Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty CP xây lắp I Nam Định doc (Trang 26)

I. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là việc cần thiết, không thể thiếu được đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành ở công ty. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và của sản phẩm xây dựng cơ bản, để đáp ứng nhu cầu quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cổ phần xây lắp I Nam Định được xác định là các công trình, hạng mục công trình. Các chi phí phát sinh liên quan tới công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp vào công trình đó. Để phản ánh đầy đủ thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trong phạm vi bài viết này em xin trình bày có hệ thống công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công trình trường mầm non Bình Hòa. Số liệu của công trình này sẽ được lấy trong tháng 12 năm tài chính 2010.

1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Ở công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tính cho từng công trình, hạng mục công trình như đã ký trong hợp đồng xây dựng nên hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành. Vì vậy, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở công ty được xác định bằng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình. Trên cơ sở đó, các chi phí phát sinh liên quan tới công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp vào công trình, hạng mục công trình đó. Đối với các chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ hạch toán sẽ phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo những tiêu thức hợp lý. Để quản lý tốt chi phí sản xuất và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Tại công ty, mỗi loại chi phí sản xuất có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, để phục vụ tốt cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế thành các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh nhập dữ liệu vào máy theo từng mã số của công trình đã được cài đặt để theo dõi chi phí sản xuất riêng cho từng công trình.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty CP xây lắp I Nam Định doc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w