BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HQC NGOẠI THƯƠNG
LUAN AN TIEN Si
PHAT TRIEN CAC CUM LIEN KET CONG NGHIEP DA GIAY O VUNG KINH TE TRONG DIEM BAC BO
TAI VIET NAM
'Ngành: Quản trị kinh doanh
NGUYÊN HÒNG VÂN
HÀ NỘI - 2023
Trang 2
BO GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC NGOAI THUONG
LUAN AN TIEN Si
PHAT TRIEN CAC CUM LIEN KET CONG NGHIEP DA GIAY O VUNG KINH TE TRONG DIEM BAC BO
TAI VIET NAM
Ngdnh: Quan tri kinh doanh
Ma s6: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Vân
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYÊN THU THỦY
HÀ NỘI - 2023
Trang 31 Tính cấp thiết đi 2 Mục tiêu nghiên cứt 3 Câu hỏi nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu au RRR 7 Những điểm mới của luận án 8 Kết cấu của luận án
Chương 1: TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CUU LIED LUẬN ÁN QUAN DEN DE TAI 8 1.1 Nghiên cứu về cụm liên kết công nghiệp và cụm liên kết công nghiệp 8 1.2 Nghiên cứu về phát triển cụm liên kết công nghiệp và phát triển cụm liên ul 1.3 Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cụm liên kết công nghiệp ngành da - giày kết công nghiệp da -
và phát triển cụm liên kết ngành da - giày wT 1.4 Giới hạn và khoảng trống nghiên cứu „21
1.4.1 Giới hạn nghiên cứu „21
1.4.2 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài „21 Kết luận chương 1 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIÊN CỤM LIÊN
KÉT CÔNG NGHIỆP NGANH DA -GIAY 2.23
2.1 Khái niệm, vai trò và chuỗi giá trị ngành da - giày „23 2.1.1 Khái niệm ngành da - giày „23 3.1.2 Vai trò của ngành da - giầy -.24 2.1.3 Chuỗi giá trị ngành da - già) 25
2.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cụm liên kết công nghiệp da - giày 26
2.2.1 Khái niệm cụm liên kết công nghiệp và cụm liên kết công nghiệp da -
Trang 43.2.2 Đặc điểm của cụm liên kết công nghiệp da - giày
2.2.3 Vai trò của cụm liên kết công nghiệp da - giày
2.3 Cơ sở lý luận về phát triển cụm liên kết công nghiệp da - gi 2.3.1 Khái niệm phát triển cụm liên kết công nghiệp da - giày
2.3.2 Các lý thuyết liên quan đến phát triển cụm liên kết công nghiệ
3.3.3 Nội dung phát triển cụm liên kết công nghiệp 2.3.4 Các chỉ số đánh giá sự phát triển cụm liên kết công nghiệp 2.3.5 Các yếu tố tác động đến phát triển cụm liên kết công nghiệp da - gì: 2.4 Cơ sở thực tiễn về phát triển cụm liên kết công nghiệp da - gi 2.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển cụm liên kết công
nghiệp và cụm liên kết công nghiệp da - giày: -.49) 2.4.2 Bai học rút ra cho Việt Nam trong phát triển cụm công nghiệp da -
giày "5
Kết luận chương 2 — see ST Chương 3: GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
58 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 58
3.2 Gia thuyét nghién ciru
3.3 Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển cụm liên
nghiệp đa - giày
3.4 Phương pháp nghiên cứu 67
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tinh 67 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 69
Kết luận chương 3 7 ¬- Chương 4: KẾT QUA NGHIEN CUU VE PHAT TRIEN CUM LIEN KET
Trang 5
kinh tế trọng điểm Bắc bộ
4.2 Thực trạng phát trí công nghiệp da - giày ở Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ giai đoạn 2011 đến 2021
4.2.1 Mô tả đối trợng tham gia khảo sát cụm liên 4.2.2 Kết quả phát triển cụm liên kết công nghiệp da - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Ñ7 4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cụm liên kết công
nghiệp ngành da - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ «se 103) 4.3.1 Mô tả mẫu phiếu khảo sát «se 103)
4.3.2 Tháo luận kết quả nghiên cứu „110 4.4 Đánh giá chung về phát triển cụm liên kết công nghiệp da - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ¬
4.4.1 Kết quả đạt được se LT7
4.4.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu senses 120
Kết luận chương 4 124 Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CỤM LIÊN KÉT CÔNG NGHIỆP DA GIÀY 6 VUNG KINH TE TRONG DIEM BÁC BỘ 125
5.1 Định hướng phát triển công nghiệp da - giày và cụm liên kết công nghiệp
đa - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ .125
$%.1.1 Mô hình kim cương trong phát triển công nghiệp da - giày và cụm liên
kết công nghiệp da - giày ¬ 125
5.1.2 Định hướng phát triển 126
5.2 Giải pháp thúc đẩy phát triển cụm liên kết công nghiệp da - giày ở Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ 128
5.2.1 Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị, các bên liên quan về phát
triển cụm liên kết công nghệp da - giày 2128
5.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cúc doanh nghiệp ngành da ~ giày gắn với định hướng tham gia chuỗi liên kết se 130)
Trang 65.2.4, Đây mạnh ứng dụng công nghệ trong phát hoạt động của các doanh 132 nghiệp ngành da - gi 3.2.5 Tiếp tục thực hiệ mô hình và lộ trình liên kết công nghiệp ngành da giày 5.3 Một số kiến nghị 'Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 5.3.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển cụm liên kết công nghiệp da - giày 2138 $.3.2 Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 142 5.3.3 Tăng cường đầu tr cơ sở hạ tằng ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 146 Kết luận chương 5 ¬ 48, KẾT LUẬN se 149)
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN C'! „151
LIÊN QUAN DEN LUAN AN DA DUQC C 151
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 152 „161
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT Từ viết Tiếng Anh Tiếng tất ASEAN Economic x <
AEC Community Công đồng Kinh tế ASEAN
AFTA | ASEAN Free Trade Area Khu vue Mau dich Tu do ASEAN
Association of South East :
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asian Nations CCN Cụm công nghiệp CGT Chuỗi giá trị CLKCN Cụm liên kết công nghiệp CLKN Cụm liên kết ngành
CN-DG Công nghiệp - Da giày
CNH Công nghiệp hóa
CNHT Công nghiệp hóa
‘Comprehensive and Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến l CPTTP | Progressive Agreement for bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership
DN Doanh nghiệp
European-Vietnam Free Trade | Hiệp định thương mại tự do Liên EVFTA Agreement minh chau Au-Viét Nam
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do EU European Union Liên minh châu Âu
FOB Free On Board Mua nguyên liệu, bán thành phẩm GDP Gross Domestic Product Tong san pham quéc noi
HDH Hiện đại hóa
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế xã hội
LEFASO | Vietnam Leather, Footwear | Hiệp hội Da - Giây và túi xách Việt
Trang 8and Handbag Association Nam LQ Location Quotient Mức độ tương đông khu vực NLCT Năng lực cạnh tranh
Original Design | Tự thiết kể, sản xuất và bán sản
ODM Manufacturing phim
Sin phim gin thương hiệu của OBM Original Brand Manufacturing doanh nghiệp
Provincial _ Competitiveness A :
PCI Index Chi số năng lực cạnh tranh cấp tinh
PPP Public - Private Partnership — | Đâu tư theo hình thức đối tác công tư R&D Research & Development Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Strengths, Weaknesses, | Điêm mạnh, điểm yếu, cơ hội và SWOT Opportunities and Threats thách thức
TFP Total factor Productivity Năng suất các nhân tô tông hợp
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Uy ban nhân dân
United Nations Industrial | Té chite phat trién công nghiệp của UNIDO Development Organization — | Liên Hợp quốc
USD United States dollar Đô la Mỹ
Vietnam Chamber of| Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI Commerce and Industry Việt Nam
VKTTĐ-
BB 'Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Trang 9DANH MUC BANG
Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu nhân tố tác động tới phát triển cụm liên kết DN da - giày ở VKTTĐ-BB 67 Bảng 3.2 Thang đo các nhân t sự phát triển CLKCN ngành da - giày ở VKTTĐ-BB 2.70 Bảng 4.1 Các chỉ tiêu kinh tế chi yéu ciia VKTTD-BB -.78
Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu ngành da - giày giai đoạn 201 1 - 2021 83
Bảng 4.3 Xuất khẩu của DN FDI giai đoạn 2011 - 2021 83
Bảng 4.4 Xuất khẩu da - giày của Việt Nam sang các Châu lục 84
Bảng 4.5 Các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành da - giày Việt Nam 85
Bảng 4.6 Các DN khảo sát 86
Bảng 4.7 Thông tin cơ bản của các đối tượng tham gia khảo sắt 87
Bang 4.8 Thực trạng số lượng DN sản xuất da - giày ở VKTTĐ-BB theo dia phương giai đoạn 2011 - 2021 se ne 88 Bảng 4.9 Chỉ số LQLp của các tinh, thành phố trong vùng giai đoạn 201 1 - 2021 89 Bảng 4.10 Thực trạng lao động tham gia vào ngành da - giày ở VKTTĐ-BB theo địa phương giai đoạn 201 1 - 2021 90)
Bảng 4.11 Thực trạng giá trị sản xuất của ngành da - giày ở VKTTĐ-BB theo địa phương giai đoạn 2011 - 2021 - _ Bảng 4.12 Chỉ số LQorsx của các tỉnh, thành phố trong Vùng năm 201 1 - 2021 91
Bảng 4.13 Thị trường nhập khẩu da thuộc (HS: 4107-4115) 2.95 Bảng 4.14 Thị trường nhập khẩu máy, thiết bị da - gidy - 96
Trang 10Bảng 4.19 Tổng phương sai trích
Bảng 4.20 Tương quan giữa nhân
Trang 11DANH MUC HE H
Hình 2.1 Lý thuyết kinh tế học về Tích tụ và Phân đoạn 28
Hình 2.2 Mô hình phát triển năng lực động của DN - „36 Hình 2.3 Quá trình phát triển CLKCN của Hàn Quốc từ thập niên 1960 đến nay 49 Hình 2.4 Trình tự các biện pháp trong chính sách CLKCN của Nhật Bản 54 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tổng quát của luận án 58 Hình 3.2 Khái quát quy trình triển khai của luận án 59
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển cụm liên kết công
nghiệp da - giầy " 66 Hình 3.4 Quy tắc kiểm định d của Durbin-Watson 275
Hình 4.1 Cơ cấu ngành kinh tế của vùng năm 2021 279
Trang 121 Tính cấp thiết đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay thì việc liên kết ngành với các CGT của các ngành, lĩnh vực là một tắt yếu nhằm tạo ra những, lợi thế cạnh tranh của ngành gắn với từng quốc gia, vùng lãnh thô Theo Tổ chức Phát
triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO, 2001), “CLKCN là một khu vực tập
trung các DN có quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo ra một hệ sinh thái gắn với từng ngành, từng lĩnh vực cu thé Biéu hiện rõ nhất của
CLKCN là quá trình tích tụ và tập trung của các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết các DN
cùng ngành, các DN hỗ trợ nhằm tạo ra những lợi thé vé dia lý, lợi thé vé logictics va nhưng lợi thế khác liên quan” Có thể nói, mỗi doanh nghiệp đều có những lợi thế cũng như thế mạnh nhất định về thương hiệu thể hiện trong thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động truyền thông hay hoạt động phân phối sản
phẩm Các khâu của hoạt động trên đóng góp vào các thành tựu của DN thông qua tạo lập, hình thành các lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu những chỉ phí phát sinh không
cần thiết trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN Hơn nữa, trong quá trình phát triển của DN thi CGT là một công cụ, cách thức giúp xác định được điểm mạnh,
lợi thế của DN ở từng lĩnh vực, mảng công tác qua đó xác định được những công
việc, nhiệm vụ mang tính chiến lược, trọng tâm liên quan đến nhau nhằm làm rõ hơn cấu phần của chỉ phí, tiêm lực của các nguồn lực hiện có qua đó giúp DN tạo ra sự
khác biệt hóa trong ngành
Ngành da - giày giữ vị trí trọng yếu và thu hút một lượng lớn lao động trong
nên kinh tế của các nước dang phát triển như Việt Nam Tuy ngành CN-DG không, phải là ngành có mối liên hệ sản xuất phức tạp, nhưng tính chuyên môn hóa sản xuất
của các DN trong ngành này thể hiện khá rõ nét ở các khâu và phân đoạn khác nhau
của quá trình sản xuất từ nghiên cứu thiết kế sản phâm đến việc phân phối và tiêu dùng, các SP-DG Việc phát triên các CLKCN trong ngành da - giày sẽ tạo điều kiện kết nối
chuỗi sản xuất hữu hiệu hơn, tạo điều kiện tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của SP-DG Do được bồ trí trong một khu vực lãnh thổ nhất định dưới hình thức
CLKCN, các DN sản xuất sản phẩm và sản xuất nguyên, phụ liệu sẽ có điều kiện giảm
Trang 13Theo Bộ Công Thương (2021), Việt Nam đang có khoảng 1.532 DN sản xuất đa - giây (trong đó, sản xuất giày dép có 950 DN) và hiện nay ngành công nghiệp này đang thu hút gần 1,5 triệu lao động tham gia hoặc tham gia vào các DN phụ trợ
ngành da - giày Hầu hết người lao động hoạt động trong lĩnh vực này có kỹ nang tốt hơn so với công nhân ở những thị trường mới nổi như Campuchia, Lao,
Myanmar, Bangladesh Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, cùng với việc tham
gia nhiều FTA và các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề
khác nhau trong đó có ngành da - giày Tổng quan chung cho thấy, cùng với sự có
mặt ngày càng nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực da - giày tại thị
trường Việt Nam, thì hoạt động của các DN trong lĩnh vực hỗ trợ, phụ trợ cũng có
sự dịch chuyển theo bảo đảm tạo ra sự liên kết bước đầu trong phát triển ngành CN-
DG ở Việt Nam CGT này đã giúp nâng tỷ lệ cung ứng sản phẩm phụ trợ của thị
trường nội địa lên qua đó thúc đây CGT phát triển của về quy mô và chất lượng
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực da - giây, tỷ lệ cung ứng sản phẩm phụ trợ hiện đã tăng hơn 50% (Bộ Công Thương, 2022) Chính vì thế, xu hướng này không những tạo cơ
hội cho DN xuất khâu tận dụng tối đa lợi thế giảm thuế từ các FTA mà còn tạo động
lực thu hút DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này Sự phát triển
của ngành da - giày đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động khi các DN trong ngành cũng tranh thủ mở rộng sang các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết
hiệp định thương mại tự do Đến nay, SP-DG Việt Nam đã được xuất khẩu ra nhiều
nước trên thế giới, tập trung ở thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản Mặc dù, ngành da - giày được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam nhưng hiện nay
ngành da - giày vẫn chủ yếu dựa trên gia công với nguồn nguyên, phụ liệu chủ yếu
phải nhập khâu (gần 60%), nhiều nhất là da thuộc (Bộ Công Thương, 2021) Điều
này vừa làm cho hiệu quả kinh tế của ngành thấp kém, vừa gây nên tình trạng lệ thuộc vào thị trường nước ngoài, đặc biệt trong những giai đoạn mà bối cảnh thế
giới bị tác động từ các xung đột chính trị, chiến tranh thương mại và bùng phát đại
dịch như vừa qua Mặt khác, một trong những hạn chế lớn nhất của các DN da -
giày tại Việt Nam là có sự phát triển độc lập, thiếu sự liên kết và tác động của cạnh
Trang 14-quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững giữa các DN trong ngành với nhau, cũng như chưa hình thành mạng lưới sản xuất da - giày theo đúng nghĩa đầy đủ, là những yếu
tố làm cho hiệu quả phát triển của ngành chưa thực sự hiệu quả Nhận thức rõ vai trò của CLKCN trong phát triển CN-DG, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng các
cụm CN-DG ở một số địa phương, cụ thể: trong “Quy hoạch phát triển tổng thé ngành CN-DG Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết
định số 6209/QĐ-BCT ngày 25/10/2010 của Bộ Công Thương, đã xác định nhiệm vụ “Xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành da - giày có cơ so ha ting
đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường theo quy định của Nhà nước Thực hiện di dời và xây đựng mới các cơ sở
đệt nhuộm tại các khu, cụm công nghiệp tập trung đề có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường ” Theo chủ trương này, VKTTĐ-BB là vùng sẽ được hình thành nhiều CLKCN da - giày Tuy nhiên, cho đến nay do những
han chế nhất định về nhận thức, về cơ chế chính sách và vẻ tổ chức thực hiện và đặc
biệt là năng lực của các DN da - giày cũng như các DN hỗ trợ tại khu vực này mà các CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB chưa được hình thành rõ rệt
'Về mặt học thuật, qua nghiên cứu về phát triển CLKCN ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy sự phát triển từ cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng,
bảo đảm sự tập trung đủ số lượng các DN cùng ngành, cũng như các DN phụ trợ
liên quan Đồng thời, các mối liên kết giữa các DN trong CGT gắn với ngành, lĩnh
vực cần được chặt chẽ và tạo ra động lực cho sự phát triển của các DN Mô hình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Nguyễn Đình Tài (2014)
hay Đặng Huyền Anh (2017) cũng đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của CLKCN, trong đó vai trò của DN với những định hướng (lựa chọn) tham
gia vào CGT, sự đầu tư tài chính, ứng dụng công nghệ hay đầu tư cho nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của CLKCN ngành mà DN tham gia
Bên cạnh đó, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thông,
qua việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA sẽ tạo ra những cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức với
Trang 15triển bền vững cũng tác động rất lớn đến cấu trúc ngành da - giày Có thể nói, cùng
với việc tổ chức lại sản xuất của các DN da - giày và các DN phụ trợ liên quan, phát triển mạnh mẽ CNHT da - giày, việc phát triển CLKCN da - giày trở thành một yếu
cầu cấp thiết găn với quy hoạch kinh tế vùng, khu vực Với những lý do nêu trên, có thé khang dinh ring việc nghiên cứu chủ đề “Phát friển các cụm liên kết công nghiệp da - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tại Việt Nam” cô ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển
CLKCN dà - giày ở VKTTĐ-BB đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời các câu
hỏi: () Mức độ đầy đủ và cập nhật về lý luận liên quan đến phát triển CLKCN? (ii)
Thực trạng phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB hiện nay như thế nào? (ii)
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB? Các yếu tố này được đánh giá qua các tiêu chí nào? (iv) Những kết quả đạt được và hạn chế
trong phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB? /¡) Các doanh nghiệp ngành da - giày ở VKTTĐ-BB cần triển khai các giải pháp nào đến phát triển CLKCN ngành
da - giày trong giai đoạn đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối trợng nghiên cứu
'Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển CLKCN da - giày và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
LẺ nội dưng: Luận án nghiên cứu phát triển CLKCN dưới góc độ quản trị kinh doanh từ góc nhìn của các DN da - giày, DN phụ trợ ngành da - giảy trên cơ sở các chính sách của Nhà nước về phát triển CLKCN ngành da - giày ở VKTTĐ-BB, trong đó:
- Nội dung phát triển CLKCN ngành da - giày được phân tích từ 02 góc độ:
Trang 16khác nhau); về chất lượng (mức độ liên kết trong nghiên cứu và phát triển sản
phẩm: mức độ liên kết với các nhà cung cáp nguyên, phụ liệu đầu vào của quá trình sản xuất; mức độ liên kết với các DN gia công hoặc tham gia vào một khâu của quá trình sản xuất sản phẩm; mức độ liên kết thực hiện thương mại hóa sản phẩm)
- Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển CLKCN ngành da - giày: các yêu tố khách quan (đặc điểm của CGT sản phẩm; sự tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các
DN; sự phát triển của ngành CNHT), các yếu tố chủ quan (định hướng (lựa chọn)
của DN tham gia vào CGT của các doanh nghiệp; đội ngũ nhân lực của các DN; năng lực tài chính của các DN; ứng dụng công nghệ trong các DN; thương hiệu của DN và sản phẩm),
Về không gian: Nghiên cứu CLKCN ngành da - giày ở Vùng kinh tế trọng,
điểm Bắc bộ tại Việt Nam
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ 2017 - 2021, giải pháp đề xuất đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đề tải luận
án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thông hóa và làm rõ hơn một bước những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển CLKCN da - giày;
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển CLKCN,
rút ra những bài học có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành da - giày tại Việt Nam;
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CLKCN da - giày ở
'VKTTĐ-BB, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và xác định được các
nguyên nhân của những hạn chế;
Thứ tư, nghiên cứu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB làm căn cứ để đề xuất các giải pháp;
Thứ năm, đề xuất các giải pháp phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB
đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035
Trang 17him tra Idi cdc cau hỏi nghiên cứu cũng như hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án thực hiện các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây, so
sánh và đối chiếu với các lý luận, lý thuyết liên quan, luận án sử dụng các phương pháp như quan sát, thống kê, so sánh đề thu thập các dữ liệu liên quan, nhằm nim
bắt các bài học kinh nghiệm, thực trạng phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để bổ sung thêm các ý
kiến đánh giá của các nhà quản lý, các chủ DN về phát triển CLKCN da - giày ở 'VKTTĐ-BB cũng như làm căn cứ đề hiểu chỉnh, rà soát và bổ sung các biến liên quan đến đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB
6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Luận án thực hiện việc khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển CLKCN da - giày ở
VKTTD-BB Thông qua phương pháp này, luận án nhận diện, kiểm định và lượng
hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được đề xuất đến phát triển CLKCN da -
giày ở VKTTĐ-BB Cụ thể quá trình vận dụng và mô tả về phương pháp nghiên cứu
định lượng sẽ được làm rõ ở chương 3 của luận án
7 Những điểm mới của luận án
7.1 Về lý luận
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một bước các lý luận, lý thuyết về phát triển CLKCN da - giày (làm rõ đặc điểm của CLKCN cũng như đề xuất các chỉ số về số lượng, chất lượng đánh giá sự phát triển CLKCN da - giày Đặc biệt, luận án cũng đã xác định và đề xuất các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển CLKCN da - giày) Đây là nội dung khó vì các nghiên cứu về
CLKCN tại Việt Nam còn mỏng và chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận từ góc nhìn
của các DN tham gia vào CLKCN Chính vì lẽ đó, việc hệ thống lại theo hướng
logic và khoa học hơn cũng như có những phân tích làm rõ hơn một bước về vấn đề
này là cần thiết;
Thứ hai, nội dung của luận án cũng đã tổng quan, xây dựng được thang đo,
Trang 18phát triển CLKCN da - giày, trong khi đó các nghiên cứu trước đó thường nghiên
cứu chủ yếu từ góc nhìn chính sách vĩ mô liên quan đến phát triển kinh tế vùng, liên vùng, Do đó, việc đề xuất, kiểm định được thang đo gắn với góc nhìn từ phía các
doanh nghiệp ngành da - giảy là một điểm mới của luận án
7.2 Về thực tiễn
Thứ nhất,
ết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà quản trị của các DN trong ngành da - giày, các nhà quản lý, các tác giả là các nhà khoa học có thể hiểu, quan tâm và vận dụng vào thực tiễn hoạt động của mình Đồng thời, thông qua việc
nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng phát triển CLKCN da - giày ở
'VKTTĐ-BB các nhà quản trị có thê nhìn nhận mức độ quan trọng và sự cần thiết
trong việc lựa chọn tham gia vào CLKCN để có thể hợp tác và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
Thứ hai, luận án là sản phẩm nghiên cứu khoa học chuyên sâu về phát triển CLKCN gắn với một ngành, lĩnh vực cụ thể là ngành da - gidy, nên đây là tài liệu tham khảo sinh động cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã làm rõ và chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế liên quan đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB, đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển CLKCN da - giày ở
'VKTTĐ-BB giai đoạn đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển CLKCN Chương 3: Giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về phát triên CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB;
Trang 19TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN
Lý thuyết CLKCN đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển, các nước công nghiệp mới nỗi cũng như các nước đang phát triển
1.1 Nghiên cứu về cụm liên kết công nghiệp và cụm liên kết công nghiệp ngành
da -gi
Sự phát triển của CLKCN tại các quốc gia xuất phát từ vài trò, ý nghĩa quan trọng của CLKCN trong sự chia sẻ về công nghệ và phát triển tập trung các lợi thế
kinh tế của vùng, qua đó thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển, hiện nay trên
thế giới có rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề này Bản chất của CLKN là liên kết các ngành sản xuất với nhau đề tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế Porter (1998) đưa ra quan điểm của mình về CLKCN là một nhóm các công ty, tô chức
hiệp hội liên quan với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu
vực địa lý, liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung.xem xét
CLKCN từ góc độ cạnh tranh Tác giả đã tiếp cận và nhìn nhận sự hình thành
CLKCN là một chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường NLCT của một khu vực
trong môi trường cạnh tranh toàn cầu Ý tưởng chủ dao ma Porter dua ra Li NLCT
của một quốc gia hay một khu vực phụ thuộc vào NLCT của các ngành công nghiệp
và các DN Theo Porter, các CLKCN nắm giữ các mối liên kết quan trọng, có sự bổ trợ và lan toả về công nghệ, kỹ năng, thông tin, marketing, và nhu cầu của khách hàng liên quan đến mọi DN và ngành công nghiệp Những lợi thế này cho phép các
DN có năng suất cao hơn và khả năng đổi mới lớn hơn, từ đó tăng khả năng cạnh
tranh Tác giả Gordon và cộng sự (2000) cũng đi sâu nghiên cứu bản chất về
CLKCN với “CLKCN: Tổ hợp, tích tụ hay mạng lưới xã hội?” đã phân tích về sự
khác biệt trong 3 mô hình về CLKCN: Mô hình cô điền về sự tập kinh tế thuần túy
(The classic model of pure agglomeration); Mô hình tổ hợp công nghiệp (The industrial complex model) và Mô hình mạng lưới xã hội (The social network
model) Các tác giả đã đặt ra những giả thuyết rất cụ thể về khái niệm CLKCN
trong từng ngành nghề khác nhau tập trung vào ngành công nghiệp ô tô và ngành
Trang 20Cùng nghiên cứu về vấn dé nay dưới góc độ vai trò của CLKCN trong tap trung các nguồn lực tác giả Barkley và cộng sự (2001) trong nghiên cứu “Lợi (hé và bắt lợi của các CLKCN tập trung ” cho rằng lợi thế của CLKCN là khả năng tạo ra việc làm ở địa phương, thúc đây phát triển các nhóm ngành công nghiệp mới, thúc
day quá trình CNH ở địa phương Tuy nhiên, CLKCN rất khó hình thành, do: i) Các
vùng rất khó đề xác định các ngành cho ưu tiên đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và
liên kết DN; ii) Các DN tham gia sau có thể không có đủ NLCT; iii) Các tô chức hỗ
trợ và liên kết rất khó thành lập Gần đây nhất là nhóm các nhà khoa học tại Châu
Âu là Barkley (2016) trong bài viết “Cách riếp cận CLKCN, chính sách phát triển CLKCN và vai trò của CLKCN đối với NLCT và đổi mới Kết quả thống kê và bài
học kinh nghiệm” đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm, vai trò và chính sách phát triển CLKCN ở Châu Âu Trong nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã đặt ra các
giả thuyết về sự phụ thuộc của các DN tại Châu Âu vào chuỗi liên kết, các CLKCNỀ
tập trung Nhóm cũng làm rõ những hạn chế trong việc mở rộng quy mô các
CLKCN tại một số nước châu Âu như Anh, Italy, Pháp và Đức Cũng nghiên cứu về
vấn đề này, tác giả Kuroiwa và cộng sự (2008) đã lựa chọn các quốc gia Đông Nam
A la Malaysia, Thai Lan và Singapore đề nghiên cứu về quá trình hình thành về CLKCN trong bài viết “Mạng lưới sản xuất và CLKCN Các nên kinh tế hội nhập ở Đông Nam Á” đã đề cập cách tiếp cận về CLKCN bao gồm khái niệm, các nhân tố
tác động, cũng như nghiên cứu điển hình các CLKCN điện tử ở Malaysia, CLKCN hóa sinh ở Singapore, CLKCN ô tô ở Thái Lan Các nghiên cứu tỉnh huống đi sâu nghiên cứu về mô hình CLKCN, cách thức liên kết giữa các DN trong CLKCN, cách thức tổ chức quản lý các CLKCN
Tác giả Hoàng Văn Hải (2013), đã nghiên cứu các tiêu chí xác định rõ cho
chiến lược hình thành CLKCN trong bài viết: “Một số luận cứ khoa học và thực
tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển CLKN ở Việt Nam đến năm 2020", được
trình bảy tại Hội thảo “Xây đựng chiến lược phát triển CLKN ở Việt Nam đến năm 2020, tằm nhìn 2030” Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã làm rõ hơn các luận
cứ khoa học về các tiêu chí đánh giá sự phát triển của CLKN tại Việt Nam Trong
một nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Nghiên cứu phát triển
Trang 21Việt Nam, đã phân tích sự phát triển CLKN đóng vai trò quan trong trong việc nâng
cao NLCT của các nước phát triển (Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Ý), các nền công
nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan cũng như của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Brazil Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển dựa trên CLKN Bài viết nghiên cứu cách tiếp cận về CLKN,
kinh nghiệm phát triển CLKN ở các nước trên thế giới và gợi ý chính sách cho phát triển CLKN ở Việt Nam
Đối với ngành da - giày, việc nghiên cứu trực diện về CLKCN da - giày chưa
được các tác giả quan tâm Tuy nghiên cứu cứu điển hình gắn với CLKCN thì có
thê kể đến: Nguyễn Việt Khôi (2019), nghiên cứu về vị thế của Việt Nam trong
Chuỗi giá trị toàn cầu đã phân tích và đánh giá các CGT lớn mà Việt Nam đang
tham gia Đối với ngành da - giày, việc liên kết giữa các doanh nghiệp đề tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào CGT toàn cầu được tác giả đánh giá với những liên kết
giữa các doanh nghiệp da - giày và doanh nghiệp hỗ trợ, các vùng nguyên liệu Tuy
nhiên, theo tác giả việc ngành da - giày phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển CLKCN ngành da - giày
Nghiên cứu về cụm liên kết công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Vương (2021), đã đánh giá các mô hình
liên kết của các ngành công nghiệp tại Việt Nam Theo tác giả ngành da - giày Việt
Nam hiện nay chủ yếu vẫn là liên kết ngang với sự tập trung theo hạ tầng logistics tại các Vùng kinh tế Việc quy hoạch và định hướng các mô hình liên kết ngành da -
giầy trong thời gian qua tại Việt Nam chưa được quan tâm thực hiện, chưa cụ thể hóa và có hướng dẫn giúp các doanh nghiệp ngành da - giày dễ dàng tiếp cận và hiểu được rõ các lợi thế khi tham gia vào của CLKCN ngành da - giày
Cùng nghiên cứng về CGT ngành da - giày, Trần Hải Nam (2019), trong bai viết “Định vị chiến lược cho ngành da - giày Việt Nam”, đã phân tích thực trạng, hoạt động sản xuất của ngành da - giày, thực trạng chuỗi liên kết ngành Theo tác giả muốn giữ được vị thế là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi
nhọn của nền kinh tế theo chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2035,
Trang 22nào? Đã đến lúc cần có được những thương hiệu riêng đề da - giày Việt Nam có thể xâm nhập được mạng lưới xuất khâu và tiếp thị trong CGT toàn cầu Nâng cấp CGT được hiểu như là việc thay đổi, dịch chuyển các hoạt động nhằm tạo ra giá trị gia
tăng cao hơn Giá trị cao hơn có thể đạt được bằng cách hoặc dịch chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hoặc tăng cường thêm các chức năng mới trong CGT như
tham gia vào khâu thiết kế và marketing Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy việc liên kết chuỗi cũng như đặc tính chuỗi là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi liên kết ngành tại một khu vực địa lý cụ thể Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc tính CGT da - giày đến
sự phát triển của của CLKN này chưa nhận được sự quan tâm của các tác giả, đây là
một khoảng trống cần được nghiên cứu làm rõ mối quan hệ hai vấn đề này
Có thể nhận thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước đã làm rõ khái niệm CLKCN, xác đỉnh rõ được vai trò, vị trí của CLKCN trong phát triển kinh tế của từng ngành, từng vùng qua đó giúp nền kinh tế tập trung vào các ngành, nghề có lợi
thể, giúp các DN có thê xác định lợi thế cạnh tranh của mình qua đó tận dụng tối đa
những lợi thế mà chuỗi liên kết mang lại
1.2 Nghiên cứu về phát triển cụm liên kết công nghiệp và phát triển cụm liên
ày
Tác giả Britton (2003), đã cho rằng về lý thuyết hình thành CLKCN điện tử
ở Toronto, trung tâm sản xuất lớn nhất của Canada là các cơ sở sản xuất được phân
kết công nghiệp da -
tầng từ cụm này được sử dụng đề xác minh tầm quan trọng của các nguồn nguyên
liệu bên ngoài, các nguồn lực nội sinh của các DN và sức mạnh của các kết nối thị
trường Phát triển mô hình nghiên cứu của Britton (2003), tác gid Kuchiki (2005),
đã áp dụng và nghiên cứu tại một số CLKCN tại Châu Á đã làm rõ những yếu tố
quan trọng trong việc hình thành một CLKCN Chính phủ và các công ty đa quốc
gia là những mắt xích quan trọng trong kinh tế đề làm rõ về chính sách CLKCN
Chính phủ có chính sách cụm công nghiệp trong khi các công ty đa quốc gia đảm nhận quản lý CGT Vì vậy, chính sách CLKCN phải phủ hợp với quan ly CGT
Nghiên cứu của tác giả Viesti (2010), cho thấy vai trò của CLKCN đối với
các DN thông qua việc nâng cao hiệu quả của thị trường việc làm, hiệu của DN và
Trang 23tiêu biểu ở Italia như CLKCN gốm sứ ở Sassuolo, CLKCN kim hoàn ở Arrezzo
Đồng quan điểm với Viesi (2010), nhóm tác giả Poh và cộng sự (2010), trong bài viết “Industrial Cluster Development and Innovation in Singapore” (tam dich là Phát triển và đổi mới cụm công nghiệp tại Singapore) đã làm rõ sự thành công của
chính sách CLKCN của Singapore, rút ra những bài học nhằm giúp các quốc gia
khác dễ dàng hơn trong định hướng rõ chính sách CLKCN của mình
Nghiên cứu về những ảnh hưởng của chính sách cụm liên kết CLKCN dé su
đổi mới trong phát triển kinh tế của các địa phương tác giả Yung và cộng sự (2014), “The effects of industry cluster knowledge management on innovation performance”
(tạm dịch là những ảnh hưởng của quản lý cụm công nghiệp đến hiệu suất đôi mới)
đã tập trung vào các tác động của lợi thế cạnh tranh mag CLKCN tạo ra chỉ một
quốc gia Nghiên cứu này thực hiện một cách tiếp cận khác, thực hiện nghiên cứu
thực nghiệm tại 03 loại hình CLKCN tại Đài Loan (khu chế xuất, KCN và khu khoa
học), trong đó phát triển kinh tế đặc biệt nôi bật và có đặc điểm CLKCN Nhóm tác
giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích hồi quy và phân tích tương quan
thăm dò tác động của các nguồn lực và mối quan hệ đặc biệt giữa các cụm công, nghiệp đối với hiệu suất quản lý kiến thức và đôi mới của công ty Quản lý tri thức nồi lên như là trung gian của các cụm công nghiệp về hiệu suất đổi mới của công ty, do đó cung cấp hỗ trợ cho các giả thuyết nghiên cứu Những phát hiện của nghiên cứu này có giá trị cho nghiên cứu sâu hơn và tư duy chiến lược về tính bền vững của hoạt động DN Cùng làm rõ về vấn đề này nhóm tac gia Barbieri va cộng sự
(2015), “Industrial development policies and performances in Southern China: Beyond the specialised industrial cluster program” (tạm dịch là các chính sách và
hoạt động phát triển công nghiệp ở miền Nam Trung Quốc: Vượt ra ngoài chương
trình CLKN) Bài viết đã phân tích và làm rõ các chính sách được thực hiện bởi
Trang 24Tác giả Daddi và cộng sự (2017), “Using Life Cycle Assessment (LCA) to measure the environmental benefits of industrial symbiosis in an industrial cluster of SMEs” (tam dich la Sử dụng Đánh giá Vòng đời (LCA) để đo lường lợi ích môi trường đến chính sách CLKCN của các DN vừa và nhỏ) Phương pháp hợp tác và
chia sẻ cơ sở hạ tầng là những sáng kiến cộng sinh công nghiệp quan trọng được áp dụng trong các cụm của các DN vừa và nhỏ Một số nghiên cứu đã giải quyết các
lợi ích môi trường của cộng sinh công nghiệp, tuy nhiên chỉ có một số ít áp dụng Đánh giá Vòng đời (LCA) để đánh giá lợi ích của các sáng kiến này trên sản phẩm
tiêu biểu của cụm Bài viết trình bày trường hợp của một cụm thuộc da của Ý nằm ở
Tuscany Thông qua tính toán LCA với dữ liệu trung bình, nghiên cứu so sánh kết quả loại tác đông giữa hai kịch bản: kịch bản hiện tại nơi các sáng kiến IS được
triển khai và kịch bản khác nơi các sáng kiến này kém phát triển Kết quả cho thấy sự đóng góp tích cực của các sáng kiến này trong một số loại tác động LCA như
biến đồi khí hậu và sự đa dạng sinh học trên mặt đất
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế sau đổi mới, các KCN, cụm công nghiệp và khu chế xuất đã xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, nhiều làng nghề truyền thống đã hình thành lên cụm công nghiệp làng nghề với sự tích tụ và hiện đại hóa trong quá trình phát triển các sản phẩm của mình, trong quá trình nghiên cứu về CLKCN thì tác giả nhận thấy sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu tại Việt Nam về sự hình thành CLKCN như tác giả Hoàng Kim
Huyền và cộng sự (2007), đã triển khai nghiên cứu loạt đề tài về CLKCN: “Nghiên
cứu đề xuất xây dựng mô hình CLKCN để phát triền CNHT Việt Nam "; “Đánh giá khả năng phát triển hệ thống CLKCN như một công cụ của chính sách công nghiệp
quốc gia” (2008) Các đề tài này đã trình bày khung khổ lý thuyết cơ bản về phát triển CLKCN, đề xuất định hướng phát triển CLKCN và các giải pháp chính sách
để phát triển CLKCN
Nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của CLKN trong phát triển kinh tế của các khu vực kinh tế trọng điềm của Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Xuân Thủy và cộng
sự (2011) trong bài viết “Hiện trạng CLKCN và ý nghĩa chính sách phát triền cụm
công nghiệp trong phát triển CNHT tại Việt Nam” điểm qua tình hình phát triển
Trang 25một số nước, trên cơ sở đó phân tích vai trò của CLKCN trong việc phát triển
CNHT của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng chính sách
CLKCN trong phát triển ngành công nghiệp này Đã đề cập quan niệm, một số lý thuyết về CLKCN và kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan trong phát triển
CLKCN Nguyễn Đình Tài (2017), trong bài viết “Nhận dạng các CLKN và một số
đề xuất chính sách tại Việt Nam”, đã khẳng định hầu hết cdc KCN va cum cong
nghiệp kể trên đều thuộc loại cụm công nghiệp thông thường với mô hình tổ chức kiểu cụm liên kết mạng Các CLKCN này hình thành tự phát, phát triển không bền
vững, kém năng động, liên hệ lỏng lẻo, đặc biệt có rất ít liên kết giữa các DN trong cụm với các DN và chủ thể kinh tế khác bên ngoài cụm Trên cơ sở các nền tác về lý thuyết phát triển CLKCN của Porter (1998), tác giả Lê Thế Giới (2009), tác giả
Vo Tri Thanh (2014) trong nghiên cứu của mình về “Phát trién mang lưới CLKN ở
Việt Nam” đã xác định bản chất của CLKN là liên kết các ngành sản xuất với nhau
để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế Trên thực tế, tác động của CLKCN chủ yếu là tác động lan tỏa về kỹ năng công nghệ Hiện nay, ở nước ta, hệ thống các cụm công nghiệp, KCN đã có những đóng góp tích cực ban đầu cho tăng trưởng kinh tế, thúc đây CNH, nhưng các khu này chưa tạo ra được mối liên kết cả chiều ngang và chiều dọc giữa các DN - điều cốt yếu để nâng cao NLCT và đổi mới công nghệ Do vậy, phát triển CLKN đề tạo mạng lưới liên kết sản xuất và hình thành CGT là yêu cầu cần thiết đối với phát triển kinh tế một cách bền vững
Cùng nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Vũ Thị Cam Thanh (2014), trong bai viết “Đổi mới mô hình KCN nhìn từ tiếp cận lý thuyết cụm " đã đưa ra quan điểm bắt cứ một nước nào có tham vọng phát triển kinh tế cũng đều phải trải qua thời kỳ CNH, và phương thức cốt yếu cho các nền kinh tế khác nhau là hình thành các vùng
công nghiệp tập trung mà ta gọi là các KCN Việt Nam đang trong giai đoạn “nở rộ”
của các KCN Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các KCN còn tồn tại nhiều vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu, đặc biệt là vấn đề về mô hình KCN - mô hình hiện tại tỏ ra thiếu tính liên kết, thiếu tính khoa học, thiếu hiệu quả kinh tế và gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường Liệu vận dụng lý thuyết Cụm nhằm tăng quy hoạch các ngành có liên quan có là một giải pháp phù hợp cho vấn đề đổi mới
Trang 26Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chính sách và sự hỗ trợ trong phát triển chính sách CLKCN tại Việt Nam tác giả Nguyễn Kế Nghĩa (2014), với bài viết “Nghiên cứu chính sách hỗ trợ ảnh hưởng đến sự phát triển CLKCN: Bài học thực
tiển đối với Việt Nam”, cho rằng việc xây dựng và phát triển một mạng lưới
CLKCN (industrial cluster) hữu hiệu là rất cần thiết và phù hợp xu thế phát triển
chung trên thế giới Việc tạo dựng CLKCN là một công cụ chính sách giúp tăng NLCT của các DN, nâng cao trình độ công nghệ trong nước, phát triển và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế là một vấn đề câp thiết đang được đặt ra hiện nay Bài viết này sẽ
trình bày các đặc trưng cơ bản của các chính sách công đổi với phát triển CLKCN Bài viết phân tích đánh giá thực tiễn áp dụng chính sách phát triển CLKN ở các
nước Liên minh châu Âu và các nước Đông Á, đưa ra những vấn đề bài học thực tiền đối với Việt Nam trong phát triển CLKCN Coi sự phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp là một tiền đề dé phát triển CLKCN, nhóm tác giả Lê Công Hoa,
Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Đình Trung (2012), trong bài viết “Xây dựng cơ sở
ha tang cdc cum công nghiệp tại Hà Nội" đã cho rằng mỗi liên kết trong cụm cũng
như giữa các cụm, KCN tạo ra hệ thống các CGT của các ngành sản xuất Việc tận
dung ha tầng của các khu, cụm công nghiệp giúp các DN dễ dàng hơn trong tạo ra
CGT, liên kết với nhau theo chiều dọc hoặc chiều ngang
Trong tác phẩm “Thực trạng liên kết vùng trong phát triển du lịch nông
nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long” của nhóm tác giả Ngô Thị Phương Lan,
Nguyễn Thị Vân Hạnh (2020), cho rằng với đặc tính là một ngành kinh tế tổng hợp
gắn với sự di chuyển của du khách, ngành công nghiệp du lịch có tính chất liên
vùng cao Việc liên kết giữa các địa phương trong phát triển du lịch sẽ đem lại
nhiều lợi ích không thê phủ nhận Một số giải pháp đã được đưa ra nhằm thúc đây những liên kết hữu cơ giữa các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long về lĩnh vực du lịch nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai loại hình du lịch này, khai thác tối đa thế mạnh vùng, đem lại lợi ích lớn hơn cho các bên liên quan: Kêu gọi, thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp đồng bộ giữa các địa phương đề hoạt động kết nối được thực hiện thuận tiện, thông suốt
Trang 27vững ” đã xác định những nhân tố hạ tầng như giao thông, điện, công nghệ thông tin,
quy hoạch vùng là những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng phát triển
các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh thuộc VKTTĐ-BB Tuy nhiên,
việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố hạ tầng cơ sở đến việc phát triển CLKCN
ngành da - giày chưa được nhóm tác giả nghiên cứu làm rõ
Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) (2022), trong báo cáo “Không gian Kinh tế Việt Nam: Cụm liên kết ngành cắp quốc gia và cấp tỉnh", đã khẳng định rõ xu hướng phát triển phô biến của cụm liên kết ngành ở các quốc gia trên thế giới qua đó thúc đây năng lực cạnh trạnh và giúp các doanh
nghiệp tham gia sâu hơn, thực chất hơn trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn
cầu Với góc nhìn từ các chính sách thúc đây sự phát triển cụm liên kết ngành trong
phạm vi một quốc gia hoặc một tỉnh, các tác giả đã có những phân tích rõ những lợi
thế, những điều kiện cần thiết cần được huy động nhằm giúp phát triển đối với CLKCN trong giai đoạn tiếp theo
Nghiên cứu về phát triển CLKCN ngành da - giày được Nguyễn Trọng Thành (2020), đánh giá trong đánh giá về phát triển các cụm công nghiệp, cụm ngành liên quan Trong đó, ngành công nghiệp da - giày là một trong những ngành
bước đầu có sự liên kế khi có sự tập trung, liên kết trong trong từng khu vực, từng vùng Tại Vùng Đồng bằng sông Hồng, các doanh nghiệp da - giày tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa thực sự nhiều mà chủ yếu vẫn là phát triển động lập Tuy nhiên, giai
đoạn 2018-2020, khi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã tác động phần nào đến CGT ngành công nghiệp da - giày, qua đó thúc đầy liên kết trong ngành và tập trung khai
thác lợi thể ngành trong Vùng,
Cũng nghiên cứu phát triển CLKCN ngành da - giày trong bối cảnh chuyển đổi số, tác giả Nguyễn Văn Sang (2021), đã đánh giá thực trạng liên kết của các
doanh nghiệp da - giày tại Việt Nam, mức độ tham gia vào CGT toàn cầu của ngành
Trang 28hoạch vùng nguyên liệu cũng như hạn chế về thông tin đã tạo ra những khó khăn nhất định ảnh hưởng để sự phát triển CLKCN ngành da - giày
Tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy vai trò quan trọng của các cơ
chế, chính sách trong phát triển CLKCN, đây là một vấn đề nhận được nhiều sự
quan tâm của các tác giả Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CLKCN đã được nhắc đến trong các nghiên cứu về
CLKN đệt may, ngành gỗ hay ngành ô tô nhưng đối với ngành da - gidy thì việc
làm rõ mối quan hệ giữa nhân tố chính sách và sự phát triển của cụm chưa nhận
được sự quan tâm, cần được nghiên cứu lảm rõ hơn trong các nghiên cứu khoa học
1.3 Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cụm liên kết công nghiệp
và phát triển cụm liên kết ngành da - giày
Theo Porter (1985), khái điểm CGT được sử dụng nhằm giúp các DN có thể
tìm ra các lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình Ông cho rằng, một
công ty có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hay một dịch vụ có giá trị
tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình với chỉ phí thấp hơn hoặc chỉ phí cao hơn nhưng có những đặc tính mà khách hàng mong muốn Porter đã lập luận rằng,
đều nhìn vào một DN như là một tổng thể những hoạt động, những quá trình thì khó, thậm chí là không thể, tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh của họ là
gì Nhưng điều này có thể thực hiện được dễ dàng khi phân tách thành những hoạt
động bên trong
Các nghiên cứu về chính sách CLKCN tại Việt Nam đã thu hút nhiều nhà
nghiên cứu trong va ngoài nước như tác gia James Riedel và cộng sự (2004), trong nghiên cứu “CLKCN ở Châu Á: Phân tích cạnh tranh và hợp tác: Nghiên cứu điền hình ở Việt Nam ” đưa ra khái niệm, các nhân tổ tác động đến CLKCN và luận bàn
về vai trò của CLKCN Đề tài sử dụng cách tiếp cận bản đồ về tập trung công
nghiệp dé xác định các CLKCN ở Việt Nam Nghiên cứu đưa ra 12 ngành có mức
độ tập trung cao ở các vùng gồm dệt, may, chế biến thủy sản, xi măng, gạo, thép, đường, phần mềm, giấy, xe máy, ô tô và điện tử Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở
việc xác định các CLKCN theo lĩnh vực và địa điểm, chưa chưa đề xuất được mô
hình và giải pháp phát triển các CLKCN Bài viết của tác giả Francesco Russo
Trang 29tinh cạnh tranh cho DN nhỏ và vừa Uiệt Nam ” đưa ra một số tiêu chí lựa chọn chiến
lược CLKCN và xác định các CLKCN sẽ được lựa chọn để ưu tiên triển khai do
UNIDO tài trợ là da - giày, da - giày và chế biến gỗ
Hubert Schmitz (2006), Việt Nam được nhắc tới như một trường hợp điển
hình ở châu Á về khả năng sản xuất và xuất khâu các mặt hàng da - giày dựa trên khai thác lợi thế về nhân công Các nhà sản xuất giầy dép Đài Loan đã đóng vai trò trung gian kết nối giữa nhà máy sản xuất ở Việt Nam với các khách hàng quốc tế Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết thực hiện “/earming-by-exporting” do thực tế không chỉ các nhà máy sản xuất giầy dép ở Việt Nam mà ở Trung Quốc, Brazil cũng khó tiếp cận được các năng lực cốt lõi trong GVC
Tác giả Ernst (2013) với các nghiên cứu cụ thê về chuỗi cung ứng da - giày
của Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,
Brazil, Uruguay, Hy Lạp Nghiên cứu chuyên sâu về những tác động đến môi trường và xã hội của hoạt động sản xuất mặt hàng da - giày, quá trình tiến hành
thuộc da Các chỉ số liên quan đến các mức độ ô nhiễm môi trường, vấn đề môi
trường lao động cho công nhân đã được đưa ra trong nghiên cứu của Ernst &
Young Theo đó, Việt Nam có nhiều tiến bộ so với Bangladesh, Pakistan, An DO
nhưng còn yếu kém so với Thái Lan, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp
Nghiên cứu về đặc tính CGT của ngành, Nguyễn Ngọc Sơn (2015), trong bài
viết “Nghiên cứu phát triển CLKN: từ lý luận đến thực tiễn ở các nước trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, cho rằng quy mô về địa lý phụ thuộc vào mô
hình, đặc tính của CLKCN, nó có thể bao gồm một hoặc một số tỉnh/vùng của một
quốc gia CLKCN có thé bao gồm các DN sản xuất tư liệu tiêu dùng và dịch vụ đề
xuất khẩu, các DN cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, các DN hỗ trợ và cả các viện
nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và hỗ trợ kinh doanh Như vậy, trong CLKCN sẽ tập
hợp các đơn vị trong CGT của ngành từ khâu sản xuất nguyên liệu thô đến các dịch
vụ sau bán hàng
Cùng nghiên cứu về chuỗi, tác giả Đặng Thị Huyền Anh (2018), trong bai
viết “Giải pháp cải thiện vị thế nền sản xuất Việt Nam - Góc nhìn từ bản đồ CGT toàn câu”, cho rằng CGT toàn cầu (GVC) là một cách tiếp cận toàn diện về phân
Trang 30sản xuất toàn cầu Tham gia CGT toàn cầu đem lại cơ hội tiếp cận và làm chủ một hoặc nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất thế giới Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nền sản xuất nhưng không đủ năng lực làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh - điên hình là khu vực Châu Á Tham gia GVCs có thể mở rộng cơ hội xuất khâu một sản phẩm trung gian, gia tăng thị phần xuất khẩu, thúc đây tăng trưởng kinh tế
Trong bài viết “Phát triển CLKN ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2014) đã làm rõ hơn về quan niệm về phát triển CLKN và những đặc trưng cơ bản của CLKN; đề xuất các
điều kiện để phát triển CLKN ở Việt Nam; đánh giá về khả năng phát triển CLKN theo lĩnh vực (ngành) và theo địa điểm (vùng và địa phương từ lợi thế của các vùng, mức độ tập trung lao động; mức độ tích tụ và tập trung công nghiệp, khả năng liên
kết và vai trò chính quyền); đánh giá bồi cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đối với
phát triển CLKN ở Việt Nam (Cơ hội, thách thức cho phát triển CLKN) trong điều
kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đưa ra các quan điểm, định hướng phát triển cụm nghành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đặt trong mối
quan hệ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và chiến lược CNH của Việt Nam đến năm 2020; đề xuất các kiến nghị
đối với Đảng và Chính phủ và các địa phương về các điều kiện và giải pháp đề phát triển CLKN trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Cũng nghiên cứu về vấn đề này tác giả Võ Trí Thành (2014), đưa ra các nhân tố ảnh hướng đến quá trình phát triển của CLKCN như: (1) Nhận thức về chuối giá
trị toàn cầu; (2) Sự phát triển của công nghệ; (3) Sự phát triển của mạng lưới các
khu, cụm công nghiệp Nghiên cứu trực tiếp về đặc điểm của CGT ngành da - giày, Nguyễn Hồng Yến (2020), trong bài viết “Xác lập chuỗi liên kết nội địa của ngành da - giày trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” đã cho rằng chuỗi liên kết nội địa sẽ giúp DN đáp ứng được các quy tắc xuất
xứ, chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa tại thị
trường nội địa cũng như hướng tới xuất khẩu
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, có rất nhiều tác giả quan tâm đến sự
Trang 31và hình thành CLKCN: bằng chứng từ các DN Đức” đã cho thấy sự tập trung kinh
tế là điều kiện để phát triển các CLKCN Các DN tập trung sản xuất tạo nên một sức mạnh, là đòn bẩy đề phát triển chuyên môn hóa, tạo sự liên kết giữa các DN đề
cùng nhau nghiên cứu đổi mới sáng tạo
Tác giả Nguyễn Đình Phan và cộng sự (2007) đã phân tích chuyên sâu về việc tập trung hóa, tổ chức sản xuất và quy hoạch phát triển công nghiệp trên vùng lãnh thổ và các loại hình khu vực công nghiệp trong đó có CLKCN Cùng làm rõ
vấn đề này, nhưng nghiên cưu dưới góc độ lý thuyết về CLKCN Lê Thế Giới (2009) trong bài “7iép cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong
nghiên cứu chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam” đã bàn về các luận điểm cơ
bản của lý thuyết CLKCN và lý thuyết hệ sinh thái ở cấp độ quốc gia, vùng và địa
phương Nghiên cứu về khả năng hình thành CLKCN tại Việt Nam qua đó có những
khái quát về chính sách mới trong phát triển kinh tế của Việt Nam, nhóm tác giả Bùi
Đình Sinh và cộng sự (2008) trong đề tài “Đánh giá khả năng phát triển hệ thống CLKCN như một công cụ của chính sách công nghiệp quốc gia” đã đưa ra khái
niệm về CLKCN, vị trí CLKCN trong chính sách quốc gia Đề tài cũng đánh giá sơ
bộ tiềm năng phát triển CLKCN ở Việt Nam thông qua việc đánh giá mức độ tập
trung và tích tụ công nghiệp Đề tài đã đưa ra tầm nhìn cho chiến lược phát triển
CLKCN quốc gia là phát triển CLKCN là một công cụ của chính sách công nghiệp
quốc gia và địa phương, nhằm xây dựng thành công các CGT cho các sản phim công nghiệp, thiết lập và mở rộng mạng lưới sản xuất, phát triển một số ngành cung ứng cho hệ thống công nghiệp quốc gia; trên cơ sở gia tăng quy mô sản xuất, nâng cao NLCT, tạo dựng các liên kết chặt chẽ, trong hệ thống DN vừa và nhỏ, DN cong
nghiệp ở khu vực nông thôn, các hộ gia đình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; ở các khu vực đã có tích tụ và tập trung cơng nghiệp trên tồn quốc
Gan day nhất Nguyễn Đình Tài (2017), “Phát triển CLKN ở Việt Nam: Một lựa chọn chính sách ", đã đưa ra qua điểm là mặc dù CLKN là khái niệm đã trở nên quen thuộc không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam Hình thành và xây dựng các CLKN là công việc phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia, cộng tác giữa nhiều bộ,
Trang 32đánh giá về mức độ kết nối giữa các cơ quan, bộ phận trong cụm cũng như vai trò
tham gia của nhà nước trong những mối quan hệ mang tính thị trường này
Tác giả Tạ Việt Dũng, Trần Anh Ta (2019), trong bai viét “Nang cao trinh
độ công nghệ của các ngành, lĩnh vực tru tiên thông qua hoạt động nhập khẩu công
nghệ” cho rằng trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nhập khẩu công nghệ là
một trong những kênh quan trọng giúp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ,
trình độ sản xuất của DN, góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế, giúp một số ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào CGT sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, phục vụ sự nghiệp CNH, hiện đại hóa đất nước Trên cơ sở phân phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia, bài báo đưa ra những gợi mở nhằm góp phần thúc đây hoạt động nhập khâu công
nghệ ở Việt Nam thời gian tới
Tổng quan các công trình nghiên cứu về trình độ tập trung hóa trong quá trình sản xuất cho thấy đây là một nhân tố không thê thiếu trong việc phát triển các cụm liên kết trong các ngành nghề nói chung và ngành da - giày nói riêng
1.4 Giới hạn và khoảng trống nghiên cứu 1.4.1 Giới hạn nghiên cứu
Từ việc tông quan các nghiên cứu trên có thê thấy, trên thế giới, các nghiên cứu về CLKCN đã được tiến hành từ khá lâu Các nghiên cứu này xuất phát từ yêu cầu thiết lập mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong phạm vi mỗi vùng, mỗi quốc gia và đã hình thành những lý thuyết nhất định, như lý thuyết về CLKCNỀ và chiến lược cạnh tranh của M Porter, lý thuyết thương mại mới và địa lý của P Krugman, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết về năng lực động, lý thuyết vốn
xã hội Còn ở trong nước, các nghiên cứu về CLKCN mới được tiến hành chưa
lâu Các nghiên cứu nảy chủ yếu là hệ thống hóa các tư tưởng về CLKCN của các
học giả nước ngoài, giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài và gợi mở định hướng ứng
dụng hình thành, phát triển CLKCN trong các ngành kinh tế của nước ta 1.4.2 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài
Đã có một số nghiên cứu của các tác giả trong nước và chuyên gia nước
ngoài đề cập đến định hướng và biện pháp phát triển CLKCN trong một số ngành
Trang 33da - giày, chế biến gỗ, cơ khí, chế biến thủy sải
Nhưng những nghiên cứu này
mới chỉ dừng lại ở mức những gợi ý chung mang tính chất tông quát Đã có một số nghiên cứu trực tiếp về phát triển CLKCN da - giày ở Việt Nam Nhưng, các nghiên cứu này mới chỉ nêu ra những ý tưởng chung về sự cần thiết, khả năng hình thành,
phát triển CLKCN da - giày, vai trò của CLKCN da - giày trong việc tác động nâng cao hiệu quả, NLCT của mỗi DN và của ngành CN-DG nước ta Các nghiên cứu ấy chưa đi sâu làm rõ đặc điểm ngành CN-DG ảnh hưởng đến phát triển CLKCN, chưa
đánh giá rõ ràng những điều kiện tiền đề, những khó khăn cản trở với việc phát triển CLKCN da - giày, cũng chưa nêu rõ phương hướng và những vấn đề cụ thể cần giải
quyết để phát triển CLKCN da - giày trong những vùng cụ thé
Chưa có công trình nghiên cứu về phát triển CLKCN da - giày trong
'VKTTĐ-BB Trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số CLKCN
Đó là: tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các DN da - giày đạt trình độ khá cao; các
DN da - giày có khả năng thiết lập các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang trong CGT SP-DG; cơ sở hạ tầng đang được phát triển theo hướng đồng bộ và
hiện đại Tuy nhiên, việc phát trién CLKCN da - giày trong vùng cũng gặp không ít
khó khăn Đó là: chưa có nhận thức đầy đủ và thống nhất về CLKCN da - giày; quan hệ liên kết giữa các chủ thể trong CGT da - giày chưa được thiết lập chặt chẽ; Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ ràng và đầy đủ hỗ trợ phát triển CLKCN Từ những kết luận trên đây có thê thấy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển các CLKCN da - giày 6 VKTTD-BB tai Liệt Nam ” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết
thực và hồn tồn khơng trùng với các nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam
Kết luận chương I
Nội dung chương 1 của luận án tập trung tổng quan các công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài với các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CLKCN, phát triển CLKCN và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CLKCN Trên
cơ sở đánh giá những kết quả nghiên cứu của các công trình, nội dung chương đã
xác định rõ được khoảng trống nghiên cứu Kết quả nghiên cứu tại chương 1 là cơ
sở để xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
Trang 34Churong 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VA KINH NGHIEM
PHAT TRIEN CUM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP NGÀNH DA -GIÀY
iệm, vai trò và chuỗi giá trị ngành da - giày
2.1.1 Khái niệm ngành da - giày
Quan niệm về “ngành” được nhắc đến như một tập hợp những DN làm cùng
lĩnh vực, có sự phụ thuộc nhất định vào nhau trong quá trình phát triển Ngành nhìn
nhận dưới góc độ kinh tế là khái niệm trong lĩnh vực KT-XH và trong trường hợp xã hội càng phát triển thì sự phân công, liên kết giữa các ngành càng chặt ch và hoàn thiện hơn Từ góc độ vĩ mô và phục vụ cho công tác quản lý, sự phân ngành kinh tế, ngành hàng hay lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng và cần thiết Một mặt, khi
phân “ngành” sẽ phản ánh sự phân tách thành các loại, các nhóm hàng khác nhau của đối tượng quản lý nhưng ở một cách hiểu khác, sự phân ngành theo các nhóm
mặt hàng còn biểu hiện cho quá trình phân công lao động, phân phối nguồn lực
trong hoạt động quản lý của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm phù hợp,
hiệu quả trong thực tiễn
Dưới góc độ vi mô ở cắp độ DN thi khái niệm ngành được hiểu đơn giản hơn
theo hướng ngành là tập hợp mạng lưới các DN, tổ chức và cá nhân tham gia vào
một lĩnh vực sản xuất - kinh doanh cụ thể Họ có những điểm chung về sản phim, về điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm Việc phân ngành cũng
tạo ra những thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia vào các hiệp hội của các ngành, lĩnh vực; giúp các doanh nghiệp đễ dàng hơn trong định hình kinh doanh cũng như định hình các sản phẩm của mình bảo đảm sự phù hợp với từng điều kiện
liên quan đến đặc thủ của ngành
Ở cấp độ vĩ mô ngành có thể phân theo ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp hay ngành dịch vụ Thấp hơn, thì chúng ta có những phân loại về ngành phù
hợp với những lĩnh vực sản xuất chính của nền kinh tế như ngành điện tử, ngành dệt may, ngành chế tạo ô tô Đối với lĩnh vực da - giày thì ngành là tập hợp các tổ chức, DN và cá nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, kinh
Trang 35chuyển sản phâm đến tay người tiêu dùng là quá trình dài hơi của các doanh nghiệp, họ cần liên kết phối hợp với nhau để tạo ra năng lực cạnh tranh của ngành cũng như tiết kiệm các chỉ phí trong đó có chỉ phi logictics
Chính vì vậy, trong phạm vi luận án, ngdnh da - giày được hiểu là tong thé
các đơn vị, tô chức sản xuất - kinh doanh có cùng cơ cầu kinh tế - kĩ thuật hay các
tổ đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau là sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ sản
xuất - kinh doanh các SP-DG
2.1.2 Vai trò của ngành da - giày
Ngành da - giày có vai trò và tầm quan trọng rất lớn trong phát triển nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước cũng như giải quyết được rất nhiều việc làm cho người dân Với sự phát triển vượt trội của xã
hội hiện nay, đặc biệt là sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đã chứng kiến vô số những đổi mới, thành tựu nổi bật tác động đến mọi lĩnh vực,
ngành nghề Trong đó, ngành da - giày vẫn giữ được vai trò chủ đạo và được đầu tư để tiếp tục phát triển Với những đóng góp mang tính bền vững, vai trò của ngành da - giày luôn được đề cao, đặc biệt là hiệu quả đối với kinh tế, chính vì vậy ngành
đa - giây có những vai trò quan trọng sau:
Thứ nhất, giảm mạnh tình trạng thất nghiệp Đây là một trong những vai trò không thể phủ nhận của ngành da - giày Với đặc thù cần nhiều lao động và không đòi hỏi quá nhiều về trình độ, ngành da - giày là một trong những ngành nghề góp phan giảm đáng kê tỉ lệ lao động thất nghiệp, một vấn đề đau đầu không chỉ với Việt Nam mà còn với cả thế giới Giảm thất nghiệp cũng chính là giảm gánh nặng
kinh tế cho nhà nước với những vấn đề an sinh xã hội, giảm tỉ lệ các hoạt động tệ
nan từ đó ôn định đời sống, cải thiện an ninh trật tự và nâng cao mức sống của
người dân Với một nước đang phát triển như chúng ta, đây là một vai trò hết sức ý nghĩa, thể hiện ưu thế rõ rệt so với những ngành công nghiệp khác và đó cũng là lý do dét may luôn là ngành hàng chủ đạo trong những năm qua
Thứ hai, chuyên đôi cơ cấu kinh tế Bắt kỳ ngành hàng nào trong nền kinh tế xã hội luôn gắn kết với nhau, tạo nên tiền đề đề phát triển những ngành còn lại và
Trang 36ngành kinh tế khác trong hệ thống công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ Khi ngành da - giày phát triển, tất nhiên nền nông nghiệp phát triển với các ngành trồng cao su, trồng bông, đay hay nuôi tằm Sau đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành sản xuất nguyên phụ liệu Chưa dừng lại ở đó, nếu ngành da - giày phát triển bền vững, những nền công nghiệp như sản xuất máy móc, thiết kế phần mềm công nghệ cũng sẽ đi lên
Thứ ba, tạo nguồn doanh thu ngoại tệ - đây mạng thương mại quốc tế Tự do thương mại thế giới đang diễn ra trong những năm gần đây với tốc độ mạnh mẽ, nhanh chóng và điều đặc biệt là mỗi quốc gia có cái nhìn, lợi thế khác nhau Với Việt Nam, các sản phẩm ngành da - giảy luôn là thành phần chủ lực đề xuất khẩu,
đây cũng là ngành hàng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác Vì vậy, vai trò của ngành đa - giày là không thể thiếu trong quá trình hội nhập, tăng trưởng
kinh tế đối ngoại, mở rộng thương mại dịch vụ với các nước trong khu vực cũng như thế giới Bên cạnh đó, với thị trường chủ yếu là xuất khâu ngành da - giảy tại các quốc gia như Việt Nam sẽ mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể để phục vụ phát
triển đất nước
Có thê nói đến nay, ngành đã khng định vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào chuyên dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất tới các vùng sâu vùng xa của nhiều vùng kinh tế trọng điểm, tạo sự ôn định về an ninh, chính trị, giải quyết
việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính phủ Ngành cũng tham gia giảm nhập siêu, tạo thặng dư
thương mại thông qua định hướng phát triền thị trường nội địa, khuyến khích DN sử dụng các nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khâu
2.1.3 Chuỗi giá trị ngành da - giày
Chuỗi giá trị được hiều là một tập hợp các hoạt động gắn liền với quy trình tao ra sản phâm/dịch vụ của tô chức bắt đầu từ việc thu thập, tiếp nhận nguyên liệu đầu vào cho tới trở thành thành phâm, phân phối vào trong thị trường cùng các hoạt
động có liên quan khác Xây dựng được CGT liên kết là việc DN nào cũng mong
Trang 37hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm lại được cộng thêm
một số giá trị nào đó
Theo Porter (2008), có 5 loại hình hoạt động tổng quát liên quan đến NLCT
trong ngành, mỗi hoạt động lại được chia thành nhiều hoạt động riêng lẻ, tủy thuộc
vào từng ngành và từng chiến lược riêng biệt của DN: (1) Logistics đầu vào: liên quan đến các hoạt động tiếp nhận, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phâm,
chẳng hạn như quản lý nguyên vật liệu, lưu kho và quản lý tồn kho, lập lịch trình hoạt động cho các phương tiện và hoàn trả nhà cung cấp; (2) Vận hành: liên quan
đến các hoạt động chuyên hóa các đầu vào thành hình thái sản phẩm sau cùng, ví dụ như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn; (3) Logistics đầu ra: liên quan đến các hoạt động như thu gom, lưu trữ và phân phối thực tế các sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như tồn kho thành phẩm, quản lý các vật liệu,
vận hành với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng và xây dựng lịch làm
việc; (4) Marketing và bán hàng: liên quan đến các hoạt động cung cấp phương tiện
để khách hàng mua sản phẩm hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm, ví dụ như quảng cáo,
khuyến mãi, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối, định giá; (5) Dịch vụ: liên quan đến các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, ví dụ như lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, cung cấp phụ tùng và điều chỉnh sản phẩm Tùy theo từng ngành các hoạt động trên sẽ mang đến hàm lượng giá trị gia tăng và quyết định đến lợi thế cạnh tranh
Như vậy, gắn với ngành da - giày thì có thể hiểu về CGT ngành da - giày là
tập hợp các giá trị được tạo ra từ các giai đoạn của quá trình sản xuất da - giây, từ
khâu nghiên cứu phát triên, thiết kế, cung cấp đầu vào, sản xuất, marketing và phan phối tới người tiêu dùng cuối cùng
2.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cụm liên kết công nghiệp da - giày
2.2.1 Khái niệm cụm liên kết công nghiệp và cụm liên kết công nghiệp da - giày
Nghiên cứu về CLKCN đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và
ngoài nước Marshall (1920) được coi là người khởi nguồn nghiên cứu về CLKCN
thông qua tác phâm “Các nguyên lý kinh tế học ” Sau Marshall, nhiều học giả cũng, đã nghiên cứu về CLKCN với các cách tiếp cận khác nhau và có nhiều cách giải
Trang 38cạnh tranh ” đã đưa ra khái niệm về CLKCN, theo đó CLKCN bao gồm các DN
trong toàn bộ CGT ngành từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các DN trong các ngành
liên quan, các thể chế tài chính Sự liên kết với các cơ sở đảo tạo, các viện nghiên
cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển CLKCN” Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (2009) thì CLKCN là khái niệm dùng để chỉ sự tập trung của các công ty và tổ chức có liên quan trong một khu vực địa lý nhất định
Tại Việt Nam, Trương Thị Chí Bình (2007) cho rằng “CLKCN là sự tập
trung về mặt địa lý của các DN cùng sản xuất một loại hàng hoá hoặc loại hàng
hoá có liên quan trong một khu vực Nhìn chung, một CLKCN không chỉ bao gôm
các DN sản xuất, mà còn bao gém ca các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà thầu phụ, người mua, người xuất khẩu, các nhà cung cắp máy móc Ngoài ra, rất nhiều tô chức hỗ trợ, các hiệp hội, các cơ quan luật pháp, các nhà tư vấn, các nhà vận chuyển và các nhà cung cấp các dịch vụ khác, trực tiếp, hoặc gián tiếp tạo điêu
kiện thuận lợi cho việc sản xuất của cụm ” Tác giả Lê Thế Giới (2009) xác định
“CLKCN là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dung
các cơ hội qua liên kết địa lý Các công ty trong cụm công nghiệp sẽ chia sẻ các yêu
câu và các mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và khách hàng Các mối quan hệ bên trong công ty yêu câu các dịch vụ bổ sung từ các nhà tư vấn, đào tạo và
huấn luyện, các tổ chức tài chính, các công ty chủ chốt CLKCN sẽ tạo ra lực lượng
lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chất lượng cao, kết nói quan hệ giữa các
cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan” Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2009) cho rằng: “CLKN là một
hình thái tổ chức sản xuất trong một ngành/lình vực cụ thế, trong đó các thành
phân tham gia gôm các DN, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ, các thể chế liên quan liên kết và quân tụ trong một không gian địa lý nhất định, với vai trò nòng cốt là các DN liên kết kinh doanh ”
VỀ cơ bản, các quan điểm trên đều có sự thống nhất về đặc điểm của CLKCN, cu thé gém: (i) Sự tập trung của các tô chức và các DN trong một phạm vỉ
lãnh thổ nhất định; (ii) Các quan hệ liên kết giữa các tổ chức và các DN dưới những
Trang 39triển CLKCN là bảo đảm hiệu quả kinh tế của từng chủ thể và góp phần vào lợi ích chung của cả hệ thống
Trên cơ sở khái niệm CLKCN, ngành da - giày, CLKCN đủ - giày là sự tập trung các DN da - giày, các nhà cung cắp giải pháp kỹ thuật đặc thù, các nhà cung
cấp dịch vụ, các thể chế liên quan liên kết và quân tụ trong một không gian địa lý nhất định, với vai trò nòng cốt là các DN da - giày nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý qua đó báo đảm hiệu quả kinh tế của từng chủ thể và góp phân vào
lợi ích chung của cả cụm liên kết
2.2.2 Đặc điểm của cụm liên kết công nghiệp da - giày CLKCN da - giày có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, sự tích tụ các DN ngành da - giày và các tô chức liên quan trong một khu vực lãnh thô nhất định Điều này xuất phát từ yêu cầu tổ chức mối liên hệ sản xuất và quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong cụm: khoảng cách địa lý giữa các chủ thể tạo điều kiện thiết lập quan hệ trực tiếp, giảm chỉ phí giao dịch và chỉ phí vận chuyển nguyên phụ liệu, linh kiện, bán thành phẩm Điều này cũng thể hiện sự khác
biệt cơ bản giữa CLKCN với các hình thức KCN (Nguyễn Ngọc Sơn, 2015)
Agglomeration
— —-Wks\\— —
Fragmentation
International iviscn of labor BB: production block Snpertsproduction # escembly SL: service link SL, st_y [2s }—> [a st, ee 30m SE —* Hình 2.1 Lý thuyết kinh tế học về Tích tụ và Phân đoạn Nguôn: Brulhart, 1998 Trong đó
Agglomeration (Initial concentration has an accelerating effect): Sự tích tụ
(Sự chuẩn bị đầy đủ đề tạo sức bật)
Fragmentation (Intemational division of labor in parts production &
Trang 40Production block: Khéi san xuat Service link: Lién két dich vu
Thứ hai, các DN ngành da - giày và các tổ chức thành viên của CLKCN có quan hệ với nhau với những nội dung và mức độ khác nhau Theo Hoàng Văn Hải (2013) quan hệ giữa các tổ chức và các DN thành viên CLKCN có thể là quan hệ
theo chiều dọc của quá trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhất định theo
CGT của sản phâm ấy; có thê là quan hệ theo chiều ngang phối hợp với nhau để cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định hướng tới yêu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế Do vậy, không phải bất kỳ DN công nghiệp và tổ chức nào hiện diện trong một
địa phương, một vùng kinh tế cũng được coi là thành viên của CLKCN
Thứ ba, tính đa dạng của các chủ thể trong CLKCN ngành da - giày Do sự
đa dạng của các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang, các chủ thể
(thành viên) trong mỗi CLKCN ngành da - giày cũng khá đa dạng Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2015) có thể phân chia các chủ thể này thành các nhóm lớn sau đây: có
quan hệ trực tiếp với nhau trong CGT sản phẩm; có chức năng phục vụ sản xuất sản phẩm: các tổ chức phục vụ quá trình sản xuất- kinh doanh của các DN nói trên
Thứ tư, sự tác động của Nhà nước trong quá trình hình thành cơ chế vận hành CLKCN thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển các quan hệ liên
kết ấy bằng chính sách định hướng và bằng các cơ chế, chính sách thích hợp, trong
đó có định hướng và cơ chế chính sách thúc đây phát triển mạng lưới CLKCN trong phạm vi cả nước (Lê Thế Giới, 2009)
Thứ năm, sự liên kết và hỗ trợ giữa các DN, tô chức tham gia vio CLKCN
ngành da - giày được thể hiện trong các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh, sự phối hợp trong thúc đây quá trình phát triển của chuỗi, ngành Các DN ngành da -
giày trong CLKCN có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với các nhà cung cấp,
giữa các nhà cung cấp với nhau, hay giữa các DN trong CLKCN với các cơ quan quản lý, với các trung tâm nghiên cứu, cơ sở đảo tạo liên quan đến lĩnh vực
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của CLKCN ngành da - giày Những đặc trưng này thể hiện những nét đặc thù riêng có của một hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ, đồng thời cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản với một hình thức tổ chức