ĐỊA BÀN CƯ TRÚ VÀ SINH KẾ, VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC NGỮ HỆ MÔN – KHMER Ở LÂM ĐỒNG. 1. Tên gọi và lịch sử cư trú của nhóm dân tộc ngữ hệ Môn – Khmer ở Lâm Đồng 2. Đặc điểm sinh kế, văn hóa của dân tộc ngữ hệ Môn – Khmer vùng Trường Sơn – Tây Nguyên
Trang 1ĐỊA BÀN CƯ TRÚ VÀ SINH KẾ, VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC
NGỮ HỆ MÔN – KHMER Ở LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng là một tỉnh đa dân tộc, theo thống kê năm 1959, Lâm Đồng có khoảng gần 20 tên gọi các thành phần tộc người ở địa phương Tên gọi của các nhóm thường thay đổi theo tiến trình lịch sử Và do nhưng yếu tố tác động từ lịch sử, quá trình di
cư, thì vấn đề dân tộc là một trong những khía cạnh phức tạp nhất sau ngày giải phóng Tuy nhiên tính đến thời điểm năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có
43 dân tộc khác nhau
1 Tên gọi và lịch sử cư trú của nhóm dân tộc ngữ hệ Môn – Khmer ở Lâm Đồng
1.1 Dân tộc Cờ Ho
Sau ngày giải phóng năm 1975, các nHà nghiên cứu dân tộc học đều có khuynh hướng thống nhất xếp nhóm người Srê, Chil, Nộp, Lạch, Cờ Dòn vào nhóm người
Cờ Ho
Hiện nay Người Cơ Ho cư trú tập trung tại tỉnh Lâm Đồng là 175,531 người, chiếm 13,5% dân số toàn tỉnh và 87,7% tổng số người Cơ Ho tại Việt
Nam1, và được chia thành nhiều nhóm địa phương như Srê, Chil, Nộp, Lạch, Cờ Dòn
Nhóm người Srê chiếm dân số đông nhất,tập trung chủ yếu ở huyện Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương ngày nay
Nhóm Chil trước đây là một bộ phận của người M’nông, do những yếu tố từ chính sách cai trị của chính sách thực dân Pháp, đã làm tăng thêm sự chia rẽ dân tộc, chính vì vậy đã tạo nên tâm lý tộc ngưới và tách người Chil ra khỏi người M’nông
Họ cư trú chủ yếu ở vùng phía Nam tỉnh Đak Lak ngày nay Sống du canh, du cư,
về sau thì họ đã dần xuống phía nam(vùng bắc và đông bắc thành phố Đà Lạt) Và
1 Kết quả điều tra 53 DTTS của UBDT năm 2019
Trang 2hiện nay chủ yếu cư trú trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt
Người Lạch sống ở xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh thành phố
Đà Lạt Do có nhiều điều kiện giao lưu tiếp xúc với người kinh nên đời sống kinh tế của nhóm này khá tiến bộ so với các nhóm khác
Nhóm Nộp cư trú ở vùng phía Nam Di Linh Do quá trình giao lưu văn hóa
xã hội lâu đời với các cư dân ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên nhóm người Nộp vẫn còn lưu giữ một số yếu tố văn hóa của dân tộc đó như tục ăn trầu và trồng trầu cau
Nhóm người Cờ Dòn cư trú miền núi phía đông nam huyện Di Linh, kệ cận với địa bàn cư trú của người Nộp, tập trung đông nhất ở xã Trang Hòa, Gia Hòa, thuộc huyện Di Linh
Sản xuất và đời sống của người Cờ Ho chủ yếu là trồng trọt, tùy theo đặc điểm địa lí và xã hội của từn nhóm người thì hoạt động kinh tế có những đặc trưng khác nhau (người Chil, Cờ Dòn, Nộp cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, trước đây là phát rẫy, phát rừng, trồng ngô, lúa rẫy, khoai, sắn làm nguồn lương thực chủ yếu Còn đối với người Srê là trồng lúa trên ruộng nướng nên lúa là lương thục chính của họ) Trong gia đình người Cờ Ho thường nuôi trâu, bò là chủ yếu, dùng để làm sức kéo
và giết mổ trong những ngày tế lễ
1.2 Dân tộc Mạ
Người Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa ở tỉnh Lâm Đồng
Theo thống kê địa phương vào năm 1977, ở Lâm Đồng Người Mạ có trên 19.000 người theo những tài liệu dân tộc học, trước kia người Mạ, Cờ Ho, M’nông tồn tại những sắc thái rất gần gũi nhau, tiếng nói chung của họ cùng một ngữ hệ Môn – Khơ
me
Trang 3Theo Tổng điều tra 53 DTTS năm 2019 , Người Mạ cư trú tại tỉnh: Lâm Đồng có 38,523 người, địa bàn cư trú của người Mạ nằm ở vùng trung và thượng lưu sông Đồng Nai
Trước đây do ít có điều kiện tiếp xúc với người Kinh, lại cư trú ở vùng sâu, vùng xa, nên người Mạ rất ít biết tiếng phổ thông, nhất là ở nữ giới với người trên 60 tuổi Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp phần lớn nhiều Bon của người Mạ trở thành căn cứ cách mạng và một số nơi khác thuộc vùng tạm bị chiếm, cho nên việc tiếp xúc với người Kinh ngày càng được mở rộng và thường xuyên hơn Qua nhiều năm sau ngày giải phóng, nhiều người Mạ đã biết sử dụng tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ một cách thuần thục hơn trước, nhất là giới trẻ
Theo đa số người Mạ và phần lớn dân cư láng giềng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me thì tộc danh ‘Mạ” có nghĩa là phương thức sinh hoạt kinh tế của những người làm nương rẫy Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng tộc người Mạ được chia thành các nhóm địa phương như Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung
Mạ Ngăn được quan niệm là người Mạ chính Tông Họ có địa bàn cư trú ở lưu vực sông Đa Dâng, nằm ở phía bắc B’Lao, trên địa phận các xã Lộc Bắc, Lộc Lâm, thị trấn Đạ Tẻh thuộc huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Tẻh
Mạ Tô cư trú ở vùng thượng lưu sông La Ngà, nằm trên cao nguyên huyện Bảo Lộc
Mạ Krung là nhóm người Mạ ở vùng Bình Sơn Nguyên Họ có địa bàn cư trú
từ Tây Nam Bảo Lộc đến vùng Định Quán tỉnh Đồng Nai
Mạ Xốp là người Mạ sống ở vùng đất phiến (Xốp có nghĩa là đất phiến) thuộc địa phận xã Lộc Bắc và một phần của huyện Đạ Tẻh
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nơi cư trú cũng như cơ cấu cộng đồng dân tộc Mạ có những biến đổi nhất định, dẫn đến sự cư trú xen kẽ với các đồng bào dân tộc khác
1.3 Dân tộc M’Nông
Trang 4Năm 1977, người Mnông có số dân ở Lâm Đồng khoảng 4.687 người Người Mnông
ở Lâm Đồng trước kia là một bộ phận của người Mnông ở vừng Lạc Thiện, tỉnh Dak Lak di cư đến vùng núi Lâm Viên vào đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp mở rộng chinh phục các bộ lạc ở miền Nam Tây Nguyên
Cho đến hiện nay, theo tổng điều tra 53 DTTS năm 2019 có 10,517 người M’nông tại Lâm Đồng, cư trú tập trung ở vùng thượng lưu sông Knông Knô, nằm về phía Bắc cao nguyên LangBiang, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng và Lâm
Hà
Dân tộc M’nông thuộc nhóm nhân chủng Anhđônêdiên, có tầm vóc thấp, nước
da ngăm đen, môi hơi dày, rau thưa, mắt nâu đen, tóc đen thẳng, nhiều người có tóc uống cong
Ngôn ngữ M’nông thuộc nhóm nhân chủng Môn khơ me ở miền núi phía Nam, vốn từ vựng M’nông chịu sự ảnh hưởng của tiếng Chăm, thuộc nhóm Malayo – pôlinexia
Trong quá trình lịch sử phát triển, do địa bàn cư trú phân tán trên vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng người M’nông rất khó khăn, vì vậy đã chí người M’nông thành nhiều nhóm địa phương như M’nông Gar, Mnông Chil, M’nông Nông, Mnông Prâng, M’Nông Bu nor,
Do có rất nhiều nhóm địa khác nhau, nên cộng đồng người M’nông phương ngữ, nhưng chủ yếu là phương ngữ M’nông miền Đông, và phương ngữ M’nông miền Tây Sự khác nhau về 2 phương ngữ này không đáng kể, giữa các phương ngữ
đó đều dễ nghe và hiểu tiếng nói của nhau
2 Đặc điểm sinh kế, văn hóa của dân tộc ngữ hệ Môn – Khmer vùng Trường Sơn – Tây Nguyên
Văn hóa sản xuất: Một đặc trưng cơ bản nhất quy định nên sắc thái của văn hóa
vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là nếp sống nương rẫy Nếp sống đó thể hiện trên nhiều phương diện như kinh tế, quan hệ xã hội, phong tục, tín ngưỡng… Về kinh tế,
Trang 5cư dân ở đây có truyền thống làm nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên Phương thức canh tác này khiến con người hoàn toàn phụ thuộc, phải thích ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên và khí hậu Do đó, đời sống của con người khá bấp bênh, thiếu thốn Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ xã hội cộng đồng, cộng đồng gia tộc mẫu hệ, cộng đồng công xã làng buôn, các quan hệ bình đẳng, dân chủ của xã hội nguyên thủy, xã hội chưa phân hóa giai cấp và thiết lập chế độ người bóc lột người Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trường rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó là tác động tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người
Trang phục: Điều dễ nhận thấy là cư dân ở đây đều ưa mặc y phục thuộc loại choàng
quấn Đây là loại trang phục cổ xưa của cư dân vùng Đông Nam Á mà ngày nay không còn nhiều nữa Đó là các loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm choàng, các loại áo chui đầu… Người ta cũng rất chuộng các hình thức trang trí trên cơ thể vừa cho đẹp, vừa mang tính nghi lễ, như xăm mình, cà răng, căng tai, đeo các loại vòng, kể
cả vòng ống ở tay, chân, cổ Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, họ ưa thêu và dệt hoa văn trên váy, khố, tấm choàng, áo… ví như chiếc khố của người đàn ông là cả một công trình dệt, thêu và trang trí các tua bông ở hai bên diềm Tuy nhiên, phong cách trang trí (hoa văn và bố cục) của cư dân vùng Trường Sơn – Tây Nguyên lại hoàn toàn khác biệt với các dân tộc vùng Việt Bắc, Tây Bắc
Nhà ở: Ở Trường Sơn, người ta thường thấy các ngôi nhà công cộng (gơl) với mái
tròn khum mu rùa, đầu hồi trang trí con chim thần mang phong cách Đông Sơn, ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà Rông (nhà Rông trống và nhà Rông mái) dáng mái cao vút hình lưỡi rìu, vượt hẳn lên mái các ngôi nhà sàn trong làng; trên mái nhà Rông, cầu thang lên xuống, trong nhà trang trí nhiều mô típ hoa văn Còn ở Trung và Nam Tây
Nguyên, đặc trưng bởi các ngôi nhà dài, xưa kia có ngôi nhà dài hàng trăm mét, “dài như
một tiếng chiêng ngân”, “dài hơn một thôi ngựa chạy”, trong đó sinh sống nhiều gia đình
và một phần của ngôi nhà (gar) dành cho sinh hoạt cộng đồng Ngôi nhà của người Ê Đê
Trang 6mang hình dáng con thuyền, trên cột nhà, cầu thang lên xuống trang trí hình cối, chày, mặt trăng, bầu sữa…
Đi lại: Ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, phương tiện đi lại và vận chuyển quen
thuộc với người dân là sử dụng voi và gùi hàng trên lưng
Gùi là phương tiện vận chuyển phổ biến của người Tây Nguyên, ai cũng có chiếc gùi cho riêng mình Gùi có nhiều loại, dùng vào nhiều công việc khác nhau, như trữ đồ đạc, mang đồ vật từ nơi này tới nơi khác, dùng khi săn, đi chợ, đi thăm hỏi, đi nương rẫy… Gùi không chỉ là vật mang vác, còn là đồ mỹ thuật, trên đó trang trí hoa văn đẹp, làm tăng thêm nét duyên dáng cho các cô gái, chàng trai Tùy theo từng tộc người mà hình dáng, đế gùi cấu tạo khác nhau, màu sắc và trang trí hoa văn có nét riêng Nét chung của gùi ở Trường Sơn – Tây Nguyên là gùi quai đeo qua vai chứ quai gùi không tì vào trán như nhiều dân tộc ở miền núi phía Bắc
Tín ngưỡng, lễ hội: Bao bọc xung quanh thế giới thực của con người Tây Nguyên là
một thế giới huyền ảo, ở đó ngự trị các thần linh, ma quỷ và các linh hồn Người ta tin
rằng mọi vật xung quanh đều có linh hồn (Yang), từ các vật dụng nhỏ như chiêng, ché, ghế ngồi đến cây cỏ, các con vật, con sông, đồi núi… Có Yang tốt phù hộ cho con người
và có Yang xấu, nếu con người làm chúng không vừa lòng thì chúng có thể làm hại đến con người và người ta có thể nhận biết Yang qua những giấc mơ
Là cư dân nông nghiệp, dù là theo hình thức nương rẫy nhưng trong đời sống tâm linh của cư dân vùng Trường Sơn – Tây Nguyên những tín ngưỡng mang dáng nét nông nghiệp vẫn còn in đậm Cùng với quá trình tăng trưởng của cây lúa, họ có các hình thức
lễ bái để cầu mong cho lúa tốt, mùa màng bội thu Ví dụ, sau khi lúa con gái được làm sạch cỏ, người ta tổ chức lễ cầu an, tạ ơn thần Sấm đã làm mưa xuống và tạ ơn Mẹ Lúa Yang S’ri
Một biểu hiện của tín ngưỡng nông nghiệp đó là các hình thức hiến sinh
Trường ca Tây Nguyên: Trong các sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân vùng
Trường Sơn – Tây Nguyên không thể không nhắc tới một loại hình sáng tác mang đậm
Trang 7chất Tây Nguyên, đó là trường ca (sử thi) Người Ê đê gọi là Khan, người Mnông gọi là
Ót Nrông, người Ba Na gọi là Hơmon, người Gia rai gọi là Hơri, người Mạ gọi là Nôtông… Người ta biết tới Tây Nguyên và những người con của vùng đất này qua các
bản trường ca như Đăm San, Đăm Noi, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đông Tư, Đămte Plan…
Trong thần thoại các dân tộc Tây Nguyên chứa đựng những quan niệm thế giới và
hệ thống các vị thần Ở người Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Mnông đều quan niệm vũ trụ hợp thành từ ba thế giới: thế giới bên dưới, thế giới của con người và thế giới của thần linh,
mà ở người Ba Na cột cây Klao dựng ở nàh mồ chính là hình ảnh thu nhỏ của ba thế giới
đó Với người Ê Đê thì mỗi thế giới như vậy lại có các cặp thần linh trị vì: Mtao Kơ trị vì tầng trời, Mtao Tơlua và Ae Mơgơ Hăn trị vì tầng đất và Băngdơbung trị vì tầng dưới đất
Luật tục: Một hiện tượng đặc sắc nữa của văn hóa Tây Nguyên vừa mang tính xã
hội vừa mang tính văn hóa là luật tục Cơ cấu xã hội các dân tộc Tây Nguyên là cơ cấu công xã láng giềng, kiểu buôn, bon, plây (làng) trong đó bao gồm các gia tộc phụ hệ hay mẫu hệ, tàn dư gia đình lớn này còn thấy rõ nét ở nhiều dân tộc Xã hội xây dựng trên cơ
sở công hữu và cộng đồng, điều hành xã hội theo luật tục Ở các tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, luật tục đã định hình, lưu truyền dưới hình thức văn vần Bộ luật Ê Đê đã được người Pháp sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp với 236 điều, bộ luật Gia Rai cũng được người Pháp sưu tầm và dịch
Nghệ thuật dân gian: Về âm nhạc, người ta thường nhắc tới nhạc cụ gõ, sự phong
phú và đa dạng nhạc cụ gõ của Tây Nguyên gắn liền với các chất liệu tự nhiên: tre, nứa,
gỗ, vỏ bầu Nhạc cụ gõ cũng là hiện tượng âm nhạc hóa âm thanh và tiết tấu của cuộc
sống lao động, mà đặc trưng ở đây là giã gạo chày tay, cây đàn tơrưng nước, tơrưng gió,
Klong – pút, đàn kôk… đều có nguồn gốc từ các dụng cụ đuổi thú trên nương rẫy Trong
các nhạc vụ hiện có ở Tây Nguyên, có lẽ nhạc cụ gõ được dùng gắn với sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt cộng đồng mang tính linh thiêng Trong các nhạc cụ gõ, cồng chiêng là nhạc cụ tiêu biểu nhất
Trang 8Trong nền nghệ thuật múa của các dân tộc Việt Nam, múa của các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên tạo nên một mảng màu khá phong phú và độc đáo, không thể lẫn với các tộc người khác, dù là múa Chăm, Khơ me ở kế cận Múa của Trường Sơn – Tây Nguyên mang chất liệu khỏe khoắn, hồn nhiên, mộc mạc, kết hợp cả động tác tay chân chứ không chỉ động tác tay mềm mại như ở nhiều vùng khác Múa tập thể thường là múa vòng tròn, trong ngày hội múa xoay quanh cột đâm trâu hay nhà rông, thường di chuyển ngược chiều kim đồng hồ Âm nhạc múa có tiết tấu, nhạc cụ là chiêng, trống nên tạo cảm giác khỏe khoắn, trầm hùng
Về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc tượng nhà mồ là sáng tạo nghệ thuật của người Tây Nguyên