1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn nhan lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay, đề xuất giải pháp, kiến nghị
Tác giả Ts. Hoàng Hữu Bình, Ths. Nguyễn Thị Thuận
Trường học Trường Cán bộ dân tộc
Chuyên ngành Công tác dân tộc
Thể loại Bài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 74,29 KB

Nội dung

Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay, đề xuất giải pháp, kiến nghị. 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của cơ quan QLNN về CTDT. 2. Thực trạng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT hiện nay. 2.2. Thực trạng về trình độ nhân lực CQ QLNN về CTDT .

Trang 1

Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay, đề xuất giải pháp, kiến nghị

(Nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐT, BD nhân lực CQ QLNN về CTDT)

TS.Hoàng Hữu Bình

sự thay đổi Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa quyết định đếnchất lượng đội ngũ cán bộ công chức, đến hoạt động của bộ máy nhà nước

Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đã và đang ngày càng được tăng cường,nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Đảng vàNhà nước đã chú ý rất nhiều đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu

số, đặc biệt là khi xây dựng chính sách dân tộc và triển khai chính sách dân tộc Do

đó, đội ngũ cán bộ này ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng

Tuy nhiên, có một thực tế là trong đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cókhông ít người được thuyên chuyển từ các ngành khác về hoặc được tuyển dụngmới, hầu hết chưa qua đào tạo, chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về công tácdân tộc Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứclàm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở đã và đang được đặt ra như là mộttrong số những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn

Trang 2

Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làmcông tác dân tộc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay là hết sức cấp thiết.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là vấn đề rộng

và phức tạp Nói rộng là bởi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm côngtác dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là kết quả của cáccấp học (I, II, III, trung cấp, đại học, sau đại học ) và sau đó mới là của Ủy banDân tộc Nói phức tạp là bởi công tác dân tộc là loại hình công tác tổng hợp, đalĩnh vực, đa ngành nên đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cũng xuất phát từnhững quá trình đào tạo, chuyên môn đào tạo rất khác nhau

Trước hết, đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc trước hết là đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức thuộc hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trungương tới địa phương (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh; Phòng Dân tộc cáchuyện, cán bộ chuyên trách công tác dân tộc ở cơ sở), tiếp theo là các cán bộ ởcác bộ, ngành có liên quan, cán bộ chủ chốt công tác ở các cấp thuộc vùng miềnnúi và dân tộc cũng như các đối tượng khác.Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chưa có đủ năng lực, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, còn yếu, chưa cập nhật thường xuyên nhận thức về CTDT,

am hiểu về các dân tộc nhất là các DTTS Đặc biệt là ở cấp xã, đội ngũ cán bộCTDT chưa được chú ý đúng mức, chủ yếu là bố trí cán bộ kiêm nhiệm, mỗi địaphương làm một khác, khá tuỳ tiện

Để nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi thì cần thiết phải quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánlàm CTDT, cán bộ, công chức QLNN về CTDT có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng, hiệu quả hoạt động QLNN của cả hệ thống Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp CNH, HĐH vùng miền núi và DTTS hiện nay, chúng ta cần đổi mớicông tác cán bộ làm CTDT, trong đó vấn đề có tính then chốt là tăng cường công

Trang 3

tác đào tạo, bồi dưỡng cho họ cả về lý luận lẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân tộc

là nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài để phục vụ vùng dân tộc thiểu

số của đất nước phát triển Chính vì vậy, cần nghiên cứu “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

hiện nay Đề xuất giải pháp, kiến nghị” là cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực CQ QLNN về CTDT

1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của cơ quan QLNN về CTDT

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm

an ninh – quốc phòng của Tổ quốc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Đốivới công tác dân tộc và nguồn lực làm công tác dân tộc nhằm xây dựng khối đạiđoàn kết dân tộc Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thường xuyên vàliên tục, không chỉ trước mắt mà còn có kế hoạch, mục tiêu lâu dài Mới đây nhất,trong Quyết định số 449/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược Công tác dân tộc đếnnăm 2020 ngày 12 tháng 3 năm 2013, văn bản đã đề cập nhiều vấn đề nhưng trong

đó có nội dung nhấn mạnh đến “Công tác cán bộ người dân tộc thiểu số: trong hệthống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính vùng dân tộc thiểu sốphải đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số; ở các vị trí chủchốt, nhất thiết phải có cán bộ người dân tộc thiểu số; 100% cán bộ công chức cấp

xã được đào tạo, trong đó 70% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên” Với mụctiêu Chiến lược đưa ra thì nhiệm vụ đầu tiên văn bản đề cập là phát triển giáo dục,đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số Bên cạnh

đó, tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, quan tâm pháthiện nguồn, quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất làkhu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ

Trang 4

Trong những năm trước mắt, cần tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực,phẩm chất tốt đến công tác ở các địa bàn dân tộc thiểu số, nhất là những nơi xungyếu về quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt chính sách động viên, khuyến khích giàlàng, trưởng bản, người có uy tín tham gia công tác kiểm tra, giám sát việc thựchiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số theo phương châm

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; vận động quần chúng nhân dân vùngdân tộc thiểu số chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, ngăn chặn âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.Như vậy, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, nội dung nguồn nhân lựcđược đề cập một cách trọng điểm theo kế hoạch phát triển trước mắt và lâu dài.Trước mắt cần những người có năng lực, thu hút những người có năng lực, có đạođức lên công tác những vùng trọng yếu về an ninh, quốc phòng Kế tiếp sau đóphải xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững chắc trong đó đào tạo nguồn cán bộdân tộc thiểu số là chủ yếu Phấn đấu đến năm 2020 có 60% cán bộ công tác tronglĩnh vực công tác dân tộc là người dân tộc thiểu số

Quyết định 86/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt Quy hoạchphát triển nhân lực hệ thống cơ quan công tác dân tộc giai đoạn 2012 – 2020 ngày

25 tháng 4 năm 2012 Trong đó, quan điểm quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũcán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc phải đặt trong điều kiện CNH,HĐH và hội nhập quốc tế Quy hoạch phát triển nhân lực phải gắn với mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh – quốc phòng Phát triển nguồn nhânlực phải đảm bảo về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu vùng miền, trình độchuyên môn, ngành nghề được đào tạo; đồng bộ về các giải pháp tổ chức thực hiện,đồng thời phải đáp ứng nhu cầu học tập, khả năng cống hiến và thăng tiến của độingũ cán bộ, công chức trong toàn hệ thống Từng bước xây dựng nguồn nhân lực

Trang 5

có chất lượng cao, toàn diện về thể lực, trí lực, tâm lực phục vụ lâu dài trong cơquan công tác Dân tộc.

Ủy ban Dân tộc ý thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết về quy hoạchphát triển nhân lực của hệ thống cơ quan công tác Dân tộc Đây là yếu tố cần thiếtnhằm tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ cấp lãnh đạo quản lý đến nhânviên phục vụ trong toàn hệ thống, đặc biệt là nhu cầu nhân lực của địa phươngđang cần đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị

và đạo đức lối sống tốt phục vụ lâu dài trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước vềcông tác dân tộc

2 Thực trạng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT hiện nay

2.1 Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT

* Cấp trung ương

Cơ quan QLNN về CTDT ở nước ta hiện nay là Uỷ ban Dân tộc và hệ thống cơquan CTDT các cấp Tiền thân của cơ quan QLNN về CTDT đầu tiên ở nước ta làNha Dân tộc thiểu số (DTTS) - được thành lập theo Sắc lệnh số 58 ngày 3/5/1946của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Trải qua một quá trìnhphát triển lâu dài theo tiến trình cách mạng, đến ngày 16/5/2003, Chính phủ banhành Nghị định số 51/2003/NĐ - CP qui định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chứccủa Uỷ ban Dân tộc Theo đó, ở trung ương có Uỷ ban Dân tộc – là cơ quan ngangbộ thuộc Chính phủ, có chức năng QLNN về lĩnh vực CTDT trong phạm vi cảnước

Ủy ban Dân tộc hiện nay có 18 vụ và đơn vị trực thuộc và có tổng số 348 côngchức viên chức, trong đó, có 45 lãnh đạo cấp vụ và tương đương [17] Đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức là người DTTS cũng được tăng cường; ngoài dân tộcKinh với 171 người, chiếm 65,26%; còn lại 34,14 % là thuộc 15 DTTS: Tày (38người), Thái (13), Mường (12), Nùng (9), Khmer (8), Mông (2), Dao (1), Giarai

Trang 6

(1), Lôlô (1), La ha (1), Chăm (1), Khơmú (1), Sán Chay (Nhóm Cao Lan) (1), Ê

Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan Ủy ban Dân tộc đã có những bước phát triển hết sức quan trọng Đặc biệt

là việc thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước cũng như tổchức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, đánh giá các chính sách đối với vùng đồng bàoDTTS và miền núi đạt kết quả khá tốt Nhiều chính sách đã thực sự đi vào cuộcsống, được nhân dân hưởng ứng, phấn khởi, tin tưởng; được các tổ chức quốc tếđánh giá cao Các chính sách dân tộc của ta đã góp phần ngăn chặn âm mưu, thủđoạn xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, tạo ra một môi trường an ninh,chính trị ổn định

*Cấp địa phương

Ngày 18/2/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2004/NĐ - CP về kiệntoàn tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về CTDT thuộc Uỷ ban Nhân dân (UBND)

Trang 7

các cấp – thì hệ thống cơ quan QLNN về CTDT đã có một bước phát triển mới vềchất cả ở phương diện tổ chức bộ máy lẫn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ở cấp tỉnh, Nghị định 53/2004/NĐ - CP quy định rõ:

* Thành lập Ban Dân tộc – là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiệnchức năng QLNN về lĩnh vực CTDT trong phạm vi tỉnh, có con dấu, tài khoảnriêng, khi có một trong các điều kiện sau:

+ Có trên 20.000 người DTTS sinh sống tập trung thành cộng đồng làng,bản

+ Có trên 5.000 người DTTS đang cần được Nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ pháttriển

+ Có đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn xung yếu về an ninh, quốcphòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào DTTS nước ta vànước láng giềng thường xuyên qua lại

* Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhưng chưa đáp ứng cácquy định nêu trên thì tổ chức làm CTDT thực hiện theo 1 trong 2 mô hình sau:

- Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBNDtỉnh về công tác chuyên môn; Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất, kinhphí, phương tiện và điều kiện làm việc

- Sở có chức năng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có CTDT và côngtác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến CTDT thuộc UBND tỉnh

Tính đến năm 2010, cả nước ta đã có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc TWthành lập cơ quan QLNN về CTDT với một số tên gọi khác nhau (Ban Dân tộc,Ban Dân tộc - Tôn giáo, Ban Tôn giáo – Dân tộc, Ban Dân tộc – Miền núi, BanDân tộc – Miền núi - Định canh định cư, ) 51 Ban Dân tộc có 983 công chức viênchức, trong đó có 127 lãnh đạo Ban Dân tộc cấp tỉnh trong cả nước

Ở cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Nghị định 53/2004/NĐ

-CP quy định:

Trang 8

* Thành lập Phòng Dân tộc thuộc UBND huyện khi có 1 trong 2 tiêu chí:+ Có ít nhất 5.000 người DTTS đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợphát triển.

+ Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng;địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào DTTS nước ta và nước lánggiềng thường xuyên qua lại

* Đối với những huyện có đồng bào DTTS sinh sống nhưng chưa đủ các tiêuchí nêu trên thì tổ chức làm CTDT thực hiện theo 1 trong 2 mô hình sau:

+ Thành lập Phòng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó có CTDT vàcông tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến CTDT trực thuộc UBND huyệnnhưng phải đảm bảo số phòng ở cấp huyện theo quy định của Nghị định số12/2001/NĐ - CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ

+ Bố trí cán bộ chuyên trách CTDT trong Văn phòng HĐND và UBND hoặcphòng chuyên môn khác hiện có của UBND huyện

Năm 2011, trên địa bàn cả nước đã có 389 Phòng Dân tộc trực thuộc cấphuyện với tên gọi khác nhau (Phòng Dân tộc, phòng Dân tộc – Tôn giáo, phòngTôn giáo – Dân tộc, ), có tổng số công chức viên chức là 1370 người, trong đó có

428 người là Lãnh đạo cấp Phòng Dân tộc ở huyện

Ở cấp xã (phường, thị trấn), Nghị định 53/2004/NĐ - CP quy định: ở các xã

có đông đồng bào DTTS sinh sống không thành lập tổ chức riêng, nhưng phâncông 1 uỷ viên UBND xã kiêm nhiệm theo dõi tổ chức thực hiện CTDT Tínhchung cả nước hiện nay có 10.751 đơn vị, trong đó có 5.900 đơn vị ở vùng miềnnúi có đồng bào DTTS sinh sống Mỗi xã có đủ tiêu chí cử 1 người theo dõiCTDT Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cuộc điều tra, khảo sát nào để đánh giá

về thực trạng đội ngũ cán bộ này

Qua số liệu của các cơ quan CTDT địa phương, chúng ta thấy:

Trang 9

- Về số lượng, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về CTDT đã và đang ngàymột được tăng cường, đặc biệt là kể từ sau khi có Nghị định 51/2003/NĐ - CP vàNghị định 53/2004/NĐ - CP của Chính phủ.

Công chức viên chức cơ quan công tác dân tộc ở địa phương (cấp tỉnh vàhuyện) có nhiều thành phần tộc người tham gia, trong đó người Kinh có 1338người chiếm 56,86%, người Tày có 208 người chiếm 8,84%, Khmer có 155 ngườichiếm 6,59%, Thái có 104 người chiếm 4,42%, Mường có 112 người chiếm4,76%, Mông có 70 người chiếm 2,97%, Nùng 61 người chiếm 2,59% Có 30 tộcngười là Dao, Ê đê, Gia Lai, Chăm, Hrê, Mnông, Sán Dìu, Hoa, Cơ Ho, Bru VânKiều, Co, Cơ Tu, Xơ Đăng, Sán Chay, Ba Na, Giẻ Triêng, Thổ, Chơ Ro, Dáy,Raglay, Xtiêng, Chu Ru, Lào, Tà Ôi, mạ, Phù Lá, Khơ Mú, Hà Nhì, Bố Y, RơMăm, La Chí có từ 1 đến gần 50 người của tộc người làm CCVC trong cơ quanquản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương Còn lại các tộc người khácchưa có cán bộ công chức viên chức làm trong cơ quan quản lý nhà nước về côngtác dân tộc ở địa phương

Như vậy, hơn 25 Đổi mới, công tác dân tộc đã có những bước phát triển quantrọng thể hiện qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ trungương đến địa phương Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong QLNN về CTDT

đã và đang ngày một được tăng cường, đặc biệt là kể từ sau khi có Nghị định51/2003/NĐ - CP và Nghị định 53/2004/NĐ - CP của Chính phủ Nhưng nếu chỉ

đề cập đến số lượng thì chưa nói nên điều gì Muốn công tác dân tộc có hiệu quả,vùng dân tộc và miền núi có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh – quốc phòng đượcđảm bảo, môi trường được bảo vệ thì cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lựcvùng dân tộc thiểu số, trong đó có một phần không nhỏ là chất lượng đội ngũ cánbộ làm công tác dân tộc

Trang 10

2.2 Thực trạng về trình độ nhân lực CQ QLNN về CTDT

*Cấp Trung ương

Hơn 25 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp được tăngcường cả số lượng và chất lượng Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nhận

thức và năng lực thực tiễn từng bước được nâng cao, một bộ phận được đào tạo cơbản Bức tranh chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan công tácdân tộc Cơ quan Ủy ban Dân tộc có 348 cán bộ, công chức, trong đó trình độ tiến

sĩ có 11 người, thạc sỹ có 24 người, cử nhân đại học có 279 người, trung cấp có 7người, 12/12 có 65 người

Trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 65 người, trung cấp có 224 người [17]

*Cấp địa phương (Ban DT và phòng DT)

Cấp tỉnh, tính đến năm 2010 có tổng số 983 cán bộ, công chức trong đó trìnhđộ tiến sỹ có 1 người, thạc sỹ có 35 người, đại học có 785 người, cao đẳng 97người, trung cấp 76 người Trình độ chuyên môn của cán bộ địa phương trong cơquan làm công tác dân tộc đến nay cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, đa số có trìnhđộ từ đại học trở lên, cao đẳng và trung cấp chỉ còn 173 người Trình độ lý luậnchính trị: cao cấp có 139 người, trung cấp có 410 người Trình độ lý luận chính trịcủa cán bộ công chức tại các Ban dân tộc tỉnh cần được đào tạo, bồi dưỡng, đặcbiệt các tỉnh vùng biên giới, địa bàn xung yếu chính trị cần có công tác đào tạo, bồidưỡng lý luận chính trị kịp thời, thường xuyên để nắm vững đường lối, chủ trươngcủa Đảng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đúng đắn

Cơ cấu theo độ tuổi của cán bộ công chức cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh:dưới 30 tuổi có 169 người chiếm 17,19%, từ 30 tuổi đến 50 tuổi có 578 ngườichiếm 58,79%, từ 50 tuổi đến 60 tuổi có 278 ngời chiếm 21,62% Về độ tuổi, đã có

sự kế tiếp 3 độ tuổi trong cơ cấu đội ngũ cán bộ Cán bộ công chức đã có cơ cấu

Trang 11

tương đối đồng đều giữa người dân tộc đa số và thiểu số Cán bộ công chức làngười dân tộc thiểu số có 557/983 người chiếm 56,66%.

Cấp huyện, tính đến năm 2010 có tổng số 1370 cán bộ công chức trong đótrình độ thạc sỹ có 21 người, đại học có 1.128 người, cao đẳng có 105 người, trungcấp có 52 người Trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 419 người, trung cấp có 452người

Cơ cấu theo độ tuổi của cán bộ công chức cơ quan công tác dân tộc cấp huyện:Dưới 30 tuổi có 402 người chiếm 29,34%, từ 30 tuổi đến 50 tuổi có 827 ngườichiếm 60,36%, từ 50 tuổi đến 60 tuổi có 141 người chiếm 10,3% Cán bộ côngchức người dân tộc thiểu số có 468 người chiếm 34,16% [17]

* C c u gi i ơ cấu giới ấu giới ới

Do tính chất đặc thù trong công việc của CTDT, nhất là đối với các địaphương vùng dân tộc và miền núi nên tỷ lệ giới có ảnh hưởng không nhỏ trong quátrình hoạt động của ngành, đồng thời tỷ lệ giới tính cũng có nhiều liên hệ, chi phốiđến mức độ phù hợp của chuyên ngành được đào tạo với nhiệm vụ đang đảmnhiệm Thực tế cho thấy, trong cơ quan CTDT địa phương, cán bộ nữ luôn có sốlượng thấp hơn nam, đặc biệt là ở những vị trí lãnh đạo, quản lý Điều này khôngchỉ có ở những ngành đặc thù như xây dựng hay kinh tế mà ở cả các ngành khoahọc xã hội, ngành CTDT cũng không nằm ngoài thực tế đó Qua điều tra cho thấy

cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ làm CTDT ở các địa phương còn nhiều bấtcập (xem bảng 1)

Bảng 1: Cơ cấu giới tính của cán bộ CTDT ở địa phương

Trang 12

đó công chức lãnh đạo chiếm 12,4% Một số tỉnh có công chức là người dân tộcthiểu số chiếm tỉ lệ cao như: Quảng Nam, Bắc Kạn, Thái Nguyên (trên 20%), đặcbiệt Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, công chức người dân tộc thiểu số chiếm đến93,3% nhưng lại không có cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo Một số Ban Dân tộc tỉnhkhông có người dân tộc thiểu số công tác, như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ: TâyNinh, Long An, Bình Dương Đây có thể xem là điểm hạn chế trong việc sử dụngcán bộ người dân tộc thiểu số trong cơ quan CTDT vùng Đông Nam Bộ.

Tỷ lệ 30% đã chứng minh rằng, việc sử dụng công chức là người dân tộcthiểu số đã được quan tâm hơn, một mặt bảo đảm được tỷ lệ hợp lý về thành phầncác dân tộc, mặt khác thể hiện tính đặc thù riêng của CTDT cấp tỉnh Tỉnh nào cóđông đồng bào dân tộc sinh sống thì ở đó cơ quan làm CTDT cấp tỉnh được tăngcường với đội ngũ công chức là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao

Sự đa dạng về thành phần dân tộc của đội ngũ cán bộ CTDT là người dântộc thiểu số (xem bảng 2) đã góp phần làm cho bản thân đội ngũ cán bộ làm CTDThiểu về các dân tộc thiểu số hơn đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quảxây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

Trang 13

Bảng 2 : Thành phần dân tộc của cán bộ CTDT ở địa phương

TT

Dân tộc

Số

* Trình độ chuyên môn đã được đào tạo

So với trước đây, chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTDT ở địa phương đãđược nâng cao rõ rệt Đa số cán bộ đều có trình độ cao đẳng, đại học Theo báo cáocủa Ban dân tộc các tỉnh, trình độ chung của đội ngũ như sau:

- Sơ cấp: 2%

- Trung cấp: 15%

Trang 14

- Đại học và cao đẳng trở lên: 66%.

Tỷ lệ công chức làm CTDT cấp tỉnh tốt nghiệp đại học và cao đẳng trở lêntương đối cao

Theo kết quả điều tra xã hội học năm 2008 (xem bảng 3), trong tổng số 109cán bộ trả lời phỏng vấn (100%) đều có trình độ văn hoá 12/12 hoặc 10/10 Tỷ lệcán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 87%; trình độ trung cấp là 16,5%, chỉ

có 1,8% cán bộ có trình độ sơ cấp

Bảng 3 : Trình độ chuyên môn đã được đào tạo

* Chuyên ngành đã được đào tạo

Song song với trình độ chuyên môn khá cao là chuyên ngành đào tạo của độingũ cán bộ CTDT nói chung, cán bộ CTDT ở các địa phương nói riêng rất đa dạng(xem bảng 4) Từ các ngành về nông, lâm nghiệp, quản lý kinh tế, dân tộc học chođến chuyên ngành sư phạm, y khoa, xây dựng… Trong đó một số chuyên ngành có

số lượng cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ cao là:

Nông lâm nghiệp là 23,9%;

Trang 15

Khối khoa học xã hội nhân văn chiếm 15,6%;

Chuyên ngành kinh tế chiếm tỷ lệ là 14,7%;

Kỹ thuật, công nghệ, xây dựng 8,2%

Sư phạm chiếm 5,5%, tương đương là ngành quản lý nhà nước với 5,5%

Bảng 4 : Chuyên ngành đã được đào tạo của cán bộ CTDT các địa phương

5 Kỹ thuật, công nghệ, xây

10 Chuyên ngành khác ( báo chí,

y sĩ, kiểm sát, thú y, quản trị KD,

…)

Trang 16

Đội ngũ cán bộ làm CTDT ở địa phương có trình độ văn hoá, chuyên môncao, chuyên ngành phong phú là nhịp cầu nối giữa chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc thiểu số Họ là người truyền tải,phổ biến, hướng dẫn đồng bào thực hiện tốt chủ trương, chính sách cũng như giúpđồng bào dân tộc thiểu số áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trìnhsản xuất, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.

* Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ làm CTDT ở địa phương

Đào tạo trình độ lý luận chính trị nhằm cập nhật đường lối chủ trương củaĐảng, Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, tháiđộ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt Lý luận chính trị có tác động chiphối trực tiếp nhận thức và quán triệt thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cán bộ.Đối với cán bộ làm CTDT phải được đào tạo về trình độ lý luận chính trị theo yêucầu của từng ngạch bậc đối với từng chức danh cụ thể Qua khảo sát 109 cán bộ,công chức làm CTDT ở địa phương có thể thấy một vài điểm sau:

Bảng 5 : Số lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã tham gia

lý luận chính trị trên tổng số cán bộ công chức của các cơ quan làm CTDT là chưa

Trang 17

cao, nếu không muốn nói là thấp Cơ quan làm CTDT cấp tỉnh, cấp huyện có tỷ lệcán bộ được đào tạo về lý luận chính trị: năm 2004 chỉ có 6 cán bộ được tham giađào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, năm 2005 có 6 cán bộ, năm 2006 có 6 cán bộ,năm 2007 có 7 cán bộ tham gia, 6 tháng đầu năm 2008 mới có 1 cán bộ tham giabồi dưỡng tập huấn Từ năm 2004 đến tháng 7/2008, cán bộ làm công tác dân tộc ởđịa phương được tham gia bồi dưỡng, đào tạo về trình độ lý luận chính trị là 23 cánbộ trong tổng số 109 người trả lời phỏng vấn (trong đó có 1 người tham gia 3khoá) Có thể dẫn ra một ví dụ về vấn đề này, Ban dân tộc tỉnh Lào Cai có 34 cánbộ, công chức, trong đó số người có trình độ Đại học là 27, chỉ có 7 người có trìnhđộ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Như vậy, trình độ văn hóa cao nhưng chỉ có 04 cánbộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 01 cử nhân và 01 trung cấp, rõ ràng chưa

có sự tương ứng thích hợp giữa trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trịcủa cán bộ trong cơ quan QLNN về CTDT

* Trình độ quản lý hành chính nhà nước

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước nhằm xâydựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của cán bộtrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đào tạo, bồi dưỡng chocán bộ làm CTDT ở địa phương không chỉ trang bị cho họ những kiến thức về kinh

tế thị trường, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế mà còn đào tạo, bồidưỡng cho họ nội dung QLNN về lĩnh vực CTDT; làm cho họ hiểu rõ được tínhđặc thù, sự khác biệt của QLNN về CTDT với hoạt động QLNN về các lĩnh vựckhác Những yêu cầu đặt ra cho hoạt động QLNN về lĩnh vực CTDT trong việcxây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách, chương trình dự án ở vùngdân tộc thiểu số

Bảng 6 : Số lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính đã tham

Trang 18

lệ cán bộ được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn chỉ chiếm 23,9 %

Về số lượng cụ thể, theo báo cáo thống kê của Ban dân tộc các tỉnh, trong421công chức làm CTDT cấp tỉnh có khoảng 50% số công chức có trình độ chínhtrị từ sơ cấp đến cao cấp và có kiến thức về QLNN, số còn lại chưa có trình độ lýluận chính trị và QLNN

Số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán bộ làm CTDT ở địa phương đa số chưađược đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính và trình độ lý luận chính trị, nếu cócũng mới chỉ được bồi dưỡng hoặc tập huấn,nên khả năng đáp ứng yêu cầu côngtác dân tộc còn hạn chế Do vậy, các Ban Dân tộc cấp tỉnh cần có kế hoạch đào tạo

để số công chức này được tham gia học các lớp về chính trị, kiến thức chung vềquản lý nhà nước để phục vụ cho công tác của cơ quan

* Trình độ nghiệp vụ CTDT

Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ CTDT cho cán bộ làmCTDT ở địa phương nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng thực hiện nhiệm

Trang 19

vụ để đóng góp vào việc củng cố sự bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ và cùng pháttriển của các dân tộc, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để dần hình thành một đội ngũchuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định triển khai và tổ chức thực hiệnchính sách, quản lý chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả đáp ứng đượcmục tiêu phát triển các dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng dân tộc và đại đoànkết dân tộc

Bảng 7 : Số lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đã tham gia

Đa số cán bộ làm CTDT ở địa phương chưa được đào tạo về nghiệp vụ

CTDT Hiện nay, do Trường Cán bộ Dân tộc mới thành lập nên việc tổ chức các

khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CTDT còn chưa đáp ứng yêu cầu

Theo kết quả phân tích một số báo cáo thống kê của cơ quan làm CTDT cấptỉnh thì tỷ lệ công chức làm CTDT được trang bị nghiệp vụ CTDT còn chiếm tỷ lệrất thấp (15%) Song bên cạnh đó cũng có một số cơ quan làm CTDT cấp tỉnh đã

và đang rất quan tâm đến việc trang bị cho công chức của mình về nghiệp vụCTDT như: Ban Dân tộc Thanh Hoá, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, Ban Dân tộc tỉnh

Hà Giang Còn các tỉnh khác, phần lớn công chức có nghiệp vụ CTDT là côngchức lãnh đạo, số công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ được trang bịkiến thức nghiệp vụ CTDT là rất hạn chế Đây là một kiến thức rất quan trọng đối

Trang 20

với công chức làm CTDT cần phải được trang bị càng sớm càng tốt Do vậy, thờigian tới cần có sự phối hợp giữa Trường Cán bộ dân tộc - Uỷ ban Dân tộc với các

cơ quan làm CTDT cấp tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụCTDT cho công chức làm CTDT cấp tỉnh, huyện

Nhận thức được về vị trí, vai trò quan trọng của kiến thức nghiệp vụ trongCTDT, nhất là những nghiệp vụ có tính đặc thù của ngành, nên đã có một số cánbộ làm CTDT ở địa phương tham gia tích cực các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ về CTDT do trường Cán bộ dân tộc tổ chức; các biệt có đến 25,7% cán bộ đãtham gia được 2 khoá (xem bảng 7)

*Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khác

Bảng 8 : Số lượng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác đã tham gia

Đội ngũ cán bộ làm CTDT ở địa phương ngoài việc tham gia các khoá tậphuấn, bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản

lý hành chính nhà nước, Có 19,3% cán bộ tham gia các khoá đào tạo kiến thứckhác như: tôn giáo, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao vốnkiến thức phục vụ tốt cho công tác chuyên môn của mình

Trang 21

2.3 Nhận xét về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan QLNN

về công tác dân tộc

Ưu điểm: Vùng dân tộc thiểu số nói chung, đội ngũ cán bộ công chức cơ qua

công tác dân tộc nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Chính vì vậy,đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở được tăng cường về

số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước vềcông tác dân tộc Khắc phục từng bước những bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ vềthành phần, giới tính, chuyên môn được đào tạo và cơ cấu vùng miền, tạo ra mộtđội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có tinh thần tráchnhiệm trong công việc, có ý thức vươn lên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ Đã xuất hiện những cán bộ, mặc dù không nhiều, tận tâm,thạo việc, có năng lực quản lý, điều hành và tự chủ trong công việc, có phẩm chấtchính trị, đạo đức lối sống tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan Ủy ban Dân tộc đã có những bước phát triển hết sức quan trọng Đặc biệt

là việc thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước cũng như tổchức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, đánh giá các chính sách đối với vùng đồng bàoDTTS và miền núi đạt kết quả khá tốt Nhiều chính sách đã thực sự đi vào cuộcsống, được nhân dân hưởng ứng, phấn khởi, tin tưởng; được các tổ chức quốc tếđánh giá cao Các chính sách dân tộc của ta đã góp phần ngăn chặn âm mưu, thủđoạn xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, tạo ra một môi trường an ninh,chính trị ổn định

Hạn chế: Đặt trong yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi

cần nhanh, toàn diện và bền vững, rút ngắn dần khoảng cách phát triển so với mặtbằng của cả nước thì nguồn nhân lực làm công tác dân tộc còn rất nhiều hạn chế

Trang 22

Số lượng cán bộ công chức công tác trong hệ thống cơ quan làm công tác dântộc vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng; phân bố chưa hợp lý về các lĩnhvực chuyên môn được đào tạo, về cơ cấu các dân tộc, vùng, miền Tình trạng vừathừa vừa thiếu cục bộ vẫn tồn tại, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đượcgiao Trong tổng số 3.639 cán bộ làm công tác dân tộc toàn quốc, tỷ lệ tốt nghiệpđại học mới chiếm 68%; 7% chưa qua đào tạo, đặc biệt đáng lo ngại nhất là hơn90% chưa được bồi dưỡng một cách đầy đủ kiến thức quản lý và kinh nghiệm côngtác dân tộc.

Năng lực tham mưu, đề xuất chính sách còn hạn chế; khả năng nắm bắt và xử lýcác tình huống nảy sinh trong công tác dân tộc còn yếu; kỹ năng nghiệp vụ của mộtbộ phận cán bộ chưa tốt ảnh hưởng tới chất lượng nghiên cứu, xây dựng và tổ chứcthực hiện chính sách

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa yên tâm với nhiệm vụ, thiếugắn bó và thiết tha với công tác dân tộc, cá biệt vẫn còn một số cán bộ chưa tận tuỵtrước công việc được giao

*Nguyên nhân của hạn chế:

Hạn chế trên đây bắt nguồn sâu xa từ sự khó khăn, yếu kém của kinh tế - xã hội,của nguồn nhân lực rất thấp của vùng DTTS và miền núi Đội ngũ cán bộ làm côngtác dân tộc không được đào tạo cơ bản Trường Cán bộ dân tộc mới chỉ đào tạo bồidưỡng ngắn ngày; đội ngũ giảng viên có trình độ cao còn quá ít; chưa có bộ giáotrình chuẩn về đào tạo công tác quản lý nhà nước về dân tộc Cơ sở vật chất của hệthống cơ quan công tác dân tộc rất thấp kém, trụ sở làm việc của Ủy ban Dân tộccũng như của một số đơn vị, địa phương chưa được đầu tư xây dựng, hầu hết cácđơn vị phải đi thuê địa điểm làm việc dẫn đến trình trạng cơ quan phân tán làmtăng chi phí quản lý, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quản lý, điều hành

Trang 23

Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ, chức năng chính là thực hiện vai trò quản

lý nhà nước, vừa hoạt động theo cơ chế thủ trưởng vừa hoạt động theo cơ chế tậpthể Ủy ban, đây là mô hình hoạt động hình thức, không hiệu quả trong thực tiễn

Hệ thống tổ chức, bộ máy cơ quan công tác dân tộc thiếu ổn định, chưa có cán bộchuyên trách công tác dân tộc ở cơ sở

Nhận thức của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương về công tácdân tộc, vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc chưa được đầy đủ, đúngmức Để những khó khăn chồng chất khó khăn kéo dài trong công tác dân tộc làminh chứng rõ nhất nói lên nguyên nhân từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tácdân tộc

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tếsâu rộng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minhthì công tác dân tộc cần có tầm nhìn dài hạn, dự báo về quy mô và chất lượng tăngtrưởng của vùng DTTS và miền núi; các tình huống phức tạp có thể nảy sinh khinền kinh tế tăng trưởng nhanh tạo ra khoảng cách ngày càng xa về thu nhập giữacác vùng miền, các dân tộc Đồng bào DTTS có nguy cơ bị đẩy ra khỏi quá trình

đô thị hóa, họ ngày càng phải đi sâu vào vùng rừng núi hẻo lánh Những tác độngtiêu cực của kinh tế thị trường dẫn đến một loạt vấn đề nảy sinh như khả năng tiếpcận, tham gia vào các nhóm ngành nghề có thu nhập cao đối với các đối tượng làngười nghèo, là người DTTS ngày càng khó khăn Đặc biệt là những biến độngngày càng phức tạp về sắc tộc và tôn giáo trên thế giới và khu vực ảnh hưởng trựctiếp đến tình hình vùng đồng bào DTTS Tất cả những vấn đề nêu trên đang, đã và

sẽ hiện hữu trong một tương lai gần, tác động sâu sắc đến đời sống của đồng bàoDTTS nói riêng và nhân dân các dân tộc sống trên vùng miền núi, vùng sâu, vùng

xa, biên giới, hải đảo nói chung

3 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực của CQ QLNN về CTDT

Trang 24

3.1 Thực trạng công tác đào tạo tại vùng DTTS và MN

Công tác giáo dục của vùng DTTS đã có nhiều tiến bộ trong thời gian gầnđây Từ 2001 đến 2008, các địa phương đã hoàn thành và tập trung vào duy trì,nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập bậctrung học cơ sở (THCS) Các xã đều có trường hoặc lớp tiểu học, không còn tìnhtrạng xã trắng về giáo dục, các lớp mẫu giáo cũng bước đầu được hình thành vàphát triển ở các xã vùng cao góp phần quan trọng đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáodục tiểu học và THCS ở vùng DTTS Loại hình trường dân tộc nội trú ở các điểm,cụm trường trong vùng rất phát triển giúp tạo nguồn cán bộ người DTTS

Công tác đào tạo đã có bước phát triển nhất định Tất cả các tỉnh đều cótrường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ,giúp cung cấp cán bộ cho các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáodục, y tế, cho vùng Số học sinh diện cử tuyển cao đẳng, đại học tăng đáng kể.Bình quân mỗi tỉnh trong vùng được 35 chỉ tiêu cử tuyển/năm và 35 chỉ tiêu/nămvào đại học tại các trường đại học dự bị dân tộc, cao hơn mức trung bình cả nước.Nhờ đó đã góp phần khắc phục phần nào tình trạng thiếu cán bộ là người DTTS,nâng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt gần 20%, trong đó 4,81%

có trình độ đại học, giúp cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng lao động ở cácngành phi nông nghiệp.1

Tuy nhiên, cho đến nay trình độ giáo dục ở các vùng DTTS vẫn còn ở mứcthấp hơn so với các vùng khác Tỷ lệ học sinh đi học theo đúng độ tuổi ở các cấptại các vùng DTTS đều thấp hơn vùng ĐBSH và ĐNB

Bảng 9 Tỷ lệ học sinh đi học theo đúng độ tuổi

Đơn vị: %

1 Ban Cán sự Đảng và Chính phủ, Chiến lược công tác dân tộc, Dự thảo, Hà Nội, năm 2011

Trang 25

Địa phương Tiểu

Nguồn: VHLSS 2010

Đặc biệt tại các xã ĐBKK, tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học chỉ đạt 80%, ở bậcTHCS và trung học phổ thông (THPT) tương ứng là 60% và 38%2 Tỷ lệ dân sốtrên 15 tuổi không có bất kỳ một bằng cấp nào ở vùng ĐBKK là 52% so với 14,3%của cả nước

3.2 Thực trạng trí lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Về trình độ học vấn:

Tỷ lệ biết chữ ở dân cư từ 10 tuổi trở lên của các dân tộc thiểu số chỉ đạt83,8% năm 2012, trong khi bình quân chung của cả nước là 94,8% và của ngườiKinh là 96,8%3 Đối với dân tộc thiểu số, học vấn thấp hơn nhiều so với bình quanachung của cả nước Ngoài 2 dân tộc Tày và Mường có số người từ 10 tuổi trở lênkhông biết đọc biết viết chiếm tỷ lệ thấp (Tày - 5,1%, Mường - 5,5%), các dân tộccòn lại tỷ lệ người từ 10 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tương đối cao: Thái -

2 IRC, Nghèo của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Trang 26

18,1%, Khmer - 24,4%, Mông - 54%, các dân tộc thiểu số còn lại là 22,4% Tỷ lệnày của dân tộc Kinh chỉ có 3,8% Đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnhTrung du và miền núi phía Bắc (chiếm tỷ lệ 12,7% dân số, toàn quốc là 6,5%), vàcác tỉnh Tây Nguyên - 11,73% Đối tượng không biết chữ chủ yếu rơi vào nhữngngười trên 40 tuổi Một số địa phương có dodong đồng bào dân tộc thiẻu số có tỷ

lệ người trong độ tuổi lao động không biết chữ cao như: Lai Châu - 42,6%, HàGiang - 34,5%, Điện Biên - 32,4%, Gia Lai - 19,5%

Tỷ lệ hoàn thành tiểu học miền núi phía Bắc đạt 89,4%, Tây Nguyên 83,6%,đồng bằng sông Cửu Long 86,4%; bình quân cả nước là 92,1%; đối với trung học

cơ sở đồng bằng sông Cửu Long 66,9%, Tây Nguyên 74,4%, miền núi phía Bắc84%, cả nước là 81,3%4Trình độ học vấn của lực lượng lao động trong độ tuổi nhìnchung cũng rất thấp: vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 58,6% dân số từ 15trở lên chỉ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, Tây Nguyên là 65,5%, đồngbằng sông Cửu Long là 75,0% Trong khi đó, toàn quốc tỷ lệ này là 55,4%.Nguồn nhân lực chưa tốt nghiệp tiểu học cao (Khmer - 30,0%, Thái - 20,7% ),chủ yếu là tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở (Tày - 57%, Thái 50,8%, Mường

- 47,7%, Mông - 21,71%, các dân tộc thiểu số khác - 44,0%);

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số:

tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo cao và rất cao, có đến98,7% dân số dân tộc Mông chưa qua đào tạo, trong khi đó dân tộc Khmer -97,7%, Thái - 94,6%, Mường 93,3%, một số dân tộc thiểu số khác - 95,95% Tỷtrọng dân số đã qua đào tạo ở các bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học thấp,trong đó tốt nghiệp cao đẳng, đại học rất thấp: Thái - 1,6%; Mường 2,0%, Khmer1,0%; Mông - 0,3%, các dân tộc thiểu số khác cũng chỉ đạt 1,5% Đồng bằng sông

4 Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ năm 2013

Trang 27

Cửu Long và Tây Nguyên là 2 vùng có tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa qua đàotạo cao nhất trong cả nước với tỷ lệ trên 90% Có 17/51 tỉnh có tỷ lệ lao động chưaqua đào tạo lên đến trên 90%, trong đó có tỉnh trên 94% như Trà Vinh, SócTrăng

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số: ở cấp HĐNDtỉnh, trình độ đại học trở lên chiếm 77,26% (đại học 66,77%, trên đại học 10,49%)còn 22,74% cán bộ có trình độ dưới đại học; đối với cấp UBND tỉnh, trình độ đạihọc trở lên chiếm tỷ lệ 87,36% (đại học 73%, trên đại học 14,36%) còn 12,64% cótrình độ dưới đại học Tương tự ở HĐND cấp huyện, có trình độ đại học trở lênthấp hơn cấp tỉnh, chỉ đạt 45,63% (đại học 44,25%, trên đại học 1,38%) có đến54,37% cán bộ có trình độ dưới đại học; ở HĐND cấp xã, cán bộ có trình độ đạihọc rất thấp, chỉ chiếm 5,87%, còn lại 94,13% có trình độ thấp hơn Đội ngũ cánbộ thôn, bản năng lực, trình độ còn thấp hơn nhiều

Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của vùng dân tộc thiểu số đã qua đàotạo mới đạt 10,5% (so cả nước 25%), chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá lớn89,5%; Nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi có trình độ đại học, trên đại học

mới 2,8%, riêng người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,1% (thấp hơn 4 lần so với

toàn quốc); trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2,8%; Bắc Trung bộ vàDuyên hải miền Trung 3,6%; Tây Nguyên 2,8%; Đồng bằng sông Cửu Long 2,1%.Một số dân tộc có tỷ lệ người tốt nghiệp đại học rất thấp như: Raglei 0,1%,Xtiêng 0,1%, Khơ Mú 0,1%, Pà Thẻn 0,1%, Kháng 0,1%, Mông 0,2%, Dao 0,2%,Gia Rai 0,2%, Ba Na 0,2%, Mảng 0,2% ;

Hiện nay, 6 dân tộc chưa có người học đại học là Brâu, La Hủ, Lự, Ngái, Ơ

Đu, Si La và có 6 dân tộc trong 5 năm chỉ tuyển được dưới 10 học sinh đi hoc đạihọc gồm: Co (2), Mảng (3), Rơ Măm (3), Cơ lao (3), Giẻ Triêng (5), Cống (9), cònhơn 30 dân tộc chưa có người được học tập và đào tạo ở trình độ sau đại học; có

Trang 28

3.3 Thực trạng công tác giáo dục, đào tạo ở vùng DTTS qua các bậc học

đi học càng thấp hơn đối với vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc thiểu số,

cư dân phân tán, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khó khăn… Bình quân chỉ có67,5% trẻ em người DTTS từ 36-59 tháng tuổi đi học mẫu giáo, trong khi bìnhquân chung cả nước đạt gần 80%, cá biệt các dân tộc sinh sống ở các vùng có điềukiện khó khăn như: Mông, Mảng, La Hủ tỷ lệ này cao cao hơn nhiều có nơi lênđến 90% Đặc biệt miền núi phía Bắc (89,2%)

Thiếu giáo viên mầm non đang là một trong những vấn đề bức xúc, chưa cólời giải Phần lớn giáo viên dạy học bậc mẫu giáo mầm non đã qua đào tạo, đạtchuẩn về trình độ chuyên môn, tuy nhiên vẫn còn 5,7% giáo viên chưa đạt chuẩn

Cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non đang đặt ra nhiều khó khăn, tháchthức Tỷ lệ phòng học đi mượn là 17,13%, tỷ lệ phòng học kiên cố cho các em chỉđạt 30,30%, còn lại 52,57% là phòng học bán kiên cố và phòng học tạm (phònghọc tạm chiếm 11,87%) Vùng có phòng học tạm nhiều nhất là Trung du và miềnnúi phía Bắc với tỷ lệ 26,41% Các tỉnh có tỷ lệ phòng học tạm cao như: Điện Biên

53,35%, Sơn La 46,55%, Lai Châu 46,36%, Hà Giang 23,68%, Gia Lai 15,73%

Giáo dục phổ thông bậc tiểu học:

Hiện nay, 100% số xã có trường tiểu học ở trung tâm xã; các điểm ường lẻ, lớp “cắm bản”, lớp ghép được mở ở hầu hết các thôn, bản vùng cao, vùng

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w