1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành phân tích môi trường đầu tư của singapore và của tỉnh hải dương

32 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Hành Phân Tích Môi Trường Đầu Tư Của Singapore Và Của Tỉnh Hải Dương
Tác giả Nguyễn Thị Hương Ly
Người hướng dẫn Nguyễn Thúy Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Phân Tích Môi Trường Đầu Tư
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 525,54 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ (5)
    • 1.1. Khái niệm môi trường đầu tư (5)
      • 1.1.1. Khái niệm môi trường (5)
      • 1.1.2. Khái niệm đầu tư (5)
      • 1.1.3. Khái niệm môi trường đầu tư (5)
    • 1.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành nên môi trường đầu tư (6)
      • 1.2.1. Môi trường tự nhiên (6)
      • 1.2.2. Môi trường chính trị (6)
      • 1.2.3. Môi trường pháp lý (7)
      • 1.2.4. Môi trường kinh tế (7)
      • 1.2.5. Môi trường văn hóa – xã hội (9)
      • 1.2.6. Môi trường quốc tế (9)
    • 1.3. Đặc điểm của môi trường đầu tư (9)
    • 1.4. Ý nghĩa của môi trường đầu tư (10)
      • 1.4.1. Đối với nhà đầu tư (10)
      • 1.4.2. Đối với chính phủ (10)
    • 1.5. Vai trò của môi trường đầu tư (11)
      • 1.5.1. Đối với doanh nghiệp (11)
      • 1.5.2. Đối với chính phủ (11)
    • 1.6. Chỉ số đánh giá môi trường đầu tư (11)
      • 1.6.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (Growth Competitiveness Index – GCI 4.0). .11 1.6.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (11)
      • 1.6.3. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia (13)
      • 1.6.4. Chỉ số nhận thức về tham nhũng TI (14)
      • 1.6.5. Xếp hạng kinh doanh (14)
  • CHƯƠNG 2: Thực hành phân tích môi trường đầu tư (15)
    • 2.1. Phân tích môi trường đầu tư của Singapore (15)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về Singapore (15)
      • 2.1.2. Phân tích môi trường đầu tư ở Singapore theo các yếu tố cấu thành (16)
    • 2.2. Phân tích môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương (23)
      • 2.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hải Dương (23)

Nội dung

Môi trường đầu tư ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận và rủi ro của nhà đầu tư.Môi trường đầu tư được biết như là sự tổng hòa của nhiều yếu tố về chính trị, kinh tế -xã hội tại một địa điểm

KIẾN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Khái niệm môi trường đầu tư

Theo nghĩa rộng: Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể và sự kiện Bất cứ sự vật, sự kiện hay hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong những môi trường nhất định cả về mặt tự nhiên và mặt xã hội.

Theo nghĩa hẹp: Môi trường không đề cập đến tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người.

Xét theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực (chẳng hạn như tiền, là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác) ở hiện tại để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích mang lại các kết quả nhất định (chẳng hạn như tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ) trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực mà nhà đầu tư đã bỏ ra Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra được gọi chung là vốn đầu tư Những kết quả đạt được từ quá trình đầu tư mang lại sẽ góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội

Xét theo nghĩa hẹp, hoạt động đầu tư chỉ đơn thuần là việc gia tăng tư bản nhằm mục đích tăng cường năng lực sản xuất tương lai Chính vì vậy, đầu tư còn có tên gọi khác là tích lũy tư bản hay hình thành tư bản Do đó, nếu xem xét trên giác độ phát triển kinh tế - xã hội thì hoạt động đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ nhằm mục đích duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có hoặc cải thiện mức sống của dân cư.

Nói tóm lại, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như tạo ra sản phẩm cho xã hội.

1.1.3 Khái niệm môi trường đầu tư

Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu môi trường nghiên cứu, khái niệm môi trường đầu tư (Tiếng Anh: Investment environment) được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau Cụ thể:

Theo cách tiếp cận thứ nhất, môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực giúp doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất trên cơ sở đó làm tăng thu nhập Ở cách tiếp cận này, môi trường đầu tư được xem xét dưới góc độ yếu tố cấu thành nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Cách tiếp cận thứ hai môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm các yếu tố, điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, … có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia Dưới góc độ này, môi trường đầu tư được xem xét trên hai mặt là yếu tố cấu thành và điều kiện đảm bảo cho các yếu tố đó, là các chính sách tác động đến môi trường đầu tư.

Cách tiếp cận thứ ba, môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động đến các cơ hội, ưu đãi và lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ, có tác động chi phối đến hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh Cách tiếp cận này chỉ đề cập đến các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư được thể hiện ở các chính sách của chính phủ tác động đến môi trường đầu tư, đảm bảo cho các hoạt động của đầu tư.

Như vậy, môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp hay nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau,tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư hay doanh nghiệp.

Các yếu tố cơ bản cấu thành nên môi trường đầu tư

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách, liên quan đến lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường ảnh hưởng không tốt đến máy móc thiết bị có nguồn gốc phương Tây nếu như không được bảo quản tốt Nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành Dân cư đông sẽ là nguồn cung cấp lao động dồi dào và là thị trường tiềm năng để tiêu thụ hàng hóa.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, một vùng lãnh thổ Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động không, có các tuyến giao thông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không Quốc gia có vị trí như vậy được hưởng lợi từ các dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá Với nhà đầu tư, các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội là nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn

Chính tài nguyên thiên nhiên là lợi thế sẵn có so với vùng khác, quốc gia khác, là cơ sở để xây dựng định hướng phát triển ngành của một quốc gia Nhiều nước phát triển trên thế giới đều dựa vào từ trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, cũng có nghèo tài nguyên như Nhật Bản nhưng lại có sức mạnh kinh tế Do đó, tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn để phát triển kinh tế.

Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của hoạt động đầu tư Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn khi quốc gia có môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho sự vận động của số vốn mà họ bỏ ra Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư Đó là việc ban hành các luật lệ, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động đầu tư, tạo ra sự phát triển ổn định của nền kinh tế, ổn định xã hội.

Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán và chính sách bất ổn định Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá tài sản,vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư bị đe doạ Hoặc ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, chiến lược xuất nhập khẩu ) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.

1.2.3 Môi trường pháp lý Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư.

Môi trường pháp lý đối với hoạt động đầu tư bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể Nhà nước giữ một vai trò quan trọng xây dựng hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi Hệ thống các chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh gồm chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Nhà nước điều hành quản lý kinh tế, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời các chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó.

Quá trình đầu tư bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn lực lớn thời gian tiến hành các hoạt động dài nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu quả là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả Những điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống pháp luật bao gồm; có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận; các quy định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất; quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đó, và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP/đầu người, hệ thống tài chính…

Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài) Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động đầu tư có hiệu quả Do đó, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu hút vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn đầu tư sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao Năng lực tăng trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa và thu hút nhà đầu tư.

Một quốc gia có dân số đông, thị trường rộng lớn có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với nhà đầu tư Quy mô thị trường dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường.

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực và giá cả sức lao động Nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng và giá cả sức lao động Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động Chất lượng lao động có ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư, tới cơ cấu đầu tư Nếu chất lượng lao động cao và chi phí lao động thấp thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận Tuy nhiên để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề…

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc Trình độ của các nhân tố này cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo ra môi trường cho hoạt động đầu tư Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc độ chu chuyển động vốn Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư Khi cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và tạo ra rào cản cho hoạt động đầu tư Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao Nhà đầu tư chỉ đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động ban xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Đặc biệt với ngành logistics thì cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định đối với chi phí và lợi nhuận: hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc.

Khoa học công nghệ là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nó không chỉ là nền tảng, mà còn là kết quả, minh chứng hiện thân của một đất nước phát triển, của một đất nước công nghệ hiện đại. Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế Một quốc gia có tiềm lực khoa học công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao Năng lực sáng tạo công nghệ là một trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia đó Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế, quyết định hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài của một quốc gia.

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như: kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội, cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên. Nhưng khi lạm phát xảy ra cao và triền miên thì có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia: lãi suất thực, thunhập tực tế, phân phối thu nhập, nợ quốc gia… Đây cũng là một chỉ số tác động đến quyết định của nhà đầu tư.

Hoạt động xúc tiến đầu tư

Đặc điểm của môi trường đầu tư

Có tính tổng hợp: Các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và gây tác động đến toàn bộ nền kinh tế.

Có tính hai chiều: Môi trường đầu tư, chính phủ và nhà đầu tư tương tác với nhau. Môi trường đầu tư gây ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư, giá trị và cơ cấu vốn đầu tư Nhà đầu tư tác động lên môi trường đầu tư tích cực và tiêu cực, ví dụ nâng cao tay nghề người lao động hoặc làm ô nhiễm môi trường Chính phủ tác động tới các yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị, pháp luật, cơ sở hạ tầng.

Có tính động: Môi trường đầu tư luôn vận động do các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư luôn vận động.

Có tính mở: Các yếu tố của môi trường đầu tư cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tư quốc gia lại chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư quốc tế.

Có tính hệ thống: Vì môi trường đầu tư là tổng hoà của các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, các yếu tố này luôn tự biến đổi, tương tác lẫn nhau qua các mối liên hệ, dẫn đến bản thân hệ thống môi trường đầu tư biến đổi liên tục.

Ý nghĩa của môi trường đầu tư

1.4.1 Đối với nhà đầu tư

Môi trường đầu tư là tất cả các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của một nhà đầu tư, bao gồm các yếu tố như chính sách tài khóa của chính phủ, tình hình kinh tế, tình hình chính trị, xu hướng thị trường và cạnh tranh.

Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của các quyết định đầu tư của một nhà đầu tư Nếu môi trường đầu tư ổn định, an toàn và tiềm năng tăng trưởng, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và đầu tư vào các cơ hội có lợi Tuy nhiên, nếu môi trường đầu tư không ổn định, không an toàn và không tiềm năng, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro và mất tiền.

Môi trường đầu tư còn có thể ảnh hưởng đến động lực và tâm lý đầu tư của nhà đầu tư Nếu môi trường đầu tư được đánh giá cao và có tiềm năng tăng trưởng, nhà đầu tư có thể cảm thấy động lực và sẵn sàng đầu tư thêm vào các khoản đầu tư hiện có Tuy nhiên, nếu môi trường đầu tư bất ổn, có sự biến động mạnh hoặc có quá nhiều rủi ro, nhà đầu tư có thể mất động lực và từ bỏ các kế hoạch đầu tư.

Ngoài ra, môi trường đầu tư còn ảnh hưởng đến lựa chọn các cách thức đầu tư và thời điểm đầu tư của nhà đầu tư Với một môi trường đầu tư tốt, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau và có thể tìm thấy các cơ hội đầu tư ưu việt hơn Nhưng trong một môi trường đầu tư không ổn định, nhà đầu tư có thể phải tìm kiếm các cách thức đầu tư an toàn hơn và có thể cần thời gian đợi đến khi thị trường ổn định hơn.

Tóm lại, môi trường đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải đánh giá và phân tích môi trường đầu tư một cách cẩn thận để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và mang lại lợi nhuận cao nhất.

Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng đối với chính phủ vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tăng trưởng của đất nước Nếu môi trường đầu tư thuận lợi, có nhiều cơ hội đầu tư và động lực đầu tư mạnh mẽ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ quan tâm đếnViệt Nam, góp phần tăng cường vốn đầu tư và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Các chính sách này có thể bao gồm việc cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cải cách thủ tục hành chính và đầu tư vào hạ tầng.

Một môi trường đầu tư tốt cũng có thể thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp vào việc phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy đổi mới công nghiệp Điều này có thể giúp chính phủ thu thuế và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Do đó môi trường đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và tăng trưởng của đất nước, nên chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Vai trò của môi trường đầu tư

Mọi hoạt động đầu tư dù ở đâu (trong nước hay ngoài nước) suy cho cùng là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường mà ở đó các hoạt động đầu tư có hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro Điều đó lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, chính sách và luật pháp Các yếu tố xã hội, như truyền thống, văn hoá, tập quán và tôn giáo cũng tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư và khả năng sinh lời của dự án đầu tư Như vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không, đầu tư cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô dự án ra sao.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nên rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn, thu hút nguồn vốn. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư để các chính phủ thấy điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và trên cơ sở đó sẽ có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Các quốc gia khu vực Đông Nam Á trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 rất ít chú ý tới việc cải thiện môi trường đầu tư vì nguồn vốn đầu tư chủ yếu là đầu tư gián tiếp vào bất động sản và thị trường chứng khoán Sau cuộc khủng hoảng, các quốc gia đã rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn vì họ nhận thấy nguồn vốn từ đầu tư có vai trò đặc biệt quantrọng cho tăng trưởng và phát triển và không là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính như nguồn vốn khác ví dụ như FPI.

Chỉ số đánh giá môi trường đầu tư

1.6.1 Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (Growth Competitiveness Index – GCI 4.0)

Năng lực cạnh tranh thể hiện ở các phạm vi khác nhau, gồm: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được hiểu là khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, là năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng công nghệ cao hơn, đào tao kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng và bảo vệ môi trường xã hội.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2018, Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 được xác định dựa trên một tập hợp mới các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Chỉ số này đánh giá các yếu tốquyết định mức độ năng suất của một quốc gia – động lực quan trọng nhất để cải thiện mức sống trong dài hạn. GCI 4.0 đo lường theo 12 động lực (trụ cột) của năng suất; đánh giá được các nội dung quan trọng như nguồn nhân lực, mức độ sáng tạo, đổi mới, mức độ kháng cự với các cú sốc bên ngoài và sự nhạy bén Những nội dung này được thể hiện qua các yếu tố quan trọng mới khác (ví dụ như: văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp có ý tưởng đột phá, sự phối hợp của nhiều bên liên quan, tư duy phản biện, niềm tin của xã hội, …), bên cạnh những yếu tố truyền thống (như ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, quyền tài sản, …).

Cách tiếp cận đo lường đo lường GCI 4.0 (chỉ số năng lực cạnh tranh GCI 4.0 của diễn đàn kinh tế thế giới): 12 trụ cột, phân thành 4 nhóm

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

- Trụ cột 2: Cơ sở hạ tầng

- Trụ cột 3: Ứng dụng CNTT

- Trụ cột 4: Ổn định kinh tế vĩ mô

- Trụ cột 7: Thị trường hàng hoá

- Trụ cột 8: Thị trường lao động

- Trụ cột 9: Thị trường tài chính

- Trụ cột 10: Quy mô thị trường

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

- Trụ cột 11 Năng động trong kinh doanh

- Trụ cột 12 Năng lực đổi mới sáng tạo

Cách tính điểm chỉ số GCI

Trong đó: scorei,c là điểm số chỉ tiêu i của nền kinh tế c; valuei,c là giá trị thô của chỉ tiêu i của nền kinh tế c; wpi là giá trị mà tại đó hoặc thấp hơn thì điểm số là 0;

Giống với chỉ số GCI trước đây, GCI 4.0 cũng dựa trên các trụ cột (12 trụ cột) Có tổng số 98 chỉ số được đánh giá, được nhóm thành 4 mục là: môi trường 7 kinh doanh, nguồn nhân lực, thị trường và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo 12 trụ cột trong GCI 4.0 phản ánh quy mô và mức độ phức tạp của các yếu tố động lực thúc đẩy tăng năng suất và năng lực cạnh tranh Những trụ cột này bao gồm: Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Mức độ ứng dụng CNTT; Ổn định kinh tế vĩ mô; Y tế; Kỹ năng; Thị trường hàng hoá; Thị trường lao động; Thị trường tài chính;Quy mô thị trường; Mức độ năng động và đa dạng trọng kinh doanh; và Năng lực đổi mới,sáng tạo

Trong số 98 chỉ tiêu đánh giá GCI 4.0, chỉ có 34 chỉ tiêu là được giữ lại từ phương pháp đánh giá trước đây (GCI)1, trong khi có tới 64 chỉ tiêu mới Với cách tiếp cận mới, GCI 4.0 có cách tính điểm mới, từ 0 đến 100 (tốt nhất, điểm tới hạn) Cách tính điểm này nhấn mạnh rằng năng lực cạnh tranh không phải là cuộc chơi bằng không mà có thể được cải thiện ở tất cả các nền kinh tế Cách tiếp cận của GCI 4.0 tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nền kinh tế Trong nửa sau của thế kỷ 20, con đường phát triển dường như khá rõ ràng: các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn dự kiến sẽ phát triển thông qua công nghiệp hóa trong các ngành tận dụng lao động tay nghề thấp Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, trình tự này đã trở nên ít rõ ràng hơn, đặc biệt là chi phí công nghệ và vốn thấp hơn bao giờ hết nhưng việc sử dụng thành công phụ thuộc vào một số các yếu tố khác Do mức độ phức tạp về ưu tiên chính sách ngày càng tăng, GCI 4.0 áp dụng trọng số bằng nhau cho các trụ cột thay vì theo giai đoạn phát triển hiện tại của đất nước.

Về bản chất, chỉ số GCI 4.0 tạo sân chơi bình đẳng cho mỗi nền kinh tế để xác định con đường phát triển của họ Trong khi trình tự phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của mỗi nền kinh tế, chỉ số này cho rằng các nền kinh tế cần phải toàn diện trong cách tiếp cận năng lực cạnh tranh thay vì chỉ tập trung vào một yếu tố cụ thể Một trụ cột có hiệu quả tốt không thể bù đắp cho sự yếu kém của một trụ cột khác.

Chẳng hạn, đầu tư vào công nghệ mà không đầu tư vào các kỹ năng số sẽ không mang lại hiệu quả năng suất cao Để nâng cao năng lực cạnh tranh, không thể bỏ qua khu vực nào. Năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới đo lường năng lực cạnh tranh 4.0 đối với 140 nền kinh tế.

1.6.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

PCI là viết tắt của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) một chỉ số do Viện Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng (CED) và Liên minh Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (VCCI) phát triển và công bố hàng năm để đo lường năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành phố ở Việt Nam PCI bao gồm 12 chỉ số thành phần chính như sau:

Thủ tục hành chính. Đất đai.

Trong số những lĩnh vực thuế và phí.

Cơ sở vật chất hạ tầng.

Khả năng thích ứng và phát triển.

Tài chính và ngân hàng. Đối tác và kết nối.

Nhân văn và cộng đồng.

Khoa học công nghệ và đổi mới.

Những chỉ số này được chia thành hai nhóm: các chỉ số về quy trình hành chính và các chỉ số về kết quả cạnh tranh Tổng điểm của PCI được tính bằng trung bình cộng các điểm của các chỉ số thành phần này PCI càng cao thì tỉnh thành phố đó càng có năng lực cạnh tranh cao.

1.6.3 Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia

Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide - ICRG) là công cụ dự đoán về tình hình đầu tư quốc tế Chỉ số này phân tích môi trường tài chính, kinh tế và chính trị ở các quốc gia, nhằm đưa ra nhận định về rủi ro đầu tư, cơ hội kinh doanh cũng như ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế hiện tại và trong tương lai Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia gồm 3 tiêu chí chính: Rủi ro chính trị, tài chính, kinh tế

- Sự ổn định của chính phủ

- Các điều kiện KT-XH

- Quân đội trong chính trị

- Xung đột về tôn giáo

- Xung đột về sắc tốc

- Trách nhiệm giải trình về tính dân chủ

- Thanh toán nợ nước ngoài/ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (XGS)

- Tài khoản vãng lai/XGS

- Tài sản ròng tính bằng số tháng có thể tài trợ cho nhập khẩu

- Sự ổn định tỷ giá hối đoái

- GDP bình quân đầu người

- Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm

- Tỷ lệ lạm phát hàng năm

- Cán cân ngân sách (%GDP)

- Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP)

1.6.4 Chỉ số nhận thức về tham nhũng TI

Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) hàng năm, xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia" Tổ chức định nghĩa tham nhũng là "lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi" Chỉ số này có thang điểm từ 0-10, nếu quốcgia có chỉ số này cao thì tham nhũng ít và có mức độ minh bạch từ cao và ngược lại Chỉ số này được TI sử dụng để đánh giá mức độ nhận thức tham nhũng của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Chỉ số này phản ánh các quy định của chính phủ và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh Chỉ số này là tổng hợp của các chỉ số về bắt đầu kinh doanh, cấp phép, tuyển dụng, đăng ký tài sản, cung cấp tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, trả thuế, ngoại thương, thực thi hợp đồng, chấm dứt kinh doanh.

Bảng các nhóm chỉ số xếp hạng kinh doanh

Bắt đầu kinh doanh Bảo vệ nhà đầu tư

Thủ tục (số) Chỉ số công khai

Thời gian ( ngày ) Chỉ số trách nhiệm của giám đốc

Chi phí (% của TN/N) Chỉ số cổ đông

Vốn tối thiểu (% của TN/N) Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư

Xử lý các giấy phép xây dựng Trả thuế

Thủ tục (số) Các khoản trả (số)

Thời gian ( ngày ) Thời gian (giờ)

Chi phí (% của TN/N) Thuế thu nhập

Tuyển dụng Thuế và các khoản đóng cho lao động

Chỉ số khó khăn về tuyển dụng Thuế khác (%)

Chi phí tính chặt chẽ về giờ Tổng thuế suất(% lợi nhuận)

Chi phí khó khăn về sa thải Ngoại thương

Chi phí về tính chặt chẽ về tuyển dụng Tài liệu để XK(số)

Chi phí sa thải ( số tuần lương) Thời gian XK (ngày) Đăng ký tài sản Chi phí để XK (USD/container)

Thủ tục (số) Tài liệu XK (số)

Thời gian (ngày) Thời gian XK (ngày)

Chi phí (%giá trị tài sản) Thực thi hợp đồng

Cung cấp tín dụng Thủ tục (số)

Chỉ số quyền pháp lí Thời gian (ngày)

Chỉ số thông tin tín dụng Chi phí (% hợp đồng)

Tổ chức công (% người trưởng thành) Chấm dứt kinh doanh

Tổ chức tư (% người trưởng thành) Thời gian

Tỷ lệ phục hồi (xu/$)

Thực hành phân tích môi trường đầu tư

Phân tích môi trường đầu tư của Singapore

2.1.1 Giới thiệu chung về Singapore

Singapore là một đất nước nhỏ bé nằm ở phía nam của bán đảo Mã Lai, có diện tích khoảng 725,7 km² và dân số khoảng 5,7 triệu người Nền kinh tế Singapore phát triển mạnh mẽ, với nhiều ngành công nghiệp chủ đạo như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, thương mại và du lịch Singapore cũng là một trung tâm tài chính và thương mại lớn của khu vực Đông Nam Á. Đất nước này được coi là một trong những nơi an toàn và có môi trường sống tốt nhất trên thế giới, với hệ thống giáo dục tốt và hệ thống y tế đạt chuẩn quốc tế Singapore là một đất nước đa dân tộc, với người Hoa, người Malay, người Ấn Độ và người châu Âu Nền văn hóa Singapore rất đa dạng, pha trộn giữa nhiều nền văn hóa khác nhau

Singapore là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với một chính sách kinh tế tự do, quản lý tiền tệ hiệu quả và các quy định thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đây là một trong những lý do làm cho Singapore trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Ngoài ra, Singapore cũng là một trong những trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu thế giới.

Chính trị Singapore là một chế độ đa đảng, tuy nhiên, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử quốc hội từ khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965 Chính phủ Singapore được coi là một trong những chính phủ hiệu quả nhất trên thế giới và luôn nỗ lực để duy trì sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế.

2.1.2 Phân tích môi trường đầu tư ở Singapore theo các yếu tố cấu thành

- Vị trí địa lý: Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, Nằm ở phía bắc châu Á, giữa phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia, cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc Singapore nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á nên đây là điểm giao thoa của các tuyến đường hàng hải và hàng không Do đó nơi đây có một điểm thuận lợi để phục vụ như là trung tâm thương mại và logistics.

- Diện tích: 697km2, xếp thứ 192 trên thế giới, chứng tỏ Singapore khá nhỏ nhưng lại có nền kinh tế khá phát triển.

- Tài nguyên: Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế một loại nước có được sau quá trình khử muối Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khấu Nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài dưới dạng nguyên liệu thô, Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả Vì thế nền kinh tế Singapore phát triển được phần lớn dựa vào các nguyên liệu thô nhập khẩu từ các quốc gia khác: Malaixia, Việt Nam, Philippin

Vì tài nguyên vốn hạn chế nên Singgapore đã tập trung nhiều vào phát triển du lịch vùng như công ngiệp như xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất và cảng biển để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp sản xuất Đặc biệt, Singapore đã phát triển mạnh các ngành công nghệ cao như điện tử, ô tô, máy bay và sản phẩm y tế để bù vào những hạn chế về tài nguyên Mặc dù diện tích đất trồng trọt tại Singapore rất hạn chế nhưng Singapore đã phát triển các công nghệ cao trong nông nghiệp như thủy canh, nuôi cá trong hồ bơi và trồng rau trên tầng hầm để sản xuất rau sạch.

- Khí hậu: Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo Khí hậu nhiệt đới ở Sigapore thích hợp cho ngành nông nghiệp, nhưng với nguồn nước hạn chế được cung cấp từ lượng mua hàng năm và nguồn nước nhập khẩu, nền nông nghiệp của Singapore không phát triển, mức đóng góp của ngành vào GDP là dưới 0,5% Sản phẩm chủ yếu chỉ là gia cầm, hoa lan, rau, cá cảnh, trái cây

Tuy nhiên chính phủ Singapore đã đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng nhập khẩu nước trong nông nghiệp bằng cách chủ yếu trồng trọt theo phương pháp thủy canh, trồng rau trên tầng hầm, nuôi cá trong hồ bơi, và chăn nuôi gia súc trong nhà kính Ngoài ra, chính phủ cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính như chính sách cho vay ưu đãi và các khoản hỗ trợ vốn đầu tư để giúp các nhà sản xuất nông nghiệp địa phương tăng cường sản xuất và nâng cao năng suất Với điều kiện khí hậu như trên Singapore cũng rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch

- Cơ hội: Điều kiện tự nhiên như trên khó lòng cho phép Singapore phát triển sản suất hay chăn nuôi và cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho người dân, mà đây sẽ là cơ hội cho những nhà xuất nhập khẩu (xuất khẩu nguyên liệu thô, nguồn lương thực thực phẩm thường và cao cấp)

Singapore là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với những mặt hàng nông sản: lương thực, thực phẩm, rau củ, trái cây Đây là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn để khai thác khi các nhà đầu tư có ý định thâm nhập vào thị trường Singapore

2.1.2.2 Môi trường nhân khẩu học

Singapore có dân số ít (5.917.522 triệu người, đứng thứ 114 trên thế giới), tốc độ tăng dân số thấp (Tốc độ tăng dân số: 0.79%, xếp thứ 126 trên thế giới) Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (những đối tượng có nhu cầu mua mặt hàng nông sản lớn) cao tạo nên nhu cầu lớn cho ngành nông nghiệp rau quả Đồng thời làm cho nguồn lực lao động ở đây dồi dào với nhiều nguồn nhân lực trẻ trong độ tuổi lao động thu hút được nhiều nhà đầu tư đi đầu tư ở Singapore.

Thành phần dân cư: người Hoa 76.8%, người Malaysia 13.9%, người Ấn Độ 7.9%, khác 14%( dựa trên 2000 mẫu khảo sát) Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mã Lai (quốc ngữ), tiếng Anh, tiếng phổ thông Trung Quốc và một số tiếng khác Đa số người dân tại Singapore có thể sử dụng ít nhất hai ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi trong giao tiếp khi kinh doanh, giao thương với đối tác Singapore, giảm bớt rào cản về ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế Nhiều người nước ngoài đến Singapore đã làm phát triển ngành du lịch ở đây, giúp Singapore trở thành điểm đến lý tưởng cho những chuyến đi, chính điều này cũng khiến cho các nhà đầu tư hứng thú với sự độc đáo trong văn hóa cũng như những địa điểm thu hút khách du lịch.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thương mại vững vàng thì môi trường chính trị ở đây cũng rất ổn định Hệ thống chính trị ở Singapore hoạt động dựa trên nguyên tắc đa đảng nhưng gần giống với chế độ dân chủ độc đảng vì kể từ khi giành được độc lập đến nay, Đảng Nhân Dân Hành Động tiếp tục cầm quyền đến hiện tại trong Chính phủ nắm quyền kiểm soát đường lối chính trị từ khi nhà nước tự chủ được thành lập từ năm 1959 Vì chính quyền ổn định và có năng lực trong việc điều khiển nền kinh tế cũng như chính trị giao thương với các nước đã giúp Singapore phát triển nhanh chóng

Singapore đã thu hút các nhà đầu tư nhờ vào chính trị ở đây bình ổn cao điều đó cũng giúp cho các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trở nên dễ dàng hơn, ít trở ngại và đặc biệt là ở đây Chính phủ nước này cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, điều đáng nói là chính sách thuế rất ưu đãi: Chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, …

Chính trị ở Singapore không có nhiều biến động nên người dân ở đây cũng có cuộc sống đảm bảo nên an toàn cho các nhà đàu tư khi không phải chịu tác động từ chính phủ các nước, an toàn cho việc đầu tư.

Phân tích môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương

2.2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Hải Dương

 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Tỉnh Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt với 4 mùa; nhiệt độ trung bình là 23C.

Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lượng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lượng khoảng 400.000 tấn, quặng bô

- xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lượng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Môn.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2 Địa hình dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Hải Dương có 2 vùng chính là vùng núi trung du và vùng đồng bằng Vùng núi trung du chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên, vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên.

 Dân số và lực lượng lao động

Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động Tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thông và chủ yếu là làm nghề nông Đây sẽ là nguồn cung lao động rất quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư.

 Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18 ); đường sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn) và đường thủy (tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy).

Hải Dương gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nước

 Kinh tế - Chính trị - Văn hóa

Trong năm trước mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo Tỉnh và chính quyền địa phương, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn tăng hơn so với năm trước Tổng sản phẩm địa phương dự kiến đạt 46.397 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm trước Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng dự kiến đạt 78.566 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm trước Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản dự kiến đạt 15.584 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm trước.

Tốc độ tăng trưởng đạt từ 7% đến 7,5%, cơ cấu nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 16,5% - 48,5% - 35,0% GDP bình quân/người đạt 38,5 triệu đồng; Thu NNSNN dự kiến đạt 6.750 tỷ đồng.

Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước Hải Dương có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác đã được xếp hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Côn Sơn, Kiếp Bạc… Một số điểm du lịch đẹp và nổi tiếng là Côn Sơn - Kiếp Bạc, động Kính Chủ, đền cao An Phụ, gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam

Do đó ta thấy được tỉnh Hải Dương là một tỉnh phát triển ở mức trung bình So với các tỉnh lân cận, Hải Dương có điểm mạnh là có vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật tốt Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên hay Hải Phòng thì vẫn chưa phát triển đầy đủ tiềm năng và còn nhiều hạn chế về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

2.2.2 Phân tích môi trường đầu tư của Hải Dương qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được biết là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư Tại Hải Dương điểm số PCI có dấu hiệu tăng lên theo từng năm. Điểm số PCI từ năm 2016 đến năm 2022 của tỉnh Hải Dương

Từ năm 2016 đến năm 2018, PCI của Hải Dương có sự tăng trưởng khá mạnh Từ năm 2018 đến năm 2020, PCI của tỉnh này đã giảm nhẹ Nhưng từ năm 2021 thì đã tăng lên gần 70 điểm đến năm 2022 thì lại giảm xuống

Dưới đây là hình ảnh so sánh về điểm của chỉ số PCI của tỉnh Hải Dương so với một số tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy tỉnh Hải Dương so với tỉnh Quảng Ninh thì vẫn còn rất kém.

Tỉnh Hải Phòng những năm từ 2006 đến 2012 thì vẫn còn thấp hơn so với tỉnh Hải Dương nhưng từ năm 2012 trở đi thì tỉnh này đã có sức bật khá kinh ngạc Hà nội trong những năm gần đây thì điểm số PCI cũng tăng cao hơn so với tỉnh Hải Dương Trong các tỉnh lân cận thì điểm số PCI của Hải Dương gần như thấp hơn so với 3 tỉnh còn lại Tuy nhiên, với chỉ số cạnh trạnh hiện tại của tỉnh Hải Dương thì vẫn được xếp vào nhóm các tỉnh thành phố có năng lực cạnh tranh trung bình.

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w