1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại việt nam

27 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 10,55 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TOM TAT LUAN AN TIEN Si

TAC DONG CUA DAU TU CONG TOI DAU TU TU NHAN: NGHIEN CUU TRUONG HOP CAC VUNG KINH TE TRONG DIEM

TAI VIET NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế Mã ngành: 9310106

HO THI HOAI THUONG

Trang 2

Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại thương

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thị Thùy Vinh

Phản biện Ï: - 5 22 +2 E£2EE£zEEzzEczzeczee

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương

Vàohồi giờ ngày tháng năm

Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học Ngoại thương

Trang 3

PHAN MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư công có vai trò to lớn thúc đây sự phát triển kinh tế, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tang kinh tế-xã hội, tạo môi trường

thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của khu

vực tư nhân Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công vào kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội cũng một trong các nhân tố quan trong thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó gia tăng nguồn lực phát triển đất nước Tại Việt Nam, quy mô đầu tư công tăng nhanh đã góp phần đóng góp cho sự tăng trưởng cao của Việt Nam trong một thời gian dài Đầu tư công thường được đề cập đến với vai trò là “đầu tư môi” đề thu hút , dẫn

dắt đầu tư tư nhân, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, các vùng kinh tế của đất nước Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết Khi đó,

muốn đảm bảo tăng trưởng, Chính phủ cần phải tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng kinh tế (đường sá, cầu cống, cảng , hạ tầng cho các khu công nghiệp, thương

mại) và cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện ) nhằm cải thiện môi trường đầu

tư và môi trường kinh doanh Như vậy có thê thấy, đầu tư công đóng vai trò quan trọng

đối với đầu tư tư nhân và sự phát triển kinh tế tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có bốn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), gồm vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đảng và Nhà nước xác định đây là các vùng động lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước Đây là cũng là những khu vực trọng điểm về đầu tư công, đầu tư tư nhân và đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế đất nước Mặc dù đóng vai trò là yêu tố dẫn dắt tao nén tang co sé ha tang dé thu hút đầu tư tư nhân nội vùng và cả nước, tuy nhiên trong nhiều năm qua vai trò của đầu tư công tại các vùng KTTĐ

được nhận định là còn mờ nhạt (Trần Du Lịch, 2021) Trên thực tế, đầu tư công vào cơ

sở hạ tầng các công trình kinh tế trọng điểm đã có nhiều thành tựu trong tạo đòn bầy

kích thích, thu hút hoạt động đầu tư tư nhân, đặc biệt trong các khu kinh tế, khu công

nghiệp (Nguyễn Thị Chính, 2020; Nguyễn Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2022) Tuy

nhiên trong nhiều trường hợp, việc thu hút chưa hiệu quả và chưa tạo được động lực

Trang 4

đô thị chưa đồng bộ do thiếu cơ quan chịu trách nhiệm điều tiết, quy hoạch vùng nên

chưa phát huy được lợi thế, hiệu quả và tạo lực hấp dẫn đối với khu vực tư nhân (Trần

Duy Đông, 2022) Ngồi ra, đầu tư cơng tạo áp lực lớn tới ngân sách nhà nước do tai

các cùng KTTĐ cần một nguồn lực lớn phụ vụ các dự án đầu tư liên kết vùng, từ đó

tạo áp lực lớn trên thị trường vốn vay và ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư tư nhân (Đỗ Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2021) Do đó, đầu tư công tạo ra tác động lan at hay bé trợ tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi Vì vậy, vấn

đề đặt ra là các khu vực kinh tế trọng điểm cần sử dụng vốn đầu tư công như thé nao

để có thể tăng cường hiệu ứng bồ tro, giảm hiệu ứng lấn át đối với đầu tư tư nhân, từ đây thúc đây tăng trưởng kinh tế Nội dung này đặc biệt quan trọng đối với các vùng KTTĐ nói riêng và cả nước nói chung trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu đang ngày càng có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện tới nền kinh tế Việt Nam cũng như dư địa của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế đang ngày càng hẹp dần

Bên cạnh đó, dưới góc độ nghiên cứu, tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nhưng cơ chế và kết quá của tác động còn nhiều tranh cãi Nhiều nghiên cứu cho thấy đầu tư công có tác động bồ trợ (crowding ¡n) đến đầu tư tư nhân Cụ thé, đầu tư công đầy đủ vào cơ sở hạ tầng giúp cải thiện kha năng tiếp cận thị trường, giảm chỉ phí sản xuất và tăng đầu tư tư nhân (Aschauer,989a; Saidjada và cộng sự , 2016; Makuyana, 2016 và Quedraogo & cộng sự, 2019) Ngoài ra, đầu tư của chính phủ vào vốn con người (chắng hạn như giáo dục và y tế), chỉ tiêu cho nghiên cứu và phát triển góp phần hình thành vốn con người, nâng cao năng suất lao động và thúc đây đầu tư nhân (Lall, 2007; Daniele, 2009; Flores-Chamba & cộng sự, 2019; Jena & Barua, 2020) Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy đầu tư công có thé tạo tac dong lan at (crowding out) téi dau tư tư nhân khi nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển của chính phủ có thể khiến lãi suất trên thị trường vốn vay tăng lên làm giảm khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân (Friedman, 1978; Ganelli, 2003; Kustepeli, 2005; Cavallo & Daude, 2011) Ngoài ra, tăng thuế hoặc vay nợ đề tài trợ cho chỉ tiêu chính phủ cũng khiến khu vực tư nhân khó tiếp cận các nguồn tài chính

khan hiếm của nền kinh tế (Pereira & Andraz, 2004; Drezgi¢, 2011; Rodriguez-Pose

Trang 5

3

Babu & cộng sự ,2022) Như vậy, về mặt nghiên cứu, tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận và cần thiết phải nghiên

cứu vấn đề này một cách hệ thống và toàn diện

Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về đầu tư công và hiệu quả của đầu tư công (Nguyễn Hồng Thắng, 2009; Hoàng Thế Anh, 2014; Diệp Gia Luật, 2015; Trần Vũ

Phong, 2018; Đào Thị Hồ Hương, 2021; Phạm Thị Thanh Bình, 2023) Tuy nhiên còn

khuyết thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của giữa đầu tư công đối với

đầu tư tư nhân, đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định hiệu ứng lắn át và

hiệu ứng bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong cá ngắn hạn và dai han hay những nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới các thành phần cụ thê của đầu tư tư

nhân Mặt khác, theo hiểu biết của NCS, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện dưới

góc độ định tính và định lượng đối với 24 tinh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng

điểm Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở góc độ tông thé nền kinh tế hoặc góc độ một địa phương cụ thể Trong khi đó, vùng KTTĐ được Đảng và Nhà nước xác định là đầu tàu kéo theo sự tăng trưởng chung của cả nước Do đó nghiên cứu các kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân, từ đó đề xuất giải pháp để sử dụng vốn đầu tư công hiệu quá nhằm thu hút đầu tư tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các vùng KTTĐ và cả nước là vấn đề cần thiết trong bối cảnh kinh

tế thế giới có nhiều biến động

Dựa vào khoảng trống thực tiễn và nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn “Tác động của đầu tư công dối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu

trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận

án

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư

tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam Từ đó, Luận án đề xuất các giải

pháp đề thực hiện đầu tư công nhằm thúc đây đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng

điểm của Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cơ bản trên, Luận án sẽ thực hiện những nhiệm

Trang 6

Thứ nhất, hệ thông cơ sở lý luận về đầu tư công, đầu tư tư nhân, các kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm 7h hai, phân tích thực trạng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại tại các vùng kinh

tế trọng điểm của Việt Nam Bên cạnh đó, kiểm định tác động của đầu tư công tới đầu

tư tư nhân tại tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu dựa trên các mô hình phân tích định lượng 7Jz¿ ba, đề xuất các giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đây đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm

của Việt Nam

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

Thứ nhất, đầu tư công tác động lân át hay bồ trợ tới đầu tư tư nhân, các thành phần của đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam và tác động này có thay đổi hay không khi xét trong ngắn hạn và dai han? Thi? hai, dau tu cong cho co sé hạ tầng (CSHT) ảnh hưởng như thế nào tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam? 7# ba, chính sách đầu tư công tại các vùng kinh tế trọng điểm cần được xây dựng như thế nào để có thể thúc đây được đầu tư tư nhân cho tới năm

2030?

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

LI Nội dung: Luận án nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ đầu tư công tác động tới tổng đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân trong nước (đầu tư khu vực hộ gia đình và đầu tư khu vực doanh nghiệp) tại các vùng KTTĐ của Việt Nam

Lì Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2021

L Không gian: Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam với 24 tỉnh/thành phố

Trang 7

4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu trong bài là dữ liệu thứ cấp được NCS thu thập từ Niên giám thống kê của các Cục Thống kê, Tổng cục Thống kê, Báo

cáo quyết toán chỉ NSNN của Sở Tài Chính của 24 tỉnh/ thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ Ngoài ra, dữ liệu liên quan tới lãi suất để chạy trong mô hình được NCS thu thập từ

World Bank

Phương pháp phân tích tổng hợp: NCS tông hợp và phân tích có hệ thống các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Từ đó, NCS chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng hướng nghiên cứu của

Luận án

Phương pháp thống kê mô tả: NCS thông kê, mô tả số liệu thông qua các sơ đồ, biểu dé dé thấy rõ thực trạng đầu tư công, đầu tư tư nhân và mối quan hệ giữa đầu tư

công, đầu tư tư nhân tại các tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam Từ đó,

kết hợp cùng kết quả nghiên cứu của mô hình định lượng, NCS đưa ra các đề xuất chính sách

4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp: NCS sử dụng phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp (Pool Mean Group- PMG) đề đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ của Việt Nam Phương pháp này cho phép các tham số ngắn hạn khác biệt giữa các nhóm

trong khi ràng buộc các tham số dài hạn đồng nhất giữa các đơn bị bảng

Phương pháp phân tích phi nhân quả: Bên cạnh đó, NCS sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả được đề xuất bởi Juodis & cộng sự (2021) cho đữ liệu bảng để kiểm tra tác động của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) tới đầu tư tư nhân từng vùng do số liệu của đầu tư công cho CSHT không đủ quan sát đề thực hiện với mô hình PMG Ưu điểm của phương pháp này đó chính là sử dụng được với số liệu có cỡ mẫu nhỏ và trong mô hình mà các hệ số hồi quy là đồng nhất lẫn không đồng nhất (Juodis & cộng sự, 2021)

5 Những đóng góp của Luận án

Trang 8

Thứ nhất, Luận án đã tông hợp và làm rõ các vẫn đề lý thuyết về vùng, vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Đồng thời, thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, Luận án đã chỉ rõ kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Từ đó, nghiên cứu đã xây dựng được khung phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư nhân 7# hai, Luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng phù hợp đề đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ

5.2 Về thực nghiệm

Thứ nhất, thông qua phân tích định lượng, Luận án đã chỉ ra tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân thuộc khu vực doanh nghiệp, đầu tư tư nhân

thuộc khu vực hộ gia đình tại các vùng KTTĐ 7 hai, từ phân tích kết quả định lượng,

Luận án đưa ra chính sách sử dụng đầu tư công đề thúc đây đầu tư tư nhân dưới góc độ tổng thể các vùng KTTĐ Đồng thời, Luận án cũng đề xuất các giải pháp cho từng vùng KTTĐ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu đầu tư công, đầu tư tư nhân và định hướng chính sách đầu tư công cho tới năm 2030

6 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 6 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và vùng

kinh tế trọng điểm

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng đầu tư công, đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm

của Việt Nam

Chương 5: Phân tích định lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Chương 6: Giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc day đầu tư tư nhân tại các

Trang 9

7

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HiNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các nghiên cứu về tác động lắn át của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân Thứ nhất, các nghiên cứu phân tích tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong phạm vi một quốc gia cụ thể, hoặc một nhóm các quốc gia (Pradhan & cộng sự,1990; Bilgili, 2003; Nazmi & Ramirez, 1997; Tô Trung Thành, 2012) Thir hai, cac nghiên cứu còn phân tách đầu tư công thành các hạng mục đầu tư và nghiên cứu tác

động của các hạng mục đó tới đầu tư tư nhân (Pereira, 2000; Rahman & cộng sự, 2015;

Dada, 2013; Omitogun & cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Cành & cộng sự, 2020; Nguyễn Thị Thùy Liên, 2022) 7h ba, các nghiên cứu còn tập trung về tác động lần át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Thi? tw, các nghiên cứu cho thấy tác động lấn at của đầu tư công tới đầu tư tư nhân còn có nhiều tranh luận khi phân tích trong ngăn hạn và dài hạn (Castillo & cộng sự, 2005;

Mitra, 2006; Nguyễn Thị Chinh, 2017; Mose & cộng sự, 2020; Nguyễn Thị Thanh

Huyền & cộng sự, 2022)

1.2 Các nghiên cứu về tác động bỗ trợ của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân Thứ nhất, các nghiên cứu phân tích tác động bồ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong phạm vi một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia (Hatano, 2010; Naqvi,

2003; Erden & Holcome, 2005; Mitra, 2014; Abiad & cộng sự, 2016) 77m hai, ngoài

các nghiên cứu về tác động bồ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ tổng đầu tư công thì còn có các nghiên cứu chia đầu tư công thành các thành phần theo lĩnh vực đầu tư và nghiên cứu tác động của các thành phần đó tới đầu tư tư nhân (Aschauer,

1989a; Sturm & cộng su, 1999; Pereira, 2000; Xu & Yan, 2014; Saidjada & céng su ,

2016; Ouedraogo & cộng sự, 2019).7 ba, một số nghiên cứu còn phân tích tác động bồ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ các ngành (Saseed & cộng sự,

2006; Fujii & cong su, 2013; Pereira, 2000; Hamaaki, 2008; Forni & Gambetti, 2010;

S Muthu, 2017; Nguyễn Thị Thùy Liên, 2022) 7# #, các nghiên cứu cho thấy tác động bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân còn gây nhiều tranh cãi khi phân tích

trong ngắn han va dai han (Castillo & cộng sự, 2005; Foncesca, 2009; Ngeendepi &

Trang 10

Thứ nhất, hiện tại có rất ít nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân ở cấp độ vùng kinh tế và đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam 7 hai, có khá nhiều nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Tuy nhiên còn khuyết thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư

tư nhân tại Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định đồng thời

giả thuyết “hiệu ứng lấn át” và “hiệu ứng bồ trợ” trong ngắn hạn và dai han Thir ba, hiện nay có rất ít nghiên cứu phân chia đầu tư tư nhân thành các thành phần khác nhau theo nguồn vốn và chỉ rõ tác động của đầu tư công tới các thành phần đó

1.3.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Thứ nhất, đa số các nghiên cứu tại Việt Nam khi nghiên cứu dưới góc độ các tỉnh/thành thì sử dụng chuỗi dữ liệu đữ liệu bảng với các phương pháp như POLS, FMOLS, DOLS 7# hai, hiện nay có rất ít nghiên cứu chỉ rõ vai trò của đầu tư công cho CSHT tác động như thế nào tới đầu tư tư nhân và chưa có nghiên cứu nảo chỉ rõ tác động của hạng mục đầu tư này tới đầu tư doanh nghiệp và hộ gia đình

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI DAU TU TU NHAN VA VUNG KINH TE TRONG DIEM

2.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư công và đầu tư tư nhân 2.1.1 Đầu tư công

2.1.1.1 Khái niêm

a Khái niệm về đầu tư công trên thế giới

Như vậy có thể thấy, khái niệm về đầu tư công trên thế giới đang tồn tại ba quan điểm chính Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh chủ sở hữu nguồn vốn của đầu tư công

Quan điểm thứ hai nhắn mạnh vào mục đích của đầu tư công Quan điểm thứ ba là sự

kết hợp giữa chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư công và mục đích của đầu tư công Theo quan điểm này, đầu tư công được hiểu là việc sử dụng vốn Nhà nước đề đầu tư vào các

Trang 11

9

Đề tháo gỡ những hạn chế, bất cập về đầu tư công, ngày 13/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) Theo Khoản 15 điều 4 Luật Đầu tư công 2019, đầu tư công là “hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật đầu tư công”

2.1.1.2 Phân loại đâu tư công

2.1.1.3 Vai trò của đầu tư công 2.1.2 Đầu tư tư nhân

2.1.2.1 Khái niệm

Đầu tư tư nhân khác đầu tư công ở tính chất sở hữu của nguồn vốn đầu tư và mục đích đầu tư Đầu tư tư nhân là các khoản đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân trong khi đó đầu tư công là khoản đầu tư của Nhà nước Mục đích của đầu tư tư nhân

là sinh lợi nhuận trong khi đó mục đích của đầu tư công là phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, không vì mục đích lợi nhuận

Hiện nay trong thống kê chính thống của Việt Nam đang phân loại đầu tư theo 3

khu vực kinh tế là khu vực kinh tế “Nhà nước”, “ngoài Nhà nước” và “khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài” Theo đó, trong phạm vi Luận án này, đầu tư tư nhân sẽ được hiểu là đầu tư sử dụng nguồn vốn thuộc sở hữu của khu vực ngoài Nhà nước hay chính là đầu tư ngoài Nhà nước Do đó, đầu tư tư nhân trong phạm vi nghiên cứu của Luận án không bao gồm đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) Đầu tư cơng là đầu tư sở hữu nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước hay chính là đầu tư Nhà nước

2.1.2.2 Các thành phần của đầu tư tư nhân

2.1.2.3 Các yếu tổ tác động tới đâầu tư tư nhân 2.1.3 Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân

Theo lý thuyết, tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân được giải thích thông qua 2 quan điểm chủ đạo: quan điểm ủng hộ đầu tư công tạo ra hiệu ứng lấn dt toi đầu tư tư nhân (crowding-out effect) (Blejer va Khan, 1984; Beck, 1993; Voss, 2002;

Ganelli, 2003; Kustepeli, 2005; Liitfi Erden, 2005; Ang, 2009; Cavallo va Daude,

Trang 12

ứng bồ trợ tới đầu tư tư nhân (crowding-in effect) (Aschauer 1989a; Greene và Villanueva, 1990; Ramirez, 1994; Reungsri, 2010; Hatano 2010) Theo quan điểm này khi đầu tư công tăng lên kéo theo sự gia tăng của đầu tư tư nhân do Chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất, tăng nhu cầu hàng hóa dịch vụ và tăng kỳ vọng doanh thu

cho khu vực tư nhân

2.1.4 Các yếu tô ảnh hướng tới kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân (hiệu ứng Jan at và hiệu ứng bỗ trợ) sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau đây: Hội nhập kinh tế quốc tế; Yếu tố thời gian; Độ nhạy cảm giữa đầu tư tư nhân và lãi suất; Ngoại ứng tích cực của danh

mục đầu tư công; Tính bất ổn của kinh tế vĩ mô

2.2 Đầu tư công, đầu tư tư nhân tại vùng kinh tế trọng điểm

2.2.1 Những vấn đề cơ bản về vùng kinh tế trọng điểm 2.2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm và các khái niệm liên quan

2.2.1.2 Cơ sở hình thành vùng kinh tế trọng điểm

2.2.1 Vai trò của đầu tr công, đầu tư tư nhân đối với vùng kinh tế trọng điểm 2.2.1.1 Vai trò của đầu tư công

Trang 13

11

CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu 3.1.1 Khung phân tích Cora a Định hướng _ Ea quan tinh cee sots cả No ford ri 3 KTTĐ kinh tế và thực trạng LÔ si tư nhân tại các vùng, KTTD b2 CC CC ie ng nhân tại các vùng KTTĐ BC Bồi cảnh Co và thể giới Tác động ngắn hạr Tác động dài hạn bo Co li ao Ti (M6 hinh PMG) HC công tác động co Sa nà (Mô hình PMG) : 1 ead CÔ Đầu tư công tác động đầu tư hộ gia dinh soe URS CC oán Ta CÁ“ St pores ee ey) áo cho CSHT tác gia đình Cone ses) pores eee)

Hình 1: Khung phân tích của Luận án

Nguôn: Tác giả thực hiện, 2022 3.1.2 Giá thuyết nghiên cứu

HI: Đâu tư công tác động bổ trợ (cùng chiêu) tới tổng đầu tư tư nhân trong dài hạn H2: Đầu tư công tác động bồ trợ (cùng chiều) tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp trong đài hạn

H3: Đầu tư công tác động bồ trợ (cùng chiều) tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia

đình trong dai han

Trang 14

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

3.2.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình trong bài nghiên cứu xây dựng dựa trên lý thuyết tân cô điển về đầu tư được đề xuất bởi Jogenson (1963, 1967 và 1971) Mô hình này gần đây được nghiên cứu bằng đữ liệu bảng bởi Omitogun,O (2018),Omojolaibi và cộng sự (2016), Gérard Tchouass va cong su (2014), AltinGjini va c6ng su (2012) Theo đó, mô hình nghiên

cứu được để xuất như sau:

Plj, = œ+ ðPU, + @1IR,,+o;GRDP¿, + @;INF,, + @„FDI,, + mạ; (6)

3.2.1.2 Cơ sở lựa chọn biến nghiên cứu

3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu của các biến trong mô hình được thu thập theo năm chủ yếu từ nguồn tông hợp các niên giám thống kê các tỉnh Vùng KTTĐ gồm tổng vốn đầu tư công PU, tổng vốn đầu tư tư nhân trong nước (P]), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Tổng sản phẩm địa phương (GRDP), Lãi suất thực tế (IR), Lạm phát (INF) Tổng sản phẩm địa phương (GRDP), Lãi suất thực tế (IR) được xem là biến số thé hiện nhu cầu và chỉ phí của hoạt động đầu tư (Altin Gjini & Albania Agim Kukeli, 2012; Christian Dreger

& Hans-Eggert Reimers, 2015) Các dữ liệu nghiên cứu liên quan tới vốn dầu tư, tổng

sản phâm địa phương được tính toán theo giá so sánh năm 2010 đề loại bỏ các ảnh

hưởng của yếu tô lạm phát

Ngoại trừ lãi suất thực tế (IR), các biến được thẻ hiện ở dạng logarit cơ số tự nhiên

Ngoài ra, các biến PI, PU, GRDP, FDI được tính toán ở dạng bình quân đầu người Cụ thể, các biến sẽ được tính bằng logarit của giá trị của biến chia cho dân số tại các

địa phương Với cách tính này thì các giá trị sẽ được điều chỉnh theo phù hợp với đặc điểm (quy mô dân số) của địa phương

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

3.3.1.1 Phương pháp thống kê mô tả 3.3.1.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trang 15

13

Luận án sử dụng dữ liệu bảng, là sự kết hợp thành phần dữ liệu chéo và thành phần sữ liệu chuỗi thời gian Phân tích hồi quy dữ liệu bảng thường có một số phương pháp

ước lượng chính như Pooled OLS, FEM, REM, GMM, GELS Tuy nhiên, để phù hợp

với dữ liệu nghiên cứu, Luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng với phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp (Pool Mean Group- PMG) Phương pháp này có các ưu điểm như sau: (1) ước lượng cho một phương trình duy nhất thay vì ước lượng hệ

phương trình; (2) Có thê thực hiện với các biến có độ trễ khác nhau, không phân biệt

thứ tự sai phân I (0) hay I (1); (3) phân biệt được tác động ngắn hạn (khác nhau giữa các nhóm) và dài hạn hạn (đồng nhất giữa các nhóm) trong mô hình (Pesaran và cộng sự (1999), Samargandi, Fidrmuc, and Ghosh (2015) Đây là những ưu điểm mà các phương ước lượng dữ liệu bảng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM, GMM, FGLS) không thực hiện được

Các kiểm định cần thiết đối với mô hình PMG chính là kiểm định bậc dừng, kiếm định đồng liên kết Sau khi các kiểm định trên thỏa mãn điều kiện, Luận án sẽ tiền hành

hồi quy dựa trên mô hình PMG để đánh giá tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân trong ngắn hạn và dài hạn tại các vùng kinh tế trọng điểm

3.3.2.2 Phương pháp phân tích phi nhân quả

Ngoài ra, Luận án sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả được đề xuất bởi Juodis và cộng sự (2021) cho dữ liệu bảng với giả thuyết H0 là X„ không tác động tới Y¿¿ để kiểm tra tác động của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) tới đầu tư tư nhân từng vùng Với các dữ liệu trong mô hình, Luận án sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả đề kiểm định tác động của đầu tư công cho CSHT tới tổng đầu tư tư nhân (1); đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp (2); đầu tư công cho

CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình (3)

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ

TU NHAN TAI CAC VUNG KINH TE TRONG DIEM CUA VIET NAM

4.1 Tổng quan về các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

4.1.1 Lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Trang 16

4.1.2.2 Cơ cấu ngành

4.2 Thực trạng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

4.2.1 Thực trang dau tw công tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

4.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư công

Về quy mô đầu tư công, có thể thấy quy mô đầu tư công tại vùng KTTĐ Bắc bộ và phía Nam gấp 4-5 lần so với hai vùng KTTĐ còn lại Về tốc độ tăng trưởng đầu tư công, nhìn chung tốc độ tăng trưởng đầu tư công tại vùng KTTĐ Bắc bộ là lớn nhất trong khi đó, mặc dủ có quy mô đầu tư công chỉ xếp sau vùng KTTĐ Bắc bộ nhưng vùng KTTĐ phía Nam có tốc độ tăng trưởng đầu tư công xếp thứ 3⁄4 các vùng KTTĐ

4.2.1.2 Cơ cấu đẫu tư công

Đầu tư công chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước Nguồn vốn nảy chiếm tỷ trọng bình quân 68,78% của vốn đầu tư công trong giai đoạn 2010-2021 tại các vùng

KTTĐ

4.2.2 Thực trang đầu tư trr nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

4.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân

Về quy mô vốn đầu tư tư nhân, vùng KTTĐ phía Nam và Bắc bộ là hai vùng KTTĐ dẫn đầu với sự chênh lệch đáng kế so với hai vùng KTTĐ còn lại Về tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ có xu hướng sụt giảm trong giai

đoạn 2019-2021 so với giai đoạn 2010-2018 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-

19 Có 3⁄4 vùng KTTĐ, đầu tư tư nhân tăng trưởng âm trong giai đoạn 2019-2021 4.2.2.2 Cơ cấu đầu tư tư nhân

Về cơ cấu đầu tư tư nhân theo nguồn vốn, nhìn chung đầu tư của khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ đạo (55,64%) so với đầu tư của khu vực hộ gia đình (44,36%) Có thê nhận thấy khu vực doanh nghiệp là nguồn lực đóng góp vốn đầu tư chủ đạo trong khu vực kinh tế tư nhân tại các vùng KTTĐ trong giai đoạn 2010-2021 4.2.3 Thực trạng mỗi quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng

kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Trang 17

15

cả nước 51,7% Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân tại các vùng kinh tế

trọng điểm là 28.9%, thấp hơn mức bình quân của cả nước và có sự khác biệt rõ rệt

giữa các vùng KTTĐ

4.2.3.2 Mối quan hệ giữa đâu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ

Để củng có thêm về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân Luận án tiến

hành tính toán hệ số thu hút đầu tư Luận án tiến hành tính toán và so sánh tại 4 vùng

KTTD va dat hé sé thu hút đầu tư trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đề thấy được ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tới mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân

4.2.4 Thực trạng thực hiện chính sách dau tw cong nhằm thúc đấy dau tw tw nhân tại cúc vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

CHUONG 5: PHAN TICH DINH LUQNG TAC DONG CUA DAU TƯ CONG TOI DAU TU TU NHAN TAI CAC VUNG KINH TE TRONG DIEM

CUA VIET NAM 5.1 Mô tả thống kê

5.2 Kết quả ước lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

5.2.1 Các kiểm định

5.2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị

5.2.1.2 Kiểm định đông liên kết

5.2.2 Phân tích kết quả

5.2.2.1 Tác động dai han

Trang 18

Bảng 1: Tác động dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 Biến phụ thuộc PMG PI Hệ số Độ lệch chuẩn PU 0,368*** 0,032 GRDP 0,248** 0,020 FDI 0,099*** 0,029 INF -0,308** 0,463 IR -0,044*** 0,005 EC -0,316*** 0,089 Số quan sát 288 Nguôn: Tác giả tính toán dựa trên phân mém Stata-15

Trong dài hạn, tất cả các yêu tố bao gồm đầu tư công (PU), đầu tư nước ngoài (FDI),

tổng sản phẩm quốc nội (GRDP), lãi suất thực té (IR) và tỷ lệ lạm phát (INF) đều có

tác động đến đầu tư tư nhân Trong đó, PU, GRDP và FDI có tác động tích cực trong khi đó IR và INE có tác động ngược chiều tới đầu tư tư nhân Kết quả kiểm định phi nhân quả cho thấy đầu tư công cho CSHT có tác động cùng chiều tới đầu tư tư nhân tại cả 4 vùng KTTĐ Điều này hoàn toàn phủ hợp với lý thuyết về tác động bồ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Đồng thời, kết quả cũng phù hợp với kết quả hồi quy về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong dài hạn tại các vùng KTTĐ

Trang 19

17

Bảng 2: Tác động dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiép (PIE), đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình (PIH) tai 4 ving KTTD Biến phụ thuộc PMG PIE Hệ số Độ lệch chuẩn PU 0,415*** 0,062 GRDP 0,136*** 0,032 FDI 0,037*** 0,030 INF -0,013*** 0,392 IR -0,075*** 0,012 EC -0,151*** 0,048 PIH Hệ số Độ lệch chuẩn PU -0,036 0,038 GRDP 0,893*** 0,066 FDI 0,088*** 0,020 INF -0,422 0,311 IR -0,089*** 0,008 EC -0,340*** 0,085

Nguôn: Tác giả tính toán dựa trên phân mêm Stata-l 5

Trang 20

Bảng 3: Kiểm định phi nhân quá về tác động của đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại 4 vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021

Giá thuyết H0 Hệ sô z-statistics P-value Kết luận

Đầu tư công cho CSHT 0,287*** 0,089 0,001 Bác bỏ H0 không tác động tới đầu

tư tư nhân khu vực

doanh nghiệp tại vùng

KTTĐ Bắc bộ

Đâu tư công cho CSHT không tác động tới đầu

tư tư nhân khu vực

doanh nghiệp tại vùng

KTTĐ miền Trung

Đầu tư công cho CSHT không tác động tới đầu

tư tư nhân khu vực

doanh nghiệp tại vùng KTTD phía Nam

Đầu tư công cho CSHT không tác động tới đầu

tư tư nhân khu vực

doanh nghiệp tại vùng IKKTTĐ ĐBSCL Ghi chú: *** thể hiện mức ý nghĩa 1%, ** thể hiện mức ý nghĩa 5%, *thể hiện 0,291* 1,75 0,080 Bác bỏ H0 0,411** 2,48 0,013 Bác bỏ H0 0,090** 1,42 0,042 Bác bỏ H0 mức ý nghĩa 10% Nguôn: Tác giả thực hiện trên Stata l5 5.2.2.2 Tác động ngắn hạn

Trường hợp 1: Xét tác động ngắn hạn của đâu tư công tới tong dau tư tư nhân Nhìn chung, trong ngắn hạn tác động của đầu tư công (bố trợ và lấn át) tới đầu tư tư nhân tồn tại tương đối rõ tại các địa phương hầu hết thuộc vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc Ngoài ra, tại các địa phương đầu tư công tạo tác động tới đầu tư tư nhân, có thé thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tác động tới đầu tư tư nhân Bên cạnh đó, có thê thấy, đầu tư công có tác động lấn át hoặc không có tác động

Trang 21

19 Bảng 4: Tác động ngắn hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 Vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 Vùng | Địa phương APU AFDI_ | AGRDP | AIR AINE Ha Noi 0,393 0,028 0,564"** | -0,014 |-0/067*** Hai Phong 0,105 0,152 0,989** | -0,002 0,538 KTTĐ | Hai Duong -0,222** | 0,004 0,665 -0,008 0,423 Bắc bộ | Hưng Yên 0/281*** | -0,331*** | 0,053*** | -0,074*** | -0,610*** Quang Ninh 0,282** | 0,321*** | 0,163 *** | 0,001 0,047 Vĩnh Phúc -0,185 -0,046 |0.460 0,035** |-1221 Bắc Ninh -0,185** | -0,080*** | 0,511** |-0,089*** |1268 Đà Nẵng -0,165* 0,474*** | 0,635*** | -0,025 0,424 ere Quang Nam -0,692** |-0291** | 1,826*** |-0032* | -0684*

miền | Quảng Ngãi - 0,286 0,960*** | 0,289 0,077 -0,905 Trung | Binh Dinh -0,161 -0,074** |-0209_ | -0/003 -1,308 Thừa Thiên Huế _ | 1311 0,279 0,372 -04311 -0,305* TP.Hồ Chí Minh | 0,199 * 0,173** |0508** |-0,074 |-1745*** Ba Ria-Viing Tau | 0,361* 0/511*** |0485** | 0,002 -1,678 *** Vùng | Tiên Giang -0236***_ | -0228*** | 0,185 -0,032*** | -0.813*** KTTD | Binh Phudc -0,450*** | -0,451*** | 0,142** | 0,031** |-0067*** pha Déng Nai -0,510*** | 0,558** | 0,937 -0,002 -0,336* Long An 0,429*** |0626*** | 0,790 0,014 0,050 Tay Ninh -0,101 0,198 0,245*** | 0,032 -0,647 Binh Duong 0,239 -0,282* _ | 0,093 0,006 0,098 j Cần Thơ 0,770 0,117 0,092 0,007 -0,199 ere Kién Giang -0,616*** | 0,035 0,033** | -0,062*** | 0,593 ĐBSCL, | Cà Mau -0,153 -0,016 |1510 -0,013** | -0,872 An Giang -0,249 -0124_ [0,483* | 0,051 -0,305* Ghi chú: *** thể hiện mức ý nghĩa 1%, ** thể hiện mức ý nghĩa 5%, *thể hiện mức ý nghĩa 10%

Nguôn: Tác giả tinh todn dua trén phan mém Stata-15

Trang 22

Bang 5: Tác động ngắn hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân của khu vực doanh nghiệp (PIE) và khu vực hộ gia đình (PIH) tại các Vùng KTTĐ APU APU Vùng Địa phương (APU tác động tới (APU tác động tới APIE) APIH) KITĐ Bằcà nộ; -0,388 0,833* bộ Hai Phong -0,492 -0,782*** Hai Duong 0,601*** -0,025 Hưng Yên 0,353* 0,038 Quang Ninh 0,329** 0,503*** Vĩnh Phúc -0,156 -0,195 Bac Ninh -0,273** 0,492*** Ving KTTD|Da Nẵng -0,383* 0,189 mien Trung |Oyang Nam -1,106*** 0,493 Quảng Ngãi -0,340 -0,669 Binh Dinh -0,481*** -0,273 Thừa Thiên Huế -0,442* 0,062 Vang KTTD|7P.H6 Chí Minh 0,140* 0,418** phía Nam {pa Ria-Viing Tau 0,322* 0,551 Tién Giang -0,606*** 0,042 Bình Phước -0,526*** -0,316*** Đông Nai -0,233*** 0,974*** Long An 0,596** 0,174*** Tây Ninh 0,068 0,165*** Binh Duong 0,253** 0,156 Ving KTTD [Can Tho 0,719 0,246 DBSCL g;2p Giang -0,833*** -0,005 Ca Mau 0,340 0,058** [dn Giang -0,527 0,413 **# Ghi chu: *** thể hiện mức ý nghĩa 1%, ** thể hiện mức ý nghĩa 5%, *thể hiện mức ý nghĩa 10%

Nguôn: Tác giả tinh todn dua trén phan mém Stata-15

Y Tac d6ng ctia dau tư công tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp

Trang 23

21

Vũng Tàu, đầu tư công tạo tác động bồ trợ tới đầu tư tư nhân từ khu vực doanh nghiệp

Tác động lắn át của việc thiếu hụt vốn đầu tư trên thị trường vốn Vay CÓ thể giảm bớt

nếu như xuất hiện dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài đủ lớn (Dehn, 2000) Khi đó, lãi suất sẽ giảm xuống và hạn chế tác động lan at của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Bên

cạnh đó, với những địa phương có dòng vốn FDI chảy vào lớn, khi kết hợp với đầu tư

công cho CSHT tạo ra tác động bổ trợ tới đầu tư tư nhân tư khu vực doanh nghiệp

(Kinda, 2007; Barro, 1990; Rieber, 1999; Askandarou Diallo, 2021) v Tác động của dau tu cong toi đầu tư tư nhân từ khu vực hộ gia đình

Hướng tác động từ đầu tư công tới đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình là tác động bổ trợ trong ngắn hạn Đối với vùng KTTĐ ĐBSCL, đây là vùng có tỷ trọng ngành nông nghiệp cao hơn so với các vùng KTTĐ còn lại Định hướng phát triển của vùng là trở thành trung tâm nông nghiệp định hướng sử dụng công nghệ cao của cả nước Vì lý do đó, các địa phương nội vùng ưu tiên phân bồ vốn đầu tư công cho CSHT phục vụ ngành nông nghiệp, từ đó thúc đây các hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp gia tăng đầu tư Đối với vùng KTTĐ Bắc bộ, nơi tập trung hơn 1/3 số làng nghề của cả nước, đầu tư tư công cũng cho thấy tác động bồ trợ đối với đầu tư tư nhân từ khu vực hộ gia đình trong ngắn hạn Đối với vùng KTTĐ phía Nam, như NCS đã phân tích các địa phương đều có tỷ trọng vốn FDI lớn so với các địa phương khác trên cả nước và là điểm đến thu hút vốn FDI trên cả nước Do đó, tại một số địa phương, đầu tư công tao

tác động bồ trợ tới đầu tư tư nhân thuộc hộ gia đình Đối với vùng KTTĐ miền Trung,

Trang 24

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG NHẰM THÚC

DAY DAU TU TU NHAN TAI CAC VUNG KINH TE TRONG DIEM

CUA VIET NAM

6.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước

6.1.1 Bối cánh quốc tế

6.1.2 Bối cảnh trong nước

6.1.2.1 Nhiing thudn loi

6.1.2.2 Những thách thức

6.2 Định hướng chính sách về đầu tư công tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam giai đoạn 2021-2030

6.2.1 Định hướng chính sách về đầu tư công dỗi với tổng thể các vùng kinh tế

trong diém

6.2.2 Dinh hướng chính sách về đầu tư công đối với từng vùng kinh tế trọng

diém

6.3 Giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đấy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

6.3.1 Nhóm giải pháp chung cho các vùng kinh tế trọng điểm

6.3.1.1 Nhóm giải pháp thúc đầy tác động bổ trợ của đầu tư công tới dau tu tư nhân Thứ nhất, tăng cường vốn đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu thúc đây

đầu tư tư nhân Thứ hai, tập trung vốn đầu tư công nhằm hỗ trợ đầu tư tư nhân từ khu

vực hộ gia đình trong ngắn hạn và thúc đây chuyên đổi mô hình kinh doanh hộ gia đình đủ lớn thành mô hình doanh nghiệp tại các vùng KTTTĐ trong dài hạn 7% ba, thúc đây hoạt động đầu tư công hiệu quả tại các hạt nhân của mỗi vùng KTTĐ để tạo tác

động bé trợ cho đầu tư tư nhân cũng như tạo hiệu ứng lan tỏa đối với đầu tư tư nhân ở các địa phương lân cận

6.3.1.2 Nhóm giải pháp hạn chế tác động lắn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Thứ nhất, tăng cường thu hút và chọn lọc các dự án FDI vào lĩnh vực thế mạnh của các địa phương nội Vùng 7# hai, hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng trên cơ sở khuyến khích các thành phần tham gia và đa dạng hóa các công cụ tín dụng

6.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể đối với từng vùng kinh tế trọng điểm

Trang 25

23

Thứ nhất, tập trung vốn đầu tư công xây dựng CSHT giao thông hỗ trợ hình thành

cơ cấu đô thị hạt nhân, đô thị vệ tỉnh nhằm thúc đây hiệu ứng bé tro của đầu tư công

tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng 7# hzi, tăng cường vốn đầu tư công hỗ trợ hộ kinh doanh làng nghề trong ngắn hạn nhằm mục tiêu chuyên đổi thành mô hình doanh nghiệp trong dài hạn gia tăng tác động bồ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại vùng 7z ba, tăng cường thu hút và chọn lọc các dự án FDI vào lĩnh vực công

nghiệp chế biến chế tạo nhằm hạn chế tác động lấn át và gia tăng tác động bồ trợ của

đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng 6.3.2.2 Vùng kinh tế trọng điểm miễn Trung

Thứ nhất, tập trung vốn đầu tư công hoàn thiện tuyến cao tốc Bắc-Nam và tuyến đường ven biên, đây mạnh hơn nữa sự liên kết về “trục ngang” nhằm gia tăng hiệu ứng bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng 7h hai, hỗ trợ

đầu tư tư nhân từ khu vực doanh nghiệp nhằm hạn chế tác động lấn át của đầu tư công

trong ngắn hạn 7 ba, tăng cường thu hút và chọn lọc các dự án FDI vào lĩnh vực nghỉ dưỡng bất động sản nhằm gia tăng tác động bồ trợ và hạn chế tác động lần at cua đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng

6.3.2.3 Vùng kinh tế trọng điển phía Nam

Thứ nhái, tập trung vốn đầu tư công xây dựng hạ tầng số hiện đại, thuộc nhóm đầu

các nước trong khu vực và hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN nhằm gia tăng tác động bố trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng 7# hi, quản lý hiệu quả vốn vay trong đầu tư công nhằm hạn chế tác động lấn át đối với đầu tư tư nhân trong ngắn hạn 7# ba, phát triển thị trường vốn nhằm giảm áp lực đối với tin dụng ngân hàng nhằm hạn chế tác động lân at cua đầu tư công trong ngắn hạn 7ứ /, tăng cường thu hút và chọn lọc các dự án FDI công nghệ cao theo hướng tự động hóa,

ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo nhằm gia tăng tác động bé trợ và hạn chế tác động

lan at cua đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng

6.3.2.4 Ving kinh tế trọng điển ĐBSCL

Trang 26

nhằm gia tăng tác động bé tro và hạn chế tác động lân at cua đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các địa phương nội vùng

KET LUAN

Luận án sử dụng ước lượng trung bình nhóm gộp PMG nhằm phân tách tác động ngắn hạn và dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân Phương pháp này cho phép các

tham số ngắn hạn khác biệt giữa các nhóm trong khi ràng buộc các tham số dài hạn

đồng nhất giữa các đơn bị bảng Từ kết quả mô hình hồi quy, kết hợp với tình hình thực hiện đầu tư công, đầu tư tư nhân cũng như chính sách đầu tư công tại vùng KTTĐ, Luận án đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý đầu tư công, từ đây thúc đây đầu tư tư nhân chung cho toàn bộ các vùng KTTĐ và tại mỗi vùng KTTĐ Bên cạnh những đóng góp mới, Luận án vẫn còn những hạn chế như sau:

Thứ nhất, số liệu về đầu tư tư nhân tập trung ở góc độ doanh nghiệp và hộ gia

đình nói chung, chưa phân tích cụ thể theo các lĩnh vực kinh tế Do đó, một số nhận

định về đầu tư khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình chưa chỉ tiết 7# hai, giải pháp

liên quan tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa có những đánh giá chỉ tiết từ

nghiên cứu định tính nên chưa thực sự toàn diện

NCS hy vọng những hạn chế này sẽ mang đến một số hướng nghiên cứu mới trong tương lai như sau: 7# nhất, Luận án điều tra, khảo sát hộ gia đình cũng như khu vực doanh nghiệp thức theo cơ cấu ngành nghề tại các vùng KTTĐ để có số liệu chỉ tiết

hơn, từ đó sử dụng mô hình ước lượng tác động cụ thể của đầu tư công tới lĩnh vực

kinh doanh của gia đình và doanh nghiệp 7# hai, Luận án thu thập và tổng hợp các

Trang 27

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TT Tên công trình Năm cong | Nơi công bố Vai trò bố

1 | The direct and spill - over effect | 2022 Hội thảo quốc | Tác gia thir 1

of public investment on té VEAM

economic growth and convergence in the Southern Key Economic Region: An application of spatial regression model

2 |The impact of _ public 2022 Hội thảo quốc Tac gia thu 1

investment on private té CIEMB

investment ¡in Vietnam’s ISBN: 978- Central Key Economic Region 604-330-515-9 and the Mekong Delta Key

Economic Region: a PMG approach

3 | Analyzing the impact of public 2023 Hội thảo quốc | Tác giả độc lập

investment on private té ICSEED

investment in the Central Key ISBN: 978-

Economic Region 604-79-3740-0

4 | Tinh hinh von dau tu thuc hién 2022 Tap chi Kinh té| Tac giả độc lập

tại vùng KTTĐ Đồng bằng sông Châu Á-Thái

Cửu Long Bình Dương

5_ | Nghiên cứu tác động của đầu tư 2022 Tạp chí Kinh tế | Tác giả độc lập

công tới đầu tư tư nhân tại Vùng Tài chính Việt

kinh tế trọng điểm miền Trung Nam

6 | Tác động trực tiếp và lan tỏa của 2022 Tạp chí Kinh tế | Tac giả thứ 1 đầu tư công tới tăng trưởng và và Quản lý

hội tụ tại vùng KTTĐ phía Nam

7 |The impact of public} Được Thailand and Tac gia thu 1

investment on private | chap nhan | The World

investment in Vietnam’s| bài vào Economy Central Key Economic Region ngay Journal and the Mekong Delta Key | 20/7/2023 | (Scopus Q4)

Economic Region: a PMG

approach

Ngày đăng: 01/01/2024, 22:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN