1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành phân tích và đầu tư chứng khoán chủ đề phân tích và đánh giá cổ phiếu của tổng công ty khí việt nam

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đánh Giá Cổ Phiếu Của Tổng Công Ty Khí Việt Nam
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Phương Anh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,44 MB

Cấu trúc

  • I. Bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay (8)
    • 1. Tổng quan thị trường chứng khoán (8)
    • 2. Thị trường chứng khoán hiện nay (8)
  • II. Phân tích vĩ mô (12)
    • 1. L ạ m phát và ch ỉ s ố tiêu dùng (CPI) (12)
    • 2. Lãi suất (13)
    • 3. Chính sách tiền tệ (14)
    • 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (14)
    • 5. Giá trị sản lượng công nghiệp (14)
  • III. Phân tích cổ phiếu GAS (16)
  • IV. Phân tích tình hình tài chính của công ty (19)
  • V. Phân tích, định giá cổ phiếu (34)
    • 1. Tổng hợp thông tin tài chính (34)
    • 2. Biểu đồ giá cổ phiếu (37)
    • 3. Đị nh giá c ổ phi ế u (39)
  • VI. Nhận xét, đề xuất (41)
    • 1. Nhận xét (41)
    • 2. Đề xuất (41)
  • Kết luận (25)
  • Tài liệu tham khảo (45)

Nội dung

Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA Trang 2 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI H

Bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay

Tổng quan thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi các hoạt động phát hành, giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán được diễn ra Hàng hóa được giao dịch trên thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, đó chính là quyền sở hữu về tư bản Chứng khoán là sản phẩm tài chính, bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, và một số công cụ tài chính trung và dài hạn khác, được phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp và chính phủ Ở Việt Nam, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu giao dịch cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, nếu các nhà đầu tư chuyên nghiệp có bản lĩnh đủ bình tĩnh để nhìn nhận, đánh giá thị trường với cái nhìn dài hạn hơn, tin tưởng hơn kèm theo việc phân tích tìm kiếm những doanh nghiệp có xu hướng phát triển tốt, có cơ sở làm ăn nghiêm túc để đầu tư kích hoạt thì giá cổ phiếu sẽ kéo nhau tăng lên trong tương lai không xa, giúp nhà đầu tư có lợi nhuận đích thực thay vì ngồi chờ thời cơ

Theo dõi diễn biến trên thị trường chứng khoán (TTCK) từ năm 2020 đến nay, có thể thấy thị trường đã có 4 lần giảm mạnh, trong đó đã có cú sụt giảm tới hơn 70 điểm chỉ trong tháng 1/2021 và đặc biệt có tháng giảm sâu kỷ lục vào tháng 3/2020 khi VN- Index lao dốc tới 24,9% Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trên thịTTCK đang rất chú ý với thông báo của Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) về việc sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát đang không ngừng gia tăng tại Mỹ Song song với quá trình tăng lãi suất ngân hàng thường là quá trình chạy ngược chiều của giá chứng khoán trên TTCK Tại

Mỹ, chỉ số chứng khoán S&P 500 đã giảm tới hơn 12% từ đầu năm 2022 đến nay, sau khi đã trải qua tháng 4 với mức giảm sâu nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID (cuối năm 2019) So với mức cao kỷ lục đạt được vào tháng 1/2022, S&P 500 đã giảm tới gần 20%; S&P 500 và Nasdaq đều đã trải qua 6 tuần giảm giá liên tiếp, đặc biệt Dow Jones đã giảm đến tuần thứ bảy liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng!

Tại nước ta, cổ phiếu ngân hàng vốn có vai trò lớn trong việc làm trụ cột dẫn dắt thị TTCK trong những năm COVID-19 cũng đã chứng kiến sự sụt giảm về giá Tổng giá trị vốn hóa toàn ngành giảm tới hơn 224.500 tỷ đồng chỉ trong 5 phiên giảm gía những ngày qua Hiện đã có 8 cổ phiếu có thị giá rớt xuống dưới 15.000 đồng/cp và 2 mã đã quay về gần mệnh giá xuất phát là VAB (10.100 đồng/cp) và ABB (10.600 đồng/cp)! 2 cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn nhất là VCB và BID cũng mất 8% và 14% trong tuần qua Tính từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều cổ phiếu đã giảm gần 30% như PGB, OCB, STB Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao nhất là STB (gần 115 triệu đơn vị), SHB (hơn 97 triệu đơn vị), VPB (hơn 86 triệu đơn vị) (1) đều giảm giá khá sâu Tính chung toàn bộ TTCK trên sàn HOSE đến ngày 25/5, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.268,43 điểm, đã mất 256,27 điểm, tương đương giảm 16,76% so với mức hồi phục được thiết lập ngày 4/4/2022 và càng kém xa mức đỉnh của quí I/2022 đã lập được trong phiên giao dịch ngày 6/1/2022, ở mốc 1.328,57 điểm Lác đác có những đợt tăng điểm, nhưng xen kẽ lại nhiều phiên giảm rất sâu, thậm chí có phiên đã đưa chỉ số chung của TTKC VN tụt xuống dưới mốc sàn kháng cự 1200 điểm Trong đó, vào giữa tháng

5, ngày 16/5/2022 chỉ số VN-Index giảm tới 10,82 điểm so với hôm trước đó, tụt xuống chỉ còn 1.171,95 điểm Tổng cộng đến thời điểm đó, VN-Index đã giảm tới hơn 23% từ mức đỉnh và rơi về mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua (2) !

Tuy nhiên, khi nhìn nhận về xu hướng biến động của TTCK sau tháng 5/2022 có thấy nhiều nhân tố tích cực, đã và đang xuất hiện những tia sáng kích hoạt để VNIndex có thể tăng tốc sau khi đã điều chỉnh giảm khá sâu sau 5 tháng đầu năm 2022 Các nhân tố đó gồm:

Một là, trong khi chỉ số chứng khoán quí I/2022 điều chỉnh giảm so với đầu năm

2022 thì cũng trong quý này, 86% số công ty niêm yết đại chúng quy mô lớn và có đăng ký giao dịch đã công bố báo cáo có lãi cao hơn so với mức 83% của cùng kỳ năm 2021 Tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trong quý cũng tăng 33,7%

Hai là, tình hình đại dịch COVID-19 đã hết căng thẳng theo hướng cả nước chủ động gia tăng tiêm chủng và sẵn sàng bảo vệ tại chỗ, vừa làm vừa chống COVID thay vì chạy COVID như 2 năm trước đây

Ba là, các dòng cổ phiếu trụ cột của TTCK như NHTM, các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nông lâm hải sản đều đang tìm lại được tốc độ phát triển của thời kỳ trước COVID

Bốn là, thị trường khu vực và thế giới đang rất khát nhiều nhóm hàng đặc chủng của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng về lương thực, thực phẩm, may mặc, giầy dép và điện tử Do đó, Việt Nam có điều kiện để chủ động chọn hàng, chọn thị trường và cơ chế xuất hàng thích ứng với năng lực sản xuất và phòng ngừa COVID trong điều kiện mới

Các tia sáng nói trên cùng với các cơ chế chính sách và khát vọng phát triển được cổ súy mạnh mẽ từ mọi cấp, mọi ngành đã và đang thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh vượt qua sức ỳ do đại dịch COVID tác động

Trong bối cảnh hiện nay, nếu các nhà đầu tư chuyên nghiệp có bản lĩnh đủ bình tĩnh để nhìn thị trường bằng cái nhìn dài hạn hơn, tin tưởng hơn kèm theo việc phân tích tìm kiếm những doanh nghiệp có xu hướng phát triển tốt, có cơ sở làm ăn nghiêm túc để đầu tư kích hoạt thì giá cổ phiếu sẽ kéo nhau tăng lên trong tương lai không xa, sẽ giúp nhà đầu tư có lợi nhuận đích thực thay vì ngồi chờ thời cơ Giá của vốn luôn luôn phụ thuộc vào năng lực cầu của thị trường, trong đó năng lực cầu của thị trường vốn lại phụ thuộc vào năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế do con người tạo ra qua từng thời kỳ Thị trường không dành cho những nhà đầu tư yếu bóng vía, hay những nhà đầu tư chỉ nặng về tưởng tượng hô hào và càng không thuộc về các hành vi chụp giật, lừa đảo trong việc thả mồi, phóng đại mức lãi gấp đôi, gấp ba chỉ trong thời gian ngắn

 Lợi ích của ngành chứng khoán

- Lợi ích mà ngành chứng khoán đem lại là rất lớn Nó có những tác động nhất định đến nền kinh tế nói chung và những doanh nghiệp phát hành chứng khoán, cá nhân nhà đầu tư nói riêng

- Đối với nền kinh tế: Chính phủ sẽ dựa vào thị trường chứng khoán để kiểm soát tình hình hoạt động của nền kinh tế Ngoài ra đây cũng là cách để kiểm soát hoạt động của những công ty niêm yết Những công ty niêm yết ở trên thị trường phải công khai và thông báo về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Những đơn vị này sẽ phải công bốthông tin theo định kỳ

- Đối với doanh nghiệp: Nhằm huy động những nguồn vốn dài hạn cho công ty

Bên cạnh việc tiến hành vay ngân hàng thì các công ty sẽ phải thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán Đây cũng sẽ là cách có thể đem lại một nguồn vốn dồi dào Giúp cho những công ty có thể phát triển hơn nữa

Phân tích vĩ mô

L ạ m phát và ch ỉ s ố tiêu dùng (CPI)

- Đối với thị trường chứng khoán, khi lạm phát (giá hàng tiêu dùng cao lên) sẽ làm mức lãi suất do NHNN công bố cũng sẽ cao lên để đảm bảo lãi suất thực dương Khi lãi suất tiết kiệm cao lên, thì sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán giảm xuống do nhiều khách hàng sẽ chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng Điều này dẫn đến giá cổ phiếu giảm (cung thì nhiều mà cầu mua cổ thì ít)

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng trước, tăng 1,2% so với tháng 12/2021 và tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước

- Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tăng là do giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần…

- Trong mức tăng 1% của CPI tháng 02/2022 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 2,35% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 21/01/2022, 11/02/2022 và 21/02/2022 làm chỉ số giá xăng dầu tăng 5,8% (tác động CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm)

Biểu đồ 1 Chỉ số CPI của công ty GAS trong vòng 5 năm gần đây

Lãi suất

Bạn có thể thấy điển hình là khi ngân hàng nhà nước trong thời điểm covid thực hiện hạ lãi suất ngân hàng xuống 4 - 5 % theo từng kỳ hạn Điều này giúp cho một số công ty trong các ngành nghề như ngân hàng, thép, chứng khoán có một đã tăng kỷ lục Đồng thời cũng là động lực để các F0 tham gia thị trường chứng khoán nhiều hơn

Theo báo cáo cập nhật về Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS - Mã: GAS), CTCP Chứng khoán VNDirect ước tính, doanh thu của PV GAS năm 2022 sẽ tăng 26,4% so với cùng kỳ Đối với năm 2023 - 2024, doanh thu có thể tăng 5,6% so với cùng kỳtrong năm 2023, sau đó đi ngang trong năm 2024.

Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ khí khô tăng trở lại (tăng lần lượt 10,7%, 3,7% trong năm 2023, 2024) sẽ bù đắp cho việc giá dầu hạ nhiệt (giảm 10%, 11% trong năm 2023 và 2024)

Hơn nữa, nếu đồng USD mạnh lên (tăng lần lượt 4%, 1% so với VND trong năm

2023, 2024 tính theo tỷ giá trung bình năm) sẽ hỗ trợ cho doanh thu của GAS vì giá bán sản phẩm của PV GAS được tính theo đồng USD

Biểu đồ 2 Chỉ số lãi suất của công ty GAS 6 năm gần đây

Chính sách tiền tệ

Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu phương tiện thanh toán nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế cụ thể là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng Như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Tiền gửi ở các định chế tài chính khác ngoài ngân hàng Các chứng khoán có giá như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng dự báo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2022 ở mức khoảng 13-13,5% NHNN sẽ linh hoạt đổi hướng chính sách nếu áp lực gia tăng Nếu lạm phát được kiểm soát, NHNN sẽ chưa tăng lãi suất trở lại Đối với chính sách tài khóa, tỷ lệ bội chi ngân sách năm 2022 vẫn đang được dự toán ở mức 4% GDP

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước ngoài này vào nước khác Bằng cách thiết lập cơ sở kinh doanh Nguồn vốn đầu tư trực tiếp này có thể dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng những tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư

- Kể từ khi đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ Năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ USD, trong đó số vốn FDI thực hiện là 428,5 triệu USD, đạt trên 20% vốn đăng ký.

Giá trị sản lượng công nghiệp

- Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một thời gian nhất định Đây chính là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia

- Hiện nay mỗi năm PV Gas cung cấp khí để sản xuất khoảng 35% sản lượng điện, 70% nhu cầu phân đạm và duy trì khoảng 70% thị phần LPG trong nước phục vụ các ngành công nghiệp và dân dụng của cả nước Trong 25 năm qua kể từ khi thành lập đến nay (9/2015), PV GAS là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành Dầu khí về tổng doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận, đã đóng góp doanh thu cho ngành Dầu khí gần 507.000 tỷ VNĐ, nộp Ngân sách Nhà nước gần 53.000 tỷ VNĐ; hàng năm đóng góp khoảng 10% doanh thu toàn Tập đoàn và trên 2% GDP cả nước; đóng góp cho các chương trình an sinh xã hội trung bình 100 tỷ đồng mỗi năm trên địa bàn cả nước

Phân tích cổ phiếu GAS

Doanh thu tăng trưởng 55% so với cùng quý năm ngoái, tức đạt 999,2 tỷ VND Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đã tăng gấp 2.4 lần, chính thức đạt ngưỡng 36,1 tỷ VND

Trước đó, tổ chức chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 4% và 7% Nhưng nhìn vào thực tế này, chỉ trong quý 1 mà công ty đã hoàn thành 31% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm 2022, PV GAS đã sản xuất và cung cấp 1.016,4 nghìn tấn LPG (xuất khẩu và kinh doanh quốc tế 260,9 nghìn tấn), bằng 123% kế hoạch 6 tháng (bằng 99% so với cùng kỳ năm 2021), chiếm khoảng 70% thị phần bán buôn cả nước Sản xuất và cung cấp 56,8 nghìn tấn condensate, bằng 167% kế hoạch 6 tháng (bằng 185% so với cùng kỳ năm 2021) Sản lượng khí tiếp nhận, sản xuất/cung cấp khí khô không hoàn thành kế hoạch do nhu cầu huy động khí cho sản xuất điện thấp hơn so với kế hoạch

Các chỉ tiêu tài chính trong 6 tháng đầu năm 2022 của PV GAS hoàn thành kế hoạch từ 34-87%, tăng 8-59% so với cùng kỳ năm trước Cụ thể: Tổng doanh thu đạt 54.560,6 tỷ đồng, bằng 134% kế hoạch 6 tháng (bằng 134% so với cùng kỳ năm 2021) Lợi nhuận trước thuế đạt 8.676,7 tỷ đồng, bằng 187% kế hoạch 6 tháng (bằng 156% so với cùng kỳ năm 2021) Lợi nhuận sau thuế đạt 6.919,5 tỷ đồng, bằng 187% kế hoạch 6 tháng (bằng 159% so với cùng kỳ năm 2021) Nộp Ngân sách Nhà nước đạt 3.626,5 tỷ đồng, bằng 170% kế hoạch 6 tháng (bằng 108% so với cùng kỳ năm 2021)

PV GAS tiếp tục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong toàn tổng công ty; kiên định thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe cho cán bộ công nhân viên Chủ động nâng cao công tác quản trị biến động, phân tích, dự báo, đón đầu, tận dụng xu hướng/cơ hội để xây dựng và thực thi các giải pháp ứng phó phù hợp từ Công ty mẹ - PV GAS đến từng đơn vị thành viên, Công ty mẹ sẽ luôn là hạt nhân, định hướng, cầu nối liên kết, dẫn dắt/hỗ trợ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, thường xuyên kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị

 Nga là nhà sản xuất lớn trên thịtrường dầu khí thế giới

Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Ả Rập Saudi với 11% sản lượng và cũng là nước sản xuất khí gas lớn thứ hai thế giới, chiếm 17% lượng khí gas của thế giới Trong tháng 01/2022, tổng sản lượng dầu của Nga đã đạt 11.3 triệu thùng/ngày, so với sản lượng dầu của Mỹ là 11.7 triệu thùng/ngày và Ả Rập Saudi là 12 triệu thùng/ngày Nga là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm về dầu và đứng thứ hai về xuất khẩu dầu thô, chỉ sau Ả Rập Saudi Nga xuất khẩu gần 60% sản lượng dầu đến các nước Châu Âu OECD, và 20% cho Trung Quốc Trong tháng 12/2021, Nga đã xuất khẩu 7.8 triệu thùng/ngày, trong đó sản phẩm lọc dầu là 2.85 triệu thùng/ngày Sản lượng khí tự nhiên được sản xuất và xuất khẩu lần lượt đạt 638 tỷ mét khối và 238 tỷ mét khối

 Vai trò quan trọng của Nga và Ukraine đối với nguồn cung khí của Châu Âu

Sự phụ thuộc của Liên minh Châu Âu và Anh đối với nguồn cung khí đốt từ Nga ngày càng tăng lên trong thập kỷ vừa qua Lượng tiêu thụ khí ga tự nhiên tại Châu Âu và Anh nhìn chung vẫn không thay đổi trong suốt một thập kỷ qua, nhưng sản lượng sản xuất đã giảm khoảng 1/3 và phần này được bù đắp bằng việc tăng cường nhập khẩu Vì vậy, thị phần cung cấp khí đốt nhập khẩu từ Nga tại Châu Âu tăng từ 25% vào 2009 lên 32% vào năm 2021 Vào Q421, các đường ống cung cấp từ Nga giảm 25% yoy, góp

16 quan trọng của Ukraine với tư cách là một quốc gia trung chuyển khí đốt đã giảm bớt do việc xây dựng thêm các đường ống trung chuyển khác mang khí đốt từ Nga đến EU và Anh Lượng khí trung chuyển qua Ukraine chiếm 25% tổng lượng vận chuyển đường ống của Nga tới EU và và Anh trong năm 2021, giảm đáng kể so với hơn 60% trong

2009 Tuy nhiên, Ukraine vẫn là khu vực trung chuyển dẫn khí đốt quan trọng của Nga đến Châu Âu khi nhận trung chuyển 8% nhu cầu khí tổng hợp của Châu Âu và Anh Giá khí tại Châu Âu đã tăng 50% dod vào ngày 24/02/2022, đạt 44 USD/1 triệu BTU, ngay sau sự kiện đổ bộ của quân Nga vào Ukraine

Căng thẳng Nga - Ukraine làm giá dầu tăng mạnh

Sự đổ bộ của quân đội Nga vào Ukraine vào 24/02/2022 vẫn chưa gây ra hậu quả nào đến nguồn cung dầu khí Tuy nhiên, giá dầu Brent đã bật tăng 8 USD/thùng lên 105USD/thùng ngay sau tin tức đó và thậm chí giá giao ngay dầu Brent đã đóng cửa ở mức gần 124USD/thùng trong tuần đầu tháng ba, do lo ngại các lệnh trừng phạt chống lại Nga sẽ làm tê liệt hoạt động xuất khẩu năng lượng Sự kiện địa chính trị này diễn ra trong bối cảnh tồn kho dầu thấp vì vậy làm áp lực tăng giá dầu liên tục Theo IEA, trữ lượng dầu quốc tế đã giảm liên tục kể từ giữa năm 2020 và lượng hàng tồn kho chỉ đạt trung bình 1.8 triệu thùng/ngày từ 3Q20 đến cuối 2021

GAS hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu tăng

Giá dầu tăng không chỉ củng cố tâm lý thị trường đối với cổ phiếu GAS, mà còn trực tiếp tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty nhờ phần lớn giá bán khí được neo theo giá dầu FO niêm yết tại Singapore (biến động theo giá dầu Brent) Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng GAS sẽ tăng giá bán khí khô, LPG, CNG tương đương với mức tăng của giá dầu Trong khi đó, gần 84% sản lượng khí từ bểNam Côn Sơn (đóng góp khoảng 65% sản lượng khí khô của GAS) chủ yếu sử dụng giá bán cố định, giá cố định được thiết lập theo giá mua tại miệng khí và được điều chỉnh tăng 2% mỗi năm Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng khí khô của GAS sẽđược cải thiện Theo quan điểm của chúng tôi, biên lợi nhuận gộp chung của GAS sẽ tăng lên 20.5%/21.5%/22.1% lần lượt tương ứng với các kịch bản khả quan/cơ sở/bi quan của giá dầu, từ 17.7% năm 2021.

Phân tích tình hình tài chính của công ty

Bảng 1 Bảng báo cáo tài chính tóm tắt của doanh nghiệp GAS trong 3 năm gần nhất Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí bán hàng 2.394.375,00 1.943.005,00 2.132.583,00 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế của cổđông Công ty mẹ

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Bảng 2 Bảng tổng quan tài sản trong giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản trong 3 năm của công ty GAS

2019 tài sản dài hạn tài sản ngắn hạn

2020 tài sản dài hạn tài sản ngắn hạn

2021 tài sản dài hạn tài sản ngắn hạn

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy tổng quát như sau:

- Tài sản ngắn hạn có sụt giảm nhẹ vào năm 2020 nhưng đã tăng mạnh trở lại vào năm 2021

- Tài sản dài hạn của công ty có sự gia tăng khá đều đặn qua từng năm

- Dựa vào cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, ta thấy tài sản tài trợ chính cho hoạt động của công ty là tài sản ngắn hạn

Cụ thể trong năm 2019, tài sản ngắn hạn chiếm 67,25% và tài sản dài hạn là 32,75% so với tổng tài sản Sang đến năm 2021 tài sản ngắn hạn đã tăng lên là 51.394.724 triệu đồng

Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tài sản ngắn hạn

Bảng 3 Bảng số liệu tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Tiền, các khoản tương đương tiền

Năm 2019 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 3 năm gần đây của khoản mục này Sang đến năm 2020, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên đến 13,27% và năm 2021 tỷ trọng này chỉ còn 10,31% Có thể thấy được sự tăng giảm không đồng đều Có thể nói trong 3 năm từ 2019 – 2021 công ty có phương án không trữ quá nhiều tiền mặt mà đem đầu tư sản xuất để đem lại lợi nhuận cho công ty Dù số tiền mặt không quá nhỏ nhưng việc dự trữ ít tiền mặt có thể làm cho công ty có thể không xử lý kịp một số tình trạng khẩn cấp

Bảng 4 Bảng số liệu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Các khoản đầu tư tài chính 24.915.000,00 21.613.236,00 24.799.826,00

20 Đây là khoản mục chiếm cơ cấu cao nhất trong tài sản ngắn hạn Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên trong năm đỉnh dịch là 2020 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã giảm hơn 3 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2021 công ty đã nhanh chóng thích ứng và đưa khoản mục này tăng trở lại xấp xỉ mức ban đầu Nhờ có sự tăng trưởng kịp thời và mạnh mẽ của đầu tư tài chính ngắn hạn do đó kéo theo sự tăng trưởng trở lại về tài sản ngắn hạn của công ty

Bảng 5 Bảng số liệu các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Các khoản phải thu ngắn hạn 10.358.798,00 10.239.200,00 16.920.192,00

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm cơ cấu không nhỏ trong tài sản ngắn hạn

Cụ thể, năm 2019 các khoản phải thu chiếm 24,77% đến năm 2020 và năm 2021 lần lượt chiếm 25,94% và 32,92% trong tài sản ngắn hạn

Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng lên cho thấy sự thả lỏng trong chính sách bán chịu của công ty Trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh căng thẳng và diễn ra hết sức phức tạp, công ty nới lỏng chính sách thu tiền để hỗ trợ thêm phần nào sự kinh doanh của các cơ sở phân phối Sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã giảm bớt, đất nước trở lại “bình thường mới”, công ty lại thắt chặt hơn chính sách bán chịu làm cho khoản phải thu của khách hàng giảm xuống Sự thắt chặt hơn giúp cho công ty có thể quản lý, kiểm soát được tình hình kinh doanh, tránh tình trạng thiếu vốn

Bảng 6 Bảng số liệu hàng tồn kho giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Hàng tồn kho 1.574.703,00 1.662.573,00 3.241.216,00 Đây gần như là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tài sản ngắn hạn của GAS Tỷ trọng của hàng tồn kho năm 2019 là 3,77%, năm 2020 và 2021 có sự tăng trưởng nhẹ, lần lượt là 4,21% và 6,31%

Năm 2019 do tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng, việc nhập khẩu hay mua bán nguyên vật liệu trở nên vô cùng khó khăn Tuy nhiên trong cả hai năm sau công ty vẫn có thể duy trì được số lượng hàng tồn kho đều đặn để có thể tối đa phục vụ cho việc cung cấp cho thị trường

Mức tồn kho này bao gồm cả nguyên liệu sản xuất và sản phẩm thành phẩm nên mức tồn kho này là không quá cao đối với 1 công ty vừa sản xuất vừa phân phối Công ty đã có chính sách mở rộng sản xuất kinh doanh hợp lý vậy việc dự trữ nguyên vật liệu sẽ giúp cho công ty đáp ứng được nhu cầu sản xuất, cũng như nhu cầu của khách hàng, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, bên cạnh đó sử dụng nguyên vật liệu sẵn có sẽ giảm thiểu chi phí đầu vào Theo đó giá thành sản phẩm sẽ giảm dẫn đến doanh thu của công ty tăng lên Nguồn dự trữ có chất lượng tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu và tăng năng suất lao động

Bảng 7 Bảng số liệu tài sản cốđịnh giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong phần Tài sản dài hạn, lần lượt là 77,84%; 83,31% và 66,12% Giá trị tài sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng qua các năm, dù không phải tăng đều Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể trong 3 năm từ 2019-2021

Năm 2020, công ty mở rộng đầu tư xưởng sản xuất hiện đại, làm cho tài sản cố định năm 2020 là cao nhất trong 3 năm giai đoạn 2019-2021 Sang đến năm 2021, do nhà máy mới được xây dựng nên tài sản cốđịnh cũ hơn được cắt giảm và thanh lý làm cho tài sản cố định của năm này giảm xuống

Bảng 8 Bảng tổng quan nguồn vốn giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm của công ty GAS

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty chênh lệch nhau khá lớn Trong khi nợ phải trả chỉ chiếm 20,21% thì vốn chủ sở hữu năm 2019 chiếm tới 79,79% Mức chênh lệch này cho thấy công ty có khả năng độc lập về tài chính cao, không quá dựa dẫm vào vốn đi vay

Năm 2021 tỷ lệ nợ phải trả tăng đột ngột lên 33,74% mức tăng khá đáng kể, làm tăng thêm gánh nặng nợ cho công ty

Bảng 9 Bảng số liệu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Nợ ngắn hạn có sự giảm nhẹ năm 2020 từ 9.964.436 triệu xuống 9.748.781 triệu và tăng khá nhanh năm 2021 đạt 16.561.262 triệu đồng Mức tăng nhanh của nợ ngắn hạn chứng tỏ công ty gia tăng thêm vốn để có thể tăng thêm hoạt động sản xuất Nguyên nhân của sự tăng thêm nợ ngắn hạn cũng có thể do công ty công ty phải huy động tiền để trả cho người bán, phải trả cho người lao động cũng tăng cao do nhu cầu sản xuất tăng thêm trong tình hình dịch bệnh người dân đều ở nhà

→ Nguồn vốn tăng đều qua 3 năm cho thấy công ty có khả năng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng vốn chủ sở hữu

Bảng 10 Bảng lợi nhuận sau thuếchưa phân phối giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị tính: triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty cũng có sự tăng trưởng nhẹ qua 3 năm, chiếm tỷ trọng lần lượt là 20,38%; 20,26% và 20,09%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần vẫn giữ nguyên không đổi, lần lượt là 19.139.500 triệu đồng và 210.680 triệu đồng

Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Khí Việt Nam qua 3 năm đều không có sự thay đổi lớn Công ty vẫn luôn giữ tỷ trọng của vốn chủ sở hữu cao hơn nợ phải trả Điều này chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của công ty ở mức cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nằm trong vùng an toàn Tuy nhiên, điều này cũng làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty thấp, giảm sự khuếch đại lợi nhuận của công ty

Công ty hướng đến ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn Tuy nhiên việc vay nợ ngắn hạn của công ty cũng đang dần hạn chế, chiếm 79,31% trên tổng nợ ngắn hạn của năm 2019, giảm xuống còn 71,11% trong năm 2020 và tiếp tục giảm trong năm 2021 xuống còn 62,32% Việc ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn như vậy sẽ giúp công ty giảm bớt chi phí sử dụng vốn trong quá trình hoạt động Ở khoản mục vốn chủ sở hữu, ngoài vốn chủ, công ty còn dành ra một khoản nhỏ nguồn kinh phí và quỹ khác để linh hoạt phục vụ việc đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

- Hệ số khảnăng sinh lời

Bảng 11 Bảng hệ số sinh lời giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị tính: %

Phân tích, định giá cổ phiếu

Tổng hợp thông tin tài chính

Hình ảnh 1 Bảng kết quảkinh doanh giai đoạn 2018 – 2021 Đơn vị: Triệu đồng

→ Doanh thu qua các năm không có sự tăng trưởng mạnh mẽ chỉ giữ ở mức ổn định năm 2020 doanh thu giảm do ảnh hưởng của Covit-19, lợi nhuận doanh nghiệp cũng biến động tương ứng

 Chỉ số tài chính 4 năm gần nhất

Hình ảnh 2 Bảng chỉ sốtài chính giai đoạn 2018 - 2021

→ Chỉ số tài chính 4 năm gần nhất đều ở mức tăng trưởng ổn định, ROE cao trên 15%, năm 2020, 2021 có sụt giảm do ảnh hưởng bởi Covit-19 tuy nhiên tất cả các chỉ số đều ở mức an toàn và cao

 Chỉ số tài chính 3 quý đầu năm 2022

Hình ảnh 3 Bảng chỉ số tài chính 3 quý đầu năm 2022

→ 3 quý đầu năm 2022 các chỉ số tài chính của GAS vẫn đảm bảo nằm ở mức cao và ổn định,hơn nữa công ty còn về đích sớm và vượt chỉ tiêu nhiều các chỉ số tài chính

Hình ảnh 4 Biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch 2022 và thực hiện 9 tháng đầu năm

 Năm 2022, PV GAS đặt mục tiêu tổng doanh thu 80.043 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 7.039 tỷ đồng Với kết quả kinh doanh từ đầu năm đến nay, dự kiến doanh thu cả năm 2022 của PV GAS sẽ đạt mốc 100.000 tỷ đồng Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của PV GAS đạt 85.224 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm

 Công ty đã về đích chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2022 khi lợi nhuận 9 tháng đã đạt 11.726 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ và vượt xa con số kế hoạch 7.039 tỷ đồng của cả năm

 Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu 24.329 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 3.851 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 3.089 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ

→ Từ đó cho thấy hoạt động của công ty từ đầu năm đến nay đạt kết quả rất tốt khi không còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19

 So sánh chỉ số khả năng sinh lời với hai công ty cùng ngành o PGS: Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Nam o PGD: Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam

Bảng 24 Bảng hệ số khảnăng sinh lời 3 công ty năm 2019 Đơn vị tính: %

Bảng 25 Bảng hệ số khảnăng sinh lời 3 công ty năm 2020 Đơn vị tính: %

Bảng 26 Bảng hệ số khảnăng sinh lời 3 công ty năm 2021 Đơn vị tính: %

→ Có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số khả năng sinh lời về cả ROS, ROA, và ROE của của GAS cao vượt trội hơn hẳn hai doanh nghiệp cùng ngành qua đó càng khẳng định vị thế đầu ngành của GAS.

Biểu đồ giá cổ phiếu

Hình ảnh 5 Biểu đồ giá cổ phiếu GAS từđầu năm 2022 đến nay

Nếu xét theo dài hạn thì giá cổ phiếu hiện vẫn nằm trên đường xu hướng tăng

 So sánh với sự biến động giá của nhóm VN30 từ đầu năm 2022 đến nay:

Hình ảnh 6 Biểu đồ so sánh sự biến động giá của nhóm VN30 từđầu năm 2022 đến nay

→ Từ đầu năm 2022 đến nay giá cổ phiếu GAS tăng 12,91% trong khi chỉ số VN30 giảm hơn 30% điều này càng chứng tỏ cổ phiếu GAS có sức tăng trưởng mạnh và khá ổn định

- Từ những phân tích trên ta thấy cổ phiếu GAS là một trong ít những cổ phiếu giữ được mức tăng trưởng từ đầu năm 2022 đến nay Với một nền tảng tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh tốt được duy trì ổn định qua các năm

- Với hệ số beta thấp cổ phiếu GAS là một cổ phiếu an toàn trong xu hướng downtrend của thị trường Tuy nhiên đó cũng là một điều đáng lưu ý khi đầu tư cổ phiếu này vì với vị thế là một công ty lớn thuộc top 5 công ty có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán hiện nay, dẫn đầu trong lĩnh vực về khí của Việt Nam thì việc kì vọng công ty có thể tăng trưởng nhanh, đột phá là rất khó.

Đị nh giá c ổ phi ế u

- Tại ngày 7/12 cổ phiếu đang giao dịch tại mức giá 106.800 đồng

Hình ảnh 7 Giá cổ phiếu GAS ngày 7/12 Định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số P/E

→ Cổ phiếu đang giao dịch thấp hơn mức định giá theo chỉ số P/E

Bảng 27 Bảng định giá cổ phiếu GAS giai đoạn 2019 - 2021

Nhận xét, đề xuất

Nhận xét

 Các chỉ số tài chính của GAS ở mức tốt, an toàn tuy nhiên khó có thể tận dụng tốt đòn bảy tài chính

 Tạp chí Forbes Việt Nam phốihợp cùng các đối tác đãtổchứcLễ tôn vinh

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022 Theo đó, Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) vinh dự đứng trong Danh sách 9 công ty hàng đầu, 10 năm liên tiếp được Forbes vinh danh “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022” và Top 5 Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận tốt nhất → GAS vẫngiữ đượcvịthế cao trên bảngxếphạng

 Công ty vẫn hoạt động tốt, mức tăng trưởng ổn định tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư

 Cổ phiếu GAS là cổ phiếu khá an toàn, rủi ro ở mức thấp.

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w