Tóm tắt: Tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt Nam

27 1 0
Tóm tắt: Tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung  Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGUYỄN THỊ THANH TRẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Võ Văn Nhị Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào hồi… giờ… ngày… tháng… năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1 Pham Ngoc Toan, Vo Van Nhi, Nguyen Thi Thanh Tram (2019) Factors affecting the use of management accounting at public health care units under the Ho Chi Minh department of health International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2019), November 8, 2019, Hanoi City, Vietnam 2 Nguyen Thi Thanh Tram, Pham Ngoc Toan (2019) Factors affecting the quality of accounting information presented on the financial statements of public health service units in Ho Chi Minh City International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2019), November 8, 2019, Hanoi City, Vietnam 3 Nguyen Thi Thanh Tram, Pham Ngoc Toan (2020) The Effect of Leadership Styles and Organizational Culture on the Quality of Financial Statements of Enterprises: Empirical Evidence from Vietnam International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2020) December 19th, 2020 Hanoi City, Vietnam 4 Nguyễn Thị Thanh Trầm (2021) Xác định các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Định Tạp chí công thương Số 17 - Tháng 7/2021, 342 – 347 (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – Trường đại học Nguyễn Tất Thành) 5 Vo Van Nhi, Nguyen Thi Thanh Tram (2022) The disclosure of information on Sustainable Development in the accounting reporting system and firm performance: Empirical evidence from seafood exploitation and processing enterprises in the Central Coast provinces The 5th International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2022), December 28th – 29th, 2020 Hanoi City, Vietnam 6 Nguyen Thi Thanh Tram, Pham Ngoc Toan (2023) Determinant Factors of Corporate Sustainability Information Disclosure: An Empirical Study of Vietnamese Listed Companies Proceedings of the 6th International Conference on Digital Innovation – Blockchain & Fintech, pp 262 - 272 7 Nguyen Thi Thanh Tram, Vo Van Nhi, Phạm Ngọc Toàn (2023) Stakeholder pressure, proactive sustainability strategy and corporate sustainability performance of fishing and seafood processing enterprises in Vietnam: The mediating effect of sustainability information disclosure The 5th Asia Conference on Business and Economic Studies (ACBES 2023) 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung đó là phát triển dựa trên ba mục tiêu chính gồm phát triển bền vững về kinh tế; phát triển bền vững xã hội và phát triển bền vững về môi trường Tương ứng với ba mục tiêu vừa nêu, nội dung thông tin phát triển bền vững gồm thông tin kinh tế, thông tin môi trường và thông tin xã hội Cùng với các thông tin liên quan đến quản trị hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp, thì thông tin về phát triển bền vững ngày càng được các bên liên quan như nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý, … quan tâm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch, công khai, và công bố để đánh giá hiệu quả và trách nhiệm xã hội, môi trường trong hoạt động của DN (Sumiani và cộng sự, 2007) Các giá trị mà thông tin về phát triển bền vững mang lại cho doanh nghiệp đã góp phần thu hút sự chú ý của các học giả tiến hành nghiên cứu về mảng đề tài này Kết quả đã có nhiều nghiên cứu về công bố thông tin phát triển bền vững được thực hiện, như nghiên cứu thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững ((Fifka, 2013); (Châu Thị Lệ Duyên và Huỳnh Trường Thọ, 2015); (Doni và cộng sự, 2019); (Carmo và Ribeiro, 2022), (Carnini Pulino và cộng sự, 2022)…), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững ((Adam, 2002); (Campbell, 2007); (Muthuri và Gilbert, 2011); (Akhtaruddin và cộng sự, 2009); (Platonova và cộng sự, 2018); …), và nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả của doanh nghiệp ((Reverte, 2012); (H N T Trang và L S Yekini, 2014); (Usman và Amran, 2015); (Hà Thị Thủy, 2020), …) Kết quả các nghiên cứu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về phát triển bền vững, CBTT phát triển bền vững tập trung ở các nước phát triển nhiều hơn là nước đang phát triển (Carnini Pulino và cộng sự, 2022) Riêng tại Việt Nam, đối với các DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể, và quy định về bắt buộc CBTT nói chung và thông tin phát triển bền vững nói riêng Còn đối với các DN đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sự ra đời của Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và mới đây là thông tư 96/2020/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thay thế thông tư 155/2015/TT- BTC thì việc công bố thông tin kinh tế, xã hội, môi trường trong báo cáo thường niêm là bắt buộc đối với các công ty này, tuy nhiên, thông tin phát triển bền vững công bố ra bên ngoài còn rải rác, chưa tập trung, chưa rõ ràng, thiếu tính chuẩn hoá Tiếp theo, kết quả của các nghiên cứu trước đã chia các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp thành ba nhóm chính gồm nhân tố thuộc về bối cảnh chung (như quy định pháp lý, văn hóa quốc gia,…); các nhân tố thuộc về bối cảnh nội bộ của doanh nghiệp (phong cách lãnh đạo, đặc điểm văn hóa tổ chức, sự nhận thức của nhà quản lý về phát triển bền vững, cam kết của nhà quản lý đối với phát triển bền vững, chiến lược phát triển bền vững chủ động,…); và nhân tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp (quy mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, đặc điểm quản trị doanh nghiệp, số lượng thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp,…) (Waris và cộng sự, 2017) Trong quá trình nghiên cứu, các học giả sử dụng đa dạng các lý thuyết nền như lý thuyết áp lực các bên liên quan ((Huang và Kung, 2010); (Michelon và Parbonetti, 2012); (Chiu và Wang, 2015); …), lý thuyết hợp pháp ((Haniffa và cộng sự, 2005); (Sukhonos và Makarenko, 2017); …) nhằm giải thích lý do, động lực, hay các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp Tuy nhiên, Aguinis và cộng sự (2012); Frynas (2016) cho rằng nghiên cứu về các yếu tố bối cảnh nội bộ ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững vẫn chưa được chú trọng, do đó, họ kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào vấn đề này 2 Kế đến, công bố thông tin phát triển bền vững bao gồm ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng theo tìm hiểu của tác giả, phần lớn các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung nhiều hơn vào khía cạnh thông tin xã hội mà nguyên nhân có thể xuất phát từ việc báo cáo thông tin xã hội là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành báo cáo phát triển bền vững Ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam (Hoang, 2021) Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế nói chung cũng như ngày thủy sản nói riêng, nhưng nhờ những thành công lớn trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,56% so với năm 2020 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 15,7% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Sản lượng thủy sản năm 2021 ước đạt 8.792,5 nghìn tấn, tăng 1,8% so năm 2020 Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4.855,4 nghìn tấn, tăng 2,5%; trong đó sản lượng cá nuôi trồng ước đạt 3.300 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng tôm nuôi trồng ước đạt 996,3 nghìn tấn, tăng 5,5% Sản lượng thủy sản khai thác biển năm 2021 ước tính đạt 3.740,2 nghìn tấn, tăng 1,1% (Niên giám thống kê, 2021) Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, ngành thủy sản vẫn đang bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập như khai thác thủy sản biển đang giảm dần hoạt động khai thác ven bờ, kém hiệu quả nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản biển, thiếu trách nhiệm với sản phẩm, xử lý môi trường, áp lực của các vấn đề xã hội trong kinh doanh, … Từ năm 2021 ngành thủy sản bước vào một giai đoạn mới, ngành đặt ra nhiều định hướng, mục tiêu phát triển mới, đặc biệt là đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt rõ mục tiêu, phát triển chế biến thủy sản Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030 Như vậy, với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn Công bố thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam nói chung hay theo đặc thù nhóm ngành nói riêng là một lĩnh vực còn khá mới mẻ (Lê Anh Tuấn, 2022) Hiện nay, tại Việt Nam, các DN đại chúng, DN niêm yết phải bắt buộc công bố thông tin về phát triển bền vững bao gồm thông tin về tổng mức phát thải khí nhà kính (gián tiếp và trực tiếp); và các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh theo thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Tuy nhiên, phần lớn các DN tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (Thống kê, 2022), do đó các DN này hiện chưa có hướng dẫn về công bố thông tin phát triển bền vững hay nói cách khác, nếu DN có công bố thông tin thì đó là công bố thông tin tự nguyện Nhiều DN chưa có đầy đủ các thông tin về kinh tế và xã hội hoặc các hoạt động đảm bảo tính bền vững để công bố thông tin Việc thiếu các thông tin này có thể dẫn tới mất cơ hội thu hút nguồn vốn từ những nhà đầu tư có chuẩn mực cao về trách nhiệm xã hội và môi trường (Lê Anh Tuấn, 2022) Vùng duyên hải miền Trung là vùng trọng điểm trong khai thác, chế biến thủy hải sản của Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành sản xuất kinh doanh này Với nhiều loại hình doanh nghiệp có quy 3 mô khác nhau thì việc nghiên cứu tác động mức độ CBTT phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp ở địa bàn này có thể đại diện cho phạm vi nghiên cứu Từ những phân tích vừa nêu trên, tác giả cho rằng thực hiện nghiên cứu “Tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung - Việt Nam” là cần thiết Qua nghiên cứu, đề tài góp phần xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin phát triển bền vững ở các doanh nghiệp, và xác định ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó luận án đề xuất các hàm ý lý thuyết, hàm ý quản trị nhằm tăng cường công bố thông tin phát triển bền vững, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá và kiểm định các nhân tố tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững và ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Kiểm định vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mục tiêu cụ thể: Nhằm giải quyết mục tiêu tổng quát vừa nêu, đề tài xác định các mục tiêu tổng quát như sau: - Thứ nhất, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố này đến công bố thông tin phát triển bền vững tại các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung - Thứ hai, nghiên cứu sự tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung - Thứ ba, kiểm định vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, và mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 2: Công bố thông tin phát triển bền vững có tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung hay không? Câu hỏi nghiên cứu 3: Có tồn tại vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không? 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về các nhân tố tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững và công bố thông tin phát triển bền vững ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu: nội dung này bao gồm không gian nghiên cứu, thời gian và nội dung nghiên cứu như sau: 4 - Về mặt không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung - Về mặt thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2020 - 2023 - Về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc công bố thông tin phát triển bền vững, và ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Các nội dung khác không thuộc phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án này 4 Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ chủ đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu và đồng thời xác định mô hình nghiên cứu chính thức về công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát chuyên gia, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tác giả điều chỉnh thang đo nháp của các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu, từ đó xây dựng được thang đo nghiên cứu chính thức và bảng câu hỏi khảo sát để thực hiện nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả kiểm định các nhân tố đã được tổng hợp nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến công bố thông tin phát triển bền vững, và ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Dữ liệu dùng cho nghiên cứu định lượng được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tựng trả lời phỏng vấn Dữ liệu sau khi được thu thập, tiếp tục được kiểm tra, làm sạch và sàng lọc những bảng khảo sát không đạt yêu cầu Sử dụng phần mềm SPSS, SmartPLS 3 trong việc xử lý và phân tích số liệu, gồm thống kê mô tả, kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc PLS_SEM và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Nội dung luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững và ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như xây dựng thang đo đo lường cho các khái niệm nghiên cứu gắn liền với bối cảnh Việt Nam Nội dung luận án góp phần làm rõ hơn khái niệm các bên liên quan và vận dụng lý thuyết các bên quan, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thông tin hữu ích và quan điểm dựa trên nguồn lực nhằm giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố thông tin phát triển bền vững và công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố thông tin phát triển bền vững và vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung - Về mặt thực tiễn: + Đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung: Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp bằng chứng khoa học giúp cho các nhà quản trị, lãnh đạo các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung nhận thức được tầm quan trọng, mối quan hệ giữa công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các nhà quản trị có thể tham khảo các hàm ý mà 5 nghiên cứu này đề xuất liên quan đến các nhân tố như chiến lược phát triển bền vững chủ động, áp lực các bên liên quan, cam kết của nhà quản lý hàng đầu nhằm nâng cao công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng cần xác định được hệ thống các bên liên quan của mình từ đó có các chiến lược tác động phù hợp, đặc biệt là chiến lược công bố thông tin phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định kinh tế + Đối với các bên liên quan: Kết quả nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan ban hành chính sách về công bố thông tin tham khảo để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện yêu cầu về mức độ và chất lượng công bố thông tin phát triển bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp + Đối với các nhà nghiên cứu: Hiện nay, nghiên cứu thực nghiệm về công bố thông tin phát triển bền vững và ảnh hưởng của công bố thông tin về phát triển bền vững còn khá ít, đặc biệt là các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp do đó, kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mô hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu đo lường các khái niệm về công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng về mức độ tác động của các nhân tố đến công bố thông tin phát triển bền vững ở các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, và đề xuất các hàm ý nghiên cứu có liên quan Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu có quan tâm đến mảng đề tài về công bố thông tin, các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin và ảnh hưởng của công bố thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 6 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận án gồm các chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước; Chương 2: Cơ sở lý thuyết; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Chương 5: Kết luận và hàm ý CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Giới thiệu Từ góc độ lịch sử, thực hành công bố thông tin phát triển bền vững đã trải qua bốn giai đoạn Giai đoạn đầu tiên bắt đầu trong những năm 1950, khi thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được xác định và tập trung vào “khía cạnh xã hội” Trong những năm 1980, các bên liên quan đã nhận thức rõ hơn về giai đoạn thứ hai, tập trung vào “khía cạnh môi trường” Mười năm sau, vào đầu những năm 1990, báo cáo bền vững bao gồm các khía cạnh trọng tâm gồm xã hội, môi trường và kinh tế Sau đó vào năm 2010, khung báo cáo tích hợp được ra đời gồm tập hợp thông tin kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị (Buallay, 2019) Chính vì đã trải qua các giai đoạn phát triển như vậy nên quá trình lược khảo các nghiên cứu trước, bên cạnh các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến công bố thông tin phát triển bền vững thì các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội, môi trường và báo cáo tích hợp cũng được tác giả đề cập đến Nghiên cứu này cũng xác định các từ khóa tìm kiếm tài liệu liên quan gồm “sustainability information disclosure AND economic AND environment AND social AND performance AND firms” với các trang web tìm kiếm có độ tin cậy cao trong thực hiện nghiên cứu khoa học https://scholar.google.com/; https://www.emerald.com/; https://www.sciencedirect.com/; https://www.ebsco.com/; … trang web tra cứu chỉ số tín nhiệm của các báo cáo https://www.scimagojr.com/index.php Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng website https://app.litmaps.co nhằm tìm 6 kiếm các bài báo có liên quan và xác định dòng nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu theo thời gian (Xem phụ lục 5: Tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp) 1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 1.2.1 Các nghiên cứu về công bố thông tin phát triển bền vững Nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về sự khác nhau trong quy định về công bố thông tin, mức độ và chất lượng công bố thông tin phát triển bền vững ở bối cảnh các nước phát triển và các nước đang phát triển Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về phát triển bền vững, CBTT phát triển bền vững tập trung ở các nước phát triển nhiều hơn là nước đang phát triển (Carnini Pulino và cộng sự, 2022) Các nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội, môi trường, thông tin phát triển bền vững ở các nước phát triển chủ yếu tập trung vào Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ), Úc và Tây Bắc Âu (Vương quốc Anh, Đan Mạch, Phần Lan và Pháp) và Nam Âu (Ý và Tây Ban Nha) và Đông Âu (Ba Lan và Slovenia), … Và ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào một loạt các nền kinh tế mới nổi bao gồm Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, … (Fifka, 2013), (Waris và cộng sự, 2017) 1.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững Waris và cộng sự (2017) dựa trên khảo sát và phân tích nội dung của 76 bài báo nghiên cứu thực nghiệm đã xem xét các yếu tố thúc đẩy việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, theo đó, các tác giả xác định 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin gồm các nhân tố thuộc bối cảnh chung, các nhân tố thuộc bối cảnh nội bộ và các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp Một số nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, báo cáo tài chính đã được kiểm toán (dữ liệu thứ cấp) nhằm kiểm định các nhân tố thuộc đặc điểm công ty tác động đến công bố thông tin Bên cạnh đó, cũng có các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp bằng cách khảo sát, phỏng vấn các đối tượng như nhà lãnh đạo cấp cao, nhà lãnh đạo cấp trung, … (dữ liệu sơ cấp) nhằm xác định các nhân tố thuộc về bối cảnh chung, bối cảnh nội bộ của DN ảnh hưởng đến công bố thông tin (Adam, 2002), (Waris và cộng sự, 2017) Trong nghiên cứu này, đối với dòng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững, tác giả sẽ trình bày hệ thống các nhân tố theo cách phân loại tiếp cận từ nghiên cứu của Waris và cộng sự (2017) - Đối với các nhân tố thuộc về bối cảnh chung - Đối với các nhân tố thuộc về bối cảnh nội bộ của DN - Đối với các nhân tố thuộc về đặc điểm DN 1.2.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của DN được đo lường dựa trên ba quan điểm gồm quan điểm thị trường, quan điểm hoạt động và quan điểm kế toán, cách thức đo lường dựa trên ba quan điểm nêu trên được sử dụng rất phổ biến ((Gunasekaran, 2007); (Vachon, 2006)) Hiệu quả hoạt động dựa trên quan điểm thị trường tập trung vào các chỉ số tài chính phản ánh các mục tiêu của thị trường về đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bao gồm thị phần, lòng trung thành của khách hàng, giá trị thương hiệu, … Dựa trên quan điểm hoạt động tập trung vào các khía cạnh liên quan đến hiệu quả hoạt động, chẳng hạn như chi phí, chất lượng, tính linh hoạt và tốc độ Dựa trên kế toán đề cập đến khả năng sinh lời tổng thể được biểu thị bằng tỷ số hoàn vốn, thu nhập và lợi nhuận Ba khía cạnh này cũng đáp ứng nắm bắt các tiêu chí chính từ các tiêu chuẩn đo lường phổ biến như thẻ điểm cân bằng BSC (khách hàng, 7 quy trình nội bộ, tài chính, học hỏi và phát triển) cũng như giải quyết các bên liên quan chính của DN (cổ đông, nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng) Việc đo lường hiệu quả đã được coi là chìa khóa cơ bản cho quá trình kiểm soát quản lý trong bất kỳ DN nào (Olson và Slater, 2002) Theo thời gian, cách tiếp cận khung ba điểm cơ bản (TBL- Triple bottom line) được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức - cho dù theo định hướng bền vững hay không – cách tiếp cận này được thực hiện bằng việc sử dụng các chỉ số được chia thành các nhóm kinh tế, xã hội và môi trường Kết hợp giữa TBL và BSC trong đo lường thành quả hoạt động của DN, Hubbard (2009) đã đo lường tính bền vững của DN bằng cách đưa các vấn đề xã hội và môi trường vào Thẻ điểm cân bằng hiện có để tạo ra Thẻ điểm cân bằng bền vững (SBSC) tích hợp khuôn khổ TBL và BSC 1.3 Các nghiên cứu trong nước 1.3.1 Các nghiên cứu về công bố thông tin phát triển bền vững 1.3.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững Với các nghiên cứu trong liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững, một số nghiên cứu tiêu biểu cho hướng này như: - Đối với các nhân tố thuộc về bối cảnh chung - Đối với các nhân tố thuộc về bối cảnh nội bộ của DN - Đối với các nhân tố thuộc về đặc điểm DN 1.3.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, qua lược khảo các nghiên cứu trong nước, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đều tìm thấy mối quan hệ tác động tích cực giữa công bố thông tin môi trường, trách nhiệm xã hội, công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của DN Nhưng theo tìm hiểu của tác giả thì phần lớn các nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng của công bố thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở khía cạnh kinh tế, các khía cạnh về xã hội, môi trường chưa được đề cập nhiều 1.4 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu 1.4.1 Nhận xét các nghiên cứu trước Thứ nhất, nghiên cứu về công bố thông tin phát triển bền vững Qua lược khảo các nghiên cứu trong nước có thể nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm và chú trọng vấn đề công bố thông tin xã hội, môi trường, phát triển bền vững Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì hiện ít có nghiên cứu tìm hiểu về thực hành công bố thông tin phát triển bền vững ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, trong khi đó, theo số liệu thống kê thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN tại Việt Nam, như nghiên cứu của Hà Thị Thủy (2020) lựa chọn đối tượng là các công ty niêm yết hoạt động tại TP.HCM; hay Đ N Hùng và cộng sự (2018) hay Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2021) thực hiện nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, và phần lớn các DN có quy mô nhỏ và vừa, do đó, các DN không thuộc đối tượng bắt buộc công bố thông tin phát triển bền vững theo thông tư 96/2020/TT-BTC hay nói cách khác công bố thông tin phát triển bền vững nói chung và các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường nói riêng là tự nguyện Từ đây, tác giả cũng xác định đo lường công bố thông tin phát triển bền vững ở các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng 10 thông tin công bố này hầu hết được thực hiện theo quyết định của nhà quản lý, nhà quản lý có thể chọn mức độ (số lượng thông tin công bố) và nơi công bố thông tin (như báo cáo thường niên hoặc trang web) Do đó, các nhà đầu tư và các bên liên quan có thể thu thập thông tin về các vấn đề môi trường bằng cách tham khảo báo cáo và trang web của DN Tuy nhiên, đối với các thông tin bắt buộc công bố trên báo cáo thường niên về môi trường, xã hội, kinh tế, Villiers và Staden (2011) cho rằng các tin này có độ tin cậy cao hơn so với thông tin công bố trên trang website DN thông qua sự liên kết của chúng với quy định về công bố thông tin (như quy định của Ủy ban chứng khoán) hay báo cáo thường niên đã được kiểm toán 2.2.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN là một khái niệm nghiên cứu đa hướng (Henri, 2004); (Richard và cộng sự, 2009) Đối với đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh, có nhiều quan điểm khác nhau về đo lường hiệu quả hoạt động của DN Một số các thước đo được sử dụng như đo lường dựa trên khía cạnh hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính (Venkatraman và Ramanujam, 1986), trong đó hiệu quả tài chính dựa trên kế toán gồm tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu,… biện pháp đo lường dựa trên thị trường như Tobin’s Q; hiệu quả phi tài chính được đo lường bởi sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, chất lượng sản phẩm,… 2.2.2.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Công bố thông tin phát triển bền vững gồm công bố thông tin kinh tế, thông tin xã hội và thông tin môi trường, và khung thẻ điểm cân bằng bền vững SBSC là kết hợp giữa TBL và BSC sẽ cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của DN trên 3 khía cạnh đồng thời gồm hiệu quả kinh tế (Economic Performance), hiệu quả xã hội (Social Performance) và hiệu quả môi trường (Environmental Performance) tương ứng với đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên bốn khía cạnh như tài chính, khách hàng, học hỏi và phát triển và quy trình nội bộ 2.3 Các lý thuyết nền 2.3.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) 2.3.2 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) 2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision usefulness theory) 2.3.4 Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (The Resource-based view theory (RBVT) 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 2.4.1 Áp lực của các bên liên quan 2.4.2 Cam kết nhà quản lý hàng đầu đối với phát triển bền vững 2.4.3 Chiến lược phát triển bền vững chủ động 2.5 Đặc thù doanh nghiệp ngành khai thác, chế biến thủy hải sản ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững Phần lớn các DN tại Việt Nam nói chung và các DN khai thác, chế biến thủy hải sản nói riêng có quy mô nhỏ và vừa (Thống kê, 2020), nguồn lực tài chính cũng như các nguồn lực về con người, nguồn tài chính trong DN còn nhiều hạn chế, điều này trở thành một trong những nguyên nhân cản trở việc cung cấp, công bố thông tin phát triển bền vững cho các bên liên quan 11 Tại Việt Nam, đối với khung pháp lý hiện nay quy định về công bố thông tin phát triển bền vững thì ngày 16 tháng 11 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 96/2020/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh công bố thông tinh kinh tế thì cần công bố thêm thông tin môi trường và xã hội Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì hiện nay chưa có quy định bắt buộc phải công bố thông tin phát triển bền vững, do đó, việc công bố thông tin về kinh tế, xã hội và môi trường được xem là công bố thông tin tự nguyện Từ những phân tích trên cho thấy, các yếu tố về đặc thù ngành nghề trong lĩnh vực khai thác, chế biến thủy, hải sản có ảnh hưởng đến nội dung thông tin phát triển bền vững cần được công bố Thêm nữa, do phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, chế biến thủy, hải sản nói chung và tại vùng duyên hải miền Trung nói riêng là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nên việc công bố thông tin phát triển bền vững là không bắt buộc và được đánh giá là công bố thông tin tự nguyện (ngoại trừ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán) 2.6 Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.6.1 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu 2.6.1.1 Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững Giả thuyết H1 (+): Cam kết nhà quản lý hàng đầu có tác động thuận chiều đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp Giả thuyết H2 (+): Áp lực của các bên liên quan có tác động thuận chiều đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp Giả thuyết H3 (+): Chiến lược phát triển bền vững chủ động có tác động thuận chiều đến công bố thông tin phát triển bền vững Giả thuyết H4 (+): Cam kết của nhà quản lý hàng đầu có tác động thuận chiều đến chiến lược phát triển bền vững chủ động của doanh nghiệp Giả thuyết H5 (+): Áp lực của các bên liên quan có tác động thuận chiều đến chiến lược phát triển bền vững chủ động của doanh nghiệp 2.6.1.2 Giả thuyết về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Giả thuyết H6 (+): Công bố thông tin phát triển bền vững có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.6.1.3 Giả thuyết về vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững Giả thuyết H7a: Công bố thông tin phát triển bền vững đóng vai trò trung gian giữa cam kết nhà quản lý hàng đầu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Giả thuyết H7b: Công bố thông tin phát triển bền vững đóng vai trò trung gian giữa áp lực các bên liên quan và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Giả thuyết H7c: Công bố thông tin phát triển bền vững đóng vai trò trung gian giữa chiến lược phát triển bền vững chủ động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 12 Chiến lược kinh Áp lực của các H2 (+) CÔNG BỐ Hiệu quả kinh tế bên liên quan tế H3 THÔNG H6 (+) HIỆU Chiến lược xã H4 (+) (+) TIN PHÁT QUẢ Hiệu quả xã hội hội HOẠT Chiến lược TRIỂN ĐỘNG Hiệu quả môi Chiến lược môi phát triển bền trường trường vững chủ động BỀN (Nguồn: Tác giả xây dựng) H5 (+) VỮNG Cam kết của nhà H1 (+) quản lý hàng đầu Biến trung gian: Ghi chú: H7a: TMC_DIS_PER Cấu trúc bậc 1 Cấu trúc bậc 2 H7b: STAKE_DIS_PER H7c: PROAC_DIS_PER Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất Kết luận Chương 2 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu 3.2 Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 3.2.2 Khung nghiên cứu 3.2.3 Quy trình nghiên cứu Tổng quan Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính nghiên cứu Lý thuyết nền GIAI ĐOẠN 1 Mô hình nghiên cứu và Thảo luận Điều thang đo đề xuất chuyên gia chỉnh Nghiên cứu định lượng sơ bộ Khảo sát sơ Phiếu khảo (Cronbach’s Alpha và EFA) bộ sát nháp Phiếu khảo sát chính thức Khảo sát chính thức - Khảo sát trực tuyến - Khảo sát bằng bản giấy Đánh giá mô hình - Độ tin cậy Nghiên cứu định lượng chính thức đo lường - Giá trị hội tụ - Giá trị phân biệt GIAI ĐOẠN 2 Đánh giá sự phù hợp - Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc - Hệ số xác định R2, hệ số tác động f2 - Hệ số dự báo Q2, Q2_predict Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu - Mối quan hệ trực tiếp - Mối quan hệ trung gian Các kiểm định - Chệch do không phản hồi bổ sung - Chệch do phương pháp chung - Một số kiểm định bổ sung khác Kết quả nghiên cứu và bàn luận Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: tác giả xây dựng) 14 3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính 3.3.1 Mục tiêu Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận chuyên gia được sử dụng nhằm xác định một số vấn đề về thực tế công bố thông tin phát triển bền vững của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, mô hình nghiên cứu chính thức, thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng Duyên Hải Miền Trung 3.3.2 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu Nhà nghiên cứu không thể biết trước được cần bao nhiêu đối tượng phỏng vấn cho nghiên cứu định tính Tuy nhiên, cỡ mẫu đề xuất nên từ 12 đến 15 đối tượng, nếu lớn hơn thì số lượng thông tin thu thập sẽ khá nhiều, vượt quá khả năng theo dõi của nhà nghiên cứu (Silverman và David, 2015) Áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu này, tác giả xác định cỡ mẫu nghiên cứu định tính của luận án là 15 đối tượng 3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được trình bày bao gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức 3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.4.1.1 Mục tiêu Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo thông qua kỹ thuật phân tích Cronbach’s alpha và phân tích EFA 3.4.1.2 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu Đáp viên là các nhà quản trị cấp cao hoặc cấp trung (CEO, CFO, tổng giám đốc, trưởng/phó phòng phụ trách công tác kế toán – như phòng tài chính kế toán, phòng tài vụ, phòng kế toán,….) đang làm việc trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản trên địa bàn các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, đồng thời, các đối tượng này cần có thời gian công tác tối thiểu là 3 năm tại đơn vị khảo sát (tác giả thêm điều kiện này nhằm chắc chắn rằng các đối tượng trả lời khảo sát hiểu rõ về văn hóa, môi trường, công việc tại đơn vị họ công tác) Theo Hair và cộng sự (2019), cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích EFA là 50, tốt hơn là 100 3.4.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá sơ bộ thang đo Nội dung đánh giá Kỹ thuật phân tích Tiêu chí đánh giá Độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,95 Hệ số tương quan biến tổng > 0,3 0,5 < KMO < 1 với mức ý nghĩa của kiểm Giá trị hội tụ và Phân tích nhân tố khám định Ballet < 0,05 giá trị phân biệt phá (EFA) Hệ số tải > 0,5 Tổng phương sai trích > 50% Chênh lệch hệ số tải > 0,3 3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 3.4.2.1 Mục tiêu Mục tiêu của bước này là thu thập dữ liệu chính thức nhằm: (1) Đánh giá thang đo để một lần nữa khẳng định các thang đo đủ độ tin cậy và giá trị để phục vụ cho nghiên cứu; (2) Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp trong mô hình nghiên cứu 15 3.4.2.2 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu Cỡ mẫu: Theo (Barclay và cộng sự, 1995)PLS-SEM dùng cỡ mẫu tối thiểu theo quy tắc 10 lần, cho rằng kích thước mẫu nên bằng hoặc lớn hơn: (1) Mười (10) lần số lớn nhất của các biến quan sát nguyên nhân được sử dụng để đo lường khái niệm đơn, hoặc (2) Mười (10) lần số lớn nhất của đường dẫn cấu trúc hướng vào một khái niệm riêng biệt trong mô hình cấu trúc Trong nghiên cứu này, theo cách 2, mô hình có tối đa 3 đường dẫn hướng đến biến nội sinh nên sẽ cần tối thiểu 30 quan sát Theo (Cohen, 1992), cỡ mẫu đề nghị khi sử dụng PLS-SEM cho mô hình với tối đa 3 biến độc lập sẽ cần tối thiểu là 103 quan sát để đạt độ nhạy thống kê 80% cho việc phát hiện giá trị R2 nhỏ nhất 0,1 (với xác suất sai số 5%) Cuối cùng, tác giả cũng sử dụng phần mềm G*Power 3.1.9.7 để phân tích độ nhạy nhằm xác định cỡ mẫu cần thiết Kết quả trích xuất từ phần mềm cho biết quy mô mẫu cần thiết là 114 quan sát, đây là con số khắt khe nhất trong số các cách kiểm tra trên Do vậy, tác giả dự kiến sẽ khảo sát 250 doanh nghiệp khai thác chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt Nam nhằm đáp ứng số lượng kích thước mẫu tối thiểu đã xác định Tương tự như cách xác định đối tượng khảo sát đã trình bày ở nội dung nghiên cứu định lượng sơ bộ Với mục tiêu là thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản trên địa bàn duyên hải miền Trung, đáp viên tiềm năng là các nhà quản trị cấp cao hoặc cấp trung (CEO, CFO, tổng giám đốc, trưởng/phó phòng phụ trách công tác kế toán – như phòng tài chính kế toán, phòng tài vụ, phòng kế toán,….) đang làm việc trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản trên địa bàn các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, đồng thời, các đối tượng này cần có thời gian công tác tối thiểu là 3 năm tại đơn vị khảo sát Trong nghiên cứu này, đơn vị phân tích là doanh nghiệp, do đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ có một người thực hiện khảo sát Phiếu khảo sát được gửi đến các đáp viên thông qua đường link khảo sát trực tuyến gửi qua email, facebooke, zalo, hoặc gửi trực tiếp bản giấy đến các đối tượng khảo sát Phương pháp chọn mẫu: áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo mầm (snow ball) Theo đó, tác giả sẽ gửi phiếu khảo sát đến các những nhà quản trị mà tác giả quen biết hoặc thông qua sự giới thiệu của người quen, những người tiếp theo được lựa chọn để thực hiện khảo sát sơ bộ sẽ được lựa chọn dựa trên sự giới thiệu của người trước cho đến khi đạt được cỡ mẫu khảo sát tối thiểu mong đợi 3.4.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Trong luận án này, tác giả chọn lựa chọn PLS-SEM 3.4.2.4 Các bước phân tích dữ liệu - Kiểm định mô hình đo lường gồm: + Đánh giá độ tin cậy thang đo + Đánh giá giá trị hội tụ thang đo + Đánh giá giá trị phân biệt thang đo - Kiểm định mô hình cấu trúc gồm: + Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến + Đánh giá hệ số xác định điều chỉnh + Đánh giá hệ số tác động f2 + Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình + Đánh giá dự đoán ngoài mẫu của mô hình bằng Q2_predict + Kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp + Kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ gián tiếp + Kiểm định chệch do không phản hồi và chệch do phương pháp chung 16 3.5 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 3.5.1 Thang đo biến cam kết nhà quản lý hàng đầu Thang đo biến cam kết nhà quản lý hàng đầu được xây dựng dựa trên nghiên cứu của các tác giả như (Wijethilake và Lama, 2019) Theo đó, biến cam kết nhà quản lý hàng đầu được xây dựng gồm 8 biến quan sát 3.5.2 Thang đo biến áp lực các bên liên quan Thang đo áp lực các bên liên quan được tác giả xây dựng bằng cách kế thừa nghiên cứu của Wijethilake và Lama (2019) Theo đó, biến này bao gồm bảy biến quan sát Wijethilake và Lama (2019) đã điều chỉnh các bên liên quan sao cho phù hợp với chủ đề nghiên cứu về tính bền vững Bảy mục đã được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đó để đo lường áp lực của các bên liên quan đối với tính bền vững như kế thừa từ nghiên cứu của Rodrigue và cộng sự (2013) 3.5.3 Thang đo biến chiến lược triển bền vững chủ động Thang đo chiến lược phát triển bền vững chủ động là thang đa bậc 2 gồm 3 thành phần biến bậc 1 là chiến lược về môi trường, chiến lược về kinh tế, chiến lược về xã hội và mô hình mối quan hệ từ biến bậc 2 lên biến bậc 1 là mô hình kết quả (reflective - reflective) Dẫn theo nghiên cứu của (Wijethilake, 2017), tác giả này đã dựa trên các thang đo của các nghiên cứu trước từ đó xây dựng 12 biến quan sát đo lường các khía cạnh chiến lược môi trường, chiến lược kinh tế và chiến lược xã hội ((Bansal và Pratima, 2005); (Steurer và cộng sự, 2005); (Torugsa và cộng sự, 2013)) Trong 12 biến quan sát này, có bốn biến quan sát đo lường chiến lược môi trường; ba biến quan sát đo lường chiến lược kinh tế và năm biến quan sát đo lường chiến lược xã hội 3.5.4 Thang đo công bố thông tin phát triển bền vững Bước 1: xây dựng bộ chỉ mục đo lường công bố thông tin Bước 2: Xác định đặc điểm của từng chỉ mục Bước 2a: Xác định cách đo lường từng chỉ mục Bước 2b: Xác định trọng số cho từng khoản mục Bước 2c: Xác định các chỉ mục được lồng hoặc không được lồng với nhau Tóm lại, trong nghiên cứu này, sau khi đã xây dựng được bộ chỉ mục công bố thông tin, mà ở đó, mỗi chỉ mục đều có mức độ quan trọng như nhau đối với người sử dụng (đo lường không trọng số) Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng nhằm thu thập ý kiến của họ đối với mức độ công bố thông tin từng chỉ mục tại đơn vị mà đối tượng khảo sát công tác theo thứ bậc về công bố thông tin Đo lường Trong đó: Mức độ công bố thông tin phát triển bền - DISj: mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của quan DISj= ∑i=1 nj dij vững sát j - dij = 1 nếu mục thông tin i được công bố; nj - dij = 0 nếu mục thông tin không được công bố - nj là tổng số mục thông tin tối đa có thể được công bố 3.5.5 Thang đo hiệu quả hoạt động Trong nghiên cứu này, kế thừa từ nghiên cứu (Gallardo-Vázquez, 2014), (Shang và cộng sự, 2020), tác giả xác địnhh thang đo hiệu quả hoạt động là thang đa bậc 2 gồm 3 thành phần bậc 1 là hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và mô hình mối quan hệ của chúng là mô hình kết quả (reflective - reflective) gồm 18 biến quan sát, gồm 8 biến quan sát đề cập đến khía cạnh hiệu quả môi trường, 4 biến quan sát đề cập đến khía cạnh hiệu quả kinh tế và 6 biến quan sát đề cập đến khía cạnh hiệu quả xã hội Kết luận Chương 3 17 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Giới thiệu 4.2 Kết quả nghiên cứu định tính 4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định tính 4.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính về xác định mô hình nghiên cứu 4.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính về về đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình Về đo lường các khái niệm nghiên cứu, cái khái niệm nghiên cứu như áp lực các bên liên quan, chiến lược phát triển bền vững chủ động, cam kết nhà quản lý hàng đầu, hiệu quả hoạt động của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung được tác giả xây dựng dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chuyên gia đồng ý với nội dung đo lường các khái niệm nghiên cứu, tuy nhiên cũng có chỉnh sửa một số biến quan sát sao cho người được khảo sát có thể hiểu được nội dung khảo sát và đưa ra câu trả lời phù hợp Riêng về đo lường mức độ công bố thông tin phát triển bền vững cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, trước hết tác giả xây dựng bộ chỉ số công bố thông tin dựa trên các nghiên cứu trước và các văn bản pháp lý yêu cầu về công bố thông tin tại Việt Nam hiện nay, tiếp đó, bộ chỉ số này được thảo luận chuyên gia nhằm xác định bộ chỉ mục nghiên cứu chính thức của đề tài Đối với từng chỉ mục trong bộ chỉ số công bố thông tin, tác giả sử dụng phương pháp đo lường không trọng số, tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng về mức độ công bố thông tin từng chỉ mục tại đơn vị mà đối tượng khảo sát công tác theo thứ bậc về công bố thông tin như sau: “0” cho không công bố thông tin “1” cho có công bố thông tin (Xem: Phụ lục 9 kết quả nghiên cứu định tính) 4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 4.4.1 Mẫu và thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 4.9: Thống kê mô tả mẫu doanh nghiệp nghiên cứu (n = 211) Thuộc Số Phần trăm Thuộc Số Phần trăm tính lượng (%) tính lượng (%) Loại hình sở hữu vốn Quy mô DN Doanh nghiệp nhà nước 24 11,37 ≤ 50 người 8 3,79 Doanh nghiệp tư nhân 167 79,15 51 - 200 người 68 32,23 Doanh nghiệp FDI 20 9,48 201 - 500 người 61 28,91 Loại hình doanh nghiệp 501 - 1.000 người 44 20,85 Công ty TNHH 157 74,41 1.001 - 5.000 người 13 6,16 Công ty cổ phần 37 17,54 5.001 - 10.000 người 11 5,21 Khác (ví dụ: DNTN, ) 17 8,06 > 10.000 người 6 2,84 Bản chất của việc kinh doanh Có hoạt động xuất/ 72 34,12 Không có hoạt động xuất/ 139 65,88 nhập khẩu nhập khẩu (Nguồn: tác giả tổng hợp) 4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình đo lường Giai đoạn một, thực hiện phân tích mô hình bậc một để thu về điểm số (Latent Variable) của chiến lược kinh tế, chiến lược môi trường, chiến lược xã hội Sau đó lấy dữ liệu điểm số (Latent Variable) chiến lược kinh tế, chiến lược môi trường, chiến lược xã hội lưu thành các biến tìm ẩn cho chiến lược phát triển bền vững

Ngày đăng: 25/03/2024, 15:28