Đào tạo cán bộ cấp huyện, xã của tỉnh ĐẮk Nông, yêu cầu thực tiễn của tỉnh Đắk Nông trong đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã, huyện. Các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số được Đảng và nhà nước quan tâm, đặc biệt cán bộ dân tộc thiểu số. Vai trò cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp huyện, xã của tỉnh trong những năm qua. Công tác đào tạo cán bộ ngwoif dân tộc thiểu số những năm gần đây.
Trang 1BÁO CÁO :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN
LÝ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC NGƯỜI DTTS CẤP HUYỆN,CẤP XÃ
TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
1 TÍNH CẤP THIẾT TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP HUYỆN, XÃ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
1.1 Yêu cầu từ thực tiễn của tỉnh Đắk Nông về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số cấp huyện, xã.
Đắk Nông là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, có130km đường biên giới với nước Campuchia Với vị trí này Đắk Nông có cơ hội
mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên, vùng kinh tế phía Nam,Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để thúc đấy ĐắkNông phát triển kinh tế- xã hội Hơn nữa còn là địa bàn quan trọng chiến lược vềmặt an ninh, quốc phòng của đất nước
Đơn vị hành chính hiện có của Đắk Nông có 8 đơn vị cấp huyện, 71 đơn vị cấp
xã, thị trấn, phường, 789 thôn,buôn, bon, bản
Tổng số cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện là 2.023 người, cán bộ, công chứccấp xã có 1.518 người Dân số khoảng 666.713 người, có 40 dân tộc cùng sinhsống, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số là 214.453 người (chiếm 32,17% sovới tổng dân số toàn tỉnh); dân tộc thiểu số tại chỗ (M’Nông, Mạ, Ê Đê) có 15.262
hộ, với 68.819 người (chiếm 10,32% so với dân số toàn tỉnh và 32,09% so với tổng
số DTTS)1
1 Báo cáo đánh giá tác động Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông của UBND tỉnh năm 2021
Trang 2Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, cơ cấu người DTTS cư trú trên địa bàn tỉnh,
vị trí địa lý của Đắk Nông và những yêu cầu của thời đại mới với tác động củakhoa học công nghệ, kinh tế thị trường yêu cầu Đắk Nông không chỉ ổn định vềchính trị, xã hội mà Đắk Nông còn là trọng điểm phát triển kinh tế về nông nghiệpchế biến chất lượng cao với nguồn nguyên liệu dồi dào Để đáp ứng yêu cầu đó,việc đào tạo, bồi dưỡng để có cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số trong cơquan hành chính các cấp của Đắk Nông có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu chứcdanh, vị trí việc làm đặt ra là điều cấp thiết cần được nghiên cứu để có những quyếtsách đột phá, chất lượng Là mấu chốt để đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị, xãhội của tỉnh đặt ra
1.2 Năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính
Năng lực là khả năng làm việc của một người để làm một công việc hay mộtnhiệm vụ nào đó trong điều kiện hoàn cảnh nhất định Khả năng đó là quá trìnhbiến tiềm năng của người đó như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất để đạt đượcmục tiêu đã định trước
Có nhiều người thường đồng nhất năng lực với trình độ, bằng cấp, tuy nhiênthực tế thì nó chỉ là một điều quan trọng để hình thành năng lực, là cơ sở để cóđược năng lực Năng lực của một người còn phụ thuộc vào kỹ năng trong thực tế vàthái độ trong công việc của người đó
“Năng lực làm việc của cán bộ, công chức hay còn gọi là năng lực thực thi tronghoạt động quản lý hành chính nhà nước của cán bộ, công chức là khả năng của cán
bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện, hoàn cảnh nhấtđịnh” Để thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cán bộ, công chức trongquận cần phải có các kiến thức kỹ năng về hành chính nhà nước và các kiến thứcchuyên môn trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý trên địa bàn Kiến thứccủa họ còn được trang bị thông qua các loại hình đào tạo (từ Trung cấp đến Đạihọc) bồi dưỡng và tự học, còn kỹ năng hành chính là khả năng vận dụng có kết quả
Trang 3tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhữngnhiệm vụ tương ứng, được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và thực thinhiệm vụ Năng lực nói chung và năng lực quản lý hành chính nhà nước nói riêngkhông phải là tư chất bẩm sinh của con người, tự động đảm bảo cho con người đạtkết quả trong hoạt động nào đó Năng lực là sự kết hợp những tư chất tự nhiên vốn
có của con người và kết quả hoạt động học và tự học của người đó
Thêm vào đó cán bộ, công chức cũng cần rèn luyện thái độ đúng mức đối vớicông việc được giao, bởi thái độ làm việc có tầm quan trọng nhất định, ảnh hưởngđến năng lực của cán bộ, công chức Nhiều cán bộ, công chức có trình độ, có kỹnăng nhưng do thái độ không tốt (cẩu thả, chủ quan, thiếu ý thức trách nhiệm, háchdịch, cố tính làm sai trái vì lợi ích cá nhân ) nên vẫn không hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình Nhưng nếu cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độnhưng làm việc tích cực trong quá trình thực thi công việc thì vẫn có thể hoànthành tốt nhiệm vụ được giao
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực làm việc của cán bộ ,công chức người DTTS cấp huyện, cấp xã
1.3.1 Vai trò của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện
Cấp huyện là cấp hành chính trên cấp xã, dưới cấp tỉnh trực thuộc Trung ương.Đây là cấp hành chính trung gian, vừa thực hiện chức năng trực tiếp phục vụ nhândân, vừa lãnh đạo điều hành cấp dưới thực hiện mệnh lệnh cấp trên Vì vậy mà cán
bộ, công chức cấp huyện có vai trò vô cùng to lớn đối với UBND xã và UBND tỉnhtrực thuộc Trung ương
Cán bộ, công chức cấp huyện (8 huyện và thành phố) thực hiện quản lý hànhchính trên địa bàn tương đối rộng, bao gồm 71 đơn vị hành chính cơ sở, điều nàyđược thể hiện thông qua chỉ đạo, hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra, giám sát các xãtrong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
UBND huyện thực hiện vai trò của mình đối với cấp xã theo Pháp luật
Trang 4+ UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã xây dựng và thực hiện ngânsách
+ Phê duyệt kế hoạch kinh tế- xã hội cấp xã
+ Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện cơ chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Xét tuyển quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã
Ngoài ra, cán bộ, công chức còn là lực lượng tăng cường, hỗ trợ đắc lực chochính quyền cấp xã
Cấp huyện của tỉnh Đắk Nông là đơn vị hành chính trực thuộc thànhtỉnh ĐắkNông, là nơi thực hiện các chính sách, mệnh lệnh quản lý của UBND tỉnh, là cầunối giữa tỉnh với các xã
Huyện thực hiện vai trò tham mưu cho cấp tỉnh về những vấn đề quan trọngtrong quản lý kinh tế, văn hóa-xã hội, giúp tỉnh phát hiện và tháo gỡ các khó khăn,bất cập trong các quy định, chính sách mà trong quá trình thực thi ở cấp huyện đãgặp vướng mắc
Tuy nhiên, theo Luật định thì UBND huyện có sự độc lập tương đối với cấptỉnh, cơ quan hành chính cấp huyện có tính chủ động cao và phải có khả nănghoạch định, lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị hành chính trực thuộc, khả năng tự giảiquyết công việc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình
1.3.2 Vai trò của của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức xã cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chínhquyền bốn cấp của nước ta hiện nay Bởi lẽ, cấp xã là nơi tuyệt đại bộ phận nhândân cư trú, vì vậy cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp thực hiện cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụcấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân ở địaphương
Trong hệ thống tổ chức chính quyền ở nước ta hiện nay, cán bộ, công chức
Trang 5cấp xã có vị trí “gần dân” nhất, họ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữanhân dân với Đảng, Nhà nước Họ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết địnhhiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở nói riêng và hệ thống chính trị nói chung Cán
bộ, công chức cấp xã có vị trí trực tiếp thực hiện và bảo đảm trên thực tế việc pháthuy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của nhân dân có được tôn trọng và bảo đảm thực hiện hay không, trước hếtphải được thể hiện ở hoạt động của chính quyền cấp xã, mà thông qua đó là chất
lượng của cán bộ, công chức cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cấp xã là cấp
gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”.
Cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyềnlực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trong xã; là cầu nốigiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xích quan trọng trong cơ chế thực hiệnquyền lực nhân dân Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nướcđều phải thực hiện ở cấp xã Vai trò của CBCC cấp xã được thể hiện qua các mốiquan hệ: với đường lối, chính sách và pháp luật; với bộ máy chính quyền; với côngviệc và với quần chúng nhân dân
CBCC cấp xã là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời nắm bắt tìnhhình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổsung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Vì vậy, cũng như vị trí của cán bộ, côngchức cấp xã, vai trò của CBCC cấp xã cũng thể là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ vàquần chúng nhân dân
CBCC cấp xã là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là nhân tố “động” nhất ở cơ
sở, tuy nhiên CBCC cấp xã lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức Tổ chức bộ
Trang 6máy chính quyền cấp xã buộc người CBCC cấp xã phải hoạt động theo nhữngnguyên tắc và khuôn khổ nhất định Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã khoa học
và hợp lý sẽ nhân sức mạnh của CBCC cấp xã lên gấp nhiều lần CBCC cấp xã chỉ
có sức mạnh khi gắn với tổ chức chính quyền và nhân dân, nếu tách rời thì CBCCcấp xã mất sức mạnh quyền lực và hiệu lực do nhân dân tạo nên
CBCC cấp xã là những người gần dân nhất, có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷcương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, ngăn chặn cáchành vi vi phạm pháp luật Họ là những người đóng vai trò tiên phong, đi đầu trongđấu tranh chống các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền và các tiêu cựckhác, làm cho tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Thông qua hoạt động của CBCC cấp xã, nhân dânthể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình
Tóm lại, CBCC cấp xã có vị trí, vai trò hết sức to lớn, trong nhiều năm qua,đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng củamình, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP HUYỆN, XÃ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1 Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông là một tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao,phần lớn đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc đào tạo, bồidưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức người DTTS nhằm nâng cao chất lượng laođộng, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để từng bước đảm bảo cơ cấucán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị là trách nhiệm của cấp uỷ các cấp
Trang 7Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 18/4/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 -
2020, Tỉnh ủy Đắk Nông đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày10/8/2011 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015, địnhhướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 05)
Sau khi Nghị quyết 05 được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hộinghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các huyện ủy, thị
ủy, đảng ủy trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, Mặt trận,đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên đểtriển khai thực hiện Việc học tập, quán triệt Nghị quyết 05 được các địa phương,đơn vị tổ chức nghiêm túc và kịp thời
Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết 05, HĐND tỉnh,UBND tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, Mặt trận,đoàn thể, các doanh nghiệp của tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết thành các đề án, kếhoạch, chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện Giai đoạn 2015 –
2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã triển khai cụ thể như sau:
HĐND tỉnh ban hành:
Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND, ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về chínhsách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tỉnh ĐắkNông từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016;
Nghị quyết số 41/2012/NQ-HĐND, ngày 20/12/2012 của HĐND tỉnh thông qua
Đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từnăm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016;
UBND tỉnh ban hành:
Trang 8Quyết định số 1524/QĐ-UBND, ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh phê duyệtQuy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020;
Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND, ngày 14/3/2011 của UBND tỉnh quy định về
số lượng, chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động khôngchuyên trách và một số đối tượng khác công tác ở xã, phường, thị trấn; ở thôn,buôn, bon, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 1987/QĐ-UBND, ngày 15/12/2011 của UBND tỉnh về việc banhành Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 168/QĐ-UBND, ngày 08/2/2012 về chính sách hỗ trợ kinh phícho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 -
2012 đến năm học 2015 - 2016;
Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND, ngày 21/9/2012 của UBND tỉnh về việc banhành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông;Quyết định số 1594/QĐ-UBND, ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh phê` duyệt Đề
án đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông đến năm 2015 và định hướngđến năm 2020;
Quyết định số 346/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án củng cố và nâng caochất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giaiđoạn 2014 - 2021
Với quan điểm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực được nhận thức đúngđắn, từ đó việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, người lao động đã gắn vớinhu cầu sử dụng; công tác đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao bước đầu đượctriển khai thực hiện hiệu quả
Trang 9Nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành trongtỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực được nâng lên.Trong những năm qua, Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức kiểm tra trực tiếp tại cáchuyện, thị về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 05, đồng thời tổ chức sơ kết
ở cấp tỉnhđể đánh giá tiến độ thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm và tiếp tục
đề ra nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới về phát triểnnguồn nhân lực của tỉnh
Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao củatỉnh Đắk Nông góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức theo tiêu chuẩn chứcdanh, vị trí có chất lượng, đủ số lượng tạo hiệu quả trong phát triển kinh tế - vănhóa, xã hội và bảo đảm an ninh chính trị
Bảng: Tổng hợp cán bộ, công chức, viên chức Đắk Nông
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo số 121/BC-TU Đắk Nông ngày 02/11/2021
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của tỉnh là 18.627 người,CBCC, VC là người dân tộc thiểu số trung bình của tỉnh là 11,17% (2.080 người)
2.2 Kết quả từ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện trong
tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 – 2020
Thực hiện các quyết sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông.Các cấp ủy đảng trong tỉnh đã triển khai nhiều phương án như thu hút, quy hoạch,luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng… trong đó, đội ngũ cán bộ,công chức người dântộc thiểu số cũng được nâng lên về số lượng, chất lượng
Trang 10Bảng: Cán bộ, công chức cấp huyện của Đắk Nông được tuyển dụng
Nguồn: Tổng hợp Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 về phê duyệt
Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 – 2021
Theo Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào cơ quan hành chính sựnghiệp thuộc UBND tỉnh Đắc nông giai đoạn 2018 – 2021 đã đánh giá thực trạngcán bộ, công chức viên chức người DTTS cấp huyện được tuyển dụng 56người/754 người chiếm 7,42%
Kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, tỉnh Đắk Nông đã tuyển dụng được 148 côngchức và 1.309 viên chức là người DTTS vào các Sở, Ban, ngành UBND các huyện,thị xã
Bảng: Công chức, viên chức người DTTS được tuyển dụng
Trang 11Trình độ CBCC được tuyển dụng từ đại học trở lên laf103/148 CBCC chiếm69,65%.
Mục tiêu giai đoạn 2018 – 2021 đối với UBND cấp huyện,thị xã căn cứ theo địabàn để tuyển dụng,bố trí cán bộ,công chức, viên chức người DTTS tối thiểu đạt tỷ
lệ sau:
Bảng: Tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS cấp huyện ở Đắk Nông
Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 về phê duyệt Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào công tác tại cơ quan hành nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 – 2021