Thực trạng năng lực quan lý của cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông, vị trí của tỉnh Đắk Nông, Nhu cầu của bộ máy hành chính tỉnh Đắk Nông, thực trạng cán bộ tỉnh Đắk Nông và nhu cầu đặt ra đối với cán bộ người dân tộc thiểu số cấp cơ sở của tỉnh Đắk Nông
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU TỈNH ĐẮK NÔNG I CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ THỰC HIỆN CƠ CHẾ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG I.1 Vị trí chiến lược của tỉnh Đắk Nông Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đông Đăk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v Như vậy, Đắk Nông có vị trí chiến lược quan trọng đối với đất nước, đặc biệt với khu vực Tây Nguyên Đây là tỉnh xa xôi, mới được chia tách (1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông) là tỉnh có 130km đường biên giới giáo Vương quốc Campuchia, nằm trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia Đây là tỉnh giữ vai trò “phên dậu”của Tổ quốc nên ngoài vai trò phát triển kinh tế thì Đắk Nông còn vai trò giữ vai trò quan trọng về an ninh chính trị, an ninh xã hội bởi quan hệ đồng tộc giữa các dân tộc sống ở vùng biên giữa hai quốc gia có chung biên giới Vậy,để đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Đắk Nông thì công tác them chốt là công tác cán bộ, trong đó cán bộ người dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các mục tiêu kinh tế,chính trị của tỉnh cũng như của khu vực Tây Nguyên và cả nước I.2 Nhu cầu từ bộ máy hành chính và cơ cấu dân số của tỉnh Đắk Nông Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố gồm: Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Gia Nghĩa Bảng: Đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Nông Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2019 Đơn vị cấp xã và tương đương của Đắk Nông là 71 đơn vị, trong đó 61 đơn vị là cấp xã,5 đơn vị là phường, 5 đơn vị là thị trấn.Toàn tỉnh có 40 dân tộc cùng sinh sống, dân số khoảng 666.713 người; trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số là 214.453 người (chiếm 32,17% so với tổng dân số toàn tỉnh); dân tộc thiểu số tại chỗ (M’Nông, Mạ, Ê Đê) có 15.262 hộ, với 68.819 người (chiếm 10,32% so với dân số toàn tỉnh và 32,09% so với tổng số DTTS)1 Biểu đồ: Cơ cấu dân số tỉnh Đắk Nông Cơ cấu dân số tỉnh Đắk Nông Số Người 800,000 700,000 600,000 Dân số toàn tỉnh Người dân tộc thiểu Dân tộc tại chỗ 500,000 số (M'Nông, Mạ,Ê Đê) 400,000 300,000 200,000 100,000 0 Nguồn: Thống kê từ Báo cáo đánh giá tác động Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông của UBND tỉnh năm 2021 Với cơ cấu số dân và tỉ lệ dân tộc thiểu số trong tỉnh Đắk Nông cho thấy, Đắk Nông là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, cộng đồng dân tộc tại chỗ sinh sống lâu đời và cộng cư thành cộng đồng là dân tộc M’Nông, Mạ, Ê Đê có 15.262 hộ, với 68.819 người Trên cơ sở đó, Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 phê duyệt Danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 của cả nước, Đắk Nông là một trong số 51 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú Bảng: Xã thuộc vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông Đắk Nông 46 1 Báo cáo đánh giá tác động Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông của UBND tỉnh năm 2021 Xã khu vực I 29 Xã khu vực II 5 Xã khu vực III 12 Nguồn: Theo danh sách tổng hợp từ Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 Theo tiêu chí phân vùng giai đoạn 2021 – 2025 thì Đắk Nông có 46/61 xã, chiếm 75,4% là xã vùng dân tộc thiểu số Đây là một cơ sở minh chứng cho nhu cầu cấp thiết cũng như chiến lược lâu dài của tỉnh muốn phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội thì công tác cán bộ, đặc biệt cán bộ, viên chức cấp cơ sở cần được chú trọng từ công tác cất nhắc, tuyển chọn đến đào tạo 1.3 Chủ trương, chính sách về cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đối với tỉnh Đắk Nông Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động, là nguyên nhân thành, bại của cách mạng "Cán bộ là gốc của công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"2 Bối cảnh hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đòi hỏi ngày càng cao hơn, đặt ra nhiều vấn đề mới, phức tạp hơn Do vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X của tỉnh đã xác định phải tập trung xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt “có tâm, xứng tầm” để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới Đắk Nông là tỉnh mới thành lập luôn đứng trước những thách thức về nguồn nhân lực bởi quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; chuyển 2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 5, tr 269 dịch cơ cấu kinh tế của địa phương đòi hỏi rất cao về chất lượng nguồn nhân lực; đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh chủ yếu được điều động từ tỉnh Đắk Lắk, đến nay lực lượng này phần lớn đã nghỉ hưu hoặc đến tuổi nghỉ hưu Đội ngũ cán bộ trẻ được tuyển dụng mới hầu hết được đào tạo cơ bản nhưng chưa có điều kiện rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn nên chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh; việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương về Đăk Nông công tác còn gặp nhiều khó khăn, chính sách thu hút chưa mang lại hiệu quả Là tỉnh có hơn 75% số xã (46/61 xã) thuộc vùng dân tộc thiểu số, Đắk Nông cần chú trọng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, đặc biệt là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tuyến cơ sở Đây sẽ là một trong những nhân tố quyết định đến thành, bại của mục tiêu kinh tế, an ninh chính trị đặt ra của tỉnh trong những giai đoạn tới Đắk Nông nằm trong số các địa phương thực hiện Quyết định số 402/QĐ- TTg ngày 14/3/2016 Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới Đề án đã đưa ra các chỉ tiêu, tiêu chí phần trăm cán bộ là người dân tộc thiểu số đối với cấp tỉnh, cấp huyện, xã, ban Dân tộc và lộ trình thực hiện Mục tiêu chung là từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, bảo đảm đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tỷ lệ hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở Mục tiêu cụ thể là Nâng cao hợp lý tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số nhưng không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao Yêu cầu tỉ lệ cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số theo Đề án 402 ở tỉnh Đắk Nông: Nhiệm vụ đối với tỉnh có tỉ lệ 32% người dân tộc thiểu số cư trú như Đắk Nông thuộc vào tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 10% tổng số biên chế được giao Yêu cầu tỉ lệ cán bộ,công chức theo đề án 402 đối với cấp huyện tại tỉnh Đắk Nông: Đối với huyện, sẽ tùy thuộc vào cơ cấu số lượng người dâ tộc thiểu số cư trú để có cơ cấu tỉ lệ phù hợp theo tỉ lệ như sau: + Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao; + Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 10% tổng số biên chế được giao; + Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 20% tổng số biên chế được giao; + Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 30% tổng số biên chế được giao; + Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của huyện: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 35% tổng số biên chế được giao Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương + Huyện có tỷ lệ tối thiểu là 20% trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn; Lộ trình thực hiện: + Giai đoạn 2016 - 2018: đạt tối thiểu 50% các tỷ lệ nêu trên; + Giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo: đạt các tỷ lệ nêu trên Thực hiện theo Đề án, đến nay công tác cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng của tỉnh Đắk Nông bước đầu có cơ cấu, tỉ lệ đạt được lộ trình đề ra về số lượng, từng bước hoàn thiện về chất lượng 2 THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP HUYỆN, XÃ TỈNH ĐẮK NÔNG Thực hiện các Đề án lớn của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, cơ cấu cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong bộ máy chính quyền các cấp tại tỉnh Đắk Nông Kết quả đạt được thể hiện trong thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số như sau: 2.1 Thực trạng trình độ, năng lực cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh Đắk Nông Theo số liệu báo cáo3 đến tháng 6 năm 2021 tỉnh Đắk Nông có 18.627 cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Trong đó, nữ có 10.709 người chiếm 57.49%, cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có 2.080 người chiếm 11.17% Như vậy, về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong cơ quan hành chính các cấp của tỉnh đã có cơ cấu cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong bộ máy hành chính, sự nghiệp các cấp hành chính, sự nghiệp của tỉnh 3 Báo cáo của Tỉnh ủy Đắk Nông về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh năm 2021 cho thấy, tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như quy hoạch để cử đi đào tạo nhằm phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cũng như yêu cầu thực tế đặt ra Trong bộ máy hành chính, sự nghiệp đã có những cán bộ có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ Cụ thể có 6 người có trình độ tiến sỹ (chiếm 0,03%) cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh Có 548 người có trình độ thạc sỹ, chiếm 2,94%, trình độ đại học có 10.147 người chiếm 54,47% Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức trình độ cao từ đại học trở lên của tỉnh chiếm là 57,44% Bên cạnh đó, trong bộ máy hành chính, sự nghiệp của tỉnh vẫn còn 1.924 người trình độ sơ cấp, chiếm đến 10,33% Trình độ trung cấp có 2.095 người chiếm 11,25% Đây là thành quả nỗ lực bằng nhiều hình thức của tỉnh để nâng cao năng lực cán bộ,công chức, viên chức của tỉnh trong đó có đóng góp từ thực hiện Nghị quyết 054 trong quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh cơ bản phù hợp với vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cán bộ Công tác tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, tổ chức thi tuyển theo nguyên tắc cạnh tranh, thực hiện đúng biên chế được giao, tuyển chọn những cá nhân có năng lực, trình độ chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm Trong giai đoạn 2011 - 2021, tỉnh đã tổ chức 04 kỳ thi tuyển công chức (Khối Đảng, đoàn thể 01 và Khối Nhà nước 02, 01 kỳ thi chung phối hợp giữa khối Đảng và Nhà nước) với tổng số 1.811 thí sinh tham dự, qua đó đã tuyển dụng được 726 công chức bố trí công tác trong các cơ quan, đơn vị hành chính Khối Đảng và Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp của tỉnh đã tuyển dụng được 2.933 viên chức trong tổng số 4.210 thí sinh đăng ký dự tuyển để bố trí trong các đơn vị sự nghiệp công lập 4 Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Con số thể được thống kê theo biểu bảng sau: Biểu đồ: Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh đến năm 6/2021 SC TC CĐ ĐH Thạc sỹ TS Dân tộc Nữ Tổng số 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 0 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Để đạt thành quả trên, ngoài công tác tuyển dụng, quy hoạch, trong những năm qua tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND, ngày 09/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh 10 năm qua, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đã xét cử 1.065 cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo tại các trường đại học, học viện trong và ngoài nước (trong đó: 11 trường hợp nghiên cứu sinh, 214 trường hợp đào tạo cao học, 840 trường hợp đại học và đại học văn bằng hai) Bảng: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Trình độ lý luận Cử nhân, Cao Cử nhân, cao Trung cấp Trung chính trị cấp cấp(QĐ cấp(QĐ 03) 2,884 03) Sơ lượng 1,063 893 15.48% % 5.71% 1912 84.01 66.30 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh từ trung cấp đến cao cấp đạt 21,19% trong tổng số cán bộ công chức toàn tỉnh Trong số đó phần lớn cán bộ được cử đi theo Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND, ngày 09/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể lý luận chính trị, tỉnh đã cử tham gia đào tạo lý luận chính trị 2.805 trường hợp (trong đó: cao cấp 893 trường hợp, trung cấp 1.912 trường hợp) So với trước năm 2011, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã có bước phát triển về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh cán bộ và vị trí việc làm, cụ thể ở trình độ sau đại học tăng từ 0,50% lên 2,97%, đại học từ 27,39% lên 54,47%; về lý luận chính trị: trình độ cử nhân, cao cấp tăng từ 3,33% lên 5,71%, trung cấp lý luận chính trị từ 8,02% lên 15,48% Đa số cán bộ, công chức, viên chức sử dụng tin học vào công tác quản lý điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác, sử dụng tối đa được nguồn lực vào quá trình thực thi công vụ Cán bộ và viên chức người dân tộc thiểu số trong khối Đảng, Mặt trận và đoàn thể của Đắk Nông chưa đạt 10% (có 80 công chức, viên chức người dân tộc thiểu số) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sơ cấp, trung cấp còn hơn 10% Bảng: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của công chức, viên chức khối Đảng, Mặt trận và đoàn thể tỉnh Đắk Nông năm 2021 Đơn vị tính: Người Phân loại Tổn g số Nữ Dân tộc Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ LLCT Công chức TS Thạc sỹ ĐH CĐ TC SC CN, CC TC khối Đảng, 833 356 77 Mặt trận và 26 3 0 62 678 21 69 63 302 531 đoàn thể Viên chức khối từ Báo cáo 0 16 67 2 6 4 21 65 Đảng, Mặt trận 102 và đoàn thể số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày Nguồn: Tổng hợp 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Đối với khối hành chính nhà nước, công chức người dân tộc thiểu số mới chiếm 6% (117 công chức người dân tộc thiểu số/1.950 công chức của tỉnh) Viên chức người dân tộc thiểu số chiếm 9,6% (1.225 viên chức/12.809 viên chức của tỉnh) Trong đó, khối hành chính về mặt bằng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn các ngành khác, số lượng tiến sỹ, thạc sỹ đa số đang công tác trong lĩnh vực này Trình độ lý luận chính trị của công chức đã đạt 57,6% (1.123 công chức/1,950 công chức của tỉnh) Viên chức có trình độ lý luận chính trị là 8,23% (1.054 viên chức/12.809 viên chức toàn tỉnh) Bảng: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của công chức, viên chức trong khối nhà nước của Đắk Nông năm 2021 Đơn vị tính: Người Tổng Nữ Dân Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ LLCT Phân loại số tộc T Thạc ĐH CĐ TC SC CN, TC Công chức S sỹ CC 1,950 647 117 5 214 1,59 74 60 543 58 khối Nhà nước 7 0 Viên chức 12,80 8,93 1,22 1 256 7,94 1,85 1,31 37 153 90 khối Nhà nước 9 1 5 6 5 21 1 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Như vậy, theo con số thống kê cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh cả trong lĩnh vực hành chính và lĩnh vực Đảng, Mặt trận,đoàn thể thì cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số chưa đến 10% Đánh giá về công tác sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong những năm qua của Đắk Nông về cơ bản: Được thực hiện đúng nguyên tắc, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, qua đó góp phần củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, kịp thời đáp ứng yêu cầu trong công tác cán bộ; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao của từng cơ quan, đơn vị, địa phương Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được của công tác cán bộ, việc bố trí và sử dụng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số chưa thật sự được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra (Nghị quyết quy định tỷ lệ dân tộc thiểu số trong từng cơ quan, đơn vị phải đạt từ 10% trở lên), hiện nay tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số bình quân chung của các cơ quan cấp tỉnh là 7,78%; cấp huyện là 11,4%; cấp xã là 17,22% Ở cấp tỉnh chỉ có một số ít cơ quan có tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên 10%, tỷ lệ 5% trở xuống chiếm đa số; ở cấp huyện cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số hầu hết có tỷ lệ dưới 10%, riêng chỉ có huyện Tuy Đức và Đắk Glong đạt tỷ lệ trên 10%5 Công tác quy hoạch cán bộ,công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý để phát triển nguồn nhân lực cũng được Đắk Nông tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh nhằm phù hợp với ngành nghề đào tạo, vị trí công tác, các tiêu chuẩn chức danh cán bộ Nhằm chủ động và từng bước khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, 5 Báo cáo tháng 6/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 bảo đảm tính kế thừa trong công tác cán bộ; trên cơ sở đó, để định hướng đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được kết quả như sau: Nhiệm kỳ 2010 – 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phê duyệt quy hoạch bổ sung chức danh cán bộ lãnh đạo của 41 cơ quan, đơn vị, với tổng số là 70 chức danh và 145 lượt cán bộ được đưa vào quy hoạch Nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 cấp tỉnh, huyện, xã được tiến hành đồng bộ, đảm bảo nguyên tắc, quy trình; chất lượng đội ngũ cán bộ đưa vào quy hoạch được nâng lên đáng kể cả về trình độ học vấn, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; đảm bảo số lượng, cơ cấu hợp lý; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng tăng: Bảng: Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015 - 2020 Cấp huyện Quy hoạch cán bộ Số lượng Tỷ lệ cán Tỷ lệ Tỷ lệ cán các cấp bộ trẻ tuổi cán bộ bộ dân tộc nữ thiểu số Quy hoạch Ban 487 16,95% 21,97% 9,83% chấp hành Quy hoạch Ban 181 8,28% 19,34% 10,5% Thường vụ Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Quy hoạch Ban chấp hành, Cấp huyện, có 487 cán bộ thì tỉ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số được quy hoạch là 48 người (9,83%) Cấp xã có 854 cán bộ, trong đó cán bộ dân tộc thiểu số có 165 cán bộ (19,32%) Quy hoạch Ban thường vụ, Cấp huyện có 181 cán bộ, trong đó cán bộ người dân tộc thiểu số có 19 người (10,5%) Trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện một cách chủ động hơn Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, nhiệm kỳ 2015 – 2020, công tác quy hoạch có kết quả theo bảng sau: Cấp huyện Quy hoạch cán bộ các cấp Số lượng Tỷ lệ cán Tỷ lệ cán Tỷ lệ cán bộ trẻ bộ nữ bộ dân tộc tuổi thiểu số Quy hoạch Bí thư, chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện, thị; Bí thư 48 20,83% 4,17% 10,42% các đảng ủy khối Quy hoạch Phó Bí thư, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện, thị; 88 20,5% 14,77% 7,95% Bí thư các đảng ủy khối Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp huyện là nguồn để bổ nhiệm cán bộ trong giai đoạn tiếp theo không bị thiếu hụt,bị động trong công tác cán bộ Tuy nhiên, ngay từ khâu quy hoạch, cán bộ dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch chưa đạt 10%/ 20% cán bộ lãnh đạo cấp huyện là người dân tộc thiểu số theo Đề án 402 đề ra Chính vì vậy, công tác quy hoạch cũng như xét duyệt cán bộ dân tộc thiểu số ở vị trí lãnh đạo cấp huyện của Đắk Nông cần có bước đột phá hơn trong thời gian tới mới có số lượng đạt yêu cầu đặt ra 2.2 Thực trạng về cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Đắk Nông 2.2.1 Yêu cầu về cán bộ người dân tộc thiểu số đối với cấp xã Tỉ lệ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới Đối với cấp cơ sở (cấp xã) như sau: Yêu cầu tỉ lệ cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số theo đề án 402 đối với cấp xã phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) vùng DTTS như sau: + Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 10% tổng số cán bộ, công chức cấp xã; + Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 15% tổng số cán bộ, công chức cấp xã; + Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% tổng số cán bộ, công chức cấp xã; + Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 40% tổng số cán bộ, công chức cấp xã; + Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 50% tổng số cán bộ, công chức cấp xã Lộ trình thực hiện theo Đề án 402 đặt ra:Giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo: đạt các tỷ lệ nêu trên Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo cấp xã: Xã có tỷ lệ tối thiểu là 30% trên tổng số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn - Lộ trình thực hiện: + Giai đoạn 2016 - 2018: đạt tối thiểu 50% các tỷ lệ nêu trên; + Giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo: đạt các tỷ lệ nêu trên Bên cạnh đó, Đắk Nông còn thuộc địa bàn thực hiện kiện toàn chính quyền cơ sở theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 với các phương án cụ thể: Phương án thực hiện: Một là, cán bộ cấp cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng thực tế đặt ra, để đạt chuẩn theo quy định về vị trí việc làm và biết tiếng dân tộc đối với cán bộ, công chức người Kinh công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số Hai là, thực hiện quy hoạch tạo nguồn cán bộ cơ sở, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng yêu cầu về cán bộ, công chức ở cơ sở đạt chuẩn cho nhiệm kỳ 2016 - 2021 và những năm tiếp theo Ba là, luân chuyển cán bộ, ăng cường về cơ sở khó khăn của các địa phương vùng Tây Nguyên, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2.2.2 Thực trạng cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã tỉnh Đắk Nông Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMT Tổ quốc; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thư Đoàn Thanh niên Công chức cấp xã gồm các chức danh sau: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và đối tượng dự nguồn cho các chức danh chủ chốt cấp xã Đắk Nông có 71 đơn vị hành chính cấp xã và tương đương (61 xã, 5 thị trấn, 5 phường) và 789 thôn, buôn, bon, bản, tổ dân phố Bảng; Trình độ chuyên môn và quản lý của cán bộ,công chức cấp xã Trong đó Tổng Trình độ chuyên môn, số Phân loại Nữ Dân tộc nghiệp vụ LLCT 734 CN, Công chức cấp xã 794 ĐH CĐ TC SC CC TC Cán bộ chuyên trách 244 68 308 59 340 27 1 180 cấp xã 1,405 Cán bộ không chuyên 2933 158 175 226 8 208 352 43 476 trách cấp xã 100 Tổng số 347 415 70 128 100 1,10 0 151 % từ Báo 7 749 658 604 195 648 Nguồn: Tổng hợp 25.5 4 22.43 20.6 6.65 22.09 1486 44 807 50.6 6 1.5 27.51 cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Tổng cán bộ, công chức cấp xã là 2.933 cán bộ, trong đó, trình độ đại học có 604 cán bộ (20,6%), cao đẳng có 195/2933 cán bộ chiếm 6,65% Trình độ trung cấp, sơ cấp là cán bộ ở tuyến cơ sở chiếm hơn 70% Cán bộ,công chức dân tộc thiểu số cấp xã có 658 cán bộ, trung bình có 22,43% cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Để có đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã có trình độ chuyên môn,lý luận như trên, lãnh đạo Đắk Nông đã tích cực triển khai chủ trương, chính sách, yêu cầu của cấp trên thông qua các quyết định, đề án được ban hành, thực hiện trong thời gian qua như: Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Quyết định số 1277-QĐ/TU, ngày 18/11/2014 về việc ban hành Đề án “Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 - 2021”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 346/QĐ-UBND, ngày 13/3/2015 về kế hoạch thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 - 2021 Việc triển khai thực hiện Đề án 1277 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nâng cao nhận thức cho các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên về vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ So với thời điểm cuối năm 2014, có thể nói chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đã được nâng lên một bước trên tất cả các mặt trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị Đến nay, 100% công chức cấp xã và 96,83% cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ chủ chốt cấp xã đã đạt chuẩn ngạch công chức theo quy định, gần đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra xây dựng 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn ngạch công chức theo quy định), riêng cán bộ chuyên trách giữ chức vụ trưởng các đoàn thể chỉ đạt 92,05% Cụ thể tai bảng sau: Bảng; Thống kê tỉ lệ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Đắk Nông Đơn vị tính: % Chức danh cán bộ, công Học vấn Chuyên môn nghiệp Lý luận chính trị chức cấp xã THCS THPT vụ Cao Trung cấp cấp, cử Sơ Trung Cao nhân cấp cấp đẳng, Đại học Cán bộ chuyên trách giữ các 100% 100% 75% 99,54% 92,70% chức vụ chủ chốt (Bí thư, 96,83% phó bí thư; Chủ tịch, phó 99,64% 92,05% 67,65% 92,23% 72,64% chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND): Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ trưởng các đoàn thể (Chủ tịch UBMTTQ, bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh): Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Về trình độ chuyên môn,cán bộ chuyên trách giữ chức vụ chủ chốt cấp xã mới có 75% có trình độ cao đẳng và đại học Tuy nhiên về lý luận chính trị đã được trau dồi đến 92,70 là cao cấp lý luận và 99,54% đã học trung cấp lý luận chính trị Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ trưởng các đòn thể cấp xãcó trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học là 67,65%, trình độ cao caapslys luận chính trị 72,64% 2.2.3 Công tác quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã Công tác quy hoạch cán bộ các cấp tại tỉnh đã diến ra thường xuyên,lien tục theo nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 nhằm đảm bảo nguyên tắc, quy trình, chất lượng đội ngũ cán bộ đưa vào quy hoạch Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ; đảm bảo số lượng, cơ cấu hợp lý; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng tăng: Bảng: Quy hoạch cán bộ cấp xã tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015 - 2020 Cấp xã Quy hoạch cán bộ các cấp Số lượng Tỷ lệ cán bộ trẻ Tỷ lệ cán bộ Tỷ lệ cán bộ tuổi nữ dân tộc thiểu số Quy hoạch Ban chấp hành 854 48,95% 26,81% 19,32% Quy hoạch Ban Thường vụ 285 16,30% 22,41% 15,43% Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Cán bộ người dân tộc thiểu số được quy hoạch vào Ban chấp hành và Ban thường vụ cấp xã trong cả nhiệm kỳ chưa được 20%, tỉ lệ này cho thấy cơ cấu cán bộ cấp cơ sở người dân tộc thiểu số cấp cơ sở còn thiếu nhiều, tỉ lệ này dẫn đến nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cấp cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của thực tế đặt ra sẽ không đáp ứng đủ Số liệu này cho thấy tỉnh Đắk Nông cần quan tâm đến quy hoạch nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của Đề án 402 và Đề án 124 đề ra cũng như đảm bảo an ninh, chính trị của tỉnh cũng như của Tây Nguyên nói chung KẾT LUẬN Đắk Nông là tỉnh có vị trí chiến quan trọng phía Tây Nam của Tây Nguyên, nằm ở phía tây miền Trung Việt Nam, tỉnh có 40 dân tộc cư trú/ 47 dân tộc của vùng Tây Nguyên Nhiều dân tộc tại chỗ là chủ nhân đầu tiên của vùng đấtĐắk Nông, ngày nay 40 thành phần người DTTS ở đây tiếp tục góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh của tỉnh Với đặc trung thành phần dân tộc và vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh nên cán bộ, công chức người DTTS có vai trò quan trọng trong hoạt động của cả HTCT, trong vận động đồng bào các DTTS Để có đội ngũ CB, CC người DTTS, tỉnh cần coi trọng và làm tốt các mặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là tạo nguồn CB, CC người DTTS Tạo nguồn CB, CC người DTTS là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ cơ sở của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình gồm hệ thống các công việc từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch,