1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam những yếu tố tác động và tạo nên đặc trưng văn hóa của vùng tây nam bộ

12 156 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 33,25 KB

Nội dung

Với sự đadạng văn hóa mà mỗi vùng đều mang một nét riêng, vùng văn hóa Nam Bộ là vùngđiển hình cho nét riêng ấy mang những sắc thái đặc thù khó lần, vừa rất riêng mà vẫngiữ được tính thố

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐẠI CƯƠNG

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ TẠO NÊN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG TÂY NAM BỘ

Họ tên SV: Lai Duyên Khánh MSSV: 202032736

Lớp: K05203A Buổi học: Sáng thứ 2

TP HCM, tháng 06 /2021

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU……… 1

1 Lý do lựa chọn đề tài……… 1

2 Giới hạn nội dung, thời gian và không gian vấn đề nghiên cứu……… 1

II NHỮNG YẾU TỐ ĐÃ TÁC ĐỘNG VÀ TẠO NÊN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG TÂY NAM BỘ……… 1

1 Lý thuyết các vùng văn hóa……… 1

1.1 Lý thuyết vùng văn hóa………1

1.2 Đặc trưng văn hóa vùng……… 2

2 Đặc điểm địa lý, lịch sử vùng Tây Nam Bộ………2

2.1 Đặc điểm địa lí……… 2

2.2 Đặc điểm lịch sử………2

3 Văn hóa vật chất……… 3

3.1 Đời sống sản xuất ( văn hóa sản xuất)……….3

3.2 Cư trú ( tập quán đi lại)……… 4

3.3 Ăn (văn hóa ẩm thực)……… 4

3.4 Mặc (trang phục)……… ……… 5

4 Văn hóa tinh thần………5

4.1 Phong tục tập quán……… 5

4.2 Nghệ thuật……… 6

4.3 Tín ngưỡng, tôn giáo… ……… 6

4.4 Lễ hội truyền thống……… 7

Trang 3

5 Tiềm lực kinh tế… ……….7

III KẾT LUẬN……… 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO………9

Trang 4

I MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam với sự đa dạng trong bản sắc văn hóa cùng truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên nét độc đáo vô cùng đặc biệt Bên cạnh sự đa dạng và phong phú là sự thống nhất giữa các vùng văn hóa thông qua văn hóa trồng lúa nước của dân tộc ta đã được hình thành từ ngàn xưa Có thể nói, đó là thống nhất trong sự đa dạng Với sự đa dạng văn hóa mà mỗi vùng đều mang một nét riêng, vùng văn hóa Nam Bộ là vùng điển hình cho nét riêng ấy mang những sắc thái đặc thù khó lần, vừa rất riêng mà vẫn giữ được tính thống nhất của văn hóa Việt Nam Cụ thể với hai bộ phận là Đông Nam

Bộ và Tây Nam Bộ mà làm nên nét riêng độc đáo chủ yếu được tạo nên nhờ Tây Nam

Bộ (vì Đông Nam Bộ giáp trường sơn Tây Nguyên nên có những nét tương đồng)

Chính vì thế, để có thể hiểu hơn về văn hóa của vùng Nam Bộ mà tiểu luận “Những yếu tố tác động và tạo nên đặc trưng văn hóa của vùng Nam Bộ” đã được ra đời với

nội dung chủ yếu xoay quanh về Tây Nam Bộ để tìm hiểu về nét riêng độc đáo của vùng Nam Bộ

2 Giới hạn nội dung, thời gian và không gian vấn đề nghiên cứu

Nội dung tiểu luận “Những yếu tố tác động và tạo nên đặc trưng văn hóa của vùng Tây Nam Bộ” xoay quanh những yếu tố tác động và tạo nên đặc trưng văn hóa

của vùng Tây Nam Bộ trong quá trình hình thành từ xưa đến nay, trong suốt chiều dài lịch sử cùng chiều rộng của địa lý,…

II NHỮNG YẾU TỐ ĐÃ TÁC ĐỘNG VÀ TẠO NÊN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG TÂY NAM BỘ

1 Lý thuyết các vùng văn hóa

1.1 Lý thuyết vùng văn hóa

Vùng văn hóa là vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện

Trang 5

trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, phân biệt được với các vùng văn hóa khác ( giao lưu giữa các cộng đồng, dân tộc, tộc người, quốc gia,…

và từ đó hình thành nên các vùng văn hóa đa dạng khác nhau…)

1.2 Đặc trưng văn hóa vùng

Thứ nhất, lối sống, nếp sống: nếp làm, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội,… Mỗi vùng đều có lối sống và nếp sống khác nhau

Thứ hai, các hoạt động văn hóa- nghệ thuật: nghệ thuật dân gian, văn học dân gian, âm nhạc, kiến trúc, trang trí dân gian, diễn xướng, sân khấu dân gian…

Thứ ba, tâm lý và phong cách cư dân trong vùng

2 Đặc điểm địa lý, lịch sử vùng Tây Nam Bộ

2.1 Đặc điểm địa lý

Tây Nam Bộ hay còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, cùng một vài dãy núi thấp ở miền tây An Giang, Kiên Giang; với loại đất chủ yếu là đất phù sa mới; gắn bó với sông nước với trước kia là vùng đất mới nổi, hoang vắng, trũng thấp, rất nhiều đầm lầy, kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa do dòng sông Mê Kông cung cấp Chính nhờ vậy, đồng ruộng nơi đây màu mỡ, cây trái tốt tươi, trĩu quả

Đó cũng chính là điều tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của Nam Bộ so với những vùng văn hóa khác

Nếu vùng Bắc Bộ có 4 mùa rõ rệt với gió mùa đông bắc tạo nên sự thất thường ( mùa đông lạnh giá, mùa hạ lại vô cùng oi bức), hay vùng Trung Bộ với mùa mưa lệch pha so với hai đầu Nam Bắc thì vùng Nam Bộ chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô với sáu tháng mùa mưa ( tháng 5 – tháng 11) và sáu tháng mùa khô ( tháng 12 – tháng 4) trong một năm tạo nên một vòng quay thiên nhiên có sự khác lạ hơn so với những vùng khác Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng có địa chất không giống với những vùng miền khác với mưa thuận gió hòa, ít có xảy ra thiên tai và nhiệt

độ trung bình 28 độ C

2.2 Đặc điểm lịch sử

2

Trang 6

So với vùng Bắc Bộ hay Trung Bộ có quá trình lịch sử phát triển liên tục thì vùng Nam Bộ lại có quá trình lịch sử đứt gãy do hiện tượng nước biển dâng lên, người dân phải thiên di ( diễn ra khoảng thế kỉ XIV) Mãi đến thế kỉ XVI , người Việt mới đến đây khai phá Hay nói cách khác, với người Việt thì Nam Bộ là một vùng đất mới Ngoài ra, còn có người Khmer trở thành lưu dân đến với đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng thế kỉ XIII ( trước người Việt 2-3 thế kỉ); hay người Chăm đến và định cư vào khoảng thế kỉ XIX Không chỉ thế, theo chiều dài lịch sử đã xuất hiện thêm sự giao lưu khi Mạc Cửu vào lập nghiệp và mang theo người Trung Quốc vào,… Người dân Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng chủ yếu là dân di cư từ miền Bắc, miền Trung, thậm chí cả người Hoa đến đây khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp có những nguồn gốc xã hội khác nhau ( có người là giang hồ, dân nghèo đi biệt xứ tha phương hay quan lại, binh lính được đưa vào để khai hoang,…) Có thể nói, vùng Tây Nam Bộ với bốn dân tộc chính là Kinh, Chăm, Khmer và Hoa Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng và những nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc vẫn được bảo tồn, phát huy Nhưng trong quá trình chung sống, lao động, đặc biệt là thông qua quan hệ hôn nhân, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tại vùng đất này…Người Kinh chiếm đa số, còn lại là người Hoa tập trung ở tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Chăm; người Chăm sống chủ yếu ở An Giang; người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang

3 Văn hóa vật chất

3.1 Đời sống sản xuất

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên cuộc sống của người dân gắn bó chủ yếu với sông nước Người dân sống chủ yếu bằng việc nhập hàng hóa và trao đổi chúng qua lại thông qua cơ sở niềm tin của cộng đồng và hình thành nên mạng lưới xã hội ( theo nghiên cứu của Lâm Nhân 2014) Chẳng hạn với người Khmer nấu đường thốt nốt, dệt thổ cẩm, làm gốm thủ công,…; người Chăm sinh sống bằng nghề chính là nông nghiệp, dệt thêu đan xuất khẩu và buôn bán; người Hoa thì kinh doanh tạp hóa,

ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh đông y dược với việc đề cao việc giữ chữ

“Tín”

Trang 7

Phương tiện đi lại chủ yếu là ghe, xuồng Đây là phương tiện thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa

3.2 Cư trú ( tập quán đi lại)

Làng Tây Nam Bộ gồm nhiều làng của nhiều tộc người khác nhau, có những nét khu biệt với tuổi làng ngắn bởi nguồn gốc là làng khai phá Dân cư từ nhiều nơi tụ họp lại, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau chủ yếu là do quan hệ láng giềng Về hình thức tổ chức, để tiện cho việc đi lại, làng, ấp ở Nam Bộ thường hình thành dọc theo kinh rạch hoặc trục lộ, không có luỹ tre làng đóng kín Do đó, tính cố kết cộng đồng của làng, ấp Nam Bộ lỏng lẻo hơn làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ Chẳng hạn như người Chăm thường sinh sống và tập trung trong puk hoặc palei Cam ( làng Chăm)- mỗi palei có thể nhiều puk, mỗi palei sẽ có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình,…

Về cấu trúc nhà ở, truyền thống và phổ biến nhất với kiểu nhà lá- với mái nhà được lợp từ lá dừa miền Tây, phù hợp với điều kiện tự nhiên là đất sinh bùn, đất không đóng gạch và làm ngói được; hay kiểu nhà không cửa - ngôi nhà đều được làm sàn, cao cách mặt đất 1 - 1.5m để tránh những ngày nước biển dâng cao vào tháng 9 - tháng

11 Không chỉ thế, Tây Nam Bộ còn có mô hình nhà bè- điển hình của vùng sông nước Kiểu nhà bè di động này, những nhà bè kiên cố, vững chắc được làm từ những loại

gỗ tốt nhất, phía trên là nơi để ở, sinh hoạt của gia đình, phía dưới quây lưới lại làm chuồng, bè nuôi cá hoặc thiết kế làm quán tạp hóa, bán hoa quả, quán nhậu,… Hay nhà sàn chống lũ được dựng bằng những cọc gỗ, cọc bê tông, cao hơn mặt đường, đa phần có ngõ lên xuống cũng đổ bê tông chắc chắn nối ra tận đường với những nét độc đáo như cửa chính ra vào thường thấp hơn đầu người nằm mục đích người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào ngôi nhà và chào chủ nhà Kiến trúc ngôi nhà từ lan can đến hết các khung cửa được chạm khắc công phu, có chim muông, hoa lá với đường nét, góc cạnh khá cầu

kỳ, tinh xảo lồng vào nhau rất đẹp Chỉ cần nhìn vào cột chống nhà sàn và nét trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ; kiểu nhà có thờ

bàn ông Thiên trước cửa; nhà cổ của giới điền chủ xưa;…

3.3 Ăn (văn hóa ẩm thực)

4

Trang 8

Cơ cấu bữa ăn dựa vào nguồn tài nguyên thủy sản phong phú hơn mọi vùng trên đất nước nên nguồn đạm thủy sản trong bữa ăn được chú trọng hơn, thiên hướng trong cơ cấu bữa ăn nghiêng về chọn món ăn có tác dụng giải nhiệt Chính vì thế mà dừa là loại trái cây được ưa chuộng vì có tính mát và trà cũng được dùng để giải khát thay vì thưởng thức như ở Bắc Bộ Bên cạnh đó, có những món ăn truyền thống: với người Chăm thì cơm nị- cà- púa là hai món ăn truyền thống nổi tiếng, hay món tung-lò- mò ( lạp xưởng bò); gỏi sầu đâu khô cá lóc có nguồn gốc từ Campuchia được người Khmer nhập vào Việt Nam, hay thức ăn chính của người Khmer thường là cơm

tẻ hoặc là cơm nếp, mắm là loại thức ăn được ưa chuộng và gia vị được sử dụng nhiều

là vị chua từ quả me và vị cay từ hạt tiêu, tỏi, sả, ớt, cà ri…Nhiều món ăn của người Việt hiện tại có được thông qua việc tiếp thu của người Khmer món canh chua, món bún Bạc Liêu,…Ngoài món ăn truyền thống, vùng Tây Nam Bộ còn có những đặc sản khó quên như bánh xèo, bánh pía ( nổi tiếng với bánh pía Sóc Trăng), lẩu mắm, bún riêu cua, bánh canh tôm nước cốt dừa, canh chua cá lóc, cá lóc nướng trui,…

3.4 Mặc (trang phục)

Đến với Tây Nam Bộ, ta không còn lạ lẫm với chiếc áo bà ba, khăn rằn quấn cổ của người nơi đây không chỉ tạo nên vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc mà còn tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ Bên cạnh đó còn có những trang phục truyền thống của các dân tộc: trang phục phụ nữ Chăm truyền thống- áo dài Chăm ( bao gồm áo dài, váy, talei kabak- dây thắt lưng chéo, talei ka-in –dây thắt lưng ngang, khăn đội đầu, khuyên tai, trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng), hay áo tầm vông ( áp cố vòng) kết hợp với

xà rông và “sbay” của người Khmer,…

4 Văn hóa tinh thần

4.1 Phong tục tập quán

Đối với người miền Tây Nam Bộ, Tết trước hết là cho Tổ tiên, ông bà, cho những người đã khuất, rồi mới đến niềm vui cho những người đang sống Chính vì thế, trước Tết, nhiều gia đình đi tảo mộ, dọn dẹp trang trí lại phần mộ của người đã khuất

để đón Tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng con cháu Vào ngày Tết Nguyên đán trong nhà của người Tây Nam Bộ luôn đầy đủ lương thực, thực phẩm vì đây là thời điểm gần với mùa thu hoạch, đó còn mang một ý nghĩa về một năm sung túc và ấm no Không chỉ

Trang 9

thế, mâm ngũ quả và mâm cơm năm mới còn thể hiện gia chủ vừa xong vụ mùa gì; hay quan niệm “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên trong ba ngày Tết cũng có tục kiêng kị nhiều thứ với hy vọng cầu mong khởi đầu của năm mới được suôn sẻ,…Hay trong lễ cưới hỏi xưa của người Chăm, nam nữ Chăm không được quyết định trong việc cưới hỏi Đến tuổi lập gia đình, cha mẹ nhà trai sẽ tìm hiểu và nhờ ông cả của làng ngỏ lời với nhà gái Khi được chấp thuận, người làm mối sẽ trao đổi trước sau đó nhà trai sẽ làm lễ “dứt lời”, tức là khẳng định mọi việc đã được thống nhất Cũng giống như trong lễ cưới hỏi hôn nhân của người Khmer thường do cha mẹ sắp xếp nhưng có sự thỏa thuận của con cái, cưới xin sẽ tải qua 3 bước là làm mối, dạm hỏi, lễ cưới được tổ chức ở bên nhà gái

4.2 Nghệ thuật

Nhắc đến nghệ thuật Tây Nam Bộ ta không khỏi nhắc đến nghệ thuật “Đờn ca tài tử” “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng có gốc từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, là loại hình nghệ thuật của đàn

và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động, cùng với các loại nhạc cụ như đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và guitar, đã được “cải tiến” – violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn đã tạo nên một văn hóa phi vật thể của nhân loại Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục

4.3 Tín ngưỡng, tôn giáo

Có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng đan xen tồn tại Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài

du nhập vào như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,…Như nơi đây có những địa điểm gắn liền với tôn giáo như Phật giáo có Gò Phật ( Kiên Giang), Công giáo có Vàm kênh Ông Cha ( Bến Tre),…Ngoài ra còn có các tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao đài, Hòa hảo,…Đặc biệt, ở đây còn xuất hiện thêm những phong trào tôn giáo cứu thế, những nhà tiên tri, những ông đạo, như: đạo Dừa, đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo Câm, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,… và cả những người không theo tôn

6

Trang 10

giáo nào Do vậy, Tây Nam Bộ là vùng đa tộc người, đa tôn giáo nhưng lại kết cấu trên cơ sở tinh thần bao dung, hoà hợp, đồng nguyên

4.4 Lễ hội truyền thống

Lễ Tống Ôn là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Tây Nam Bộ với mục đích làm lễ Tống Ôn có nghĩa tống tiễn, xua đi những tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người Bên cạnh đó, lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, sau khi đôi bò nào được giành giải cao nhất trong năm thì chúng được coi như một tài sản quý báu của gia đình và cả làng phum sóc vì chúng sẽ đem lại may mắn trong việc gieo trồng và đem lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà

no ấm Ngoài ra, lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội có truyền thống lâu đời của cư dân vùng biển - đây là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi - vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi Lễ hội Bà Chúa Xứ còn gọi là Vía Bà ( Châu Đốc, An Giang) nhằm để cúng bái với ý nguyện cầu cho một năm ấm no, mọi tai ương đều qua hết Hay thay vì Tết Nguyên đán của người Kinh thì ở người Khmer có Lễ Chol Chnam Thmay được gọi là

lễ chịu tuổi là lễ tết lớn nhất của người Khmer diễn ra 3 ngày liên tiếp tính theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người Khmer,…

5 Tiềm lực kinh tế

Với điều kiện tự nhiên là vùng trũng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với

sự màu mỡ của đất phù sa mới tạo nên thuận lợi phát triển kinh tế biển Nguồn gốc nơi đây là cái nôi của nền văn hóa Óc Eo cổ đại, với nhiều di tích lịch sử quý giá được lưu trữ Không chỉ được biết đến là “vựa lúa” lớn nhất của cả nước mà nơi đây còn được xem là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch

Thứ nhất, đây là vùng có khí hậu mát mẻ tạo nên cảm giác thoải mái cho du khách Thứ hai, vì có nguồn gốc thiên di từ xưa nên đã hình thành nên sự cởi mở và thân thiện, dễ gần của người dân Tây Nam Bộ- nét đẹp gần gũi bình dị

Thứ ba, đây là vùng có nhiều hệ sinh thái như rừng ngập nước ngọt (vườn quốc gia Tràm Chim, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven

Ngày đăng: 06/09/2021, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w