1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn Hóa Dân Tộc Khmer, Hoa, Việt Vùng Tây Nam Bộ.pdf

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Dân Tộc Khmer, Hoa, Việt Vùng Tây Nam Bộ
Tác giả Võ Công Đức
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 277,48 KB

Nội dung

Trang 1 VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER, HOA, VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ.1.Trình bày lịch sử phát triển, địa lý đặc điểm dân cư vùng Tây Nam Bộ: VõCông Đức - Lịch sử phát triển Đồng bằng sông Cửu Long l

Trang 1

VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER, HOA, VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ.

1 Trình bày lịch sử phát triển, địa lý đặc điểm dân cư vùng Tây Nam Bộ: Võ

Công Đức

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn nhất ở Việt Nam, cũng là một

trong số các đồng bằng rộng lớn trên thế giới Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng sản xuất lương thực, nông sản hàng hóa, nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long đã có lịch sử khai phá từ thế kỷ XVII, dân tộc Việt

Nam ta khai phá được đất Đồng Nai, tức đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng nhưng cũng khó chinh phục

Năm 1832, thời vua Minh Mạn đã đổi trấn thành tỉnh Nam Kỳ được chia thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh Trong số 6 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ thì có 4 tỉnh

ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) ngày nay, bao gồm: Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên Ngoài ra, một phần đất đai của tỉnh Gia Định lúc bấy giờ cũng nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tương đương với một phần các tỉnh Long An và Tiền Giang

Trải qua nhiều phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Tây Nam Bộ

như: chống quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên năm 1771, đuổi quân Xiêm ra

khỏi Cần Thơ và Hà Tiên, trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút, …

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triểu đình Huế phải ký Hòa ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường Năm 1867, Pháp vi phạm "hòa ước", đem quân chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên

Năm 1945, Nam Bộ bắt đầu kháng chiến Sau Cách Mạng Tháng 8, danh xưng cấp hành chính "kỳ" được đổi thành "bộ" Như vậy, Nam Kỳ chính thức được đổi

Trang 2

thành Nam Bộ cho đến nay và lúc bấy giờ được chia thành 3 khu vực nhỏ

hơn: Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc về 2 khu vực là Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ khi đó

Hơn một chục năm qua, từ sau ngày đánh sụp chế độ thực dân mới của Mỹ, những biến đổi sâu sắc về xã hội đang diễn ra ở vùng này,Hiện nay, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi làVùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ,Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây Khuvực này nằm ở phần cuối cùng của lãnh thổ, một mặt được bao xung quanh làbiển.Miền Tây Nam Bộ ở ngay bên trái của vùng Đông Nam Bộ Còn lại miền Tâygiáp Campuchia ở phía Bắc, giáp vịnh biển Thái Lan ở phía Tây và giáp biển Đông

ở phía Đông Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông CửuLong là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớnnhất Việt Nam (40.548,2 km²) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630người Bên cạnh diện tích đất liền rộng lớn thì miền Tây Nam Bộ còn sở hữu đường

bờ biển dài chạy dọc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,

Cà Mau, Kiên Giang, và hệ thống các hòn đảo lớn nhỏ ở đảo Phú Quốc

Tiếp giáp: Campuchia, Nam Bộ, Biển Đông, Vịnh Thái Lan

Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía

Trang 3

đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và mộtphần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.

Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới Cómột số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh KiênGiang và Campuchia Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai vàsông Cửu Long

Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trungbình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét Một số khu vực như tứ giác LongXuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặtbiển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian

từ 2 đến 4 tháng Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đâyhàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sacủa sông Cửu Long

Thuận lợi phát triển kinh tế trên đất liền và biển

Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Công

- Đặc điểm dân cư (dân số + mật độ + kinh nghiệm sản xuất) từng dân tộc.KHMER

Dân số: 1.319.652 người

Ở Việt Nam, người Khmer là dân tộc bản địa có lịch sử định canh định cư rất lâu dàisống chủ yếu ở miền nam Việt Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long thuộc cáctỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang,Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre

HOA

Người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long có gần 200.000 người, chiếm khoảng1,24% dân số toàn vùng Tây Nam Bộ Họ sống tập trung nhiều nhất ở các tỉnh BạcLiêu, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau…

Trang 4

Thứ hai về nguyên liệu chế biến

Vùng sông nước được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nguồn thủy hải sản phongphú Có đầy đủ các loại trái cây, rau củ nổi danh Vì thế, các món ăn của người dânnơi đây chế biến đều sử dụng nguyên liệu thuần tự nhiên, sạch sẽ

trưng (liệt kê 5 món và giới thiệu chi tiết 3 món) của 3 dân tộc:

Trang 5

Khmer: Phạm Nhật Anh

Văn hóa ẩm thực của người Khmer hết sức phong phú và đa dạng

Tây Nam Bộ là vựa lúa số một của cả nước với 3,9 - 4 triệu ha Với năng suất cũng sản lượng cao, đây vừa là nguồn cung cấp lương thực vừa là nguồn thức ăn cho việcchăn nuôi Từ gạo nếp, người ở vn nói chung và ng khmer nói riêng đã biết chế biếncác loại cơm và xay thành bột để làm các loại bánh

Nguồn tài nguyên thuỷ sản ở tây nam bộ khá phong phú, sung túc, vì thế người khmer cũng sử dụng loại nguyên liệu này làm nên những món ăn giàu chất đạm.Canh sim lo của người Khmer

Mắm bò hóc truyền thống vừa là thức ăn vừa là gia vị chính trong chế biến món ăn

Mắm bò hóc có thể được làm từ nhiều loại cá nhỏ, như: cá sặc, cá chốt, cá lòng tong đến những loại cá lớn như: cá trê, cá lóc

Hoa: Nguyễn Hoàng Xuân Ái

Có thể nói thịt là món ăn chủ đạo trong bữa cơm của người Hoa, cũng như trong các

ngày giỗ chạy, lễ tết Trong đó, tiêu biểu nhất là heo quay và vịt quay.

Như đã nói, vịt quay được người Hoa đặc biệt ưa thích Kế đến là vịt tiềm

người Hoa ít ăn canh, trong các bữa cơm hàng ngày của họ chỉ là chiên, xào, khochứ ít có canh Nhưng đôi khi tuỳ theo thời tiết, theo cơ thể mà họ nấu các món canh

để bổ dưỡng cho sức khoẻ

Đầu tiên phải kể đến món canh thuốc bắc Đây là món canh đặc trưng của người

Hoa

Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng

"lục phủ, ngũ tạng" Các loại trà sâm, hoa cúc là những thứ thông dụng trong mọi gia đình Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu Thuốc lá được nhiều người hút, kể cả phụ nữ, nhất kà những người phụ nữ có tuổi

Việt: Nguyễn Thùy Bảo Trâm

Trang 6

+ Ẩm thực của người Việt vùng Tây Nam Bộ có phần khác so với Bắc Bộ Bữa cơm hằng ngày của họ việc sử dụng nguồn đạm từ thủy sản có phần chú trọng hơn Cộng đồng người Việt ở Tây Nam Bộ cũng dùng nhiều thủy sản hơn ở Bắc Bộ Tiêubiểu như các món Bún mắm, cá kho tộ,…

+ Bên cạnh đó, các món ăn ở Tây Nam Bộ còn có tác dụng giải nhiệt Dừa là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong các món đặc trưng ở vùng này Đơn cử là thịt kho hột vịt, thịt ram nước dừa, chè,…

món canh chua, giao thoa với người Hoa món bún bò cay Bạc Liêu

3. Văn hóa trang phục:

Đặc điểm khí hậu miền Tây Nam Bộ thường xuyên có nắng nóng nên trang phụccủa phụ nữ các dân tộc ở đây cũng phải phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiệntrong lao động và sản xuất Nổi bật nhất là áo bà ba

Chúng ta sẽ dễ dàng để nhìn thấy chuếc áo bà ba thấp thoáng trên những cánh đồngngày mùa đậm chất dân dã, làm say lòng người khi những thiếu nữ thướt tha bận áo

bà ba đi trên những chiếc cầu tre trong đời sống thường ngày

Và trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm: trong những ngày chống Mỹ cứunước thì hình ảnh chiếc khăn rằn, chiếc áo bà ba như một biểu trưng của “MiềnNam thành đồng Tổ quốc” Và nó còn có mặt cả trong những giờ phút khắc nghiệtnhất làm nhụt chí kẻ thù, tăng thêm chí khí Cách Mạng của đội quân tóc dài trongnhững ngày Đồng Khởi ở Bến Tre

Và chúng ta cũng rất dễ tìm thấy ảnh chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn của người phụ

nữ miền Tây Nam Bộ còn đọng lại mãi trong tâm thức của những ai một thời yêumến bộ phim Đất Phương Nam trong điện ảnh

Trong ca dao tục ngữ: Chiếc áo dài, chiếc nón lá, áo bà ba được các chàng trai, cô

Trang 7

gái xưa sử dụng trong ca dao tục ngữ như một cách thể hiện tình cảm “thay lờimuốn nói”.

- Đặc trưng riêng biệt, kể tên một số loại trang phục đặc trưng (giới thiệu chitiết áo tứ thân/ nón ba tầm/nón quai thao/khăn mỏ quạ/ áo dài) của 3 dân tộc:

ở Việt Nam với 54 dân tộc anh em cũng có những nét khác biệt về trang phục truyềnthống như người M’nông với các bộ áo váy thổ cẩm, người Tày với quần áo vải bông nhuộm chàm, người Mông với các loại váy áo rực rỡ sắc màu phối xà cạp,…

Đối với dân tộc khmer trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer khá cầu

kỳ và rực rỡ, có sự kết hợp hài hoà giữa áo tầm- vông (hay còn gọi là áo cổ vòng), vận sà rông và "Sbay" cùng với những hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh được đính trên nền hoa văn tinh xảo

Áo tầm vông thường được dệt bằng tơ tằm hay chỉ kim tuyến với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau; xà rông là một mảnh thổ cẩm rộng khoảng 1m, dài 3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới

Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính, đặc biệt dù mặc trang phục nào đi nữa thì cũng không thể thiếu “Sbay” - một loại khăn lụa mềm mại được cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải

Trang phục nam giới của người Khmer rất đơn giản, họ thường mặc xà rông và ở trần Khi ra đường thì họ sẽ mặc áo bà ba đen giống như những người nông dân Kinh

Hoa: Nguyễn Hoàng Xuân Ái

Những trang phục gọi là truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin, tang ma

Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo

"sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi Màu sắc trang phục của

Trang 8

họ, nhất là các thiếu nữ thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với các sắc màu đậm Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc ), bông tai, dây chuyền

Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ

tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi

Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức

Việt: Nguyễn Thùy Bảo Trâm

- Chiếc áo bà ba lại luôn luôn gắn liền với phụ nữ Nam bộ Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường vận bộ bà ba đen đi đồng, bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ Vải may bà ba là loại vải mau khô sau khi thấm nước Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như diêm quẹt, tiền bạc Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà

ba được mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi Những người phụ nữ Nam Bộ khi mặc những chiếc áo bà ba thì thường kết hợp với một chiếc khăn rằn càng làm tôn lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ ở Nam Bộ

- Ngày nay, bà ba còn được cách tân để phù hợp với cuộc sống hiện đại Vải may bà ba nhiều màu sặc sỡ, rực rỡ Bà ba cũng không rộng thùng thình như ngày trước mà giờ đây được chiết eo, nhấn ngực Đồng thời những kiểu dáng mới như thêm cổ lá sen, đính đá,… càng làm cho bà ba trở nên hợp thời mà không bị mất đi dáng vẻ ban đầu

4 Lễ hội:

Miền sông nước miền Tây khiến người ta nhớ đến hình ảnh của những con sông,kênh rạch chằng chịt và những cánh đồng bạt ngàn Ở đây cũng sở hữu các nét vănhóa truyền thống của các tỉnh thành Tây Nam Bộ và theo đó là các lễ hội đặc trưng

Trang 9

của họ Các lễ hội độc đáo, hấp dẫn mang lại cho du khách một cái nhìn đa dạng vềphong tục tập quán, nếp sinh hoạt, phong cách sống tươi vui chân chất của ngườinông dân.

- Đặc điểm lễ hội của vùng Tây Nam Bộ, các ngày lễ lớn của 3 dân tộc (liệt kê

05 lễ hội, giới thiệu chi tiết 2-3 lễ hội):

Lễ Meka bâu chia

Lễ Meka bâu chia, còn gọi là Lễ Đức Phật cho biết 3 tháng nữa sẽ nhập niết bàn(tính theo dương lịch thì khoảng đầu tháng 2)

Lễ Chol Chnam Thmay

Lễ Chôl Chnăm Thmây, là Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ Đó là nhữngngày thật tưng bừng được diễn ra tại chùa và các phum sóc Trong tiếng Khmer,

“Chol Chnam Thmay” có nghĩa là “Mừng năm mới”

Lễ Phật đản

Visak bâu chia, Lễ Phật đản, lễ này được diễn ra trong một ngày một đêm 15/5 âmlịch tại chùa

Lễ Chôl Vôsa

Với đồng bào Khmer Nam Bộ, Lễ Chôl Vôsa, Lễ Nhập hạ cũng vô cùng quan trọng

Cứ đến ngày 15-6 âm lịch hàng năm, bà con lại tổ chức Lễ Nhập hạ, cầu cho mưathuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc Lễ này cũng là dịp để

bà con dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa

Lễ Ok Om Bok Lễ Ok Om-bok được diễn ra vào đầu tháng 12 dươnglịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Mặt Trăng vốn được ngườiKhmer Nam Bộ coi như một vị thần vận hành mùa màng Trong lễ,không thể thiếu món cốm dẹp cùng với các loại củ, trái cây Nhưvậy, đây có thể được coi là một lễ hội mùa màng của cư ân nông

Trang 10

nghiệp vùng sông nước Trong lễ hội, người ta cũng tổ chức nhiềucuộc vui, trong đó có đua ghe ngo, thả đèn nước, đèn trời.

Hoa: Nguyễn Hoàng Xuân Ái

Trong một năm có nhiều ngày lễ tết: Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu

Tết Nguyên đán vào những năm cũ chuyển sang năm mới theo âm lịch và kéo dài tới ngày rằm tháng giêng (tết Nguyên tiêu)

Lễ Nguyên tiêu là đặc trưng lễ tết của người Hoa, mọi hoạt động tập trung nhất của

tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều được biểu hiện trong dịp này

Ngoài ra Lễ hội Đèn Hoa hằng năm cũng là lễ hội đặc trưng của người Hoa

Việt: Nguyễn Thùy Bảo Trâm

Năm 2014, Lễ hội đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

5 Tín ngưỡng, tôn giáo:

Căn cứ tại Điều 2, Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, tín ngưỡng là niềm tin củacon người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quántruyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng;tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân

Trang 11

gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình,đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác

- Trình bày các tín ngưỡng tiêu biểu, đặc trưng của từng dân tộc (liệt kê 05 tínngưỡng, phân tích chi tiết 2-3 tín ngưỡng tiêu biểu):

Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ra đời ở những cộng đồng dân tộckhác nhau luôn mang những đặc tính bản sắc của nền văn hóa ấy hay văn hóa tạo ratôn giáo và ngược lại đến lượt mình tôn giáo, tín ngưỡng lại góp phần bổ sung làmgiàu cho nền văn hóa ấy

Dân tộc Khmer hiện có 1,5 triệu người sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông CửuLong, đông nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và An Giang, là dântộc thiểu số đông nhất ở nước ta hiện nay

Người Khmer có ba hình thức tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, đạo Bà La Môn và đạoPhật theo phái Tiểu thừa Người Khmer rất sùng kính đạo Phật, bởi vậy mà hiện nay

có gần 500 ngôi chùa lớn nhỏ Chùa Khmer về đại thể, đều tuân thủ một quy cách

bố cục và kiến trúc đồng nhất Chính điện là trung tâm khuôn viên của chùa, trải ratheo hướng đông- tây với mái cong, nóc nhọn, với đại bàng thân người đỡ mái…Nói chung thì thế, nhưng chi tiết trang trí mỗi chùa mỗi vẻ Mặt khác, trang trí còntuỳ thuộc vào thị hiếu thẩm mỹ của từng vị sư sãi Chùa to hay nhỏ, giàu hay nghèo,

cứ nhìn vào đó sẽ thấy được mức sống của nhân dân trong khu vực Chùa là trungtâm hoạt động văn hoá xã hội, là tâm điểm gắn bó cộng đồng và là nơi thực hiện các

lễ nghi tôn giáo, là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của đồng bào Khmer Ngoài ra,chùa Khmer còn là nơi tồn trữ và phổ biến những kinh điển giáo lý, sách báo và tácphẩm văn học, nghệ thuật Khmer Nơi đây thường có trường dạy giáo lý và Phạnngũ cho các sư sãi và trường dạy tiếng Khmer cho con em trong phạm vi ảnh hưởngcủa chùa

Trang 12

Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer có tínhlan tỏa, liên kết cộng đồng rất mạnh mẽ, để phát huy giá trị tinh thần của tôn giáo,của dân tộc, nhất là từ khi có pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Đảng, chính quyền,MTTQ và đoàn thể các cấp luôn tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo tiến hànhcác nghi lễ trong cộng đồng các dân tộc đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước

Văn hóa tâm linh của người Hoa rất phong phú, đa dạng

Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài ) và một số vị thánh và bồ tát (Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm )

Hệ thống chùa miếu khá phát triển Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ

Đặc biệt là tục thờ bà Thiên Hậu

Thiên Hậu Thánh Mẫu xưa nay được người Hoa xem như một vị thần biển có công giúp đỡ ngư dân, thương gia…

Những người Hoa ở lại Việt Nam thường sống thành cụm dân cư cùng một xóm,một ngõ phố, tạo thành nét đặc trưng trong nếp sống cộng đồng của họ Vì là nhữngngười tha phương, sống nơi đất khách quê người nên họ thường giúp đỡ lẫn nhautrong lúc khó khăn, hoạn nạn, và dĩ nhiên về lĩnh vực sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡngcủa họ cũng có những nét chung Đời sống tâm linh tiểu biểu của người Hoa là Hộiquán, đây là nơi lưu giữ, kế truyền, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng đặc trưng nhất, lànơi tôn nghiêm, thiêng liêng trong đời sống tinh thần của họ Do đó, những gì caoquý, trân trọng đều được người Hoa đem vào Hội quán để lưu giữ hay thờ phụng Lễvía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng người Hoa là một minh chứng cho điều

Trang 13

Đối với người Việt, do sự lưu dân nên nền văn hóa của họ của đôi nét khác biệt so với cội nguộn Rõ nét nhất là tục thờ Thành Hoàng ở các làng, xã

Nam chú trong các vị có nguồn gốc Nhân thần hơn Nhiên thần hay Thiên thần

Vị trí đình thường nằm ở trung tâm

làng; xung quanh đình thường trồng

các cây tán rộng như cây đa, cây si,

Chủ yếu theo hướng Nam

- Đề tài trang trí các đình ở miền Nam lại

là tứ linh, tứ quý, chim muông, hoa lá cách điệu tinh xảo, càng tôn vẻ uy nghi của ngôi đình

Nam Bộ có nhiều tôn giáo khác nhau, đa dạng Ngoài tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo thì còn đan xen các tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao

Trang 14

Đài, Hòa Hảo Cùng với các tín ngưỡng dân gian như thờ Tổ tiên, thờ Mẫu,…

 So với các vùng khác, tôn giáo của Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung có sự phức tạp hơn

6 Nghệ thuật:

Tây Nam Bộ gồm có 12 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp,Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và

1 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ)

Giới thiệu các loại hình nghệ thuật đặc trưng của từng dân tộc (nghệ thuật sân khấu:chèo, quan họ, tuồng; nhạc cụ: trống cơm, giới thiệu rõ về 2-3 loại hình nghệthuật):

Đờn ca tài tử

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc và rất phổ biến của người dân Nam Bộ.Đờn ca tài tử được hình thành từ cuối thế kỉ 19 bắt nguồn từ lễ nhạc và nhã nhạccung đình Huế Những người biểu diễn đờn ca tài tử chủ yếu là giới bình dân, nam

nữ thanh niên ca hát sau những giờ lao động vất vả Nhạc cụ để thể hiện bao gồmđàn cò, đàn tranh, đàn kìm và đàn bầu, sau này cách tân có thêm gây guitar phímlõm Nghệ thuật đờn ca tài tử cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại và là một sản phẩm du lịch rất độc đáo của du lịch miềnTây được du khách yêu mến và đón nhận

Hát Dù Kê là loại hình nghệ thuật truyền thống và đặc sắc của người Khmer ở miềnTây Nam Bộ Hát Dù Kê được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hìnhthái diễn xuất dân gian, nội dung chủ yếu của hát dù kê được lấy từ các điển tíchtrong văn hóa cổ của người Khmer như: trường ca Ramayana hay Mahabhadara của

Ấn Độ đồng thời sử dụng cả điển tích của các dân tộc khác như: Thạch Sanh chém

Trang 15

chằn, Tấm Cám của người Việt, Phàn Lê Huê – Tiết Đinh San, Trụ Vương mê Đắc

Kỉ của người Hoa Hát Dù Kê đề cao cái thiện, cái tốt đẹp trong cuộc sống, lên áncái ác, cái xấu Vì vậy du khách khi xem hát Dù Kê bằng tiếng Khmer nhưng vẫn cóthể hiểu được câu chuyện mà các nghệ sĩ muốn truyền tải và đây cũng là một điểmnhấn mới trong các Tour du lịch miền Tây, đặc biệt là về hai tỉnh Trà Vinh và SócTrăng

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sản sinh ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo và hấpdẫn, trong đó phải kể đến cải lương, đây là một loại hình kịch hát hình thành trên cơ

sở nhạc tài tử và dân ca Nam Bộ Từ “Cải lương” có nghĩa là sửa đổi cho tốt hơn,nội dung chính của cải lương trong thuở ban đầu lấy cốt truyện từ Lục Vân Tiên,Truyện Kiều…Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, lời ca và lối diễn xuất của các nghệ

sĩ làm cho cải lương mang một nét rất riêng, chinh phục cả phần nghe lẫn phần nhìnđối với khán giả Một số bản cải lương nổi tiếng như: Dạ cổ hoài lang, Tô ÁnhNguyệt, Đời cô Lựu, Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn…luôn ghi dấu ấnsâu sắc và khó phai mờ trong lòng người dân Nam Bộ nói chung và những ai yêumến nghệ thuật cải lương nói riêng

- Giới thiệu các loại hình nghệ thuật đặc trưng của từng dân tộc (nghệ thuật sânkhấu: chèo, quan họ, tuồng; nhạc cụ: trống cơm, giới thiệu rõ về 2-3 loại hìnhnghệ thuật):

- Nghệ thuật dù kê của người Khmer còn có tên khác gọi là “Lakhôn Bassắc”, nghĩa

là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Hậu Theo lưu truyền trong dân gian thìngười sinh ra dù kê là ông Lý Cọn, một người Khmer ở xã An Ninh (thuộc tỉnh HậuGiang ngày nay) Lý Cọn từng đi Tây học làm chủ sòng bạc rồi mở một đoàn hát ởTrà Vinh Loại hình sân khấu ca kịch dù kê của đồng bào Khmer có cốt truyện đượcxây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian

- Nghệ thuật Chầm riêng Chà Pây là một loại hình nghệ thuật trình diễn độc xướng,

Ngày đăng: 28/02/2024, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w