƠ ĐỒ 2: HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 9 TK 154 Kết chuyển chi phí NCTT TK 622 Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ TK 334 Tiền lương phụ cấp lương phải trả cho công nhân TTSX Trích trước tiền lương nghỉ phép TK 335 TK 141 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Đình Khôi Nguyên 2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 2.3.1. Khái niệm nguyên tắc hạch toán 2.3.1.1. Khái niệm Chi phí sử dụng máy thi công là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống lao động vật hóa nằm trong quá trình sử dụng xe, máy thi công cho các công trình xây lắp. 2.3.1.2. Nguyên tắc hạch toán Quá trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức sở hữu máy thi công. Thông thường có hai hình thức: Đơn vị thi công có máy thi công đơn vị thi công đi thuê máy. Chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán chi tiết theo từng loại máy hoặc nhóm máy thi công theo từng đội đồng thời phải chi tiết theo các khoản mục quy định như: Chi phí nhân công sử dụng máy thi công, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Việc tính toán, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng phải dựa trên cơ sở tính giá thành một giờ/máy hoặc giá thành một ca/máy hay giá thành của một đơn vị khối lượng công việc hoàn thành kết hợp với tài liệu hạch toán nghiệp vụ về thời gian hoạt động (số giờ, số ca) hoặc về khối lượng công việc hoàn thành cho từng hạng mục công trình của từng loại máy thi công. 2.3.2. Chứng từ sử dụng + Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng ca máy (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình. + Phiếu chi, Phiếu xuất kho,… để phản ánh ghi tăng chi phí sử dụng máy thi công ghi giảm đối với các tài khoản đối ứng. + Đối với chi phí khấu hao máy thi công thì cuối tháng căn cứ vào bảng tính phân bổ khấu hao để ghi tăng phần chi phí khấu hao vào chi phí sử dụng máy thi công. 2.3.3. Tài khoản sử dụng Để hạch toán khoản chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623 - “Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: + Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ theo các điều khoản quy định. Bên Có: + Các khoản được ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công. + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công để tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ. Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2: TK 6231 - “Chi phí nhân công sử dụng máy”: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ xe máy thi công như: vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu, cho xe máy thi công. TK 6232 -“Chi phí vật liệu”: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ ), vật liệu khác phục vụ xe máy thi công. TK 6233 - “Chi phí dụng cụ sản xuất”: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công. SVTH: Nguyễn Thị Hương_Lớp: 07AC Trang 10 [...]... B THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM T I CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I NAM ĐỊNH I Đ i tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm t i công ty cổ phần xây lắp I Nam Định 1 Đ i tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.1 Đ i tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đúng đắn đ i tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp v i tình hình... Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Đình Kh i Nguyên PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM T I CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I NAM ĐỊNH A GI I THIỆU KH I QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I NAM ĐỊNH I Quá trình hình thành phát triển của công ty 1 Quá trình hình thành Công ty cổ phần xây lắp I Nam Định trực thuộc Sở xây dựng tỉnh Nam Định, được thành lập từ ngày... 335 Kết chuyển phân bổ chi Trích trước chi phí sửa chữa phí sản xuất chung lớn TSCĐ NVL trực tiếp TK 111,112,141,331 Các chi phí khác t i PX TK 133 IV Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí sử... 01/07/1960 tiền thân là công ty xây lắp I công ty thi công cơ gi i hợp l i Năm 1992 theo quyết định 58/QĐ ngày 08/5/1992 của UBND tỉnh Nam Hà về việc đ i tên công ty xây lắp I thành công ty xây lắp I Nam Hà Đến năm 1996 theo quyết định số 148/QĐ tỉnh Nam Hà ngày 29/12/1996 về việc quyết định đ i tên công ty xây lắp I Namthành công ty xây lắp I Nam Định Đến ngày 05/01/2006 công ty cổ phần hóa, công ty. .. tính giá thành giản đơn Phương pháp này áp dụng thích hợp v i những sản phẩm xây lắp có quy trình công nghệ xây lắp giản đơn, đ i tượng tính giá thành tương đ i phù hợp v i đ i tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp được trong kỳ chi phí của kh i lượng xây lắp dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính theo từng khoản mục chi phí. .. kh i lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của kh i lượng xây lắp phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế của kh i lượng xây lắp dở dang cu i kỳ V i phương pháp này cách tính giá thành sẽ đơn giản hơn, thuận tiện cho việc quản lý, theo d i giá thành của từng lệnh sản xuất của các đơn đặt hàng II Kế toán tập hợp chi phí sản xuất t i công ty cổ phần xây lắp I Nam Định 1 Kế toán tập hợp chi phí. .. gồm: + Chi phí nhân công sử dụng máy + Chi phí nhiên liệu cho máy chạy + Chi phí khấu hao máy móc thiết bị + Chi phí dịch vụ mua ngo i Để quản lý được chặt chẽ công ty không những mở chi tiết t i khoản cấp 2 theo n i dung chi phí, còn chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình để tập hợp chi phí chi tiết từng máy móc, thiết bị thi công Việc này sẽ giúp việc tập hợp chi phí máy thi công cho... chi phí theo công thức sau Giá thành sản phẩm xây lắp = Giá trị kh i lượng xây lắp DDĐK + Chi phí xây lắp PSTK - Giá trị kh i lượng xây lắp DDCK 3.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đ i tượng tập hợp chi phí xây lắp rộng hơn đ i tượng tính giá thànhi tượng tập hợp chi phí là từng công trình còn đ i tượng tính giá thành là từng hạng mục công trình )... hoàn thành Mức độ hoàn thàn h 3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Doanh nghiệp căn cứ vào đặc i m tổ chức xây lắp, quy trình công nghệ, đặc i m của sản phẩm, yêu cầu quản lý xây lắp giá thành, m i quan hệ giữa đ i tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp v i đ i tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đ i v i đ i tượng tính giá thành 3.1 Phương pháp tính. .. trình Ở công ty cổ phần xây lắp I Nam Định các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: + Chi phí vật liệu chính: các lo i sắt, thép, gạch, đá, cát s i, xi măng… + Chi phí vật liệu phụ: v i, ve, sơn, đinh… + Chi phí vật liệu kết cấu: tấm lợp, sà, khung, cửa… + Các chi phí vật liệu khác Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty sử dụng t i khoản 621 - Chi phí NVLTT” trong đó mở chi tiết cho . TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM T I CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I NAM ĐỊNH A. GI I THIỆU KH I QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP I NAM ĐỊNH I. Quá trình hình thành. - Chi phí dở dang cu i kỳ. III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp 1. Đ i tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.1. Đ i tượng tập hợp chi phí sản xuất Đ i tượng tập hợp chi phí. lắp giản đơn, đ i tượng tính giá thành tương đ i phù hợp v i đ i tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp được trong kỳ và chi phí của kh i lượng

Ngày đăng: 27/06/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trên cơ sở bảng tính lương phải trả, kế toán định khoản và nhập liệu vào máy

  • Nợ TK 622

  • Có TK 334

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan