1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành số 1 sự tác động của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc đàm phán thái lan – canada

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự tác động của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc đàm phán Thái Lan – Canada
Tác giả Nguyễn Thị Thanh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hạnh Nguyên
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 429,09 KB

Cấu trúc

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. Vai trò của kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đối với các doanh nghiệp (4)
    • 1.2. Sự cần thiết phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc đàm phán (5)
      • 1.2.1. Môi trường tự nhiên (5)
      • 1.2.2. Môi trường nhân khẩu học (5)
      • 1.2.3. Môi trường khoa học công nghệ (6)
      • 1.2.4. Môi trường kinh tế (6)
      • 1.2.5. Toàn cầu hóa (6)
      • 1.2.6. Môi trường chính trị - pháp luật (8)
      • 1.2.7. Môi trường văn hóa – xã hội (8)
  • 2. NỘI DUNG (9)
    • 2.1. Thái Lan (9)
      • 2.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của Thái Lan ảnh hưởng đến cuộc đàm phán 8 1. Môi trường tự nhiên (9)
        • 2.1.1.2. Môi trường nhân khẩu học (10)
        • 2.1.1.3. Môi trường khoa học công nghệ (11)
        • 2.1.1.4. Môi trường kinh tế (11)
        • 2.1.1.5. Toàn cầu hóa (15)
        • 2.1.1.6. Môi trường chính trị - pháp luật (16)
        • 2.1.1.7. Môi trường văn hóa – xã hội (17)
      • 2.1.2. Văn hóa đàm phán và những điểm cần lưu ý khi tiến hành đàm phán ở Thái Lan (20)
        • 2.1.2.1. Văn hóa đàm phán ở Thái Lan (20)
        • 2.1.2.2. Những điểm cần lưu ý khi tiến hành đàm phán ở Thái Lan (22)
      • 2.1.3. Thời gian và địa điểm đàm phán và ký kết hợp đồng ở Thái Lan (23)
        • 2.1.3.1. Thời gian đàm phán và ký ký kết hợp đồng ở Thái Lan (23)
        • 2.1.3.2. Địa điểm đàm phán và ký kết hợp đồng ở Thái Lan (23)
    • 2.2. Canada (23)
      • 2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của Canada ảnh hưởng tới cuộc đàm phán (23)
        • 2.2.1.1. Môi trường tự nhiên (23)
        • 2.2.1.3. Môi trường khoa học công nghệ (26)
        • 2.2.1.4. Môi trường kinh tế (27)
        • 2.2.1.5. Toàn cầu hóa (31)
        • 2.2.1.6. Môi trường chính trị - pháp luật (32)
        • 2.2.1.7. Môi trường văn hóa – xã hội (33)
      • 2.2.2. Văn hóa đàm phán và những điểm cần lưu ý khi tiến hành đàm phán ở Canada.33 1. Văn hóa đàm phán ở Canada (36)
        • 2.2.2.2. Những điều cần lưu ý khi tiến hành đàm phán ở Canada (38)
      • 2.2.3. Thời gian và địa điểm đàm phán và ký kết hợp đồng ở Canada (38)
        • 2.2.3.1. Thời gian đàm phán và ký kết hợp đồng ở Canada (38)
        • 2.2.3.2. Địa điểm đàm phán và ký kết hợp đồng ở Canada (39)
  • 3. KẾT LUẬN (40)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1.1.Vai trò của kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đối với các doanh nghiệpTrong thời đại ngày nay, công nghệ đang có sự tác động và tạo ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ

PHẦN MỞ ĐẦU

Vai trò của kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đối với các doanh nghiệp

Trong thời đại ngày nay, công nghệ đang có sự tác động và tạo ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các ngành nghề, lĩnh vực đời sống Khi đó, nhu cầu của các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng tăng cao để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do vậy, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đối với các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Thứ nhất, kỹ năng đàm phán giúp bảo vệ quan điểm trước đối tác Đây là vai trò vô cùng quan trọng Trước khi muốn thuyết phục người khác, phải có chính kiến và hoàn toàn tin tưởng và chính kiến của mình Nhờ đó, mới có thể định hướng thu thập thông tin, tin tưởng quan điểm đưa ra đồng thời lựa chọn lập luận phù hợp để đưa ra phản biện cho đối tác Người thiếu lập trường trong quá trình đàm phán sẽ không bao giờ đủ sức mạnh để thuyết phục người khác, trong kinh doanh lại càng khó khăn hơn vì phía đối tác cũng đang sở hữu những người có kỹ năng đàm phán giỏi.

Thứ hai, kỹ năng đàm phán giúp xác định hướng thuyết phục đối phương Nhờ kỹ năng đàm phán, giúp cho người tham gia đàm phán xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đối phương từ đó biến thành cái lợi cho mình, biết được tại sao họ lại chọn mình để đàm phán Những điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp người tham gia đàm phán giành lợi thế trên bàn đàm phán, đồng thời, hiểu được mình nên quyết liệt ở khía cạnh nào, và nên thỏa hiệp ở khía cạnh nào Đây chính là minh chứng cho câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Thứ ba, kỹ năng đàm phán giúp dung hòa lợi ích các bên tham gia Ký kết hợp đồng và hợp tác thành công phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ phù hợp, xứng đáng cho từng bên tham gia Không nên có sự chèn ép, thiếu công bằng nếu không sẽ xảy ra xung đột Chính vì vậy, người tham gia đàm phán cần có đut bản lĩnh, kinh nghiệm cũng như uy tín để thuyết phục các bên rằng những gì họ có được là tốt nhất và công bằng nhất từ đó mà việc hợp tác kinh doanh mới thuận tiện để đi đến thành công.Thứ tư, kỹ năng đàm phán giúp duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp Trong quá trình đàm phán, rất khó để tránh được những xích mích về quyền lợi của các bên tham gia Tuy nhiên, kỹ năng đàm phán giúp có các bên tham gia thấu hiểu lẫn nhau, tạo ra hiệu ứng tốt đẹp, giúp cho các bên gắn kết hợp tác vui vẻ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau hợp tác và đặc biệt là xây dựng và duy trì được mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

Cuối cùng, kỹ năng đàm phán giúp rút ngắn tiến trình đàm phán Mặc dù, thời gian đàm phán còn tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của dự án kinh doanh Tuy nhiên, vai trò kỹ năng đàm phán sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn tất tiến trình đàm phán nhanh hay chậm Trong kinh doanh, thời gian là yếu tố rất quan trọng vì nhiều dự án chỉ mang tính chất thời điểm, kéo dài chỉ tốn thời gian, chi phí, công sức mà kết quả lại giảm sút Do đó, đàm phán càng nhanh, hiệu quả càng cao.

Có thể thấy, không có sự hợp tác nào có thể thành công nếu thiếu kỹ năng đàm phán các bên tham gia Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo và phát triển kỹ năng này cho đội ngũ nhân sự để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Sự cần thiết phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc đàm phán

Bối cảnh là một nhân tố hạt nhân của cuộc đàm phán Nó ảnh hưởng tới sự đánh giá hiện thực cũng như quyết định của nhà đàm phán sau này Bối cảnh bao gồm các yếu tố khách quan về môi trường tự nhiên, môi trường nhân khẩu học, môi trường khoa học công nghệ, môi trường kinh tế, toàn cầu hóa, môi trường chính trị

- pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội.

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như địa lý, thời tiết, tài nguyên, thiên tai như lũ lụt, hạn hán… và dịch bệnh Tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình đàm phán Các yếu tố này giúp cho các bên liên quan xác định rõ thời tiết, địa hình, với tình trạng tự nhiên như thế thì đối phương sẽ bị ảnh hưởng về sản xuất, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm như thế nào Từ đó, các bên liên quan nắm bắt được tình hình, chọn thời điểm thích hợp để đàm phán và đưa ra các lập luận có lợi về phía mình.

1.2.2 Môi trường nhân khẩu học

Nhân khẩu học bao gồm các yếu tố mô tả một nhóm người chẳng hạn như đặc điểm dân số, độ tuổi, giới tính, tính cách, sở thích,… Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đàm phán Từ sự hiểu biết về nhân khẩu học của các bên liên quan, doanh nghiệp có thể xác định và đưa ra các kế hoạch, chiến lược có lợi cho bên mình trong quá trình đàm phán Đặc biệt, khi hiểu rõ về tính cách, sở thích, thói quen của các bên liên quan, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận sâu sắc về đối tác cũng như những hành vi cử chỉ của họ nói lên dược điều gì.

1.2.3 Môi trường khoa học công nghệ Đây là môi trường giúp thúc đẩy các bên liên quan có cơ hội hợp tác kinh doanh Khoa học công nghệ đã tạo ra sự kết nối liên tục và dễ dàng giữa các quốc gia thông qua mạng internet và các phương tiện truyền thông xã hội Điều này cho phép hai doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin về nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng Từ đó, các bên tham gia có thể tìm hiểu về lịch sử, hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của nhau trước khi bắt đầu quá trình đàm phán Ngoải ra, môi trường này còn giúp các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp mới, công nghệ tiên tiến và phương pháp kinh doanh sáng tạo Các doanh nghiệp có thể tận dụng những phát minh và công nghệ mới để tạo ra giá trị và lợi ích cho cả hai bên trong quá trình đàm phán.

Sự tác động của các yếu tố của môi trường kinh tế như lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất,… có tính chất trực tiếp hơn so với một số yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với các bên liên quan và ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược Nếu môi trường kinh tế ổn định, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hợp tác và đàm phán để nâng cao sản phẩm, dịch vụ và lợi nhuận Ngược lại, nếu môi trường kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các rủi ro và thách thức như thất thoát tài sản, giảm doanh số, tăng chi phí hoạt động,….

Toàn cầu hóa cho phép các doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận vào các quốc gia mới Điều này tạo ra cơ hội để tăng doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh doanh Trong quá trình đàm phán, việc có mặt ở nhiều quốc gia và tiếp cận vào các thị trường mới có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực bằng cách tạo ra giá trị và lợi ích cho các bên tham gia Toàn cầu hóa cũng tạo ra sự cạnh tranh tăng lên giữa các doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau Sự cạnh tranh này có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán bằng cách tạo ra áp lực để cải thiện sản phẩm, dịch vụ, giá cả và chất lượng.

1.2.6 Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị và pháp luật tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, cần tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp Đặc biệt, môi trường này phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại vì đường lối, định hướng của Đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

1.2.7 Môi trường văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau có những nét văn hóa đăc trưng riêng Tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… đều ảnh hưởng đến đến quá trình và kết quả đàm phán Vậy nên cần tìm hiểu kỹ môi trường này để nắm bắt được những nét riêng biệt của đối tác và có những cách ứng xử phù hợp để quá trình đàm phán ít xảy ra mâu thuẫn, tránh đụng chạm văn hóa và giúp các doanh nghiệp tạo thiện chí và quá trình hợp tác kinh doanh giữa các bên hiệu quả nhất.

NỘI DUNG

Thái Lan

2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của Thái Lan ảnh hưởng đến cuộc đàm phán

2.1.1.1 Môi trường tự nhiên a Vị trí địa lý

Thái Lan là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á và có tổng diện tích là 513.120 km 2 và là nước có diện tích lớn thứ 50 thế giới Dải đất Thái Lan có hình dáng tựa chiếc đầu của một con voi trải dài từ Chiang Rai xuống Yala, giáp với Mã Lai với biên giới trên đất liền dài 4.863 km Phía đông Thái Lan giáp Lào và Campuchia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman, phía bắc giáp Lào và Myanmar và phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia Ở phía đông nam của Thái Lan tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam và vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman b Địa hình Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên Núi chiếm phần lớn phía bắc của Thái Lan và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Kra và bán đảo Mã Lai Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó là hệ thống sông chính của Thái, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia Ở phía đông bắc của đất nước là cao nguyên Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với đồi thấp và hồ nông, cung cấp nước vào sông Mekong qua sông Mun. c Khí hậu

Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa và có đặc điểm theo mùa Phần lớn Thái Lan nằm trong vùng nhiệt đới Xavan về phía nam và đầu phía đông của miền đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa Thái Lan có 4 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng

5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12 Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan thường từ 32 độ C vào tháng 12 và lên tới

35 độ C vào tháng 4 hàng năm.

Tài nguyên nhiên nhiên của Thái Lan rất phong phú và đa dạng Thái Lan sở hữu một số khu rừng rộng lớn, bao gồm cả rừng nhiệt đới ẩm và rừng lá kim Các khu rừng này có giá trị quan trọng về môi trường, sinh thái và là nguồn cung cấp gỗ quý hiếm Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hổ, gấu, tê giác, báo,

… Với bờ biển dài 3.219km và khoảng 8.000 hòn đảo lớn nhỏ, Thái Lan có tài nguyên biển phong phú Các vùng biển và rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài cá, tôm, cua và các sinh vật biển khác Ngoài ra, Thái Lan còn các các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu mỏ, quặng sắt, thiếc, đồng,… Các mỏ than ở Thái Lan được sử dụng để sản xuất điện và là nguồn cung cấp quan trọng cho ngành công nghiệp e Đại dịch COVID-19

COVID-19 được xác nhận đã đến Thái Lan vào ngày 13 tháng 1 năm 2020 Những tuần sau đó, hàng trăm ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày và các địa điểm kinh doanh công cộng tại Bangkok và một số tỉnh khác bị yêu cầu đóng cửa Việc dừng đột ngột các hoạt động kinh doanh ở Bangkok khiến hàng chục nghìn người lao động trở về quê nhà Tất cả các đường bay thương mại quốc tế bị dừng từ ngày 4 tháng

4 và các biện pháp cách ly được triển khai ở nhiều mức độ khác nhau trên khắp cả nước Nhờ sự hợp tác của người dân với các chuyên gia dịch tễ và cơ sở hạ tầng y tế hiệu quả đã góp phần vào kết quả chống dịch tương đối thành công của Thái Lan cho đến nay

2.1.1.2 Môi trường nhân khẩu học

Theo thống kê mới nhất từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 12 tháng 10 năm

2023, tổng số dân Thái Lan là 70.206.425 người Thái Lan đang đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, chiếm 0,88% tổng dân số thế giới Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km 2 Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,946 (946 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu Độ tuổi trung bình ở Thái Lan là 41,2 tuổi Tuy nhiên, năm 2022 là năm có tỷ lệ sinh của Thái Lan đạt mức thấp nhất trong vòng 71 năm qua khi chỉ có 502.000 trẻ em được sinh ra ở Thái Lan thấp hơn 30% so với mục tiêu đề ra là 700.000 bé Đây là thực trạng đáng báo động trước sự già hóa dân số tại Thái Lan Trong khi đó, tỷ lệ dân cư Thái Lan trong độ tuổi lao động đạt 42,6 triệu người, tức 63,6% tổng dân số Nếu xu thế giảm tỷ lệ sinh tiếp tục diễn ra thì đến năm 2024, số trẻ em ở Thái Lan sẽ chỉ còn chiếm 13,3% tổng dân số Đồng thời, số người trong độ tuổi lao động cũng sẽ giảm xuống chỉ còn 55,5%.

Tỷ lệ số người biết chữ của người lớn (15 tuổi trở lên) ở Thái Lan là 96,7% nhìn chung là cao so với các nước khác ở Đông Nam Á

Ngoài ra, tỷ lệ dân số sống ở thành thị của Thái Lan khá cao và đang tăng nhanh trong những năm gần đây Hiện tại, có hơn 50% dân số Thái Lan sống ở các thành phố lớn như Bangkok, Chiang Mai và Pattaya Điều này cho thấy một sự di dân từ nông thôn vào thành thị được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và cơ hội việc làm tốt hơn.

2.1.1.3 Môi trường khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của Thái Lan Quốc gia này đã thành lập nhiều viện nghiên cứu và trung tâm công nghệ tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực quan trọng như thông tin và truyền thông, sinh học, công nghệ sinh học, vật liệu và năng lượng tái tạo Một số trung tâm nghiên cứu nổi tiếng ở Thái Lan bao gồm Viện Công nghệ King Mongkut, Viện Công nghệ Vương quốc Thái Lan,… Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, Thái Lan đã đạt được tiến bộ đáng kể Thái Lan có một ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Các trung tâm công nghệ cao như Cyber Security Research and Development Center và National Electronics and Computer Technology Center đã thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này Ngoài ra, Thái Lan đã thành công trong việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển Quốc gia này là một trung tâm sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia

2.1.1.4 Môi trường kinh tế a GDP

Năm 2020, GDP của Thái Lan giảm 6,1% so với năm 2019 Đây là năm thứ 3 nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á suy giảm trong hơn 2 thập kỷ qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Trong quý IV năm 2020, GDP của Thái Lan giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, năm 2021, tăng trưởng GDP của Thái Lan đạt 1,6% nhờ xuất khẩu tăng mạnh Kết quả này cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau khi suy giảm tới 6,1% năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-

19, dù vậy vẫn chưa đủ để đưa Thái Lan trở lại mức GDP của năm 2019 Trong quá IV năm 2021, kinh tế quốc gia này tăng trưởng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan rơi vào mức 2,6% Đây là con số được cải thiện so với mức tăng trưởng 1,6% của năm 2021 nhưng vẫn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia và Philippines Sự phục hồi của ngành du lịch – lĩnh vực chiếm gần 20% GDP của Thái Lan là một yếu tố tiềm năng giúp tải thiện tăng trưởng kinh yế, đặc biệt là khi hầu hế các quốc gia đã dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế của Thái Lan lại bị đình trệ trong quý IV năm 2022 khi chỉ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021 và chậm hơn mức đáng kể so với mức 4,5% của quý III trước đó.

Trong quý đầu tiên của năm 2023, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 2,7% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên với tốc độ này, tăng trưởng GDP của Thái Lan trong quý II năm 2023 chậm hơn so với mức 2,7% trong quý I với mức tăng trưởng 1,8%.

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giai đoạn 2020-2023 b Lạm phát

Canada

2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của Canada ảnh hưởng tới cuộc đàm phán

2.2.1.1 Môi trường tự nhiên a Vị trí địa lý

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới với diện tích 9.984.670 km 2 , và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ (chiếm 41% diện tích lục địa) Lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới. Địa hình ở Canada đa phần là các đồng bằng và núi ở phía Tây, đến các cao nguyên (núi nhỏ) ở phía Đông Nam và phía Đông, kế đến là các vùng đồng bằng ở khu vực Ngũ Đại Hồ Canada có đường bờ biển dài nhất thế giới với tổng chiều dài

243.042 km, chiếm phần lớn lục địa Bắc Mỹ Hai con sông dài nhất ở Canada là sông Mackenziev đổ vào Bắc Băng Dương và thoát nước cho phần lớn vùng Đông Bắc của Canada cùng với sông St Lawrence thoát nước cho Ngũ Đại Hồ và đổ ra vịnh St Lawrencewhich. c Khí hậu

Canada có diện tích rộng lớn nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau Ở phía bắc Canada có khí hậu vô cùng lạnh lẽo và ảm đạm, tuyết rơi quanh năm và đóng băng dày với nhiệt độ trung bình là âm 25 độ C Ở phía nam Canada khí hậu có đặc trưng 4 mùa rõ rệt Đây là khu vực dễ chịu nhất tại Canada với nhiệt độ trung bình 20 độ C Đồng bằng nội địa là khu vực ở sâu trong đất liền nền không nhận được sự ảnh hưởng trực tiếp của biển khí hậu ở đây khá khắc nghiệt, mùa đông lạnh hơn nhiều và mùa hè nóng hơn nhiều so với các vùng ven biển, tuyết có thể bao phủ đến nửa năm Nhiệt độ trung bình ở vùng này khoảng từ âm 10 độ C đến 0 độ C Ở duyên hải phía Tây, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương ôn hòa và ẩm ướt Khu vực này nhận được gió ấm thổi từ Thái Bình Dương nên dù vào mùa đông thì thời tiết cũng rất dễ chịu, tuyết rơi ít và kèm mưa to Nhiệt độ trung bình nơi đây khoảng 15 độ C. d Tài nguyên thiên nhiên

Canada rất giàu tài nguyên khoáng sản Khối lượng than và xăng dầu lớn nhất cho đến nay đã được tìm thấy ở vùng đồng bằng phía tây Canada Số liệu thống kê gần đây cho thấy Canada chiếm khoảng 17,8% trự lượng dầu chung của thế giới Ngoài ra, Canada từ lâu đã được xếp hạng trong các nhà lãnh đạo thế giới trong việc sản xuất uranium, kẽm, niken, kali, lưu huỳnh,… Đây cũng là nhà sản xuất chính quặng sắt, vàng, đồng, bạc, chì,…

Canada rất nổi tiếng trên thế giới về hệ thống rừng, động thực vật hoang dã, hệ thống bảo vệ đất và nguồn nước Canada có hơn 71.500 loài động thực vật hoang dã, chiếm 20% thảm động thực vật hoang dã còn lại trên thế giới và 10% rừng và 25% đầm lầy, 7% hệ thống cung cấp nước sạch trên thế giới.

Khoảng một nửa diện tích của Canada được bao phủ bởi rừng Có khoảng 180 loài cây ở Canada Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước Canada là quốc gia có nhiều rừng thứ ba trên thế giới. e Đại dịch COVID-19

Trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại Canada đầu tiên được xác nhận vào ngày

25 tháng 1 năm 2020 Trong những tháng đầu tiên, số ca nhiễm và tử vong ở Canada vẫn ở mức thấp Từ tháng 4 đến tháng 6, dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở

Canada, với số ca nhiễm và tử vong tăng nhanh chóng Chính phủ Canada đã phải áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh Do vậy, thời gian sau, dịch COVID-19 bắt đầu được kiểm soát ở Canada, với số ca nhiễm và tử vong giảm dần Chính phủ Canada bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa và cho phép các hoạt động kinh tế và xã hội trở lại bình thường Nhờ chính phủ Canada có những triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả, người dân Canada có ý thức chấp hành các biện pháp phòng ngừa, chương trình tiêm chủng COVID-19 đạt được thành công lớn mà hiệu quả chống dịch ở Canada có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Canada là 0,9%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 2,2%.

2.2.1.2 Môi trường nhân khẩu học

Theo dữ liệu của Cơ quan thống kê Canada, nước này đã cán mốc kỷ lục mới khi dân số đạt mức 40 triệu người vào ngày 16 tháng 6 năm 2023 Canada đang đứng

0,48% tổng dân số thế giới Mật độ dân số của Canada là 4 người/km 2 và được xếp vào nhóm các nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới Mật độ dân số không đồng đều là do ảnh hưởng của địa hình và khí hậu Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,986 (986 nam trên 1.000 nữ), thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu Độ tuổi trung bình ở Canada là 41,1 tuổi Vấn đề hiện nay tại Canada là tỷ lệ sinh ngày càng giảm Lý do chủ yếu là do người dân ở đây ưu tiên công việc, cuộc sống hơn việc lập gia đình và sinh con khiến cho Canada phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nguồn lao động.

Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động ở Canada khoảng 65% tổng dân số Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Canada Vì thế, chính phủ Canada không ngừng nỗ lực và có nhiều chính sách khuyến khích cho người lao động nước ngoài nhập cư, cũng như tạo điều kiện cho du học sinh ở lại làm việc tại Canada Nhờ vậy giải quyết được vấn đề dân số già hoá, tăng nguồn lao động trẻ.

Tỷ lệ biết chữ của người dân Canada là 99%, vì vậy hầu như tất cả người dân Canada đều có thể đọc và viết

Nhờ chính sách nhập cư được Canada áp dụng cách đây 20 năm đã tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu dân số Canada Việc dân nhập cư tăng nhanh chóng là điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển nền kinh tế tại đây Giải quyết được vấn đề dân số già hoá, tăng nguồn lao động trẻ với gần 82% dân số Canada sống ở các khu vực thành thị.

2.2.1.3 Môi trường khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ở Canada là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023, Canada xếp thứ 21 trong Chỉ số Năng lực Sáng tạo Toàn cầu (GII), tăng 2 bậc so với năm 2022 Đây là một thành tích đáng ghi nhận, cho thấy Canada đang là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo.

Canada là một trong những nước dẫn đầu thế giới về công nghệ thông tin và truyền thông Nước này có hạ tầng mạng lưới viễn thông phát triển, với tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại di động cao Canada là quê hương của nhiều công ty công nghệ nổi tiếng thế giới như Shopify, BlackBerry, RIM,

Về công nghệ sinh học, Canada có hệ thống cơ sở nghiên cứu và phát triển sinh học hiện đại, với nhiều thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp, môi trường Đặc biệt, Canada đã phát triển thành công nhiều loại thuốc mới để điều trị các bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường,… Và thành công phát triển các côn nghệ xử lý nước thải và rác thải hiệu quả.

Canada có nền y tế phát triển, với hệ thống bệnh viện và cơ sở nghiên cứu hiện đại Canada đã phát triển thành công nhiều phương pháp điều trị y tế mới bao gồm phẫu thuật robot, liệu pháp tế bào gốc,….Canada là trung tâm du lịch y tế lớn, thu hút nhiều du khách quốc tế đến khám chữa bệnh.

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w