1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam biến đổi văn hóa việt nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa pháp giai đoạn 1858 1945

19 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 51,44 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra những định hướng xây dựng nền hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để có thể hiện thực hóa điều đó đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có vốn hiểu biết sâu sắc về bản sắc văn hóa Việt và các diễn trình văn hóa Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Văn hóa Việt Nam đã có sự giao lưu tiếp biến với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới và trong khu vực: từ văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ… đến văn hóa Pháp. Cuộc giao lưu tiếp biến với văn hóa Pháp chỉ vỏn vẹn chưa đầy một trăm năm nhưng tác động của nó lại vô cùng sâu sắc, toàn diện đến văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, cùng với niềm yêu thích đặc biệt với văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Pháp, em lựa chọn đề tài “Biến đổi văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Pháp giai đoạn 1858 1945” cho bài tiêu luận kết thúc môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Trang 1

TIỂU LUẬN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG

I Một số khái niệm và bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc giao

lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam với văn hóa Pháp

1 Khái niệm

2 Bối cảnh lịch sử

I Đặc trưng văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp, chính

sách văn hóa của thực dân Pháp tại Việt Nam Tính

chất cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam với văn

hóa Pháp

II Biến đổi văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với

văn hóa Pháp giai đoạn 1858 – 1945

1 Văn hóa tư duy – nhận thức

1.1 Văn tự - ngôn ngữ

2 Văn hóa vật chất

2.1 Văn hóa giao thông, văn hóa đô thị 2.2 Văn hóa kiến trúc

2.3 Văn hóa trang phục 2.4 Văn hóa ẩm thực

3 Văn hóa nghệ thuật

3.4 Sân khấu – điện ảnh

2

3

6

9

13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra những định hướng xây dựng nền hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Để có thể hiện thực hóa điều đó đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có vốn hiểu biết sâu sắc về bản sắc văn hóa Việt và các diễn trình văn hóa Việt Nam từ khi thành lập đến nay

Văn hóa Việt Nam đã có sự giao lưu tiếp biến với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới và trong khu vực: từ văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ… đến văn hóa Pháp Cuộc giao lưu tiếp biến với văn hóa Pháp chỉ vỏn vẹn chưa đầy một trăm năm nhưng tác động của nó lại vô cùng sâu sắc, toàn diện đến văn hóa Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, cùng với niềm yêu thích đặc biệt với văn

hóa Việt Nam cũng như văn hóa Pháp, em lựa chọn đề tài “Biến đổi văn hóa

Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Pháp giai đoạn 1858 -1945”

cho bài tiêu luận kết thúc môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam

Trang 4

NỘI DUNG

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN CUỘC GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA PHÁP.

1.1 Khái niệm

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên, môi trường và xã hội

Giao lưu tiếp biến văn hóa chính là sự gặp gỡ, thâm nhập, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa để các nền văn hóa bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ của văn hóa Quá trình đó thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại của các nền văn háo Nó đòi hỏi mỗi nền văn hóa phải biết dựa trên cái nội sinh để tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hóa nó để làm giàu nền văn hóa dân tộc

Cũng như nhiều nên văn hóa khác trên thế giới, văn hóa Việt Nam có sự giao thoa, với nhiều nền văn hóa, bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau Từ các nền văn hóa phương Đông: Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ cho đến văn hóa phướng Tây, người Việt đã tiếp thu linh hoạt những tinh hoa văn hóa đó, biến đổi những giá trị đó để làm giàu có, đặc sắc nền văn hóa truyền thống của mình

1.2 Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Pháp

Để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên nhiều quốc gia châu Âu đã tiến hành xâm lược các quốc gia ở châu Á, Phi và Mỹ La – tinh trong đó có Việt Nam Tháng 8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam Tuy nhiên, do gặp

sự chống trả quyết liệt của nhân dân và quân đội nhà Nguyễn nên chúng phải chuyển hướng tấn công xuống Nam Bộ Đến năm 1882, thực dân Pháp đem quân tiến đánh Bắc Kì lần hai, thành Hà Nội thất thủ Năm 1883, Pháp đánh chiếm Thuận An, đe dọa kinh đô Huế Mặc dù quân dân ta đồng lòng, quyết tâm

Trang 5

đánh đuổi thực dân Pháp nhưng triều đình Huế bạc nhược lại liên tục nhượng

bộ, ký với Pháp các hiệp ước đầu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hac - măng (1883), Hiệp ước Pa – tơ -nốt (1884) với các điều khoản từ dâng đất đến thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam Việt Nam từ một quốc gia độc lập theo chế độ phong kiến phải chịu ách đô hộ của thực dân, trở thành quốc gia thực dân nửa phong kiến

Từ đây, thực dân Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo xã hội và đời sống nhân dân ta

II ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VĂN HÓA PHÁP, CHÍNH SÁCH THỰC DÂN PHÁP VỀ VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM TÍNH CHẤT CUỘC GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA PHÁP

Văn hóa Việt Nam mang những nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước

Đó là tính cộng đồng, sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên tinh thần đoàn kết, cao hơn cả là ý thức độc lập dân tộc, lòng nồng nàn yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu bao đời này của dân tộc Việt Người Việt ưa lối ống trọng tĩnh, quân bình, hướng tới sự hài hòa, ổn định Đồng thời, người Việt cũng trọng tình, coi trọng tình cảm hơn lí trí, đề cao tinh thần hơn vật chất, ưa sự tế nhị, kín đáo hơn sự rành mạch, thô bạo Sự linh hoạt, năng động, khả năng ứng biến cao cũng là một đặc điểm nổi bật của người Việt Trong tư duy, người Việt

tư duy theo lối tổng hợp Lối tư duy tổng hợp kết hợp với sự linh hoạt đã tạo nên tinh thần dung hợp rộng rãi và tính tích hợp đỉnh cao

Văn hóa Pháp mang đặc trưng của nền văn minh phương Tây Nó thừa hưởng nhiều tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, phát triển rực

rỡ nhất vào đầu thế kỉ XIX Văn hóa Pháp là một văn hóa lớn, được coi như một trung tâm văn hóa – nghệ thuật ở châu Âu với sức các giá trị độc đáo và sức ảnh hưởng mạnh mẽ

Khi đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã thi hành chiều chính sách cai trị trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa … Về văn hóa, một mặt thực dân Pháp ra sức đầu độc về văn hóa, tuyên truyền cho văn minh “Đại Pháp”, tuyên truyền cho

Trang 6

công cuộc “Khai hóa văn minh” của người Pháp ở Đông Dương, gây ảnh hưởng tinh thần để nắm lấy trí thức, thanh niên phục vụ nên thống trị thuộc địa lâu dài Đồng thời chúng chủ trương duy trì những mặt lạc hậu, bảo thủ để kìm hãm sự phát triển của văn hóa Việt Nam, “ngu dân” để dễ bề cai trị Chúng gieo rắc tư tưởng tự ti dân tộc để nô dịch tinh thần, khiến nhân dân ta mất niềm tin vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của thực dân Chúng cũng ngăn chặn mọi yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây có thể ảnh hưởng tích cực đến tinh thần, tư tưởng người Việt Nam Chính nguyễn Ái Quốc trong Đại hội Tua năm 1920 đã khẳng định điều này: “những vấn đề nào liên quan đến chính trị xã hội có thể làm người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo, xuyên tạc Có học lịch sử nước Pháp đi nữa thì người

ta cũng không hề đả động đến chương nói về cách mạng Người ta cấm học sinh đọc các tác phẩm của Huygô, Rút xô, Môngtetxkiơ”

Không phải đến khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên nước ta, văn hóa Việt Nam mới có sự giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây Theo các tài liệu nghiên cứu văn hóa khảo cổ, quá trình ấy đã diễn ra từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ XVI Tuy nhiên chỉ đến khi Việt Nam chịu sự đô hộ của Pháp thì cuộc giao lưu đó mới đậm nét, toàn diện mở rộng và tập trung chủ yếu vào mối quan hệ Việt – Pháp

Đây là cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa màn tính chất cưỡng bức, áp đặt của một quốc gia đi xâm lược với một quốc gia bị xâm lược, giữa một nước tư bản với một nước phong kiến, giữa một nên văn mình công nghiệp với một nền văn minh nông nghiệp, giữa một nước theo Thiên chúa giáo và một quốc gia theo Phật giáo Bên cạnh đó, trong giai đoạn này ở Việt Nam cũng hình thành sự giao thoa văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Tuy nhiên sự giao thoa văn hóa tự nguyện này nằm ngoài quỹ đạo chính sách văn hóa thực dân và bị thực dân Pháp bóp chết một cách tàn bạo và thẳng thừng

Đối với sự giao lưu – tiếp biến văn hóa cưỡng bức, xuất hiện những thái độ khác nhau của chủ thể văn hóa Việt Nam Một bên bài trừ, chống đối quyết liệt

Trang 7

trước sự du nhập, hiện diện của văn hóa Pháp Tiêu biểu là lớp sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX: Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực Một số bị đồng hóa một cách tiêu cực khi chấp nhận đầu hàng về mặt chính trị, tiếp nhận văn hóa Pháp, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ… để phục vụ cho Pháp Số còn lại do tiếp cận được tới những giá trị tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa phương Tây (trong đó có cả những tư tưởng, giá trị bị chính quyền thuộc địa ngăn cấm), từng bước chủ động tiếp nhận những yếu tố hiện đại, tiến bộ đó, tiêu biểu là các sĩ phu tiến bộ và lớp trí thức tiểu tư sản đầu thế kỉ XX Trải qua quá trình cạnh tranh lặng lẽ, chuyến hóa dần dần, thái độ cưỡng chống giao thoa lụi tàn dần, xu hướng tiếp nhận chiếm được ưu thế trong đời sống văn hóa Việt Nam Họ đưa vào văn hóa truyền thống Việt Nam một số yếu tố mới tiến bộ của thời đại, kết hợp văn hóa cũ và mới để xây dựng văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử mới Không chỉ tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc, người Việt đồng thời cũng sử dụng chúng trong công cuộc chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc

III.BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIAO LƯU TIẾP BIẾN VỚI VĂN HÓA PHÁP GIAI ĐOẠN 1858 – 1945

Từ khi thực dân Pháp xâm lược năm 1858 đến khi đất nước ta giành độc lập năm 1945, chưa đến 100 năm nhưng nền văn hóa Việt Nam đã có những biến đổi mạnh mẽ mang tính chất bước ngoặt và xuất hiện yếu tố mới trong cấu trúc,

đó là hiện đại hóa

1 Văn hóa tư duy – nhận thức

1.1 Văn tự - Ngôn ngữ

Việt Nam dưới thời Pháp thuộc có sự tồn tại của ba ngôn ngữ chính: tiếng Việt, tiếng Pháp, văn ngôn Hán; bốn văn tự là Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán Dưới tác động của các chính sách thực dân, vị thế của chúng có sợ chuyển đổi

vô cùng rõ nét cùng với sự biến thiên của văn hóa Việt Nam

Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi các giáo sĩ phương Tây trong quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào nước ta đầu thế kỉ XVII Họ sử dụng các ký tự

Trang 8

Latinh để ghi âm lại tiếng Việt Từ manh nha đến khi được sử dụng phổ biến, chữ quốc ngữ đã trải qua một quá trình dài hoàn thiện từ phiên âm đến cấu tạo câu Chữ Quốc là thành quả của các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Ý, Pháp … và cả người Việt

Trước khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta, chữ Nho và chữ Nôm

là hai loại văn tự chính thức của các triều đại phong kiến Việt Nam Chữ Quốc ngữ chỉ dùng trong nội bộ đạo Thiên chúa, để in các sách đạo Sau này, từ khi chiếm được Nam Kì, chúng sử dụng chữ Quốc ngữ như một công cụ để phục vụ cho quá trình cai trị nhân dân ta Tháng 2/1869, Phó đô đốc Marie Gastave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kì Đến năm 1878, Thống đốc Nam Kì Lafont ký Nghị định 82 yêu cầu “Kể từ tháng Giêng năm 1882, tất cả các văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định lịnh, án tòa, chỉ thị… sẽ viết, ký tên, công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ tư bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, tổng và huyện.” Đến năm

1879, chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào giáo dục, bắt đầu từ các thôn xã

ở Nam Kì Nhà chức trách giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ Sáng thế kỉ XX, chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha học chính giảng dạy ở Bắc Kì từ năm 1910 Rất nhiều chính sách đã được thực dân Pháp ban hành để thúc đẩy truyền bá chữ Quốc ngữ tại nước ta Năm 1918, chế độ khoa

cử chính thức bị bãi bỏ kéo theo đó là sự lụi tàn, địa vị mờ nhạt dần của chữ Nho và chữ Nôm Chữ Quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam từ thế kỉ XIX

Hiểu được giá trị của chữ Quốc ngữ trong nâng cao trình độ kiến thức đại chúng, canh tân xã hội, khai hóa quốc dân, thức tỉnh tinh thần yêu nước và huy động động lực phản kháng của người Việt trước quyền lực của thực dân Pháp, rất nhiều sĩ phu yêu nước tiến bộ (tiêu biểu là nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục) ra

Trang 9

sức truyền bá, thúc đẩy sử dụng chữ Quốc ngữ với hàm ý vận động chính trị và vận mệnh dân tộc

Mục đích duy nhất và tối thượng của các chính sách nô dịch văn hóa cùa thực dân Pháp là để nhân dân Việt Nam sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp; chấp nhận văn hóa Pháp và sự cai trị của chính quyền thực dân Chính vì vậy, chính quyền thực dân tăng cường giáo dục Pháp ngữ tại các trường học để tiếng Pháp chiếm vị thế độc tôn Tiếng Việt chỉ được dùng vào công việc giáo dục chủ yếu

ở lớp đồng ấu (lớp Một ngày nay), còn từ lớp dự bị đến lớp sơ đẳng (tương đương với lớp Hai và lớp Ba ngày nay), học sinh phải theo chế độ song ngữ Việt–Pháp; từ năm thứ tư đến hết năm thứ sáu tiểu học, tiếng Pháp đã chiếm địa

vị áp đảo; từ cấp trung học trở lên, tiếng Pháp chiếm địa vị độc tôn

Sự tiếp xúc với văn hóa Pháp và phương Tây đã tạo nên những biến động trong tiếng Việt Rất nhiều từ ngữ vay mượn, phiên âm đã được bổ sung vào kho từ ngữ tiếng Việt của nhân dân ta để diễn tả những khái niệm mới của thời đại: kem (crème), ga (gaz), xà phòng (savon), búp bê (poupée) Một số hiện tượng ngữ pháp đặc thù của ngôn ngữ phương Tây cũng được du nhập vào tiếng Việt

Như vậy, một sự biến đổi lớn về mặt ngôn ngữ - văn tự đã xảy ra trong giai đoạn 1858 – 1945 Văn ngôn Hán cùng với chữ Nho, chữ Nôm đã mất dần địa

vị trong đời sống văn hóa – xã hội Thay vào đó là chữ Quốc ngữ, chữ Pháp; địa

vị của tiếng Việt ngày càng được đề cao, tiếng Pháp chiếm vị thế hàng đầu

Giai đoạn 1858 – 1945, lịch sử Việt Nam đã ghi nhân những biến đổi lớn trong hệ tư tưởng người Việt Trong chưa đầy một trăm năm đó, nhiều hệ tư tưởng đã xuất hiện, tác động lẫn nhau, các hệ tư tưởng cũ cũng thay đổi giá trị trong một thời đại mới đầy biến động Tất cả đã tạo nên một môi trường tư tưởng hệ đầy phức tạp

Hệ tư tưởng Nho giáo thâm nhập và đã ăn sâu bén rễ vào trong xã hội Việt Nam Các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo để quản lí, tổ chức

Trang 10

bộ máy, tuyển chọn nhân tài và tu dưỡng đạo đức cá nhân Nho giáo khi du nhập vào nước ta đã có những biến đổi để phù hợp truyền thống văn hóa dân tộc Nó đặc trưng với tư tưởng “trung quân ái quốc”, “trọng nam khinh nữ” …

và rất nhiều giáo lí, giáo điều

Mặc dù đã từng ở vị trí thống lĩnh hệ tư tưởng người Việt nhưng Nho giáo đã trở nên lỗi thời, không còn giá trị khi đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới

Sự thất bại của phong trào Cần Vương (phò vua cứu nước) đã giúp các Nho sĩ hiểu rằng con đường cứu nước theo khuynh hướng hệ tư tưởng Nho giáo là không phù hợp, “trung quân” chưa chắc đã là “ái quốc” Các phép tắc, lễ nghi, giáo lí giáo điều Nho giáo vốn khắt khe, ràng buộc con người nay trong quá trình văn hóa Pháp – Việt đã không còn nguyên sức ảnh hưởng

Sự thay đổi trong hệ thống giáo dục cùng với sách vở phương Tây đã đem đến cho người Việt sự tiếp xúc với tư tưởng mới, tiến bộ trên thế giới

Giai đoạn đầu thế kỉ XX, bằng nhiều con đường khác nhau, tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam đã tiếp xúc được với tư tưởng dân chủ tư sản Tân thư và tân văn Trung Quốc của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi; các thuyết nhân đạo, dân quyền của Rut – xô, Mông – tet -xki- ơ… đã hướng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam con đường giành độc lập, canh tân đổi mới đất nước theo hướng dân chủ tư sản

1.3 Tư duy

Mặc dù là khuynh hướng tiến bộ nhưng hệ tư tưởng dân chủ tư sản cũng không thể giúp đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc được với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tìm ra con đường cứu nước theo hướng vô sản và truyền bá tư tưởng Mác – Lê nin vào Việt Nam, tập hợp và lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập dưới ngọn cờ giai cấp vô sản, đất nước ta mới giành được độc lập

Lối tư duy của người Việt truyền thống vốn là tư duy tổng hợp Sau này, khi giao lưu với văn hóa Pháp đã hình thành lối tư duy phân tích Tư duy phân tích

đã được rèn luyện thông qua hoạt động báo chí, giáo dục và hoạt động nghiên

Ngày đăng: 21/02/2023, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w