MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KSNB
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 (ISA 315), KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát và giám sát ISA 315 đã có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua thay đổi quan điểm cũng như cách thức tiếp cận HTKSNB, mở rộng quan điểm về môi trường kinh doanh và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thu thập thông tin, để sớm phát hiện ra những rủi ro có khả năng tồn tại trong BCTC
Theo văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 của Hội đồng liên hiệp các nhà kế toán Malaysia (MACPA), hệ thống KSNB là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục tiêu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trong trật tự và có hiệu quả, bao gồm tuyệt đối tuân thủ đường lối của Ban quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, toàn diện số liệu hạch toán xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thông tin tài chính
Theo COSO (2016), KSNB là một quá trình do con người quản lý, hội đồng quản trị và các nhãn viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, nhằm cho báo cáo tài chính đáng tin cậy, các luật lệ và quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả
Qua các quan điểm về KSNB nêu trên thì KSNB quả là rất cần thiết trong bất cứ thực thể kinh tế nào.KSNB có những nội dung chính sau:
Một là, KSNB là một quá trình, KSNB không phải là một tình huống hay một sự kiện.Nó là cả một chuỗi các hoạt động được thực hiện ở toàn doanh nghiệp.Kiểm soát luôn tồn tại và được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động, quá trình quản lý Kiểm soát tồn tại trong suốt quá trình quản lý Kiểm soát được thực hiện trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó Hai là, KSNB bị chi phối bởi con người trong đơn vị.Những người có khả năng chi phối KSNB đó là Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên Các mục tiêu cùng với những cơ chế kiểm soát đều do chính con người đặt ra Bên cạnh đó thì KSNB có thể tác động lại vào hành vi của con người
Khi bắt tay vào công việc mỗi cá nhân có khả năng, cách thức, lối suy nghĩ và hành động khác nhau, KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân, từ đó hướng các hoạt động của mọi người đến mục tiêu chung của đơn vị
Ba là, KSNB đảm bảo hợp lý KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý để hướng đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm bảo tuyệt đối Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ như: những sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý có thể vượt khỏi kiểm soát nội bộ Hơn nữa một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó
Như vậy, trên các phương diện tiếp cận thì KSNB được diễn đạt khác nhau, xong bản chất của HTKSNB là hệ thống những quy định tài chính và quy định phi tài chính do các nhà quản lý lập ra để điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của toàn doanh nghiệp theo một cách có trình tự và hiệu quả, đảm bảo tuân thủ pháp luật
1.1.2 Trách nhiệm của Hệ thống Kiểm soát nội bộ
Trong một doanh nghiệp, ban Giám đốc có trách nhiệm điều hành các hoạt động nhưng trên họ còn có hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có chức năng thay mặt cho HĐCĐ để lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của đơn vị Các thành viên trong HĐQT cần phải khách quan và có năng lực Họ phải hiểu biết các hoạt động và môi trường hoạt động của đơn vị, biết sắp xếp thời gian cần thiết để hoàn thành được trách nhiệm của mình Trong nhiều trương hợp, do thiếu năng lực hoặc kinh nghiệm mà ban Giám đốc có thể rơi vào tình trạng kiểm soát chồng chéo, hoặc không kiểm soát đươc những hoạt động diễn ra tại đơn vị Trong một tình huống khác, Ban Giám đốc có thể không trung thực, cố tình xuyên tạc các kết quả hoạt động trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình để đạt được các mục tiêu cá nhân Để tránh tình trạng trên, một HĐQT mạnh mẽ, năng động là phải biết kết hợp các kênh thông tin khác nhau để có thể nhận biết các vấn đề đó và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời Đối với nhà Quản lý, họ là người chịu trách nhiệm về hệ thống KSNB vì vậy họ phải hiểu rõ ảnh hưởng của sự trung thực, giá trị đạo đức và các yếu tố khác trong môi trường kiểm soát đến toàn hệ thống Trong các đơn vị lớn, nhà quản lý cao cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy các nhà quản lý cấp trung gian và soát xét cách thức họ điều hành kinh doanh Kế tiếp, người quản lý ở từng cấp chịu trách nhiệm thiết kế các chính sách, thủ tục kiểm soát trong chức năng của họ Trong các đơn vị nhỏ, việc điều hành thường do người chủ sở hữu, đồng thời là người quản lý đơn vị
1.1.3 Các bộ phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo COSO, hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là:
Là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận còn lại của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp đó được thể hiện thông qua tính kỷ luật, cơ cấu tổ chức, giá trị đạo đức, tính trung thực, triết lý, quản lý, phong cách điều hành…
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử của tổ chức và ngược lại nó lại ảnh hưởng đến ý thức của cá nhân, của tổ chức đó Các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu trưởng có các nhân viên đủ năng lực, được huấn luyện quan điểm về tính trung thực và ý thức về quyền kiểm soát Quan điểm này được các cấp quản lý cao nhất thiết lập thông quan xây dựng và ban hành các chính sách như quy tắc ứng xử, trong đó đưa ra các giá trị đạo đức mà các thành viên phải tuân thủ để đạt mục tiêu chung của đơn vị Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gồm tính trung thực và các giá trị đạo đức, cam kết về năng lực triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý, cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm chính sách nhân sự và sự quan tâm và chỉ đạo của Hội đồng quản trị
Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài, điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro Do điều kiện kinh tế đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định luôn luôn thay đổi nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này
Tất cả các đơn vị bất kể quy mô cấu trúc sản xuất ngành nghề kinh doanh, đều phát sinh rủi ro ở tất cả các mức độ Rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi đơn vị đến sự thành công tình hình tài chính, hình ảnh của đơn vị, đến sự duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ và đến cả con người Phải nhận thức được và đối phó với các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, như mục tiêu bán hàng, sản xuất, marketing, tài chính và các hoạt động khác sao cho tổ chức đạt được mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức Hoạt động kiểm soát tồn tại ở ngoài bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị Cần lưu ý rằng có hoạt động kiểm soát có thể giúp đạt được cả ba nhóm mục tiêu hoạt động, tài chính, và tuân thủ, có những hoạt động kiểm soát chỉ giúp đạt được một mục tiêu cụ thể, nhưng cũng có hoạt động đáp ứng được nhiều mục tiêu
Hoạt động kiểm chuẩn bao gồm chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát, chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát Còn thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát Chính sách kiểm soát có thể được tài liệu hóa một cách đầy đủ và có hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng Để nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, cần theo dõi kết quả của việc áp dụng hoạt động kiểm soát và có các biện pháp điều chỉnh hợp lý Các hành động theo dõi, có thể rất khác nhau từ thuộc cơ cấu và quy mô của công ty Có thể làm báo cáo chính thức trong những công ty lớn hay báo cáo trực tiếp trong tháng công ty nhỏ có một người chủ, người quản lý có thể thông báo trực tiếp cái gì sai đúng và cái gì nên làm
➢ Thông tin và truyền thông:
MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG KSNB
Với bản chất trên, HTKSNB được thiết kế và vận hành theo các mục tiêu sau:
➢ Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động:
Quá trình kiểm soát tại các công đoạn, gây ra sự lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kèm hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động kèm với cơ chế giám sát của HTKSNB nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý tại đơn vị Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực
➢ Mục tiêu về sự tin cậy của BCTC:
Thông tin BCTC do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của các nhà quản lý Nhờ có HTKSNB hữu hiệu, hệ thống thông tin quản lý, thông tin BCTC luôn đảm bảo trung thực, hợp lý, đầy đủ, minh bạch, kịp thời và được bảo mật theo đúng quy định của pháp luật Mục tiêu về sự tin cậy của BCTC nhấn manh đến tính trung thực và đáng tin cậy của Báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp
➢ Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định:
Các quy trình được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để Đảm bảo các quyết định và chế độ quản lý đưa ra trên cơ sở đã được các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành, được thực hiện đúng thể thức và giám sát mức độ hiệu quả cũng như tính hợp lý của các chế độ Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập BCTC trung thực và khách quan
Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định
Các mục tiêu trên có thể tách biệt nhưng cũng có thể trùng với nhau vì một mục tiêu riêng lẻ có thể được sắp xếp vào một hay nhiều loại trong ba nhóm mục tiêu nêu trên Sự phân hóa các mục tiêu nhằm giúp tổ chức kiểm soát ở các phương diện khác nhau Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của Báo cáo tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định Để đạt được các điều này, cần dựa trên cơ sở các chuẩn mực đã được thiết lập Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị…
1.2.2 Nguyên tắc thiết lập hệ thống KSNB
Việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức đòi hỏi một số nguyên tắc chung:
➢ Hệ thống kiểm soát nội bộ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp, không gây cản trở các hoạt động của tổ chức
➢ Mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa trong môi trường hoạt động riêng của từng doanh nghiệp
➢ Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ được thực hiện bởi nhà quản lý mà cần có sự tham gia toàn thể nhân viên
➢ Khi thiết lập hệ thống kiểm soát cần quan tâm đến hiệu quả về chi phí.
KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Khái niệm về chi phí
Chi phí trong kế toán được định nghĩa là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra hoặc chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh để tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp (Nguyễn Thị Mai Hoa, 2016) Các chi phí của doanh nghiệp không chỉ dưới hình thức chi thực tế bằng tiền mặt như trả lương cho nhân viên, quảng cáo… mà còn bao gồm một phần tài sản đã hết hạn sử dụng như chi phí khấu hao và chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi Tất cả các chi phí được tổng hợp và đưa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như là các khoản khấu trừ vào doanh thu Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu và làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
Từ các khái niệm về chi phí, có thể rút ra một vài đặc trưng về chi phí:
- Chi phí là sự giảm đi của các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán dưới các hình thức khác nhau
- Chi phí khi phát sinh làm giảm tương ứng vốn chủ sở hữu của DN nhưng không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
- Chi phí của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí vật chất sức lao động liên quan đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định, đồng thời được bù đắp thu nhập hoặc DT kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Trong kỳ kế toán, nhà Quản lý luôn cố gắng giảm thiểu tối đa chi phí cho công ty và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, điều này giúp công ty tối đa lợi nhuận và gia tăng giá trị cho cổ đông
1.3.2 Phân loại chi phí sản xuất
Căn cứ theo chức năng hoạt động
Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) và chi phí sản xuất chung (SXC)
➢ Chi phí NVLTT: là chi phí cấu thành nên thành phẩm của DN Có thể xác định được một cách trực tiếp, rõ ràng cho từng loại sản phẩm Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, cũng thuộc chi phí NVLTT
➢ Chi phí NCTT: là chi phí gắn liền với việc sản xuất ra sản phẩm Do đó, khả năng và kỹ năng của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà DN sản xuất ra Chi phí NCTT được tính thẳng vào đối tượng sử dụng Khoản mục chi phí NCTT bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành
➢ Chi phí SXC: bao gồm những chi phí sản xuất còn lại tại phân xưởng như: nhân công gián tiếp, nguyên liệu gián tiếp, chi phí nhiên liệu, động lực, chi phí khấu hao, chi phí khác bằng tiền, Chi phí SXC bao gồm tất cả các chi phí không thuộc hai khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT
- Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm chi phí BH, chi phí QLDN
➢ Chi phí BH: là những phí tổn cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách bán hàng Chi phí BH thường bao gồm: chi phí về lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ
➢ Chi phí quản lý DN: là những phí tổn liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn DN Ngoài ra, chi phí quản lý DN còn bao gồm cả những chi phí mà chúng không thể ghi nhận vào tất cả những khoản mục nói trên
Căn cứ theo cách ứng xử của chi phí
➢ Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỷ lệ thuận Khi khối lượng hoạt động tăng làm cho biến phí tăng theo và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm làm giảm biến phí Khi khối lượng hoạt động bằng không, biến phí cũng bằng không
➢ Chi phí bất biến: là chi phí không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động Xét cho một sản phẩm định phí có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng hoạt động Định phí trong một DN gồm định phí bắt buộc là những chi phí liên quan đến KHTS dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài hạn và chi phí liên quan đến lương của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một DN và định phí không bắt buộc còn được xem như định phí quản trị
➢ Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến, ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến
Căn cứ theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
➢ Chi phí sản phẩm là tất cả các chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra: bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC Do đó, chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm được tiêu thụ, còn khi chưa tiêu thụ thì chúng thể hiện trong khoản mục hàng tồn kho
➢ Chi phí thời kỳ là tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ, được tính hết vào trong kỳ xác định kết quả kinh doanh, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý Đối với DN có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của những kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh
Ngoài ra còn có các cách phân loại chi phí khác như: phân loại chi phí nội dung kinh tế ban đầu (chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí khác bằng tiền), phân loại chi phí theo quản trị (phân loại theo sự biến đổi chi phí, phân loại theo tính chất chi phí)
1.3.3 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1.3.3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất kinh doanh
Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí không cần thiết, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả trong cạnh tranh, đảm bảo hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp; ngoài ra, nó còn là cơ sở để nâng cao trách nhiệm của mỗi các nhân, mỗi bộ phận trong toàn doanh nghiệp Mặt khác, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều khoản mục chi phí hợp thành nên kiểm tra, kiểm soát tài khoản này khác phức tạp
Mục tiêu của kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh là:
➢ Tất cả các chi phí đều được ghi nhận và ghi nhận đúng theo chế độ kế toán;
➢ Các nghiệp vụ chi phí phát sinh được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác
➢ Các chi phí đã hạch toán đại diện cho các khoản chi tiêu có hiệu lực vì mục đích SXKD
➢ Các chi phí phát sinh có thực sự được tập hợp đầy đủ, đúng mục
➢ Các chi phí phát sinh đảm bảo nguyên tắc phù hợp và nhất quán giữa các niên độ
➢ Số liệu chi phí trên báo cáo tài chính khớp đúng số liệu trên sổ kế toán
➢ Chi phí được ghi nhận đúng niên độ
➢ Các chi phí được phân loại, trình bày và công bố phù hợp trong báo cáo tài chính
➢ Đảm bảo hệ thống KSNB về chi phí là hữu hiệu, các số liệu về chi phí là đúng đắn, không được khai khống số liệu
1.3.3.2 Thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
Thông tin phục vụ kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp dựa trên chứng từ, sổ sách và báo cáo
KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP
1.4.1 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng hóa bán bị trả lại
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ, hàng hóa được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy, thỏa mãn các điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn là khi doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm; Có khả năng thu lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; xác định được chi phí phát sinh liên quan để hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó;
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu
Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì được hạch toán riêng biệt Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán
Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn, chúng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi tiêu và tạo ra lợi nhuận cho công ty, tăng vốn chủ sở hữu Trong kế toán, doanh thu thường được theo dõi theo từng hoạt động và được phân loại tùy thuộc vào tiêu chuẩn phân loại Doanh thu của doanh nghiệp
Phân loại theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Doanh thu hoạt động tài chính; Thu nhập khác
✓ Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ: Là loại doanh thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong kỳ kế toán Chúng được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh chính của công ty như bán hàng hóa và thành phẩm cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng
✓ Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
✓ Thu nhập khác: Bao gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác
Trong ba loại doanh thu trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty và có tính chất quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp
1.4.3 Các chức năng chính của chu trình bán hàng Ở những doanh nghiệp sản xuất thì chức năng chính của chu trình bán hàng là: xử lý đặt hàng; xét duyệt bán chịu; chuyển giao hàng hóa; lập hóa đơn; xử lý và ghi sổ các khoản về doanh thu Trong đó:
- Xử lý đặt hàng của người mua: đây là điểm bắt đầu của chu trình Đó là yêu cầu về hàng hóa của người mua được biểu hiện thông qua các đơn đặt hàng Thông qua đó, bộ phận bán hàng sau khi xem xét khả năng cung ứng của doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định bán hàng Và cơ sở pháp lý được lập chính là hợp đồng về mua bán hàng hóa, dịch vụ;
- Xét duyệt bán chịu: sau khi doanh nghiệp quyết định bán thì cần xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ lô hàng Quyết định bán chịu sẽ được thể hiện rõ ở điều kiện mua bán trong hợp đồng kinh tế;
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – CTCP KHU VỰC MIỀN TRUNG
KHÔNG VIỆT NAM – CTCP KHU VỰC MIỀN TRUNG
2.1.1 Thông tin khái quát về doanh nghiệp
Tên công ty: Chi nhánh Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - CTCP Khu Vực Miền Trung Địa chỉ: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
CTCP KVMT là cơ quan điều phối hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; hoạt động trên địa bàn rộng, trải dọc 15 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung - Tây Nguyên từ Quảng Bình đến Bình Thuận, địa hình cách trở, thời tiết khắc nghiệt; điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường vận tải hàng không quy mô nhỏ hơn hai đầu Nam Bắc
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Nhiệm vụ chính của CTCP KVMT tồn các hoạt động trên ba lĩnh vực là:
Hoạt động thương mại gồm :
- Thực hiện công tác bán vé hành khách máy bay, và bán vé vận chuyển hàng hóa hàng không (vận đơn) trên các phòng vé của VietNam Airlines (VNA ) tại khu vực
- Quản lý các đại lý bán vé máy bay của VNA tại khu vực bao gồm cấp phát vé, quản lý doanh thu và công nợ tiền vé máy bay của các đại lý
- Thực hiện bán vé giờ chót, hành lý quá cước tại sân bay Đà Nẵng
- Công tác đặt giữ chỗ cho hành khách trên VNA và các hãng liên doanh với VNA
- Thực hiện chính sách khai thác thị trường hãng tại khu vực chủ yếu là chính sách maketing
Hoạt động kiểm soát khai thác bay gồm :
- Phối hợp các đầu mối ở miền trung thuộc Cục HKDD Việt Nam (các sân bay, Trung tâm Quản lý bay khu vực ) điều phối hoạt động bay theo kế hoạch đã duyệt
- Kiểm soát hoạt động bay tại các sân bay, tổ chức và giám sát các hoạt động dịch vụ cung ứng lại các nhà cung cấp cho hãng VNA tại sân bay như:
▪ Dịch vụ làm thủ tục cho khách đi máy bay
▪ Dịch vụ cung cấp thức ăn nước uống cho khách đi máy bay
▪ Dịch vụ phòng chờ, khách C
▪ Phục vụ chậm lỡ chuyến bay cho khách (ăn uống, đi lại, khách sạn )
▪ Giải quyết khiếu nại, bồi thường hành khách, hành lý
▪ Giám sát các hạt động phục vụ thương mại, kỹ thuật cho máy bay như:
▪ Soi chiểu, truyền tải, chất xếp hành lý, hàng hóa Xác nhận thời gian hạ cất cánh, xe phục vụ khách tại sân đỗ, vệ sinh máy bay, nạp điện
▪ Các dịch vụ trên được thực hiện bởi một số nhà cung cấp là các công ty hoạt động trên địa bàn sân bay và cả đơn vị trực thuộc khác của VNA
Hoạt động đảm bảo kỹ thuật máy:
- Đảm bảo kiểm tra kỹ thuật cho máy bay trước khi cất cánh
- Xác nhận nạp dầu cho máy bay
- Sửa chữa nhỏ tại chỗ cho máy bay
2.1.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Tổng Công ty Hàng
Không Việt Nam – CTCP Khu Vực Miền Trung
Bảng 1- Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng Công ty Hàng không VN (Phụ lục 1)
Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại
Tổng công ty,có quyền nhân danh Tổng công ty để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty
Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết của hội đồng quản trị, phù hợp với điều lệ của Tổng công ty.Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền được giao
Trực tiếp làm việc với TGĐ là các phó TGĐ phụ trách các khâu khác nhau:
+ Phó TGĐ khai thác phụ trách ban điều hành bay, Đoàn bay 919, Đoàn tiếp viên, trung tâm Huấn luyện bay Đây là các cơ sở chủ yếu tập trung trong vận hành và khai thác Trung tâm đào tạo được xây dựng để huấn luyện những thanh niên đã qua nhiều vòng khám sức khỏe và kiến thức để gửi đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo phi công của thế giới như Úc, Pháp
+ Phó TGĐ Kỹ thuật trực tiếp chỉ huy các xưởng sửa chữa như xưởng A75, A76, và các phòng ban kỹ thuật, ban quản lý vật tư, văn phòng bảo dưỡng máy bay tại miền bắc, miền trung và miền nam Với chức năng của mình là điều hành công việc sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy bay như Airbus, Boeing đây là khâu mà Tổng công ty Hàng không luôn luôn quan tâm và điều hành hợp lý, đồng thời thu hút thêm nhiều nhân tài phục vụ cho việc nắm bắt các công nghệ mới, nhằm đáp ứng tốt nhất khả năng an toàn hàng không, một vấn đề mà tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều đặt lên hàng đầu
+ Phó Tổng Giám đốc Đào tạo và An toàn an ninh
+Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ và Kỹ Thuật mặt đất
Chức năng cơ bản của hệ thống phòng ban này là sắp đặt hệ thống chỗ ngồi, lịch bay cho phi công, cung cấp dịch vụ bay thông qua hệ thống phương tiện của Vietnam Airlines, ngoài ra đây chính là nơi thực hiện chức năng Marketing thông qua hình ảnh, sự kiện quảng cáo nhằm thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu của Vietnam Airlines vươn tầm ra thế giới
+Phó TGĐ thương mại: Phụ trách trực tiếp hệ thống các ban kế hoạch và phát triển, Ban thị trường hành khách, Ban kế hoạch thị trường Hàng hóa, CTCP khu vực miền bắc, CTCP khu vực miền nam, CTCP khu vực miền trung, Các văn phòng đại diện nước ngoài
Chức năng chủ yếu nhất của các ban này là thực hiện việc hoạch định chiến lược, qua đó lên kế hoạch marketing, thực hiện việc thu hút khách hàng có nhu cầu vận chuyển về người và hàng hóa Các CTCP tại ba miền và nước ngoài chính là những đầu nối các sợi dây liên kết của hệ thống mạng lưới kinh doanh chở khách và hàng hóa của Việt Nam Airlines
ĐẶC ĐIỂM DOANH THU VÀ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
2.2.1 Đặc điểm doanh thu trong ngành hàng không
Trong Chi nhánh Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - CTCP Khu Vực Miền Trung có nguồn doanh thu phát sinh chủ yếu từ việc bán vé máy bay cho khách hàng và doanh thu vận chuyển hàng hóa
Doanh thu bán hàng: Doanh thu thực hiện khi bán vé tại các điểm bán gọi là doanh thu bán hàng, đây thực chất là khoản thu tiền trước của khách hàng vì khách hàng có thể chưa sử dụng dịch vụ (khách có thể chọn thời điểm đi máy bay trong thời hạn không trễ hơn một năm kể từ lúc mua vé) Tuy nhiên do kết quả giao dịch này để tạo nên doanh thu là khá tin cậy theo chuẩn mực kế toán, nên được thống nhất gọi là doanh thu bán để xác lập các kế hoạch bán và đánh giá kết quả bán, ước tính doanh thu để xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu vận chuyển: Là doanh thu xác định sau khi hành khách đã thực hiện dịch vụ vận chuyển (thống kê vé hành khách của khách đã đi máy bay) đây là doanh thu để xác định kết quả kinh doanh được kết chuyển từ doanh thu bán sau khi đã đối chiếu giữa vé mua (audit) và vé đã đi (flight) Doanh thu này được xác định và hạch toán tập trung lại Tổng Công ty Đây là doanh thu xác định kết quả tiêu thụ cuối cùng Trong phạm vi đề tài, do đơn vị CTCP KVMT không hạch toán doanh thu vận chuyển, nên luận văn chỉ đề cập đến việc kiểm soát doanh thu bán, tức các khoản doanh thu phát sinh từ việc bán vé máy bay cho khách hàng
Do đặc thù của công tác tổ chức hoạt động thu bán vé và đặc điểm của sản phẩm vận chuyển hàng không nên công tác kiểm soát doanh thu bán có các đặc điểm sau:
➢ Thứ nhất là mạng lưới bán rộng khắp trong quốc gia và các Châu lục, nơi mà các hãng hàng không có được đường bay của chính mình hay khả năng khách hàng có thể tiếp cận được chuyến bay của Hãng Do vậy việc triển khai kiểm soát và phản hồi về các chính sách bán, bảng giá vé sẽ chậm, ít có nhân sự giám sát, dễ gặp rủi ro trong thanh toán tiền vé, phát hiện các đại lý có vấn đề Tập quán luật lệ các nước khác nhau, nếu có sự tranh tụng pháp lý (đối với đại lý nước ngoài) sẽ phức tạp, rủi ro Loại tiền thu bán vé mỗi nước khác nhau tạo rủi ro trong tỷ giá thanh toán khi có biến động về tỷ giá đồng đô la, vì vậy phải kịp thời nhạy bén trong kiểm soát việc thu hồi nợ và chuyển đổi ngoại tệ
➢ Thứ hai là kênh phân phối đa dạng và qua nhiều cấp gồm các phòng vé thuộc hãng, các đại lý chính thức có hợp đồng với hãng và các đại lý cấp hai Số lượng đại lý rất nhiều, địa bàn rộng khắp trên các nước đòi hỏi công tác kiểm soát phải có phương thức, trình độ thích hợp
➢ Thứ ba là do sản phẩm dịch vụ vận chuyển hàng không rất đa dạng và chính sách khuyến mãi về giá rất phong phú nên bảng giá của các hãng hàng không rất phức tạp Giá cước vận chuyển của các hãng hàng không thường căn cứ vào các điều kiện sau:
- Hạng ghế sử dụng trên chuyến bay
- Chặng bay và loại máy bay,
- Nơi trả tiền mua vé (nơi bắt đầu hay kết thúc hành trình hoặc nơi khác)
- Thời hạn bắt đầu đặt chỗ so với ngày bay
- Thời gian đi trong năm
- Thời gian bay ngày hay bay đêm
- Thời gian hiệu lực của vé (một tuần, hai tuần, một tháng, ba tháng…)
- Đối tượng khách đi (người già, trẻ em, sinh viên, thương binh.)
- Bay thẳng hoặc nối chuyến
- Khả năng được hoàn hay được thay đổi hành trình
- Khách đoàn số lượng đông, khách theo hợp đồng
- Một số các điều kiện khác
Vì vậy việc kiểm soát giá bán rất phức tạp và cần kiểm soát đúng các điều kiện về giá để tránh rủi ro thất thoát tiền thanh toán từ các đại lý
➢ Thứ tư là vé máy bay có thể hoàn trả lại và khách thu lại tiền, hoặc vé máy bay có thể đổi sang hành trình khác và thu thêm tiền hoặc hoàn trả lại một phần tiền, khi hoàn trả, đổi vé, hãng hàng không thu thêm khoản lệ phí do vậy phải có các chính sách về hoàn hủy đổi vé, tiền phí thu thêm và hãng hàng không phải kiểm soát tốt các chính sách này
2.2.2 Đặc điểm chi phí trong ngành hàng không Đặc điểm tổ chức quản lý chi phí phụ thuộc vào mô hình tổ chức kinh doanh vận tải hàng không mà các Hãng lựa chọn
Một là: Tập đoàn kinh tế hàng không: như Brisstic Airway (Anh),
Air Fannce (Pháp), American Airlines (Mỹ), Lufthansa (Đức), Japan Airlines, All Nippon Airway (Nhật bản), China Airlines (Đài loan), Korean Airlines và Asiana (Hàn Quốc) Bên trong tập đoàn được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty mẹ thường là các hãng hàng không, hạch toán kinh doanh độc lập - lấy vận tải hàng không làm lĩnh vực kinh doanh nòng cốt Việc thực hiện các hoạt động dịch vụ đồng bộ do các Công ty con hạch toán độc lập thực hiện Công ty con có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cho Công ty mẹ và cung ứng dịch vụ cho các hãng hàng không khác Công ty con có thể là Công ty TNHH Một thành viên, do công ty mẹ sở hữu 100% vốn, hoặc cũng có thể do Công ty mẹ nắm cổ phần đặc biệt hoặc chi phối Việc tổ chức hạch toán chi phí độc lập ở Công ty mẹ và Công ty con Không có mối quan hệ tập hợp hay phân bổ chi phí từ Công ty mẹ hay các Công ty con với nhau
Hai là: Tổ chức theo mô hình hạch toán tập trung: Tất cả được gói gọn trong một hãng kinh doanh hạch toán độc lập, trong cơ cấu tổ chức của hãng có các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện các hoạt động dịch vụ đồng bộ Một đơn vị phụ thuộc có thể được coi là Trung tâm lợi nhuận
(profit centers) nếu đơn vị đó có tỷ trọng sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra ngoài là chủ yếu; hoặc cũng có thể được coi là một Trung tâm chi phí (cost centers) nếu đơn vị đó có số sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra ngoài thấp, và dịch vụ cho bản thân hãng là chủ yếu Các trung tâm chi phí này sẽ tập hợp chi phí lên Chi nhánh hãng, bản thân Chi nhánh hãng có một hay nhiều trung tâm chi phí, tập hợp tất cả chi phí của các trung tâm chi phí tạo nên toàn bộ các khoản mục chi phí của Hãng
Với hai mô hình tổ chức kinh doanh khác nhau với cách thức tổ chức quản lý chi phí khác nhau sẽ có đặc điểm kiểm soát chi phí khác nhau Với mô hình thứ nhất chính sách kiểm soát xây dựng riêng cho mỗi công ty độc lập, với mô hình thứ hai có chính sách kiểm soát chi phí từng đơn vị trên cơ sở tuân thủ chính sách kiểm soát toàn công ty, có sự phân cấp quản lý và kiểm soát chi phí cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty HKVN hiện tại tổ chức kinh doanh theo mô hình thứ hai Tuy nhiên theo tiến trình chuẩn bị cổ phần hóa và chuyển sang tập đoàn kinh tế, Tổng công ty sẽ chuyển đổi sang mô hình thứ nhất
Các hãng hàng không có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau như phân loại chi phí theo yếu tố, theo khoản mục, theo cách ứng xử chi phí nhưng nhìn chung luôn có hai nhóm chi phí lớn là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp xét theo quan hệ chính với việc phục vụ bay
Chi phí khai thác trực tiếp (Direct operating costs - DOC):
THỰC TẾ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU, CHI PHÍ TẠI CTCP KHU VỰC MIỀN TRUNG
2.3.1 Môi trường kiểm soát trong doanh nghiệp
Theo COSO 1992, môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mỗi người trong đơn vị, là nền tảng trong các bộ phận khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các mục tiêu được thiết lập, đến các mục tiêu còn lại của hệ thống kiểm soát nội bộ (đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thống và các hoạt động giám sát) Điều này không chỉ đúng trong giai đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, các nhân tố trong môi trường kiểm soát đều quan trọng nhưng mức độ quan trọng của mỗi nguyên tử này phụ thuộc vào từng doanh nghiệp Khi phân tích môi trường kiểm soát nội bộ tại chi nhánh KVMT, chúng tôi nhận thấy chi nhánh có một số đặc điểm về môi trường kiểm soát như sau:
Tính trung thực và các giá trị đạo đức:
- Từ hệ thống Tổng công ty Hàng Không Việt Nam và cho đến các chi nhánh nhỏ lẻ thuộc tổng công ty đều được quy định về những chuẩn mực về các cách thức ứng xử và các giá trị đạo đức chung, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn Các chính sách và quy định về tính trung thực và giá trị đạo đức được khiển khai đầy đủ và rộng rãi trong từng phòng ban và các cá nhân từ nhà quản lý cho đến đội ngũ nhân viên Hiểu đươc tầm quan trọng của giá trị đạo đức, đó chính là nguồn tài sản vô giá và tạo nên danh tiếng của một doanh nghiệp, chính vì vậy tính trung thực và giá trị đạo đức được doanh nghiệp rất coi trọng, nó tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của kiểm soát nội bộ Nhà quản lý phải là người làm gương, phản chiếu những mặt tích cực về phẩm hạnh đạo đức của con người để nhân viên noi theo Đội ngũ nhân viên có tính trung thực và giá trị đạo đức cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát trong doanh nghiệp
- Doanh nghiêp tập trung vào mục tiêu dài hạn hơn là mục tiêu ngắn hạn, với tiêu chi luôn cân bằng giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích công ty và lợi ích nhân viên, nhà Quản lý luôn hài hòa được lợi ích của các bên, không vì lợi ích doanh nghiệp và loại bỏ các chính sách của nhân viên mà ngược lại luôn tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho nhân viên Áp dụng các chính sách nội bộ tích cực như khen thưởng cho nhân viên xuất sắc theo quy định công ty, không áp lực công việc quá mức so với thực tế tình hình kinh doanh
- Doanh nghiệp được thiết lập từng phòng ban với các mục tiêu chức năng cụ thể cho từng ban Mỗi một nhân viên được phân quyền thực hiện nhiệm vụ riêng biệt, tự làm và tự chịu trách nhiệm với công việc của mình, thể hiện tính phân quyền và nguyên tắc bất kiêm nhiệm cao trong công việc Mức phân quyền trong doanh nghiệp cao, trong một phòng ban phân theo từ
2-3 cấp bậc, chịu trách nhiệm vào các khâu riêng lẻ trong quá trình thực hiện một quy trình cụ thể
Cam kết về năng lực
- Năng lực phản ánh kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định, kiến thức và kỹ năng cần có đối với từng nhiệm vụ phụ thuộc vào sự xét đoán của nhà quản lý về các mục tiêu của doanh nghiệp về, chiến lược và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó Hiểu rõ được tầm quan trọng của năng lực chuyên môn, vì vậy công ty luôn có những chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên đặc biệt là những các bộ nhân viên nắm vị trí quan trọng then chốt trong công ty Công ty luôn có những buổi kiểm tra về năng lực chuyên môn định kỳ và luôn có chính sách đào tạo nhân viên giỏi cũng như loại bỏ những nhân viên có năng lực yếu
Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán
- Công ty có sự độc lập giữa Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm soát với Ban điều hành, kinh nghiệm và vị trí của các thành viên trong hội đồng quản trị, mức độ tham gia, mức độ giám sát và các hành động của hội đồng quản trị đối với các hoạt động của công ty Những việc làm các hanh động của ban Quản lý đều được ban Hội đồng Quản Tri chất vấn, giám sát các hoạt động quản lý và đưa ra những quan điểm phản biện và có những phản đối đấu tranh với những hành vi sai trái của ban Quản lý (Phải có 1 ng trong hội đông kg trực tiếp ql doanh nghiệp)
- Hội đồng quản trị độc lập với Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị luôn chất vấn các kế hoạch của Ban Giám Đốc và yêu cầu giải thích về kết quả thực hiện Thành viên hội đồng quản trị không thuộc Ban giám đốc công ty
- Hội đông quản trị và Ủy viên Kiểm toán luôn được cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời để thuận lợi cho việc đánh giá, giám sát việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Triết lý và phong cách điều hành của nhà Quản lý
- Ngươi lãnh đạo đơn vị có quan tâm đến tầm quan trọng của việc kiểm tra kiểm sát thực hiện chế độ quản lý doanh thu và tiết kiệm chi phí trong việc đôn đốc, giao trách nhiệm giám sát cho các phòng ban chức năng, ngươi quản lý luôn quan tâm đến các rủi ro trong doanh nghiệp và chấp nhận mức rui ro ở mức thấp nhất
- Doanh nghiệp có ban hành chính sách phân quyền cho cán bộ nhân viên cấp dưới, mức phân quyền khá cao để nhân viên linh động hơn trong việc giải quyết các vấn đề của tổ chức
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán với đầy đủ các phần hành chức năng, phụ vụ cho việc tập trung kiểm soát Các phần hành về doanh thu, tài sản cố định, thu và chi… các phần hành độc lập tác biệt nhau, đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, các phần hành tập trung chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ, kiểm soát các hoạt động của các khâu liên quan…
- Ban quản lý cấp cao luôn quan sát và giám sát nhân viên trong phạm vi thực hiện công việc, chỉnh đốn kịp thời những việc làm sai trái và những tình huống không theo đúng như kế hoạch
- Doanh nghiệp có Ban kiểm soát riêng để phục vụ quá trình thực hiện và giám sát hoạt động của các phòng ban, kịp thời chấn chỉnh cũng như phát hiện hành vi gian lận của đội ngũ nhân viên trong công ty Ban kiểm soát có quyền lấy dữ liệu hoạt động của các phòng ban đột xuất cũng như được quyền kiểm tra đột xuất các phòng ban để lấy dữ liệu…
Công ty đã xây dựng thỏa ước lao động tập thể Thỏa ước này cũng nêu rõ phương thức trả lương, điều kiện nâng lương, cách đánh giá xếp loại lao động, quy chế thưởng phạt Bên cạnh đó, đối với những nhà quản lý cấp cao công ty đã có chế độ đào tạo cụ thể, tuy nhiên những nhà quản lý cấp trung và toàn thể nhân viên thì công ty chưa có kế hoạch đào tạo Với kết quả khảo sát 100% cho thấy công ty không ban hành chính sách và thủ tục tuyển dụng phổ biến đến toàn thể nhân viên Quá trình xét duyệt hồ sơ tuyển dụng nhân sự không khách quan, vẫn còn hiện tượng ưu tiên những ứng viên có quen biết gửi gắm Điều này có thể dẫn tới việc tuyển dụng không hiệu quả, bỏ sót việc những nhân viên có năng lực cũng như phẩm chất tốt Tại công ty 83,3% ý kiến của đối tượng khảo sát cho biết tại công ty chính sách kỷ luật chưa được xây dựng rõ ràng, khi có vi phạm xảy ra thường xử lý không nghiêm, còn vị nể và chỉ theo cảm tính, do đó không thể ngăn chặn được các hành vi sai sót hay gian lận có thể xảy ra Tuy nhiên đối với những cán bộ nhân viên có những đóng góp giúp phát triển hoạt động của công ty thì các nhà quản trị doanh nghiệp luôn có những phần thưởng nhằm khuyến khích, động viên sự đóng góp này
2.3.2 Các rủi ro phát sinh trong doanh nghiệp
Theo COSO 1992, mỗi một doanh nghiệp luôn tồn đọng và chứa đựng các rủi ro trong đơn vị, những rủi ro này phát sinh trong quy trình mua hàng và bán hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp Cụ thể, đó là những rủi ro liên quan đến quá trình thu mua và chi tiền như chi lương cho nhân viên, chi các khoản chi thường xuyên và thu tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa Dưới đây là một số rủi ro xẩy ra trong đơn vị
Các rủi ro xảy ra trong quá trình phát sinh doanh thu