Dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng với những giá trị văn hóa cần phát huy. 2. Bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ Lâm Đồng và những thách thức hiện nay. 3. Giải pháp để phát huy văn hóa dân tộc tại chỗ tỉnh Lâm Đồng
Dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng với những giá trị văn hóa cần phát huy 1 Khái quát chung tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, địa hình có độ cao từ 300m đến 1.500m so với mặt nước biển Tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 9.783,34 km2; có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện và 02 thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc); 142 đơn vị hành chính cấp xã (111 xã, 18 phường và 13 thị trấn) với 1.376 thôn, tổ dân phố, trong đó có 95 xã có đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên Dân số toàn tỉnh là 1.296.906 người (theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019) với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 24,1% (riêng dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm 17,6%), đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ lớn là: K'Ho khoảng 12,2%, Châu Mạ khoảng 2,6%, Chu Ru khoảng 1,5%, còn lại là các dân tộc khác chiếm tỷ lệ từ 1 đến dưới 1% Cơ cấu dân cư rất đa dạng với ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng Với đặc điểm là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trong đó mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng đã tạo nên tính đa dạng và phong phú trong không gian văn hóa chung của tỉnh Lâm Đồng, nhất là văn hóa dân gian của người K’Ho, Mạ, Churu, M’Nông Ở Lâm Đồng, người dân tộc bản địa sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và có nhiều ngành nghề thủ công như: rèn, đan lát, dệt vải Cũng như một số dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên, người dân tộc bản địa vẫn giữ được nhiều phong tục cổ, trong đó phải kể đến các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian Văn hoá dân gian và không gian văn hoá cồng chiêng của các dân tộc bản địa Mạ, K’Ho, Churu, M’Nông ở Lâm Đồng có liên quan đến nhiều loại hình di sản văn hoá truyền thống khác đang đứng trước nguy cơ mai một lớn, như: kiến trúc (nhà ở truyền thống), ẩm thực (món ăn, thức uống), phong tục – tập quán (thói quen sinh hoạt, ứng xử xã hội, cưới hỏi, tang ma…), tín ngưỡng (đời sống tâm linh, thần linh, nghi lễ dân gian…) 2 Bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ Lâm Đồng và những thách thức hiện nay Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa; được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian các dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển đáng ghi nhận Nhiều Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo điều hành việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa như: Quyết định số 296/QĐ-UBND, ngày 22/2/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” Theo đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch số 32/KH- SVHTTDL ngày 25/5/2018 Thực hiện Quyết định số 296/QĐ-UBND, ngày 22/2/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”, các nội dung của kế hoạch sẽ triển khai thực hiện từ năm 2019; Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030” và phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành triển khai thực hiện… Tỉnh ưu tiên nguồn lực cho việc nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê các di sản đang có nguy cơ bị mai một và chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, bản tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức nghiêp vụ văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu văn hóa từ tỉnh tới cơ sở; truyền dạy, mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng diễn tấu Cồng chiêng, diễn tấu các loại nhạc cụ truyền thống, hát dân ca, chỉnh chiêng cho lớp trẻ học các kỹ thuật đánh và chỉnh chiêng Các lễ hội dân gian, thực hành nghi lễ truyền thống được đầu tư phục dựng như: Lễ Pơthi (của người Churu và nhóm K’ho ở K’Long – Đức Trọng), Lễ Nhô Wèr (của cộng đồng K’ho Srê ở huyện Di Linh), Lễ Bok Chu-bur (của cộng đồng Churu ở huyện Đức Trọng), các nghi thức cúng lúa rẫy (của người Mạ ở Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm)… để giữ gìn không gian cho các loại hình văn hóa dân gian của các tộc người K’Ho, Mạ, Churu, M’Nông tồn tại và phát triển Các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa cũng đã góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa Lâm Đồng Tuy nhiên, thời gian qua, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và văn hóa hiện đại, các loại hình văn hóa truyền thống và không gian văn hóa Cồng chiêng đang bị mất dần trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Đồng Các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống các DTTS như các làn điệu dân ca, dân nhạc, các vũ điệu dân gian đang có nguy cơ mai một, thất truyền Mặt khác, không gian tổ chức các hoạt động văn hóa Nghệ thuật dân gian, diễn xướng Cồng chiêng bị thu hẹp, các nghi lễ truyền thống không còn được duy trì, các loại nhạc cụ như: Chiêng, Cồng, Trống và các loại nhạc cụ dân gian truyền thống khác… một số bị hư hỏng, không còn khả năng sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm giữ gìn Vẫn còn một số nhóm văn nghệ dân gian, nhóm Cồng Chiêng hoạt động mang tính tự phát, chưa thật sự chuyên nghiệp và thống nhất Kinh phí đầu tư cho công tác sưu tầm, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng cán bộ, các cơ chế chính sách về lĩnh vực quản lý di sản văn hóa dân gian chưa đáp ứng kịp thời; thiếu đội ngũ chuyên gia xây dựng mô hình bảo tồn di sản văn hóa lễ hội cộng đồng Công tác tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa dân gian các dân tộc Lâm Đồng và gắn kết các di sản văn hóa với hoạt động du lịch, tham quan còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch gắn với giá trị di sản văn hóa dân gian tiêu biểu của các dân tộc 3 Giải pháp để phát huy văn hóa dân tộc tại chỗ tỉnh Lâm Đồng Nguyên nhân do nhận thức về di sản và trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy di sản của một số tổ chức và người dân chưa cao Một bộ phận lớn người dân trong cộng đồng các dân tộc bản địa Lâm Đồng, đặc biệt là lớp trẻ có xu hướng không còn hào hứng với văn hóa truyền thống của dân tộc mình Kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế để thực hiện các cuộc trùng tu, nâng cấp di tích Việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ trọng việc trưng bày hiện vật và hiệu quả hoạt động chưa cao, nhiều sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cao vẫn chưa được khai thác, chưa giới thiệu đến được đông đảo công chúng… Do vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên Trong thời gian tới, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp như sau: Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác tuyên truyền, quán triệt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn thể xã hội trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân gian truyền thống, về vị trí, vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa trong thời kỳ hiện đại; nâng cao ý thức trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, để đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường sự hiểu biết của chủ thể văn hóa về ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, thực hành văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng và trong mỗi gia đình Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm hiểu biết đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng để đưa ra những chính sách phù hợp với nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc bản địa Hai là, đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống và không gian văn hóa Cồng chiêng tại Lâm Đồng Có chính sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa của các DTTS Huy động mọi nguồn lực của xã hội để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng chương trình, nội dung hoạt động cho các buôn, làng dân tộc nhằm khôi phục lại 4 giá trị văn hóa truyền thống (Lễ hội, Hoa văn, Cồng chiêng, Nhạc cụ) Trang bị hệ thống nhạc cụ (cồng chiêng là hạt nhân) cho các địa phương (thôn, buôn, xã), tiếp tục đầu tư xây dựng nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng Hỗ trợ cho một số đội văn nghệ dân gian, đội Cồng chiêng truyền thống có thành tích tốt trong bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân gian và văn hóa Cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Hàng năm, khôi phục và bảo tồn hoa văn trên trang phục, trên cây nêu, cột lễ, hoa văn trong trang trí lễ hội, biểu diễn cồng chiêng và nhạc cụ để quảng bá phục vụ khách du lịch tại các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Đẩy mạnh giao lưu, quảng bá văn hóa dân gian truyền thống các dân tộc bản địa Lâm Đồng, văn hóa Cồng chiêng tới các Tour, tuyến du lịch ngoài tỉnh và quốc tế, tham gia các hội chợ thương mại, du lịch trong và ngoài nước phát triển về nguồn nhân lực Ba là, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch vùng dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ trẻ để từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tại địa phương Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực từ trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số Phát huy vai trò của các già làng, chức sắc tôn giáo trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng; tích cực vận động xã hội hóa; tăng cường nguồn lực đối với công tác bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân gian, không gian văn hóa Cồng chiêng Đưa hoạt động truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ vào chương trình ngoại khóa ở các trường Dân tộc nội trú Bốn là, tăng cường công tác thông tin về các chương trình quảng bá, mời gọi, hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá các loại hình văn hóa dân gian và văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi văn hóa dân gian và văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng Bên cạnh việc phục dựng không gian buôn làng truyền thống, cần có những biện pháp phục dựng không gian rừng, không gian nương rẫy, không gian bến nước nhằm tạo những không gian phù hợp cho sinh hoạt các loại hình văn hóa dân gian và diễn tấu cồng chiêng Xây dựng và xuất bản các ấn phẩm (sách, tranh ảnh, băng đĩa) làm tài liệu, tư liệu bảo tồn, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc bản địa đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, bạn bè trong nước và quốc tế Các loại hình văn hóa dân gian truyền thống và văn hóa cồng chiêng là niềm tự hào không chỉ của đồng bào các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng mà còn là niềm tự hào của Tây Nguyên Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta Làm tốt công việc bảo tồn không chỉ có ý nghĩa đối với hôm nay mà cả với mai sau Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa Lâm Đồng, trong thời gian tới cùng với việc nâng cao lòng tự hào, cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ giá trị các loại hình văn hóa dân gian truyền thống, văn hóa Cồng chiêng của cộng đồng các dân tộc bản địa Lâm Đồng, từ đó góp phần vào công cuộc gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./ * Tài liệu tham khảo 1 Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, Trong Tính đa dạng văn hóa của Việt Nam - Những tiếp cận về sự bảo tồn (2002), Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, 3 UBND tỉnh Lâm Đồng, số 186/BC-UBND ngày 13/9/2021 Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, 4 Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội, 5 GS TS Trình Quang Phú, “Luận bàn về văn hóa Tây Nguyên” trong giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững, Nxb CTQG-ST, H.2016