1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách phát triển cán bộ cấp xã Đắk Nông

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định hướng chính sách tạo nguồn cán bộ cấp xã ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 63,07 KB

Nội dung

NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG. 2. NHẬN DIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG

Trang 1

BÁO CÁO:

ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TẠO NGUỒN CÁN BỘ CẤP XÃ Ở

TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI

1 VAI TRÒ CÁN BỘ CẤP XÃ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Theo Luật Cán bộ, công chức (2008), cán bộ cấp xã là người được bầu cửgiữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủyban nhân dân (UBND), Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chứcchính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữmột chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

Như vậy, để có cán bộ, công chức (CB, CC) giữ các chức danh trong hệthống chính trị (HTCT) ở xã, việc bầu cử, tuyển dụng là khâu chốt cuối cùng.Nhưng đội ngũ đó có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng

và có sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ hay không lại phụ thuộcvào yếu tố có tính quyết định: chất lượng nguồn do công tác tạo nguồn trước đómang lại Phát hiện, thu hút, quy hoạch tạo nguồn tốt, số lượng nguồn phongphú, đa dạng giúp cấp ủy chủ động chọn nguồn đủ số dư cho nhân sự bầu cử,tuyển chọn thuận lợi, tránh được tình trạng hẫng hụt cán bộ, nhất là khi chuyểngiai đoạn cách mạng Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nguồn tốt, đội ngũ nguồnsớm đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất thì công tác quy hoạch, bố trí, sửdụng CB, CC sẽ chủ động

Đắk Nông là của ngõ phía Nam của Tây Nguyên, có 130km đường biêngiáp nước bạn Campuchia nên tỉnh vừa có cơ hội phát triển, giao lưu kinh

tế, văn hóa nhưng cũng có những thách thức về an ninh kinh tế, chính trị, xãhội Nơi cư trú của hơn 40 dân tộc, dân số của tỉnh khoảng 666.713 người; trong

đó, đồng bào các dân tộc thiểu số là 214.453 người chiếm 32,17% so với tổng

Trang 2

dân số toàn tỉnh Dân tộc thiểu số tại chỗ (M’Nông, Mạ, Ê Đê) có 15.262 hộ, với68.819 người, chiếm 10,32% so với dân số toàn tỉnh và 32,09% so với tổng sốDTTS của tỉnh)1.

Chính vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS đangđóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH),giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là các xã có đông đồng bào DTTSsinh sống Đó là kết quả của quá trình tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ cơ

sở có kế hoạch của các cấp ủy đảng ở Đắk Nông, đặc biệt là từ khi có Chiến lượccán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng

Tuy nhiên, trước yêu cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mớitheo hướng CNH, HĐH, xét một cách toàn diện, đội ngũ CB, CC xã là ngườiDTTS ở Đắk Nông nói chung hiện vẫn còn không ít hạn chế Số lượng, cơcấu thành phần, năng lực, trình độ, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cảđội ngũ chưa đồng bộ Khá phổ biến tình trạng cán bộ có trình độ thấp; nănglực bao quát, quyết đoán trong chỉ đạo thực tiễn không cao; có nơi bắt đầuhẫng hụt cán bộ sau khi lớp cán bộ trưởng thành trong kháng chiến nghỉ côngtác Thực tế đó tạo nên trở ngại lớn cho việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụchính trị ở một địa bàn miền núi chiến lược trọng yếu đông đồng bào DTTSsinh sống

Những hạn chế đó có nguyên nhân từ việc tạo nguồn CB, CC xã làngười DTTS ở Đắk Nông vừa qua còn nhiều bất cập Công tác tuyên truyền,vận động, xây dựng các phong trào hành động cách mạng tại các thôn, buônnhằm bồi dưỡng, rèn luyện, phát hiện quần chúng ưu tú là người DTTS hiệuquả còn thấp Công tác giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chohọc sinh, sinh viên, công chức tập sự, cán bộ giữ vị trí thấp là người DTTS để

1 Báo cáo đánh giá tác động Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông của UBND tỉnh năm 2021

Trang 3

chuẩn bị nguồn cho công chức và cán bộ ở vị trí cao hơn chưa đáp ứng đượcyêu cầu chuẩn hóa nguồn Việc xây dựng chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh đểthu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTS về các xã Công tácphát triển đảng viên mới người DTTS còn hạn chế, trong một thời gian dàicòn có nhiều thôn, buôn chưa có chi bộ đảng độc lập, thậm chí “trắng” đảngviên Khắc phục những hạn chế, yếu kém ấy là nhiệm vụ quan trọng, cấpthiết của các cấp ủy đảng mỗi tỉnh ở Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.

2 THỰC TRẠNG CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP

XÃ VÀ CƠ CẤU, CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP

XÃ CỦA ĐẮK NÔNG

2.1 Thực trạng cán bộ cấp cấp xã ở Đắk Nông

Công tác cán bộ cấp xã đã được các cấp ủy đảng sớm quan tâm Năm 2014

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ra Quyết định số 1277-QĐ/TU, về “Củng cố

và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 - 2021”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết

định số 346/QĐ-UBND, ngày 13/3/2015 về kế hoạch thực hiện Đề án củng cố vànâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh ĐắkNông giai đoạn 2014 - 2021 Việc triển khai thực hiện Quyết định số 1277-QĐ/TUBan Thường vụ Tỉnh ủy đã nâng cao nhận thức cho các tổ chức trong hệ thốngchính trị, cán bộ, đảng viên về vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ So với thời điểm cuối năm 2014, có thể nói chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đã được nâng lên một bước trêntất cả các mặt trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị Đếnnay, 100% công chức cấp xã và 96,83% cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ chủchốt cấp xã đã đạt chuẩn ngạch công chức theo quy định, gần đạt mục tiêu Nghịquyết đề ra (Nghị quyết đề ra xây dựng 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn

Trang 4

ngạch công chức theo quy định), riêng cán bộ chuyên trách giữ chức vụ trưởng các

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU ngày 02/11/2021 về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Trình độ cao đẳng, đại học đối với cán bộ chủ chốt cấp xã năm 2014 có 35%thì đến năm 2021 đã đạt 75%, trình độ cán bộ chuyên trách cấp xã năm 2014 đạt10%, năm 2021 đạt 67% có trình độ cao đẳng, đại học

Trang 5

BIỂU ĐỒ: THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CẤP XÃ TỈNH ĐẮK nÔNG

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU ngày 02/11/2021 về tổng kết 10

năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển

nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Trang 6

Cán bộ xã có trình độ cáo cấp lý luận chính trị năm 2014 dưới 50% ở các

vị trí cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ giữ chức vụ trưởng các đoàn thể Kết quả

đến năm 2021 theo báo cáo tổng kết đề án Củng cố và nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2021 đã đạt trên 84% cán bộ, viên chức cấp xã có trình độ lý luận

Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số

Quy hoạch Ban

Trang 7

Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch đào tạo, luân chuyển cán bộ nhiệm kỳ

2015 - 2020 và chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo, luânchuyển cán bộ quy hoạch thuộc cấp mình quản lý để triển khai thực hiện trongnhiệm kỳ

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số tồn tại trong quá trình thực hiệnquy hoạch, đó là: chất lượng cán bộ đưa vào quy hoạch ở một số địa phương,đơn vị chưa cao; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người đồng bào dân tộcthiểu số đưa vào quy hoạch ở một số nơi chưa đạt yêu cầu Công tác quyhoạch và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chỉ mớidừng lại ở nội dung quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà chưa tiếnhành quy hoạch để định hướng phát triển các nguồn lực khác

Từ kết quả tạo nguồn cán bộ trên, có thể rút ra một số kinh nghiệmtrong công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS như sau:

Một là, nhận thức đúng, đầy đủ về vấn đề tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên để có cơ sở tổ chức tạo nguồn sát hợp với tình hình thực

tế, phát huy được vai trò của các lực lượng tham gia.

Nhận thức đúng bao giờ cũng là yếu tố đầu tiên quy định hành độngđúng đắn của con người Với công tác tạo nguồn, nhận thức đúng, đầy đủ sẽgiúp các cấp uỷ đề ra quan điểm, chủ trương, chính sách tạo nguồn đúng,thuyết phục được các lực lượng cùng tham gia có trách nhiệm và hiệu quả.Kinh nghiệm ở Đăk Nông cho thấy, nhờ có nhận thức đúng, quan điểm tạonguồn CB, CC rõ ràng, sau khi chia tách tỉnh, Đăk Nông một mặt hỗ trợ khókhăn cho CB, CC luân chuyển đến, mặt khác tập trung nghiên cứu, xây dựng

Đề án tạo nguồn cán bộ của tỉnh Đến nay, bên cạnh bộ máy của HTCT cáccấp tương đối ổn định, thì số nguồn trẻ, là người tại chỗ được quy hoạch đangtừng bước được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá Tuy nhiên ở không ít nơi, cáccấp chủ thể chưa hình dung hết yêu cầu của việc tạo nguồn CB, CC xã người

Trang 8

DTTS, nên công tác này còn chuyển biến rất chậm Vì vậy, cần quán triệt sâusắc trong HTCT vai trò của công tác tạo nguồn cán bộ, làm rõ trách nhiệm,phạm vi của các cấp chủ thể đối với công tác này Động viên, khuyến khích,định hướng phát triển cho con em đồng bào DTTS tham gia vào quá trình tạonguồn CB, CC xã Xác định cụ thể yêu cầu của các nội dung tạo nguồn; dựbáo những thuận lợi, khó khăn để chủ động xác định ngay từ ban đầu nhữngyêu cầu về đối tượng, thời gian, kinh phí, công tác quản lý cho tạo nguồn

CB, CC xã người DTTS hiệu quả

Hai là, các cấp uỷ đảng, chính quyền có sự quyết tâm cao độ trong việc xây dựng chủ trương, định hướng chỉ đạo, điều hành, quản lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các lực lượng tiến hành công tác tạo nguồn.

Sự quyết tâm là yếu tố tinh thần quan trọng cho mọi nỗ lực vượt quacản trở, khó khăn để tiến tới Trên thực tế, có nơi điều kiện không thiếu, nhưng

tổ chức không quyết tâm, đội ngũ cán bộ có trách nhiệm không nỗ lực thì việc

có dễ cũng không được triển khai

Quyết tâm, nỗ lực tạo nguồn phải bắt đầu bằng sự thống nhất nhận thứctrong toàn đảng bộ Quyết tâm được thể hiện trong quan điểm, chủ trương rõràng, dứt khoát; được cụ thể hoá bằng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ để tạo điềukiện cho hoạt động thực tiễn diễn ra Thông qua các cuộc vận động, cácphong trào thi đua, các đề án phát triển nguồn nhân lực có chất lượng trên địabàn để huy động mọi lực lượng cùng tham gia vào việc tạo nguồn CB, CC

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước

và toàn xã hội cho công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.

Đó là nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các lực

lượngkinh tế, phi kinh tế khác nằm trong các chương trình, đề án phát triển kinh tế

Trang 9

- xã hộinói chung, tạo nguồn CB, CC nói riêng Phát huy, khai thác tiềm năngtrong dân chúng, trong bản thân từng gia đình hộ DTTS, gia đình nguồn CB,

CC người DTTS… để hạn chế khó khăn, tăng cường động lực cho công tác tạonguồn nhanh hiệu quả

Huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ tạo nguồn là điều kiện cần, nhưng sửdụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực là yêu cầu bắt buộc Giao tráchnhiệm cho người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị liên quan đến tạonguồn Công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí, các phương tiện vật chấtkhác trong tạo nguồn để tạo niềm tin cho các tổ chức, lực lượng đã hỗ trợ

Bốn là, thường xuyên giám sát, kiểm tra đối với từng nội dung tạo nguồn

cụ thể; nghiêm túc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo mục tiêu.

Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ địa phương, từ tỉnh đến xã, và lãnhđạo các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cụ thể tham gia vào lực lượng tạo nguồn

CB, CC xã người DTTS Mặt nào tích cực, mang lại hiệu quả bền vững thìnghiên cứu phát huy, phổ biến ra diện rộng trong toàn khu vực; mặt nào hạnchế thì nắm chắc nguyên nhân, tập trung xử lý, thúc đẩy chuyển đổi, góp phầngiải quyết vấn đề tư tưởng trong đội ngũ CB, CC nguồn lẫn đương chức

2.2 Cơ cấu, chức năng của hệ thống chính trị cấp xã

Đảng bộ xã là tổ chức cơ sở đảng - cấp cuối cùng trong hệ thống tổ

chức 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở của Đảng Đảng bộ xã trực thuộc cấp ủycấp huyện, có cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ 5 năm là đảng ủy xã, đượcbầu cử tại đại hội đại biểu đảng bộ, trong đó bí thư và phó bí thư đảng ủy làhai chức danh cán bộ theo Luật Cán bộ, công chức Đảng bộ xã có hai chứcnăng: hạt nhân lãnh đạo chính trị và xây dựng nội bộ đảng trên địa bàn xã

Trang 10

Nhiệm vụ của đảng bộ xã là chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và lãnhđạo thực hiện có hiệu quả; xây dựng đảng bộ, các chi bộ trực thuộc đảng ủy,xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên cả ba lĩnh vực chính trị, tư tưởng và

tổ chức; xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp,quốc phòng, an ninh, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trênđịa bàn xã trong sạch, vững mạnh; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo

vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng vàthực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiểmtra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và phápluật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh ở xã

Chính quyền xã thuộc cấp chính quyền cơ sở, gồm hai cơ quan là

HĐND và UBND xã, được bầu cử dân chủ theo nhiệm kỳ 5 năm Trong bộmáy chính quyền xã, có 4 chức danh cán bộ (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND vàUBND) và 7 chức danh công chức (thuộc UBND) được Luật Cán bộ, côngchức quy định HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước của nhân dân ở xã,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân HĐND xãquyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năngcủa xã, xây dựng và phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của xã đốivới cấp trên; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã; giám sátviệc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị

vũ trang và của công dân trên địa bàn UBND xã là cơ quan chấp hành củaHĐND xã, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương UBND chịu tráchnhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên

và nghị quyết của HĐND xã nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện phápphát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sáchkhác trên địa bàn Với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, UBND xã

Trang 11

góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chínhnhà nước từ Trung ương tới cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã là cơ

sở chính trị - xã hội của đảng bộ, chính quyền xã; nơi thể hiện ý chí, nguyệnvọng, trách nhiệm và sức mạnh của toàn dân và của mỗi giới (mà đoàn thể đạidiện) trong việc góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH trênđịa bàn xã Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và trưởng các đoàn thể ở xã là cán bộ xãtheo quy định của Luật Cán bộ, công chức, được hình thành qua con đườngbầu cử theo Luật Mặt trận và điều lệ của các đoàn thể Mặt trận Tổ quốc ViệtNam xã có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăngcường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân trên địa bàn xã;tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện thắng lợichủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của xã;giám sát hoạt động của HĐND, UBND, của CB, CC xã; tập hợp ý kiến, kiếnnghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham giaxây dựng và củng cố chính quyền xã; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng củanhân dân Các đoàn thể chính trị - xã hội đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi íchhợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, hội viên; tổ chức các hoạt động,tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, hội viên nhằm góp phần thựchiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH của xã; phối hợp với chínhquyền, các lực lượng khác để xây dựng Đảng vững mạnh

HTCT các xã của Đắk Nông đều xây dựng với đầy đủ các tổ chứcđảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Bộ máy, chức danh CB,CC cụthể trong từng cơ quan, tổ chức của HTCT cơ bản thực hiện theo quy địnhchung, song có những vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nơi Thôngthường, mỗi xã có 6 chức danh cán bộ chủ chốt được bố trí theo cơ cấu: 2 cán

bộ ở cơ quan đảng (1 bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND; 1 phó bí thư đảng

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w