1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty tnhh dinh dưỡng á châu việt nam chi nhánh bình dương

39 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Thúc Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Tại Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương
Tác giả Sau Do
Thể loại Báo cáo thực tập
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 333,78 KB

Nội dung

Hoạt động xuất khẩu đang được đặc biệt chú trọng bởi hiệuquả mà nó mang lại cho nền kinh tế, là động lực để các doanh nghiệp đầu tư, mởrộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và

lOMoARcPSD|39270902 Từ viết tắt Chú thích APEC Asia-Pacific Economic Cooperation – Diễn đàn ASEAN Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương Association of South East Asian Nations – Hiệp B/L BGĐ hội các quốc gia Đông Nam Á CAD Bill of Lading – Vận đơn đương biển CFR Ban giám đốc CIF Cash Against Documents – Giao chứng từ trả tiền ĐB SCL ngay GMP Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí L/C SSOP Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí TMCP TNHH Đồng Bằng Sông Cửu Long TP XK WTO Good Manufacturing Practice – Tiêu chuẩn thực XNK hành sản xuất Letter of Creadit – Tín dụng chứng từ Sanitation Standard Operating Procedures – Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh Thương mại cổ phần Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm xuất khẩu Tổ chức thương mại thế giới Xuất nhập khẩu Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng, có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên trường quốc tế Vì vậy việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy, nâng cao hoạt động xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu ở mỗi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam Hoạt động xuất khẩu đang được đặc biệt chú trọng bởi hiệu quả mà nó mang lại cho nền kinh tế, là động lực để các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và phát triển đất nước Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới vừa là một cơ hội vừa là một thách thức không nhỏ cho Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khi phải đương đầu với tình hình cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt và ngày càng gay gắt như hiện nay Vì vậy để hoạt động kinh doanh xuất khẩu thành công, doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh và các biện pháp thích hợp để tăng hiệu quả xuất khẩu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ thức ăn chăn nuôi với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và xuất khẩu, Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương đã có những bước phát triển vượt bậc và những thành quả đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước Để đứng vững trên cả hai thị trường, Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương cần phát huy những tiềm năng và kinh nghiệm của mình, không ngừng đổi mới trong kinh doanh và sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như mong muốn giúp cho doanh nghiệp phát huy tiềm năng và khai thác các nguồn lực để tăng giá trị xuất khẩu, đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, em đã nghiên cứu và chọn đề tài “Một Số Biện Pháp Nhằm Thúc Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Tại Công Ty TNHH Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương” để thực hiện bài báo cáo thực tập này 2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nội dung như: - Nghiên cứu lý luận về hoạt động xuất khẩu - Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty giai đoạn 2019 – 2021 - Đánh giá hoạt động xuất khẩu tại Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương trong các năm gần đây Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động xuất khẩu của Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương - Phạm vi nghiên cứu: Đề tại được nghiên cứu tại Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương qua các thông tin, số liệu được cung cấp từ phòng kế toán, phòng kinh doanh của công ty 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tập hợp và xử lý thông tin: thông qua sách, tài liệu, internet và các tài liệu thực tế được thu thập, ghi chép tại công ty - Phương pháp so sánh: so sánh số liệu cụ thể qua các năm - Phương pháp thống kê: các số liệu, thông tin thu thập sẽ được thể hiện thông qua các bảng biểu, sơ đồ 6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đẩu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Chương 3: Giải pháp và Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động mua bán giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau được thực hiện qua biên giới quốc gia (đường bộ, đường thủy, đường hàng không…) trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển 1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu - Hoạt động xuất khẩu không chỉ được thực hiện giữa các nước láng giềng mà còn diễn ra trên phạm vi khu vực và toàn thế giới - Khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những sản phẩm, hàng hoá phù hợp - Hoạt động xuất khẩu chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố như: tình hình kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hóa của quốc gia nhập khẩu, các đối thủ cạnh tranh, tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, hoạt động xuất khẩu mặc dù mang lại lợi nhuận cao nhưng tính rủi ro cũng tương đối lớn - Thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước Bởi vì thị trường xuất khẩu phức tạp hơn và có nhiều yếu tố ràng buộc hơn - Các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu rất phức tạp và chứa nhiều rủi ro Quá trình xuất khẩu diễn ra kèm theo đó là các thủ tục hải quan và thủ tục hành chính khác - Phải sử dụng các phương thức và phương tiện vận tải chuyên dụng như: vận tải biển, đường sắt, máy bay hoặc đường bộ Hàng hóa xuất khẩu phải được mua với số lượng, khối lượng lớn mới có hiệu quả kinh tế - Bản chất của xuất khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán quốc tế nên phải đồng nhất ngôn ngữ soạn thảo, các điều kiện và điều khoản rõ ràng, chỉ rõ luật Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 điều chỉnh theo sự thống nhất thỏa thuận giữa hai bên, và bắt buộc phải có chữ ký pháp lý 1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia Xuất khẩu là nội dung chính trong các chính sách về hoạt động ngoại thương, nó có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia - Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng cho nhập khẩu, tích lũy phát triển sản xuất, phục vụ cho tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng lực sản xuất trong nước - Kích thích tăng trưởng kinh tế, cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời tạo phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế phát triển theo, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng tổng sản phẩm - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới, làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước - Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thu hút hàng triệu lao động thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho người lao động 1.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế - Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu và lợi nhuận đồng thời chia sẻ được rủi ro trong kinh doanh - Nhờ xuất khẩu mà thương hiệu của doanh nghiệp được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, điều này giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 - Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu, thay thế, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phụ vụ cho quá trình sản xuất 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 1.2.1 Môi trường kinh tế Các nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế đó là đặc trưng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, và tỷ giá hối đoái - Đặc trưng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, có hai loại nền kinh tế phổ biến hiện nay là kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp Cả hai loại hình này đều có những đặc điểm và sự can thiệp của chính phủ với những mức độ khác nhau - Tăng trưởng kinh tế có thể đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trong một ngành, khách hàng có thể tăng chi tiêu, sức mua Điều này cho các công ty cơ hội để hoạt động xuất khẩu và thu được lợi nhuận cao hơn Ngược lại, suy giảm kinh tế sẽ dẫn đến sự giảm chi tiêu của người tiêu dùng, và do đó làm tăng sức ép cạnh tranh - Tỷ giá hối đoái tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, sự tăng lên của tỷ giá hối đoái sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của nước này trở nên cạnh tranh hơn do có giá rẻ hơn, ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm sẽ khiến giá hàng đắt hơn 1.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phải luôn đặc biệt chú ý những yếu tố về chính trị - pháp luật như: - Các quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ở mỗi quốc gia - Các vấn đề về pháp lý và tập quán thương mại quốc tế như: quy định về giao nhận ngoại thương, luật thương mại quốc tế, bảo hiểm… - Các quy định về hàng rào thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, các mặt hàng bị cấm xuất nhập khẩu ở mỗi nước Môi trường luật pháp điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế không chỉ là luật pháp của mỗi quốc Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 gia, mà còn là luật pháp quốc tế như các Hiệp ước, Điều ước quốc tế, các Hiệp định thương mại song phương, đa phương… 1.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội - Mỗi quốc gia đều có những đặc tính văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau, vì vậy mà yếu tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng đồng thời có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu - Các doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng cũng như các nét văn hóa đặc trưng và phong tục tập quán ở mỗi nước, làm cơ sở để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình từ đó mới có thể đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài 1.2.4 Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu khi tham gia vào thị trường quốc tế Các doanh nghiệp phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, kể các đối thủ trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn - Trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp phải có được những thông tin cơ bản về cách thức, quy mô xuất khẩu, giá cả sản phẩm, các ưu điểm và hạn chế để đưa ra các chiến lược đối phó phù hợp - Hiểu rõ được đối thủ sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có cái nhìn bao quát hơn về thị trường, từ đó tận dụng các ưu điểm, lợi thế của mình để thay đổi, xây dựng những kế hoạch, chiến lược về sản phẩm, giá cả để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận cũng như vị trí của doanh nghiệp trên thị trường 1.2.5 Nội lực doanh nghiệp - Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp: Là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 trong kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn - Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp: Là những người trực tiếp quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp - Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý, chi nhánh và trang thiết bị… 1.3 Những nội dung chính về hoạt động xuất khẩu 1.3.1 Những điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương Commodity (Tên hàng): Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, dựa vào đó có thể xác định được mặt hàng cần mua bán, trao đổi, giúp phân biệt được mặt hàng này với mặt hàng khác Đây là một điều khoản quan trọng, cần được diễn tả thật chính xác để giúp các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp Quality/ Specification( Chất lượng/ Quy cách): Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng, quy cách, thông số của hàng hóa Nội dung này phải được ghi chi tiết và chính xác Quanlity (Số lượng): Điều khoản này thường quan tâm đến các vấn đề về đơn vị tính số lượng, phương pháp quy định số lượng và trọng lượng của hàng hóa Shipment (Giao hàng): Điều khoản này quy định cụ thể ghĩa vụ của người bán và các ràng buộc trách nhiệm của hai bên Thông thường trong điều khoản này thường có những nội dung: - Thời gian giao hàng: Giao hàng trong thời gian cố định (In July, From 10th to 20th, Oct, 2021) Quy định ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng (Latest of shipment: 20th, Oct, 2021) - Địa điểm giao hàng: Port of loading (Cảng xếp/ cảng đi), Port of destination (Cảng dỡ/ cảng đến), Port of transhipment (Cảng chuyển tải) Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Price (Giá cả): Gồm giá đơn vị và tổng giá theo hóa đơn thương mại Payment (Thanh toán): Điều khoản này có những quy định cụ thể và rõ ràng về: - Đổng tiền thanh toán: Có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, thường là đồng tiền mạnh, mệnh giá ổn định, dễ quy đổi như USD, JYP, ĐB SCLR - Thời hạn thanh toán: Trả trước, trả ngay, trả sau, trả kết hợp - Phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như L/C, CAD, TT… mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng nên người bán và người mua cần cân nhắc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp - Bộ chứng từ thanh toán: Gồm chứng từ tài chính (thường là hối phiếu) và chứng từ hàng hóa (hóa đơn, vận đơn, các giấy chứng nhận xuất xứ, chất lượng, bảo hiểm, phiếu đóng gói) Các điều khoản khác: Packing (đóng gói), Insurance (bảo hiểm), Claim (khiếu nại), Arbitration (trọng tài) … 1.3.2 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 1.3.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu - Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra thu thập thông tin và số liệu về thị trường, sau đó tiến hành so sánh, phân tích các thông tin, số liệu đó Vai trò của công tác nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp nhận thức được về thị trường xuất khẩu - Thông qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ nắm được các thông tin cơ bản về tình hình chung, quy mô thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, khả năng cạnh tranh, các chính sách ngoại thương… Từ đó đưa ra được các chiến lược, biện pháp và hình thức để xuất khẩu vào thị trường 1.3.2.2 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu - Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách thị trường và chính sách ưu đãi của quốc gia nhập khẩu Bởi nó quy định những mặt hàng nào được phép, không được phép nhập khẩu, mặt hàng nào có ưu đãi về thuế quan cũng như còn hạn ngạch Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w