1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cơ sở van hóa việt nam ảnh hưởng của tôn giáo ấn độ đến việt nam

20 1,5K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 487 KB

Nội dung

A. Phần Mở Đầu 1, Tính cấp thiết của đề tài: Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ là đất nước có một nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ bậc nhất thế giới. Ấn Độ là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút hàng trăm nhà khảo cổ học khắp thế giới. Ấn Độ là một đất nước sở hữu nền tôn giáo lớn và đặc sắc của toàn nhân loại. Nói đến Ấn Độ là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia của tôn giáo và tín ngưỡng. Đi dọc khắp Đất nước này, ta có thể nhìn thấy những công trình kiến trúc ngệ thuật mang đậm tính tôn giáo như Thánh đường hồi giáo hay Tháp Chăm… Nó có sức ảnh hưởng không những trong khu vực, mà còn tới cả nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đông Nam Á với vị trí địa lí cũng như lịch sử hình thành , đã trở thành một khu vực tiếp thu khá nhiều nét đặc sắc từ tôn giáo Ấn Độ. Mà Việt Nam chính là một quốc gia điển hình. Tôn giáo Ấn Độ, theo dòng chảy lịch sử đã du nhập vào Việt Nam, mang lại nhiều giá trị phong phú và đặc sắc cho dân tộc Việt. Những ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo Ấn Độ từ xa xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, tác động không nhỏ tới đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt. Việc nhận thức những giá trị ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ tới đời sống, xã hội con người Việt là vấn đề quan trọng, vì vậy, tôi đã chọn “Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đến Việt Nam” là đề tài tiểu luận của mình. 2, Mục đích nghiên cứu: Khi tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ, ta biết rằng đây là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo Jaina, và đạo Sikh. Những tôn giáo này tuy được sinh ra tại Phương Đông, nhưng sau đó đã vượt ra khỏi biên cương Ấn Độ và du nhập sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, tôn giáo Ấn Độ cũng được chia theo 2 dòng như sau: Dòng tôn giáo bản địa Dòng tôn giáo ngoại lai Tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam đã góp phần lớn vào việc hình thành nền tảng của tôn giáo Việt. Nếu như không tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ thì chưa chắc ta có thể hiểu về bắt nguồn của tôn giáo nước ta. Sự liên kết giữa tôn giáo Ấn – Việt cùng với những ảnh hưởng của nó chính là nguồn tri thức mà mỗi cá nhân cần nắm được khi tìm hiểu về tôn giáo. Trong số những tôn giáo của Ấn Độ thì Phật giáo chính là tôn giáo nổi bật, ảnh hưởng lớn nhất đối với nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp một số hiểu biết, thông tin về sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới xã hội, đời sống, văn hóa của người Việt. Từ đó ta có thể rút ra những kinh nghiệm, biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp, cũng như phương hướng để khắc phục thiếu sót trong sự tiếp thu, giao thoa tôn giáo này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống các vấn đề lí luận liên quan đến sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới Việt Nam, cụ thể ở đây là Phật Giaso, và một số tôn giáo khác. Mô tả, phân tích thực trạng của sự ảnh hưởng đó. Một số đề xuất, biện pháp.

Trang 1

A.Phần Mở Đầu

1, Tính cấp thiết của đề tài:

Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ là đất nước có một nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ bậc nhất thế giới Ấn Độ là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút hàng trăm nhà khảo cổ học khắp thế giới

Ấn Độ là một đất nước sở hữu nền tôn giáo lớn và đặc sắc của toàn nhân loại Nói đến Ấn Độ là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia của tôn giáo và tín ngưỡng Đi dọc khắp Đất nước này, ta có thể nhìn thấy những công trình kiến trúc ngệ thuật mang đậm tính tôn giáo như Thánh đường hồi giáo hay Tháp Chăm…

Nó có sức ảnh hưởng không những trong khu vực, mà còn tới cả nhiều quốc gia khác trên thế giới Đông Nam Á với vị trí địa lí cũng như lịch sử hình thành , đã trở thành một khu vực tiếp thu khá nhiều nét đặc sắc từ tôn giáo Ấn Độ Mà Việt Nam chính là một quốc gia điển hình Tôn giáo Ấn Độ, theo dòng chảy lịch sử đã du nhập vào Việt Nam, mang lại nhiều giá trị phong phú và đặc sắc cho dân tộc Việt Những ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo Ấn

Độ từ xa xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, tác động không nhỏ tới đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt

Việc nhận thức những giá trị ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ tới đời sống,

xã hội con người Việt là vấn đề quan trọng, vì vậy, tôi đã chọn “Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đến Việt Nam” là đề tài tiểu luận của mình

2, Mục đích nghiên cứu:

Khi tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ, ta biết rằng đây là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo Jaina, và đạo Sikh Những tôn giáo này tuy được sinh ra tại Phương Đông, nhưng sau đó đã vượt ra khỏi biên cương Ấn Độ và du nhập sang các nước khác, trong đó có Việt Nam

Ngoài ra, tôn giáo Ấn Độ cũng được chia theo 2 dòng như sau:

- Dòng tôn giáo bản địa

- Dòng tôn giáo ngoại lai

Trang 2

Tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam đã góp phần lớn vào việc hình thành nền tảng của tôn giáo Việt Nếu như không tìm hiểu về tôn giáo Ấn Độ thì chưa chắc ta có thể hiểu về bắt nguồn của tôn giáo nước ta Sự liên kết giữa tôn giáo Ấn – Việt cùng với những ảnh hưởng của nó chính là nguồn tri thức mà mỗi cá nhân cần nắm được khi tìm hiểu về tôn giáo Trong số những tôn giáo của Ấn Độ thì Phật giáo chính là tôn giáo nổi bật, ảnh hưởng lớn nhất đối với nước ta

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp một số hiểu biết, thông tin

về sự ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới xã hội, đời sống, văn hóa của người Việt Từ đó ta có thể rút ra những kinh nghiệm, biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp, cũng như phương hướng để khắc phục thiếu sót trong sự tiếp thu, giao thoa tôn giáo này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống các vấn đề lí luận liên quan đến sự ảnh hưởng của tôn giáo

Ấn Độ tới Việt Nam, cụ thể ở đây là Phật Giaso, và một số tôn giáo khác

- Mô tả, phân tích thực trạng của sự ảnh hưởng đó

- Một số đề xuất, biện pháp

Trang 3

Phần B Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới Việt Nam Chương I: Khái quát chung về tôn giáo:

1 Khái niệm tôn giáo:

Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu

nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con

người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó

Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là

cơ sở của tôn giáo Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác

Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân "Tôn giáo" hay được nhận thức là

"tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó,

họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là

Trang 4

một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo)

2 Lịch sử tôn giáo:

Nếu không kể những chứng tích khảo cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo

về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có

niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo Trong các xã hội săn bắn

và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh

tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó

Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pha-ra-ông Ai Cập

Trước Cách mạng công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa Đây cũng là lúc các tôn giáo có xung đột với nhau: Kito giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn

Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền

bá tôn giáo của mình đến những vùng khác

Từ khi Cách mạng công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần

Trang 5

thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một người khi gặp bệnh tật tìm đến bác sỹ nhiều hơn là tu sỹ Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo mới vẫn tiếp tục phát triển

3 Tôn giáo ở Ấn Độ:

Người ta nói “Địa linhsinh nhân kiệt,” quả không sai Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt: lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la

và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích

Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v…

Như đã nói ở trên thì có 4 tôn giáo được khai sinh ngay trên đất Ấn, mang trong mình những nét đặc trưng phổ biến nhất đối với nền tôn giáo Ấn Độ

Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và Đạo Sikh cùng có một số quan điểm chính về nghi lễ và văn học, nhưng được diễn dịch khác nhau theo từng nhóm và cá nhân Chẳng hạn, lễ quán đảnh thì quan trọng trong 3 truyền thống nổi bật này, ngoại trừ Đạo Sikh (trong Phật Giáo cũng thực hiện với Kim Cang Thừa) Những nghi lễ khác đáng ghi nhớ là lễ hỏa táng, lễ thoa thần son lên đầu bởi những phụ nữ có chồng, và nhiều nghi lễ hôn nhân khác Trong văn học, nhiều chuyện cổ tích và cổ sử được kể theo thể cách mới gồm

có các tác phẩm thuộc Ấn Độ Giáo, Phật Giáo hay Kỳ Na Giáo Tất cả 4 truyền thống đều có các khái niệm về nghiệp, pháp, luân hồi, giải thoát và nhiều thể thức thiền định và Yoga khác nhau Dĩ nhiên, các phạm trù khái niệm này có thể được nhận thức khác nhau theo các tôn giáo khác nhau Thí

dụ, đối với người Ấn Giáo, pháp là bổn phận của ông/bà ấy Đối với người

Kỳ Na Giáo, pháp là điều đúng mà ông/bà ấy thực hiện Đối với Phật tử, pháp

Trang 6

thường được hiểu như là giáo pháp của đức Phật dạy Tương tự như thế, đối với người Ấn Giáo, yoga là sự dừng lại của tất cả tư tưởng/hành động của tâm Đối với người theo Kỳ Na Giáo, yoga là tổng hợp tất cả hoạt động thân thể, lời nói và tinh thần

Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì lịch sử các tôn giáo tại Ấn Độ khởi nguyên với tôn giáo Vệ Đà, sự thực hành tôn giáo của người Ấn gốc Aryan sơ khai, được thâu thập và biên soạn thành bộ Samhita (thường được biết tới như

là Vệ Đà), gồm 4 tập hợp văn bản của các bài thánh ca hay thần chú được soạn theo tiếng Phạn cổ Những văn bản này là những bài tụng chính của Ấn

Độ Giáo Vệ Đà phản ảnh các lễ nghi của Thời Đại Hậu Đồ Đồng tới Thời Đại Tiền Đồ Sắt của người Ấn nói tiếng Indo-Aryan

Các tôn giáo tại Ấn Độ được phân ra làm 2 loại: hữu thần và vô thần Các tôn giáo hữu thần tin vào quyền năng sáng tạo vũ trụ và con người của Thượng Đế mà đại biểu là Ấn Độ Giáo Trong khi đó, các tôn giáo vô thần không tin vào quyền năng sáng thế của Thượng Đế mà chỉ tin vào khả năng tự tạo của con người gồm Phật Giáo và Kỳ Na Giáo

Đếnkỷ thứ 15 sau công nguyên tại khu vực Punjab thuộc miền bắc Ấn Độ xuất hiện Đạo Sikh dựa trên giáo lý của Đạo Sư Nanak và 9 vị đạo sư kế thừa khác Tín đồ Đạo Sikh tin vào Thần Vahiguru

còn lịch sử hình thành và phát triển, tư tưởng chủ đạo, ảnh hưởng của mỗi tôn giáo đối với xã hội Việt Nam thì thế nào? Tuy có tới 4 tôn giáo nhưng Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất từ Phật giáo

Trang 7

Chương II: Ảnh hưởng của Phật giáo tới Việt Nam

1: Khái quát về Phật giáo:

1.1 Nguồn gốc, sự ra đời:

Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà ( hay buddha ) Sau khi ra đời ở

ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 TCN,đạo Phật được lưu hành rộng rãi

ở các quốc gia trong khu vực Á-Phi,gần đây được truyền bá tới các nước

Âu-Mỹ Trong qúa trình truyền bá của mình,Đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng,tập tục dân gian,văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái,có quốc gia

Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa ( Siddhartha ),con trai của Trịnh Vạn Vương ( Suddhodana ) vua nước Trịnh Phạn,một nước nhỏ thuộc

bắc ấn Độ,sinh ra vào khoảng năm 623 TCN Do lòng dạ người không lúc nào

thanh thản, Hoàng tử đã rời cung,trở thành nhà tu hành.Thoạt đầu,Hoàng tử đi lang thang đây đó,sống theo kiểu khổ hạnh,sau đó ngài vào rừng tu

Hình ảnh phác thảo Đức phật ngồi dưới gốc Bồ đề.

Khi Siddhartha 35 tuổi,một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại

vi thành phố Gaia, ngồi thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ đau suốt 49 ngày đêm Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (đấng giác ngộ ).Sau

Trang 8

đó, nghe theo lời khuyên của Thượng đế Brahma, thì Đức Phật rời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườn Lộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổ hạnh của mình Giáo pháp mới lạ của Đạo phật đã gây ấn tượng mạnh đối với năm nhà tu,họ nhanh chóng trở thành những môn đồ đầu tiên của Đức phật.Sau vài ngày số môn đồ của Phật đã tăng lên 60 người.Theo thời gian số môn đồ Đạo phật ngày càng tăng và các

tổ chức tăng gia đã ra đời

1.2 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam:

Ngày nay, căn cứ vào các tài liệu và các lập luận khoa học của nhiều học giả,giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo phật được truyền vào Việt Nam rất sớm,từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ:

1.2.1 Phật giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu:

Con đường Hồ Tiêu tức là đường biển,xuất phát từ các hải cảng vùng Nam ấn qua ngõ Srilanca,Indonexia,Việt Nam Lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á

Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự

có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng

kể từ trước công nguyên 2879-258) Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử Chuyện kể rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài Một hôm

Trang 9

Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Đồng

Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều.Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch

1.2.2 Phật Giáo du nhập qua con đường Đồng Cỏ:

Con đường Đồng Cỏ tức là đường bộ, hay còn gọi là con đường tơ lụa, con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên Rất có thể các tăng sĩ Ấn

Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An"

2 Gía trị và hạn chế của Phật giáo:

2.1 Gía trị:

Ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của triết học một cách biện chứng và duy vật.Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “Đấng tối cao” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả.Các bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ,là muôn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động,nó có mặt trong vận động nhưng nó không dừng lại ở bất cứ

Trang 10

hình thức nào,nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân thủ nghiêm ngặt theo luật nhân quả

Phật giáo góp phần hình thành nên những di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp nơi trên đất nước ta Nếu không có Phật giáo sẽ không có chùa Hương rộn ràng,nhộn nhịp trong ngày trẩy hội đầu xuân, không có chùa Tây Phương vời vợi, không có chùa Yên Tử mây mù, chùa Keo bề thế, chùa Thiên

Mụ soi mình trên dòng sông Hương Và cũng không có những câu chuyện dân gian đầy tính nhân bản như Tấm Cám

Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương thơ mộng

2.2 Hạn chế:

Ngoài những giá trị nêu trên,Phật giáo cũng có những hạn chế như:

Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người,chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây,không thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội,do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người,không thấy cần thiết phải chống áp bức,bóc lột.Vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho đấu tranh giai cấp,chống áp bức

Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị vì thế mỗi khi nhà sư bước sang lĩnh vực chính tri-xã hội phải sử dụng các tư tưởng Nho hay Lão Trang

Hạn chế lớn nhất của Phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí.Quan điểm này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo,hướng vào

Ngày đăng: 17/08/2016, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w