1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh doc

127 2,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Tính mùa vụ được hiểu là sự mất cân đối về “Cung” và “Cầu” du lịchtrong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Tính mùa vụ được hiểu là sự mất cân đối về “Cung” và “Cầu” du lịchtrong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở

sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch vàtính hấp dẫn của điểm du lịch Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trongkinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nênnhững rủi ro hoặc tạo nên sự quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trongmùa du lịch và ngược lại sự lãng phí cơ sở vật chất trong mùa vắng khách

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoạt động du lịch củanước ta bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ du lịch trên bình diện quốc gia nói chung

và các điểm du lịch nói riêng Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý,hoạch định chính sách và các nhà doanh nghiệp Tuy nhiên, cho tới thời điểmnày các nghiên cứu về tính mùa vụ trong du lịch chỉ dừng lại ở một số bài viếttrên các tạp chí hoặc những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa cómột nghiên cứu chuyên sâu nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất,nguyên nhân hình thành, hướng tác động cũng như các giải pháp giảm thiểu tácđộng của tính mùa vụ du lịch Vấn đề đặt ra là xác định được những yếu tốchính của hiện tượng này làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chếnhững tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch Chính vì vậy việc nghiên cứutính mùa vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễnđối với hoạt động phát triển du lịch của nước ta

Bà Rịa Vũng Tàu là một điểm du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước ta

mà đối với cả khách du lịch quốc tế, vì thế em đã chọn dịa danh này làm tiền đề

cho đề tài nghiên cứu: Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu - giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch tỉnh

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Xác lập cơ sở khoa học về ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động

du lịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch

3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 2

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính mùa vụ du lịch và ảnh hưởngcủa nó đến hoạt động của một số điểm du lịch đại diện cho các loại hình du lịchtrên phạm vi tỉnh bà Rịa Vũng Tàu nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài chỉ chọn Bà Rịa Vũng Tàu với điểm dulịch đặc trưng cho loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng…

- Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng sẽ tập trung từ năm 2006 đến

2010 đối với điểm được lựa chọn – Bà Rịa Vũng Tàu

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thựchiện đề tài bao gồm:

- Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

- Phương pháp toán thống kê và thống kê du lịch

5 Kết cấu đề tài

Với mục đích, đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu nhưtrên, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chương nhưsau:

- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÍNH THỜI VỤ

TRONG DU LỊCH

- Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ THỜI VỤ DU LỊCH CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

- Chương 3: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LÀM GIẢM NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI DO TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH ĐEM LẠI

6 Kết quả chính đã đạt được của đề tài:

Hệ thống hoá các vấn đề về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn về tính thời

vụ du lịch bao gồm:

+ Các khái niệm về: du lịch, vai trò du lịch đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội và bảo vệ môi trường, khái niệm tính thời vụ du lịch, bản chất củatính thời vụ du lịch, các đặc điểm về tính thời vụ du lịch

+ Xác định khái niệm, đặc điểm và các yếu tố tác động đến thời vụ dulịch

Trang 3

+ Tác động của tính thời vụ đến hoạt động du lịch: đến công tác tổ chứcquản lý và hiệu quả kinh doanh, đến tài nguyên và môi trường du lịch vàđến kinh tế - xã hội.

Thực trạng về tính thời vụ trong hoạt động du lịch ở Việt nam nói chung và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tính thời vụ đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bao gồm:

- Chủ động đề ra phương án sử dụng nhân sự và cơ sở kĩ thuật hợp lý trong mùa thấp điểm

- Liên kết các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải

- Bình ổn về giá

- Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch

- Tăng thêm các loại hình dịch vụ bổ sung

- Các chính sách kích cầu ngoài thời vụ chính

- Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai

7 Khả năng ứng dụng thực tế:

- Là căn cứ để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng

của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Có giá trị tham khảo có ý nghĩa thực tế trong công tác nghiên cứu

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNHChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

1.1. Khái niệm các nguồn lực để phát triển du lịch

1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch

Trong vòng hơn 7 thập kỷ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội Quốc tếcác Tổ chức Du lịch (International of Union Official Travel organisation –IUOTO) vào năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranhluận Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhómngười rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xungquanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh Hiện nay, người ta đã thống nhấtrằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoàinước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa du lịch

Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (Word TourismOrganisation – WTO), lượng khách du lịch thế giới tăng từ 25 triệu lượt ngườitrong năm 1950 lên tới 760 triệu lượt người vào năm 2004, được xếp vào loạicao nhất so với các ngành kinh tế khác của toàn thế giới Lượng khách khổng

lồ đã chi tiêu một số tiền rất lớn vào nền kinh tế thế giới, tạo ra những giao dịchkinh doanh trị giá hàng tỷ đôla Mỹ và một ngành công nghiệp không khói đượchình thành để đáp ứng nhu cầu của con người

1 Du lịch – khách du lịch

Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đạiđến thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại Hoạt động kinh doanh dulịch cũng dần được phát triển và ngày càng được nâng cao lên cả về cơ sở vậtchất kỹ thuật đến các điều kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…Ngày nay,hoạt động du lịch đã mang tính toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiếtyếu của người dân các nước kinh tế phát triển Du lịch cũng là một tiêu chuẩn

để đánh giá đúng mức sống của dân cư nước đó Và vì vậy có rất nhiều cáchhiểu khác nhau về du lịch

Theo WTO: Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giảitrí, công vụ và nhiều mục đích khác

Theo tổng cục du lịch (pháp lệnh du lịch): Du lịch là hoạt động của con

Trang 5

người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Du lịch có thể hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiệntượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thờicủa một du khách nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoàbình hữu nghị

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ khác nhau

Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thếgiới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý dogiải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”

Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “Khách du lịch là bất

kỳ ai ngủ qua đêm”

Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi rakhỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàngngày, không kể có qua đêm hay không.”

Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địađiểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xungquanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèmtheo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sởlưu trú của ngành du lịch”

2 Tính tất yếu của sự ra đời và xu hướng phát triển du lịch

Hiện tượng du lịch xuất hiện và có chiều hướng phát triển từ khi xã hộiloài người bước vào qua trình phân công lao động Tiểu thủ công nghiệp táchkhỏi sản xuất nông nghiệp, ngành thương nghiệp tách khỏi ngành sản xuất vậtchất, từ đó xuất hiện tầng lớp thương gia Họ thường xuyên chở hàng đi đếncác nơi khác để trao đổi, họ cần đến các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vậnchuyển Hiện thượng du lịch còn thể hiện là những cuộc hành hương đến cácchùa chiền, nhà thờ, thánh địa để cúng bái cầu nguyện Con người sống trong

xã hội đã nảy sinh những ham muốn hành trình đi đây đi đó để thỏa mãn nhucầu về tìm hiểu thế giới xung quanh để tìm cái mới lạ nhằm nâng cao nhận thức

về mọi mặt

Trang 6

Tính logic và lịch sử đã chứng tỏ du lịch ra đời và phát triển là tất yếukhách quan Khi đời sống kinh tế xã hội tồn tại những điều kiện nhất định:

 Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống của người lao động càng cao,nhu cầu thiết yếu như: ăn, mặc, ở đã thỏa mãn thì nhu cầu du lịch cũng đượctăng lên Có thể nói kinh tế phát triển là hàm số đồng biến với nhịp độ tăngtrưởng du lịch

 Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ làm cho hoạt động sản xuất củacon người thay đổi tận gốc, là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động,hoàn thiện cơ cấu hạ tầng, tài sản thiết bị hiện đại cho xã hội và cho ngành dulịch, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển du lịch

 Thời gian nhàn rỗi là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu du lịch tăng lên.Khi nền kinh tế phát triển, năng suất lao động tăng tạo điều kiện rút ngắn thờigian làm việc Chế độ làm việc 4,5 ngày trong một tuần làm tăng thời giannhàn rỗi của tầng lớp lao động là nhân tố phát triển du lịch nghỉ cuối tuần

 Quá trình đô thị hóa đóng góp to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống củacon người về vật chất và văn hóa Song cũng bộc lộ mặt trái của nó làm thayđổi bầu không khí, mật độ dân cư tập trung dày đặc, tách con người ra khỏi môitrường tự nhiên xung quanh Chính từ những mặt trái đó, nhu cầu về nghỉ ngơi,giải trí… của người dân thành phố là cần thiết và có chiều hướng gia tăng

 Mối quan hệ quốc tế mở rộng góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch về mọimặt Sự trao đổi quốc tế làm cho các quốc gia có sự hỗ trợ và phát triển về mặtkinh tế, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợicho việc đi lại giữa các quốc gia Đó là những điều kiện rất quan trọng để dulịch quốc tế phát triển mạnh mẽ

 Tài nguyên du lịch rất đa dạng phong phú và được phân bố khắp mọi nơi, mỗivùng, mỗi quốc gia có những nét đặc sắc riêng Những tài nguyên đó rất hấpdẫn và kích thích tính hiếu kỳ, muốn tận mắt thấy những danh lam thắng cảnh,

di sản văn hóa, kỳ quan thế giới, những nét đặc thù chảu một dân tộc đối vớikhách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa Ngoài ra tài nguyên dulịch còn là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư du lịch

Quá trình phát triển tự nhiên của du lịch

Như chúng ta vẫn thấy, nền du lịch được đánh giá là đang trên đà pháttriển Tuy nhiên, tốc độ phát triển luôn thay đổi theo nhiều xu hướng khác nhau

Trang 7

trong suốt hàng trăm năm trước, và ngày càng đa dạng hóa hơn trong suốtnhững năm qua Trong năm thập kỷ năm 1990, du lịch đã tạo nên một bướcngoặt phát triển khá ấn tượng, tạo nên một bước ngoặt rất khác biệt so với 3thập kỷ trước Theo khuynh hướng toàn cầu, những thay đổi to lớn của cuộcsống hiện đại đang mở ra cho chúng ta những cơ hội mới và viễn cảnh tươisáng mà khó có thời điểm nào có được Nói theo cách đó, những gì đang xảy ra

mà chúng ta thấy được xem như là “Sự thiết lập trực tự của thế giới mới” sauthời kỳ bị chiến tranh lạnh ảnh hưởng và chi phối, đây là lúc chúng ta vươn lêntạo nên những trang sử mới cho thiên niên kỷ thứ 3 ở Tây Âu

Ở một số khía cạnh khác của sự tiến triển đã được nhận thấy rõ: trênthực tế, chúng ta đều nằm trong sự tiên đoán trước đó, một trong những dựđoán đã khuấy động mối quan tâm lo lắng thậm chí tạo nên sự bất mãn cho mọingười Chính những tác động này đã trở thành mối lưu tâm lớn đối với cácquốc gia phát triển, nơi luôn tự hào về một nền kinh tế vững mạnh và vượt trộivới một cuộc sống ổn định Và có lẽ đây lầ lần đầu tiên những thay đổi nàyhoàn toàn bị mất kiểm soát, và có tác động không tốt đến văn hóa đời sống lâuđời của họ Nhưng xét trong một hoàn cảnh khác, đây lại là một trong số ít cơhội mà cuộc sống mang lại

Xói mòn văn hóa, hủy hoại môi trường và đồng hóa phong cách sống,nhưng thực chất đó là do sự phát triển ngày càng cao cảu kinh tế và xã hội đãcho ra đời ngành du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu giải trí từ cuộc sống

Hoặc do những định kiến khác nhau từ dư luận dành cho du lịch, một bộphận gồm những cá nhân và tổ chức yêu thích du lịch đã có những hoạt độngtích cực trong việc xây dựng hình ảnh cảu một nền du lịch tương lai đầy tiềmnăng này Các nhà khảo sát và phân tích đã nhận định rằng: trong tương lai dulịch sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và hạn chế Những điều này sẽ buộccác nhà kinh doanh du lịch và nền công nghiệp du lịch phải đổi mới cách thứcphát triển và tổ chức sao cho phù hợp Nó sẽ tác động không nhỏ vào nhu cầu

và thói quen trong du lịch của khách du lịch Tuy vậy ở một mặt nào đó nó sẽlàm thay đổi bộ mặt của du lịch truyền thống vốn kém phát triển trong quá khứ

và nó đem đến cơ hội mới để tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp và đa dạng

Trang 8

hơn Những định hướng mới của du lịch cho chúng ta thấy một viễn cảnh tươisáng với những cơ hội và vận hội mới để xây dựng nền du lịch tiên tiến và hiệnđại hơn trước đây.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế (ITPF) còn hỗ trợ bằng việctập hợp các kinh nghiệm, ý kiến của các nhà lãnh đạo đầu ngành trong hệ thống

du lịch để cùng chia sẽ, thảo luận và cải tiến chất lượng du lịch theo hướng bềnvững Các nhà phân tích từ tổ chức ITPF phối hợp với các chuyên gia của Họcviện Du lịch Quốc tế ở Washington đã nổ lực không ngừng để xây dựng vàhoàn thiện một mô hình du lịch mới phù hợp với các nền công nghiệp khácnhau của các quốc gia khác nhau trên thế giới Chúng ta có thể nhận thấy vaitrò quan trọng của các chuyên gia kinh tế đó là xác định các nguồn lực pháttriển trong toàn xã hội thong qua việc nghiên cứu, dự đoán các hoạt động giảitrí, sinh hoạt, học tập và làm việc của người dân trong các năm tới để cải tiếncác sản phẩm du lịch trong tương lai đa dạng hơn và phù hợp hơn, đáp ứng mộtcách tốt nhất các nhu cầu về du lịch

Nếu những nền kinh tế hàng đầu thế giới là biểu thị của những khuynhhướng trong phương diện này, chúng ta có thể hi vọng những nhà du lịch từnhững nền tảng kiến thức kinh tế có kinh nghiệm hơn Đặc biệt, chúng ta có thể

hi vọng rằng họ sẽ có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn, hay biểu thị như là thú

du lịch đặc biệt như là người du lịch thích làm giàu cuộc sống của họ với kinhnghiệm hơn là với hoạt động giải trí

Các quốc gia phát triển chắc chắn đã tiến vào kỷ nguyên nơi mà mộttrong những thuận lợi về tốc độ cạnh tranh khốc liệt nhất là thông tin hoặc kiếnthức họ chiếm hữu hơn là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có hoặc là lối điriêng để tiến đến một nguồn nhân công rẻ Giả sử rằng đó là một khuynh hướngtiếp tục và trải dài đến các nước khác, điều đó khiến ngành công nghiệp du lịchxem xét làm sao cách xử sự cảu con người trong một nền tảng tri thức xã hội cóthể khác những con người trong một nền sản xuất hoặc là một trong nền tảngdịch vụ truyền thống cố định hơn

Mặc dù là quá sớm để đi đến kết luận, chắc chắn rằng những thay đổi

mà phong trào tự do lao động sẽ mang lại cho cơ cấu xã hội của Châu Âu, nó

Trang 9

xem như sự hợp lý để đoán rằng tầm quan trọng của sự tồn tại của mỗi quốc gia

sẽ đi xuống một tong những mục tiêu chính của Châu Âu là đi đến tiêu chuẩn,tiền tệ chung và hơn nữa là một thể chế chính trị chung, vừa thoáng nhìn một lýluận chặt chẽ mà sự hình thành một cộng đồng Châu Âu mới là một kết quả.Trong điều kiện thực tiễn chặt chẽ, đó có thể là một trường hợp

Những thành viên trong hội đồng chính sách du lịch quốc tế rất chú ýđến tầm quan trọng của sự gia tăng các khối Thương mại, khối châu Âu khôngbiên giới hầu như là thực tế Hội đồng Thương mại tự do Bắc Mĩ đã tạo ranhiều khối khác nhau, để đáp ứng hai sáng kiến đó các quốc gia châu Á đã bắtđầu phản ánh nhu cầu cho sự sắp xếp thỏa đáng

Cùng một lúc nó sẽ quá độ rút ngắn sự phân biệt giữa các quốc gia và do

đó sự kêu gọi của một quốc gia đặc biệt sẽ là một địa điểm du lịch duy nhất.Mặc dù đầu cơ của quan điểm này có một số bằng chứng như là một sự phảnkháng cho sự đi xuống giống nhau của các quốc gia, sẽ có sự phản kháng nổilên trong những trung tâm thành phố lớn hoặc các bang Những bang này cóthể trở thành nền tảng cho cả sự phát triển của nền kinh tế và cho mỗi cá nhân.Liên quan trực tiếp tới ngành du lịch là khả năng mà các bang mới có thể trởthành nền tảng chính yếu cho sự phát triển của khu vực

Sự xóa bỏ biên giới ngày càng làm cho di chuyển dân số bên trong cáckhối lượng thương mại, có nhiều người sẽ đòi hỏi nhu cầu lẽ phải cho phongtrào tự do được mở rộng, một ngày không xa khi phong trào tự du của tất cảmọi người trên thế giới có thể gọi là “lẽ công bằng cho con người” Mặc dùđiều này không chắc chắn có nghĩa là nó sẽ được chấp nhận, nó chắc chắn sẽđược bênh vực Rõ ràng, sự ám chỉ này vẫn còn yếu, áp lực càng tăng lên đếnlĩnh vực giải trí và du lịch Tuy nhiên, quá rõ ràng nên có nhiều áp lực như thế

sẽ dẫn đến sự thành công, nhiều danh lam thắng cảnh và những kế hoạch dulịch và sự phát triển sẽ thay đổi một cách sâu sắc

3 Ngành du lịch

Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho dukhách tiến hành hoạt động lữ hành du ngoạn tham quan để thu phí, nó là sảnphẩm có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên du lịch làm

Trang 10

chỗ dựa, lấy thiết bị du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm

và dịch vụ cho hoạt động du lịch Đồng thời còn thông qua tự than vận động vàkinh doanh của ngành du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực

Ngành du lịch là một sản nghiệp, mục đích cơ bản của nó ở chỗ thôngqua thúc đẩy, xúc tiến và cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch Ngoài tính chất

cơ bản sản nghiệp mang tính kinh tế ra, so với các sản nghiệp khác ngành dulịch còn có các đặc điểm cơ bản như: tính tổng hợp, tính phục vụ, tính lienquan với nước ngoài, tính nhạy cảm, tính thời vụ, tính phụ thuộc

4 Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ thểkinh doanh trên thị trường Ngoài ra, theo điều 3 luật doanh nghiệp thì “Kinhdoanh là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sảnxuất đến tiêu dùng sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lợi”

Du lịch: Theo điều 10 mục 1 pháp lệnh du lịch thì “ Du lịch là một hoạtđộng của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãnnhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thịtrường nhằm mục đích sinh lời (điều 10 mục 7 pháp lệnh du lịch)

Doanh nghiệp du lịch là một hệ thống mở có quan hệ chặt chẽvới môi trường kinh doanh Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong hệ thốngphân công lao

động xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng Doanh nghiệp du lịch

là một đơn vị cung ứng trên thị trường du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ

Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trọngói cho khách du lịch Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạtđộng trung gian, bán các sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thựchiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu

du lịch của khách từ khâu đầu đến khâu cuối cùng

Trang 11

Khách sạn: Để đáp ứng nhu cầu về lưu trú các doanh nghiệp tồn tạidưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau: khách sạn, motel, làng du lịch, lềutrại, biệt thự,…ứng với mỗi một tên gọi là hình thức kinh doanh khác nhau vàkhách sạn được định nghĩa như sau:

Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi,dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác chokhách lưu lại tạm thời qua đêm tại các điểm du lịch)

Như vậy, qua đây ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh kháchsạn là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê buồng ngủ, ăn uống và cácdịch vụ khác của khách sạn nhằm thoả mãn các nhu cầu về lưu trú tạm thờicủa khách tại các điểm du lịch với mục đích thu lợi nhuận

2 Các nguồn lực để phát triển du lịch

Qua kinh nghiệm hoạt động du lịch trên thế giới đã cho thấy rằng để cóthể phát triển được ngành du lịch cần phải có những nguồn lực chủ yếu baogồm:

1 Tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là môi trường sống của con người và sinh vật trên trái đất,song chỉ có các thành phần và cá thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián đượckhai thác phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên

du lịch thiên nhiên Các tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm:

 Địa hình: Các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặcbiệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch Khách

du lịch có tâm lý và sở thích chung đó là muốn đến những nơi có phong cảnhđẹp, khác lạ so với nơi họ đang sinh sống Những tài nguyên địa hình đượckhai thác cho du lịch thường là: những phong cảnh đẹp, hang động, các bãibiển, các đảo và quần đảo ven bờ, các di tích tự nhiên

 Khí hậu: Là một dạng tài nguyên du lịch quan trọng, các điều kiện khí hậuđược xem như các tài nguyên khí hậu phục vụ cho các mục đích du lịch khácnhau

 Tài nguyên nước: Đối với hoạt động du lịch, thủy văn cũng được xem là mộtdạng tài nguyên quan trọng Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước

Trang 12

chính và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp như mặt nước vàvùng ven bở, tài nguyên khoáng nước.

 Sinh vật: Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiênđẹp và sống động hơn Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái,

du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cực kìquan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự bảo tồn được nhiều loài genquý giá rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới, là việc tạo nên những phong cảnhmang dáng dấp vùng á nhiệt đới và vùng ôn đới là mắt đối với những đời sống

ở vùng nhiệt đới Tài nguyên du lịch được khai thác cho du lịch thường là cácvườn quốc gia, các khu rừng đặc dụng, hệ sinh thái đặc biệt, các khu sinh vậtnuôi

 Cảnh quan tự nhiên: Trên đây là các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếudựa trên các thành phần của tự nhiên để làm cơ sở cho việc xác định các loạihình du lịch và có định hướng khai thác chúng theo những chủ đề chương trìnhthích hợp nhất định Nhưng trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó vớinhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác một lúc tạo nên các sảnphẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao Vì thế các tài nguyên du lịchcần được xem xét dưới các gốc độ tổng hợp của các dạng tài nguyên với nhautại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian xác định

2 Tài nguyên nhân văn

 Dân cư, dân tộc học:

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa,phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và

có địa bàn cư trú nhất định Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫnriêng đối với khách du lịch

Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch làcác tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, vềkiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trangphục dân tộc…

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt củamình để thu hút khách du lịch Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hảivới nền văn hóa Phlamancô và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách

Trang 13

du lịch nghỉ hè ở châu Âu Đất nước Pháp, Italia, Hy Lạp… là những cái nôicủa văn minh châu Âu Kho tàng văn hóa, sinh hoạt văn hóa đặc thù là điềukiện thuận lợi cho công nghiệp du lịch phát triển.

 Di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng: Di tích lịch sử - văn hóa là những khônggian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch

sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại

Di tích lịch sử - văn hóa ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành:

o Di tích văn hóa khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị vănhóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào

đó trong lịch sử cổ đại

o Di tích lịch sử: di tích lịch sr thường bao gồm (1) di tích ghi dấu về dân tộchọc; (2) di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyếtđịnh chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương; (3) di tích ghi dấuchiến công chống xâm lược; (4) di tích ghi dấu những kỷ niệm; (5) di tích ghidấu sự vinh quang trong lao động; (6) di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phongkiến và độc tài

o Di tích văn hóa nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giátrị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật Những di tích này không chỉ chứađựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội,văn hóa tinh thần (Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ở Pháp, khu đền Angkor WatKampuchea, Kim tự tháp Ai Cập…)

 Lễ hội: là nét độc đáo đăc trưng cho mỗi dân tộc Nhìn bề ngoài có thể lễ hộimang tính chất cổ không phù hợp với tính hiện đại trong thời kỳ thông tin bùng

nổ như hiện nay, nhưng nếu thực sự để tâm nghiên cứu sẽ thấy được những néthết sức độc đáo và không khỏi kinh ngạc về giá trị phi thời gian, đồng thờithông qua đó có thể hiểu rõ hơn về sinh hoạt về nhu cầu tâm linh của người xưađược minh họa rõ nét cho từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Điều đó chính làđiều du khách mong muốn khám phá Mong muốn của du khách không chỉ đơnthuần chỉ ngắm nhìn thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, những danh lam thắngcảnh, những di tích cổ xưa, nghe những huyền thoại về đất nước con người màcòn có nhu cầu hiểu biết phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa truyềnthống dân gian cũng như đời sống hiện tại

Trang 14

Chính lễ hội là nguồn cung cấp những nhu cầu đó cho du khách Do đó

lễ hội tạo nên sức hấp dẫn du khách một cách mãnh liệt

 Các loại hình nghệ thuật ca múa, nhạc, sân khấu: Các loại hình nghệ thuật camúa nhạc sân khấu cũng là một di sản của con người có khả năng hấp dẫn dukhách trong và ngoài nước Có thể nói trong sinh hoạt văn hóa có tính đặctrưng của mỗi địa phương mỗi vùng đóng vai trò hết sức quan trọng Trongchuyến du ngoạn trên những dòng kênh rạch len lõi trong miệt vườn đầy hoatrái, bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên nếu được nghe những điệu lý, lời ca vọng cổ,bay bổng giữa trời đất mênh mông, cỏ cây sông nước thì tính hấp dẫn sẽ tănglên gấp bội lần Nếu bạn đến Angkor Wat có kèm theo những điệu múa dângian, những trang phục của vua chúa cổ xưa hẳn sẽ làm du khách thú vị hơngấp nhiều lần Những đội ca nhạc của chùa, nhà thờ, những ngày tết tát nước,những ngày hội đua thuyền trên sông… sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởngngoạn của khách

 Nghề và làng nghề truyền thống: Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tàinguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du kháchthông qua những sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc Đấy cũng chính lànhững đặc tính riêng của các nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề vàlàng thủ công truyền thống Những nghề thủ công truyền thống bao gồm: nghềchạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề dệt –thêu ren truyền thống, nghề sơn mài và khảm

 Các sự kiện văn hóa, thể thao: Những hoạt động mang tính sự kiện như các giảithể thao lớn, các cuộc triển lãm, các thành tựu kinh té quốc dân, các hội chợ,các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc, các lễ hội điểnhình… cũng là những đối tượng hấp dẫn du khách

Thông thường những đối tượng văn hóa này thường tập trung ở nhữngthành phố lớn, và những thành phố này là những hạt nhân của các trung tâm dulịch quốc gia, vùng và khu vực

Trang 15

đó khó thành công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triểnnền kinh tế quốc dân nói chung Có cơ sở hạ tầng tốt thì lợi thế cạnh tranh rấtmạnh về thu hút du khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư.

4 Các yếu tố khác

Một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nguồn tìm năng cho ngành du lịch làchủ trương chính sách đầu tư của nhà nước Kinh nghiệm cuả một số nước chothấy khi Chính phủ đầu tư mạnh cho ngành du lịch thì tốc độ tăng trưởng củangành tăng trưởng rất cao, khả năng cạnh tranh với ngành du lịch của các nướctrong khu vực cũng như trên thế giới rất mạnh như Thái Lan, Trung Quốc,…

1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

và bảo về môi trường

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) cho rằng nền kinh tếvẫn còn tác động đến du lịch cho đến năm 1991 Năm 1992, du lịch bắt đầuthoát ra khỏi sự tác động của nền kinh tế trên thế giới cũng như trong từng khuvực, và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế đánh giá du lịch là một trongnhững ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và khởi tạo ra những ngành nghề

ưu tú Và họ vẫn đang cố gắng giữ vững thước đo đó Ở bảng 1.1, chúng ta sẽthấy sự so sánh về thế giới trước đây từ năm 1998 và năm 2010 Năm 1998,nền du lịch thế giới được mong chờ sẽ thu về 3,6 tỷ tỷ doanh thu và 231 triệuviệc làm (trực tiếp và gián tiếp) Ngành du lịch dự tính sẽ phát triển lên 8 tỷ tỷdoanh thu và 238 triệu việc làm năm 2010

Ngành du lịch tăng trưởng 8,2% GDP của thế giới năm 1998, và sẽtăng lên 8.7% GDP vào năm 2010 Nền kinh tế du lịch bao gồm nhu cầu côngnghiệp, được cho rằng góp phần tăng đến 11,6% GDP năm 1998 và tăng12,5% vào năm 2010 Du lịch là chất xúc tác cho sự phát triển của ngành xâydựng và chế tạo máy móc Năm 1998, với sự kết hợp giữa tư nhân và nhànước đã mang lại 779 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành du lịch (chiếm 11,8%tổng số vốn đầu tư), 1,8 tỷ tỷ USD vào năm 2010 (chiếm 12% tổng số vốnđầu tư)

Du lịch đồng thời vừa mang lại thu nhập về nguồn phúc lợi nhà nước.Toàn thế giới vào năm 1998, ngành du lịch đã đóng góp 802 tỷ USD tiền thuế

Trang 16

(chiếm 10% trong tổng số), trong đó 253 tỷ USD được chuyển từ tiền tiêudùng (chiếm 6,8% tổng số) Đến năm 2010, thuế có thể tăng 1,8% tỷ tỷ USD(chiếm 11,4%) và chi tiêu sẽ chiếm 542 tỷ USD (chiếm 7,4%).

Những chỉ số kinh tế được trích dẫn cho thấy sự phát triển của du lịchđang góp phần quan trọng và ý nghĩa trong việc phát triển thế giới một cáchtích cực hơn Tại phần lớn các quốc gia, du lịch là ngành có doanh thu lớnnhất trong nền thương mại quốc tế Ở một số nước khác nó nằm trong top 3ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao Du lịch đang ngày càng phát triểnnhanh chóng và trở thành một vấn đề xã hội phổ biến và ảnh hưởng kinh tếtrên toàn thế giới

Năm 1998, WTTC và WEFA Group cam kết nâng cao phương phápnghiên cứu về tiêu chuẩn của việc thanh toán từ xa thông qua vệ tinh, đượcđưa ra dưới sự ủng hộ của tổ chức du lịch thế giới (WTO) Sự đánh giá của

họ được rút ra từ các dữ liệu gốc, và sự xác nhận chính xác hơn bởi các dữliệu nghiên cứu toàn diện về kinh tế của Tổ chức toàn cầu WEFA Tất cảnhững sự nghiên cứu kinh tế của WTTC và WEFA đã được tổ chức theo tiêuchuẩn quốc tế về thanh từ xa thông qua vệ tinh cho du lịch và kinh doanh dulịch Việc cung cấp sự hiểu biết lớn hơn về nền kinh tế đã tạo nên nề côngnghiệp du lịch và kinh doanh du lịch, và một sự kết hợp giữa du lịch toàndiện và nền kinh tế du lịch Trước đây chỉ cho thấy sự hạn chế của một mặtsản xuất nào đó, trong khi cuối cùng lại gây ảnh hưởng đến một số mặt chủđạo của nền kinh tế như là một hệ thống tư bản, sức tiêu dùng của nhà nước

và thương mại xuất khẩu

WTTC đang cập nhật thông tin cơ bản trong khoảng 3 tháng/ lần Cácbạn được khuyến khích tham khảo thông tin mới nhất trên websitehttp://www.wttc.org

Khi nền du lịch phát triển, nó đã chuyển dần từ việc chỉ cung cấp chongười giàu sang cung cấp cho đa số, bao gồm hàng triệu con người WTOmong muốn phát triển các số liệu du lịch trong ấn bản hàng năm của họ như làTourism Highlight và Compendium of Tourism Statistics

1.2.1 Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế

Trang 17

1.2.1.1 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế

• Ngành du lịch là ngành góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấukinh tế: nếu chúng ta cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu biểu,chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có sự phát triển du lịch ngày càng cao thì

tỷ trọng gia trị các ngành công nghiệp càng giảm dần

Có thể đơn cử như Thái Lan: giá trị nông nghiệp năm 1980 chiếm23,2% nhưng do giá trị ngành du lịch phát triển nên đến năm 2003 giá trị nôngnghiệp chỉ còn 9% Hoặc Trung Quốc: giá trị nông nghiệp chiếm 30,1% năm

1980 nhưng do du lịch phát triển nên đến năm 2003, giá trị nông nghiệp chỉcòn 15% Nhật : Giá trị nông nghiệp năm 1980 chiếm 3,6% đến năm 2003 chỉcòn 1% Và cũng tương tự như vậy tại Kampuchea giá trị nông nghiệp năm

1990 chiếm 55,6% nhưng nhờ du lịch phát triển nên năm 2003 chỉ còn 36%

• Ngành du lịch là ngành đóng góp quan trọng GDP: đối với ngành du lịch chínhtiêu dùng là khoản đóng góp vào GDP của nền kinh tế, trước hết chỉ tiêu củakhách đều là tiêu dùng; thứ hai chỉ tiêu để xây dựng khách sạn, nhà hàng, khuvui chơi giải trí, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông – viễn thông, cáctrang thiết bị,…để cung cấp dịch vụ du lịch đều là chi phí đầu tư, phần cáckhoản đầu tư đó là do chính phủ đầu tư; thứ ba là khi một du khách chi tiêu cácdịch vụ du lịch cho các dịch vụ du lịch nước ngoài bao gồm cả chi phí vậnchuyển đến địa điểm du lịch được coi là chỉ tiêu cho nhập khẩu dịch vụ, vàngược lại, những dịch vụ mà một nước cung cấp cho khách từ các quốc giakhác đến thăm được coi là dịch vụ xuất khẩu Từ những khái niệm trên, người

ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP củamột quốc gia rất to lớn

Để hình dung được tầm vóc, vai trò quan trọng của du lịch trong nềnkinh tế, chúng ta cần lưu ý rằng toàn bộ thu nhập thuộc khu vực I của các nướcG8 chỉ chiếm từ 1% - 3% GDP trong khi đó riêng du lịch quốc tế của các nướcnói trên đã đóng góp bình quân 1,19% GDP chưa kể đóng góp của du lịch nộiđịa Cũng theo WTO, thu nhập du lịch nội địa hầu hết tại các quốc gia côngnghiệp phát triển, thường thấp hơn thu nhập du lịch quốc tế Ngược lại, tại cácnước kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hướng chiếm phần lớn

Trang 18

trong GNP Các quốc gia lớn như: Jamaica, Pủeto Rico, và Dominican cũngcho thấy du lịch đã đóng góp phần lớn vào GDP của quốc gia này Tại khu vựcĐông Á – Thái Bình Dương, thu nhập du lịch của Indonesia và Philippineschiếm 2%, Malaysia chiếm 5,72%, Thái Lan chiếm 5,46% GDP, Singgapore vàHong Kong đều chiếm 4 – 5% GDP.

Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 45,8%tổng thu nhập cảu toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990 – 2002; đặc biệt tạicác quốc gia đng phát triển, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến60% toàn ngành dịch vụ Ngành du lịch là ngành công nghiệp sử dụng nhiềulao động, là ngành chủ lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách quốcgia Trong năm 2002, thống kê về ngành du lịch đã đóng góp 8,8% vào GDPthế giới, trong đó du lịch nội địa chiếm 75% WTO dự báo mức đóng góp trựctiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ lên tới tỷ lệ 12,5%vào năm 2010

1.2.1.2 Vai trò ngành du lịch đối với phát triển các lĩnh vực kinh tế

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giữa du lịch với các ngành kinh tếkhác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lậptương đối của nó Các ngành kinh tế phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành

du lịch và ngược lại du lịch phát triển sẽ là đòn bẩy, là ngòi nổ kéo các ngànhkhác phát triển theo

 Du lịch với các ngành nghề sản xuất – xuất khẩu:

 Đối với hàng tiêu dùng: trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lượng hàng hóalớn, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặpkhó khăn do vấn đề cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch nên người ta đang tìmphương pháp để giải quyết Một trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằngviệc mở cửa du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong nhữngphương thức để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các cửahàng miễn thuế tại sân bay, bến cảng, trung tâm thương mại Theo tính toán ởThụy Sĩ cho thấy một món ăn xuất khẩu đơn thuần chỉ thu 6 USD, nếu phục vụtại chỗ cho khách nước ngoài có thể thu được 20USD cao hơn 3,3 lần Như vậyxuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ đem lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế

Trang 19

 Đối với hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống: các dịch vụ cơ bản như ăn, ở,vận chuyển đến nơi du lịch hầu như mọi khách đều có thể biết trước qua cácphương tiện thông tin quảng cáo du lịch; còn đối với các loại dịch vụ và cácsản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, thì mỗi nơi mỗi vẻ và người ta ngàycàng cố gắng tạo ra bản sắc riêng – độc đáo cho ssanr phẩm của địa phươngmình nên giá cả của loại sản phẩm du lịch này mang tính độc quyền cao.Những món quà lưu niệm hoặc vật dụng hằng ngày được thể hiện bằng nhữngsản phẩm thủ công tinh xảo do bàn tay của các nghệ nhân địa phương sản xuất

ra luôn là mối quan tâm tìm kiếm của du khách Du lich phát triển sẽ kích thíchkhôi phục các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ tại địa phương, đemlại công ăn việc làm cho người dân Cung cấp được một khối lượng lớn hànghóa và dịch vụ bổ sung cho du khách là thực hiện có hiệu quả việc xuất khẩutại chỗ, mở rộng khả năng kinh doanh tổng hợp của du lịch, đem về nhiềungoại tệ cho đất nước

 Du lịch với đầu tư: để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng các quốcgia cần có nhiều vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông,phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, va cơ sở vật chất chuyên ngành cho

du lịch như khách sạn, khu vui chơi… Các quốc gia kém phát triển hầu hết đềuthiếu cả về tư bản lẫn chất xám; vì vậy việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư nướcngoài đẻ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế đồng thời xây dựng cơ sở vậtchất cho ngành du lịch là cần thiết và thích ,hợp cho cả 2 bên; đặc biệt là thuhút các tập đoàn du lịch, khách sạn xuyên quốc gia trên thế giới đầu tư vàongành du lịch Thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế nói chung và ngành du lịchnói riêng sẽ làm gia tăng sản lượng quốc gia theo lý thuyết bội số đầu tư củaKeynes, thu nhập của xã hội tăng lên lại tạo cho người dân cơ hội và điều kiện

để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, hiệu quả số nhân càng cao hơn

 Du lịch và giao thông - vận tảiGiữa giao thông – vận tải và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ tác động

hỗ tương lẫn nhau Với khối lượng khổng lồ khách du lịch quốc tế và du lịchnội địa đi lại trên thế giới hàng năm đã đem lại nhiều tỷ đôla thu nhập cho cáccông ty cung ứng du lịch, cho các hãng vận tải hàng không – đường biển –đường sắt… và tất nhiên tăng cả nguồn thu cho ngân sách các quốc gia Nhà

Trang 20

nước có đủ điều kiện tài chính nên dễ dàng tăng cường đầu tư xây dựng, nângcấp cơ sở hạ tầng giao thông trang bị thêm nhiều phương tiện vận chuyển hiệnđại – an toàn – tiện nghi hơn cho xã hội và du khách, thúc đẩy du lịch phát triểnmạnh Chính giao thông – vận tải phát triển tốt đã trở thành động lực thúc đẩyngười đi du lịch nhiều hơn Hơn nữa, hệ thống giao thông – vận tải còn cungcấp một loại dịch vụ du lịch cơ bản – dịch vụ vận chuyển – phục vụ cho dukhách trong cuộc hành trình.

Kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới cho thấy quốc gia hoặc lãnhthổ nào có mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh – hiện đại, nhữngphương tiện vận tải tiên tiến, … thì ở đó ngành du lịch phát triển mạnh

 Du lịch và viễn thông – tin học:

Ngày nay, viễn thông là ngành cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng của nềnkinh tế Đối với du khách, đặc biệt là du khách từ các nước công nghiệp hóa,dịch vụ viễn thông cần như không khí đối với cuộc sống nên viễn thông là dịch

vụ tiện ích không thể thiếu được trong quá trình tham quan du lịch Đối với đơn

vị cung ứng dịch vụ, viễn thông còn là phương tiện tối thiết cần trong việc tổchức – quản lý – kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch Trên góc độ vĩ

mô, viễn thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốcgia, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư quốc tế, làm cho các cộng đồng

xa xôi xích lại gần nhau và thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển Nhờ sự pháttriển nhanh của công nghệ viễn thông, dặc biệt với dịch vụ Roaming toàn cầugiữa các mạng viễn thông của các nước với nhau, du khách có thể sử dụng mộtcách dễ dàng dịch vụ điện thoại di động, truy cập Internet khi đi đến bất kìnước nào có tham gia vào hiệp định Roaming bằng chính số điện thoại hoặcaccount Internet đã đăng ký ở địa phương

Với công nghệ thẻ thông minh và mạng Internet toàn cầu giờ đây dukhách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như: hãng lữ hành, khách sạn, hãnghàng không,… có thể liên hệ với nhau trực tiếp tận nhà để giải quyết mọi vấn

đề cho chuyến đi ( từ thủ tục xuất – nhập cảnh, đặt phòng khách sạn, mua vémáy bay…)

 Du lịch và vấn đề đô thị hóa – phát triển địa phương:

Trang 21

Quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới từ trước đếnnay có gắn liền với đô thị hóa, công nghiệp hóa Theo thống kê của WB, nhữngquốc gia có thu nhập thấp điển hình như: Ethiopia, Tanzania, Kampuchea, ViệtNam, Ấn Độ,… là những quốc gia có mức độ đô thị hóa thấp, tỷ lệ dân số đôthj bình quân từ 22 – 28%; trong khi đó các quốc gia công nghiệp phát triển, cóthu nhập cao như Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức… là những quốcgia đô thị hóa cao, tỷ lệ dân số thành thị bình quân từ 76 -77%; cá biệt cónhững quốc gia hoặc lãnh thổ có tỷ lệ dân số đô thị trên 85% như Đức, Anh,Hồng Kông,… hoặc 100% như Singapore.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy việc phát triển ngành du lịch thườngcũng là quá trình đô thị hóa của một vùng trước đó còn lạc hậu Hawai, trướcđây cũng chỉ là một hòn đảo nhỏ trên Thái Bình Dương với ít thổ dân sinh sốngbằng nghề nông Ngày nay Hawai được gọi là thiên đường du lịch của nước

Mỹ và trên thế giới, mỗi năm tiếp đón gần 7 triệu du khách, thu về trên 9 tỷUSD chiếm 35% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Như vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét: đô thị hóa là quy luật tất yếucủa sự phát triển nền kinh tế, nó gắn liền với công nghiệp hóa – hiện đại hóa,gắn liền với quá trình phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có ngành du lịch.Phát triển đô thị tạo nên cơ sở hạ tầng chung cho nền kinh tế nhưng cũng đồngthời tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật và thậm chí còn cung cấp thêm tài nguyêncho ngành du lịch thu hút khách du lịch quốc tế

 Du lịch và các ngành nghề khác

 Đối với thuế: theo số liệu thống kê của WTO, ngày nay du lịch là một trongnhững ngành chủ lực đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia.Ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế gián thu đánhtrên người tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới – WTTC – vềđóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế thế giới cho thấy số thuế ( bao gồmthuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) do ngành dulịch đóng góp 820 tỷ USD vào năm 2000, sẽ đạt tới 1.765,3 tỷ USD vào năm

2010 Giữa ngành du lịch và thuế có mối quan hệ tác động qua lại, thuế suất

Trang 22

cao hay thấp tác động ngay lập tức đến hoạt động kinh doanh của ngành dulịch Nếu Nhà nước có chính sách thuế không thích đáng đối với ngành du lịch

sẽ khuyến khích du khách tìm đến những địa điểm khác để du lịch

 Đối với Hải quan – Công an – Ngoại giao: du lịch và các ngành Hải quan,Công an, Ngoại giao cũng có mối quan hệ vô cùng khăng khít Chính nhân viêncủa những ngành này là những người mà du khách tiếp xúc trước tiên hoặc saucùng khi đến tham quan một quốc gia khác Để thu hút khách, ấn tượng đầutiên đóng vai trò vô cùng quan trọng là thái độ , cách đối xử của cán bộ - viênchức trong quá trình xin duyệt thủ tục nhập – xuất cảnh, khai báo thủ tục hảiquan ở các cửa khẩu sẽ tạo lập hình ảnh ban đầu khó quên trong lòng du khách.1.2.1.3 Vai trò của du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội

 Du lịch là ngành tạo ra hàng trăm triệu công ăn việc làmPhát triển du lịch khắp quốc gia đối phó với nạn thất nghiệp nhờ khảnăng thu hut một lượng lớn nhân công làm việc trong ngành du lịch cũngnhư những ngành liên quan Theo thống kê của WTO trong năm 1999ngành du lịch toàn cầu đã tạo ra 192,3 triệu việc làm, và năm 2000 ở Liênminh châu Âu ngành du lịch đã tạo ra việc làm cho hơn 20 triệu người,nước Anh hơn 1,5 triệu việc làm cũng do du lịch nước này tạo ra Như vây,dựa theo WTO trong dự án VIE 89/003 thì một việc làm trong ngành dulịch sẽ phát sinh 3,25 việc làm ở các ngành khác tại Indonesia, và 2 việclàm khác tại Việt Nam Xét dưới khía cạnh hệ số sử dụng nhân công,nghiên cứu tình hình lao động trong nền kinh tế tại các nước ASEAN vàViệt Nam cho thấy nền kinh tế càng phát triển, lao động trong ngành dịch

vụ càng tăng Tuy nhiên cùng một lượng vốn đầu tư như nhau ngàh du lịchluôn sử dụng số lượng lao động nhiều hơn ngành công nghiệp

 Du lịch là đầu mối giao lưu văn hóa giữa các cộng đồngThông qua việc tiêu thụ sản phẩm du lịch, những quốc gia đã giớithiệu những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng – địa phương mình Dukhách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ về vănhóa, nghệ thuật kiến trúc, phong tục tập quán, triết lý sống, danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, trình độ phát triển của các địa phương và các quốc giakhác Trong bản tuyên bố của Chính phủ Manila về du lịch nêu rõ: “…

Trang 23

quyền được nghỉ ngơi tạo đièu kiện cho người dân được hiểu môi trườngsống của mình, khơi sâu ý thức dân tộc và tình đoàn kết ở trong mỗi côngdân làm cho mọi người gắn bó với đồng bào của mình, khơi sâu chính kiếncủa công dân về một nền văn hóa và một dân tộc nào đó mới chính là lý docấp thiết tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào hoạt động dulịch” Du lịch phải được hiểu như một hoạt động cốt yếu cho cuộc sống cácdân tộc trên thế giới, bởi lẽ nó có tác dụng trực tiếp với các lĩnh vực vănhóa, xã hội, giáo dục, kinh tế và quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thếgiới vì vậy, phạm trù du lịch được coi như cánh cổng giao lưu văn hóa giữacác cộng đông trên thế giới.

 Du lịch là phương tiện giáo dục và hoạt động xã hội

• Về mặt giáo dục:

Nền giáo dục tại hầu hết các quốc gia trên thế giới dù là tiên tiến, đượccập nhật hóa lien tục vẫn có một khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn Hiệnnay, việc giảng dạy được cải tiến, gắn liền lý thuyết với thực hành, ngay cácmôn khoa học xã hội và nhân văn cũng được cụ thể hóa bằng tài liệu phim ảnh.Tuy nhiên, học viên vẫn chưa nhìn nhận đầy đủ hết mọi khía cạnh của vấn đềcho nên cần phải đi đến nơi để nghe tận tai, thấy tận mắt đã trở thành một nhucầu bức xúc Vì vậy các trường trung học, đại học ở các quốc gia tiên tiếnthường xuyên tổ chức các chuyến du lịch học tập có chủ đích vào cuối tuần hay

kỳ nghỉ hè để giúp học viên cũng cố kiến thức

• Về mặt giao tiếp và hoạt động xã hội:

Thực tế cho thấy khi thực hiện các chuyến du hành người ta có dịp trựctiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa những người trong cùng một chuyến đihoặc giữa đoàn du khách với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch nên conngười có cơ hội để thong cảm – hiểu biết – xíh lại gần nhau hơn Mặt khác, dotận mắt chứng kiến và hiểu biết tường tận hoàn cảnh, tình hình, môi trường tựnhiên và xã hội tại các cộng đồng, địa phương khác nhau nên các hoạt động xãhội được thực hiện trực tiếp và có hiệu quả

 Ngành du lịch góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng cuộcsống

• Giải trí:

Trang 24

Do công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến cho không gian làm việc, sinhsống của con người bị thu hẹp lạo trong bốn bức tường Cường độ lao độngkhẩn trương, không khí làm việc căng thẳng nên họ khao khát tìm nơi yên vắng

có môi trường sinh thái trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, đi du lịch Nội dungcủa tuyên bố ở Manila về du lịch cũng cho thấy mọi nhận thức về phát triểnkinh tế - xã hội và văn hóa của nhân loại đều phải tính đến hoạt động mang tínhquốc gia và quốc tế của du lịch và giải trí – những hoạt động hiện đang là bộphận không thể tách rời cuộc sống của quần chúng nhân dân vào các kỳ nghỉ

• Sức khỏe:

Với nhịp sống, lao động dồn dập của xã hội công nghiệp hiện đại đã làmxuất hiện những căn bệnh mà thế kỷ trước đây chưa hoặc ít có như: căng thẳngthần kinh, huyết áp cao, bệnh nghề nghiệp,… Ở Nhật Bản, những năm gần đây

do cường độ lao động quá căng thẳng và thời gian làm việc dài đã xuất hiệnmột chứng bệnh Karoshi, gây cái chết đột ngột do tim và não ngừng làm việc,cho nên các công ty, xí nghiệp Nhật Bản thường khuyến khích công nhân của

họ đi du lịch, giải trí để hồi phục sức khỏe Như vậy, du lịch vừa là mục đíchvừa là phương tiện để hhooif phục và tăng cường sức khỏe cho mọi người saunhững giờ lao động, là công cụ đặc thù để cải thiện chất lượng cuộc sống củacon người và đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường

1.2.1.4 Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường

 Những mặt tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đối với môi trường

• Những mặt tác động tích cực của ngành du lịch đối với môi trường:

Du lịch cũng hoạt động theo khuynh hướng phục hồi, bảo tồn và bảo vệmôi trường cũng như việc khôi phục, tôn tạo các kho tang lịch sử để tạo ra vàduy trì các công viên và khu vực bảo tồn khác Lợi ích của việc không tiêudiệt động vật hoang dã cho du lịch có thể hạn chế những hoạt động gây bất lợicho môi trường Ví dụ tại Canada, một tập đoàn du lịch New Brunswick đưa

du khách đến thăm và chụp ảnh các loại hải cẩu Labrador bị giết để lấy bộlông thong qua đó sẽ có những kiến nghị và giải pháp phù hợp cho hoạt động

đó Ngành du lịch có thể sẽ là động cơ cải thiện chất lượng môi trường Mộtcông trình của nhà máy xử lý nước thải tại Cyprus là một ví dụ nơi mà sức ép

và thu nhập từ ngành du lịch đã dẫn đến việc giảm bớt ô nhiễm nước và cung

Trang 25

cấp nước cho công nghiệp Những tác động tích cực của ngành du lịch đối vớimôi trường được tóm lại như sau:

 Phát triển về thu hút du khách: bảo tồn, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên và disản có thể bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức để phát huy sự hấp dẫn cho dukhách và di tích này cũng mang lại thu nhập cho ngành du lịch

 Sự phát triển cơ sở hạ tầng: cải thiện đường sá, hệ thống quản lý cung cấp nướcsạch và xử lý nước thải có thể do việc tăng thu nhập từ ngành du lịch Nhữngcải tiến như thế có thể cắt giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trườngthiên nhiên

• Những mặt tác dộng tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường:

 Hủy hoại môi trường: những tác động tiêu cực đến môi trường rõ ràng nhất lànhững tác động liên quan đến sự mất mát, hủy hoại đến môi trường Tại khuvực Địa Trung Hải, mức độ phát triển khách sạn quá nhiều có thể phá hủy môitrường tự nhiên, đỏ xô ra thăm các quan cảnh biển và dẫn đến thiệt hại các khu

di tích lịch sử Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc gần ¾ cồncát tại bờ biển Địa Trung Hải giữa Gibralar và Sicily đã biến mất do việc xâydựng các khu nghỉ mát hay sự xói mòn do san bằng đất đai để phát triển TạiKenya nhu cầu về khu nghỉ mát du lịch và khách sạn đã dẫn đến việc phá hủykhu rừng cây đước để làm vật liệu xây dựng nhiều nơi là tổ ấm của các loàiđộng vật dẫ trở thành địa điểm để xây dựng các nhà nghỉ của du khách

 Ô nhiễm: là nhân tố tác động tiêu cực chủ yếu của du lịch Giao thông là đầumối cơ bản của cả ô nhiễm không khí và tiếng ồn; người ta ước tính rằngkhoảng 2 triệu tấn nhiên liệu hàng không được đốt cháy mỗi năm tạo ra 550triệu tấn khí đốt nhà kính và 3,5 triệu tấn hóa chất tạo ra mưa axit.[70, tr.257]

Ô nhiễm nước từ nước thải và sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vàphân bón ở các khu phong cảnh giải trí cũng là những vấn đề cơ bản cho nhiềuđịa điểm du lịch Ví dụ, tại vùng Caribe nước thải không được xử lý đã dẫn đếncác khu vực giải trí biển có nhiều cấp độ nhiễm khuẩn cao Nước thải du lịchcũng có thể gây ra một số vấn đề do các hệ thống xử lý nước thải quá tải và rácthải như ở New Forest của Anh quốc nơi mà hàng trăm chai lọ rỗng được thulượm mọi năm Nhiều nhân tố tiêu cực này bị ảnh hưởng liên đới và do nhữngtác động lâu dài và tích lũy của việc phát triển du lịch, một kinh nghiệm ở khu

Trang 26

giải trí trượt tuyết (Ski) tại New Mexico, ở Hoa Kỳ, là nơi xử lý nước thảikhông tốt đã dẫn đến ô nhiễm nước làm thay đổi đàn côn trùng và đàn cá ởkhắp khu vực này và hạn chế nguồn nước cho con người và động vật hoang dãsống trong khu vực này; Maldives bị xói mòn bãi biển là do các công trình giảitrí, neo tàu và dẫm đạp các tản san hô, và làm kiệt quệ san hô, vỏ sò và các loàiđộng vật biển để làm vật lưu niệm cho du khách.

Áp lực của dân số tăng lên, lương thực và năng lượng phải tăng lên rấtlớn Thực tế, tôm hùm và các động vật biển khác đang bị đe dọa ở vùng biểnCaribe do nhu cầu làm món ăn hải sản cho du khách Ở Nepal, dãy núiHimalaya có sự xói mòn nghiêm trọng là hậu quả của việc đốn chặt cây đểcung cấp nhiên liệu cho cắm trại và các loài động vật bị khai thác để sử dụnglàm vật lưu niệm Đường lên đỉnh núi Everest thì đầy những rác của bao thế

hệ người leo núi

 Các hoạt động du lịch: nhiều hoạt động du lịch như bơi thuyền, lặn, đi bộ vàtrượt tuyết có thể là tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên Sự áp lực giatăng các hoạt động này có thể dẫn đến sự xói mòn đường sá và xói mòn cáckhu di tích lịch sử Thả neo có thiệt hại đến môi trường biển lâu dài; lăng mộvua Tutankhamen tại Ai Cập bị phá hoại do nấm mọc dẫn đến hơi ẩm, bụi và vikhuẩn bay vào trong mồ vì chịu ảnh hưởng của 5.000 du khách đến tìm hiểutham quan hàng ngày Như vậy mặt trái của ngành du lịch đã ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp đến môi trường thiên nhiên rất nghiêm trọng nếu không có

kế hoạch phát triển đúng cách Như Oliver Hillel là chuyên gia của chươngtrình môi trường Liên Hợp Quốc đã nói “ Du lịch không còn là một ngành côngnghiệp không khói nữa rồi, vì nó cũng gây ô nhiễm như bất kỳ ngành côngnghiệp nào khác Du lịch sinh thái là một ví dụ.” tại hội nghị du lịch sinh thái ởthành phố Quebec, có đại diện tham dự hơn 130 quốc gia, và họ đã chính thứclên tiếng cảnh báo

 Bảo vệ môi trường là nền tảng cho sự phát triển ngành du lịch

Công việc quản lý bảo vệ áp lực từ hoạt động phát triển kinh tế quốc giacũng như hoạt động phát triển ngành du lịch đến môi trường thực chất là việcgiới hạn các tác động tiêu cực từ các ngành lên môi trường thiên nhiên

Trang 27

Việc xác định và quản lý “sức chứa” của một khu du lịch sẽ góp phầngiới hạn lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu du lịch trong cùngmột thời điểm, qua đó sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực lên các nguồntài nguyên và môi trường tại khu vực đó Sự mở rộng các tài nguyên du lịchthường phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu phát triển du lịch, nếu hoạt động dulịch càng phát triển thì nhu cầu về các tài nguyên du lịch mới hấp dẫn càng cao

và ngược lại nếu hoạt động du lịch không phát triển thì nhu cầu về các nguồntài nguyên mới không cao, môi trường thiên nhiên ít bị phá hủy, công việc bảo

vệ môi trường không cần thiết Trên thế giới hiện nay những quốc gia nào cóchính sách và biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên nghiêm ngặt nhữngquốc gia đó có ngành du lịch phát triển rất mạnh Ví dụ: trong năm 2003,ngành du lịch Pháp đón được du khách quốc tế 75 triệu lượt khách là quốc giađứng hàng đầu được đón du khách nhiều nhất trên thế giới, quốc gia xếp hàngthứ nhì là Tây Ban Nha nhận 51,8 triệu lượt khách quốc tế và Mỹ nhận được41,2 triệu lượt khách quốc tế được xếp hàng thứ ba Còn quốc gia Kenya, vìnhờ có chính sách bảo vệ môi trường thiên nhiên tốt trong năm vừa qua quốcgia này đã thu hút du khách quốc tế đông nhất ở châu Phi Quả thật, Kenya đãtạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách nhờ động thực vật phong phú củamình, tính ra có hơn 10 khu bảo tồn thiên nhiên và khoảng 15 khu vườn quốcgia rộng lớn như Tsavo rộng 20,800 km2 Một nhà quản lý vườn Nakura nói:

“Thiên nhiên tạo nên sự giàu có cho đất nước tôi và chúng tôi phải biết bảo vệ

và phát triển vững chắc ngành du lịch”.[1] Vườn Nakura nổi tiếng là thiênđường của hơn 400 loài chim

Du lịch sinh thái thoát thai từ phong trào bảo vệ môi trường trong thậpniên 1970 và 80 Ông Hector Ceballos Lasurain, kiến trúc sư Mexico đã hìnhthành nên ý tưởng này khi thấy ngày càng có nhiều du khách nước ngoài đếnthăm khu sân chim hồng hạc ở cao nguyên Yucatan Ông ta đã thuyết phụcchính quyền bang Yucatan biến nơi này thành khu bảo tồn để đón du khách Cưdân địa phương đã mau chóng đổi từ hoạt động nông nghiệp sang làm hướngdẫn du lịch và tình hình kinh tế địa phương đã biến đổi nhanh chóng Kinhnghiệm này lập tức lan tràn khắp thế giới Ecuador đã mau chóng biến đảo

Trang 28

Galapagos, nơi Darwin từng đến để nghiên cứu các chủng loài đông vật thànhkhi bảo tồn thiên nhiên và thu hút được du khách từ khắp nơi trên thế giới Ở

hồ Periyar, nam Ấn Độ, người dân quá nghèo ở đây dã phá rừng bẫy thú đểkiếm sống Kết quả là 50% diện tích rừng đã biến mất trong vòng 15 năm.Chính quyền địa phương phải thuê những tay săn trộm làm bảo vệ kiêm hướngdẫn du lịch Chỉ trong 4 năm, nạn săn thú đã hầu như chấm dứt và khách đếnngày càng nhiều Những bước phát triển như thế thấy du lịch sinh thái rõ ràng

có góp phần bảo vệ môi trường và ngược lại, bảo vệ môi trường là nền tảng cho

sự phát triển du lịch bền vững

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các khu du lịch được Chính phủ giaotrực tiếp cho các hộ tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân trong một thời gianxác định Còn vai trò của Nhà nước đối với các khu du lịch này chỉ là việc định

ra những định hướng phát triển, quy định trong khai thác, cũng như các yêu cầuđặt ra cho bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ môi trường thiên nhiên

Như vậy “Phát triển du lịch được coi là bền vững nếu như số lượng cáckhu, điểm du lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu

tư, bảo vệ chiếm tỷ lệ cao”

1.3 Tính thời vụ trong du lịch

1.3.1 Khái niệm tính thời vụ trong du lịch

Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu (hoạt động kinh doanh ởđây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất) Do tác động của nhiềunhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ Tính thời vụ đó đãgây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch Nghiên cứutính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhàkhoa học và các nhà kinh doanh trong lĩnh vực này

Từ sau Đại chiến thế giới thứ hai cho đến cuối những năm 60 của thế kỷtrước, việc nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch tập trung chủ yếu vào nguồngốc, bản chất, đặc điểm của thời vụ du lịch và những nhân tố quyết định độ dàicủa thời vụ du lịch Các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu vấn đềnày là GS.TS V.Hunziker, J.Plania, N.Falkovich v.v… Lẽ đương nhiên, do đốitượng nghiên cứu đã được xác định như vậy, khi đó các nhà khoa học và các tổ

Trang 29

chức nghiên cứudu lịch tự đặt cho mình nhiệm vụ làm giảm bớt những tácđộng có hại của một vài nhân tố và tăng cường các biện pháp hạn chế nhữngdao động thời vụ trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm du lịch Cũngvào thời gian đó, một ủy ban chuyên trách về vấn đề kinh doanh khách sạn thời

vụ của Hiệp hội quốc tế các nhà kinh doanh khách sạn ra đời và đi vào hoạtđộng Tại Pháp cũng có Liên hiệp quốc gia các nhà kinh doanh khách sạn thời

vụ Tại Hội nghị quốc tế ở Rôma (Ý) năm 1963 về các vấn đề du lịch do Liênhợp quốc chủ trì cũng có đưa ra hội thảo một số vấn đề về thời vụ trong du lịch

Thời gian gần đây, tuy vẫn quan tâm đến khía cạnh lý thuyết của vấn đềnày , song các tổ chức quốc gia và quốc tế về du lịch tập trung nhiều hơn vềviệc soạn thảo, thực nghiệm và ứng dụng những kế hoạch tổng hợp nhằm hạnchế những tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch, kéo dài đáng kể thời

vụ trong du lịch Đối với một số nước, một số vùng hay một số trung tâm dulịch nhất định đó là một trong những bí quyết có tính quyết định đến hiệu quảkinh tế trong kinh doanh du lịch

Theo sáng kiến của Hiệp hội quốc tế của các nhà kinh doanh khách sạn(Association Internationnale de L’hotellrie – AHI) các nước trong Ủy ban châu

Âu về du lịch đã xây dựng và đưa vào thực nghiệm thành công 3 dự án về kéodài thời vụ du lịch tại 3 nước (3 hòn đảo) của vùng Địa Trung Hải là Malta,Rodos và Sip (năm 1982)

Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịchnhư sau: tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầucủa các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhấtđịnh Thời vụ du lịch là khoảng thời gian cảu một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó

có sự tập trung cao nhất cảu cung và cầu du lịch

Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng: việc xác định thời vụ của từng loạihình du lịch – du lịch nghỉ núi, du lịch nghir biển, du lịch chữa bệnh và du lịchhội thảo v.v… được thực hiện dễ hơn, bởi các dao động ở mỗi loại hình du lịchthường chỉ diễn ra một lần trong năm

Trang 30

Trên thực tế, tính thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nước nào

đó là tập hợp và sự tác động tương hỗ giữa các dao động theo mùa của cung vàcầu của các loại hình du lịch được kinh doanh tại đó

Sự chênh lệch về thời gian giữa các thể loại du lịch và cường độ biểuhiện của từng thể loại du lịch, chính là nguyên nhân tạo ra đường cong thể hiệncác dao động thời vụ của toàn bộ hoạt động du lịch

Bức tranh về tính thời vụ trong kinh doanh du lịch quốc tế chủ động củaViệt Nam, được thể hiện qua bảng tính chỉ số của thời vụ đối với tổng số ngàykhách của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam trên toàn lãnh thổ và tịa một sốtrung tâm du lịch chính

Có thể minh họa về tính thời vụ của du lịch bằng số liệu sau: chỉ số củatính thời vụ đối với tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế tại các cơ sởlưu trú chính của Việt Nam và một số trung tâm du lịch chính năm 2000 (xembảng 1)

Tháng NamViệt NộiHà PhòngHải QuảngNinh Huế TrangNha VũngTàu TP.HCM

Hình 1 Biểu đồ chỉ số ngày khách tính cho từng tháng

Các số liệu ở bảng chỉ cho chúng ta thấy rằng, chỉ số của thời vụ lớnnhất vào tháng 2 tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Huế, vào tháng 7tại Quảng Ninh và Vũng Tàu

Trang 31

Đó là tình hình thực tế kinh doanh du lịch quốc tế chủ động của ViệtNam trong những năm gần đây.

Thời gian của mùa du lịch chính là đại lượng thay đổi, chứ không phải

là bất biến Nó phụ thuộc vào tính chất và xu hướng phát triển của hoạt động

du lịch Có thể ví dụ và phân tích tình hình phát triển cảu tính thời vụ du lịchtại Châu Âu Vào thời kỳ cách đây 200 năm đối với giới quý tộc Châu Âu mùađông kéo dài ở Riviera là thời gian để giải trí, còn mùa hè ngắn ngủi là mùachữa bệnh Sau đó với sự quần chúng hóa trong du lịch thì các trung tâm nghỉnúi mùa hè cũng phát triển mạnh và mùa du lịch chính chuyển sang mùa hè.Muộn hơn (sau năm 1910) mùa hè ở Địa Trung Hải đã hình thành và củng cốthành mùa du lịch chính Địa Trung Hải đã nhanh chóng trở thành cái đíchchính cho luồng du khách và cũng là nơi đại diện lớn nhất cho sự phát triển của

du lịch mùa hè Muộn hơn nữa môn du lịch thể thao mùa đông phát triển vàcùng với mùa hè, mùa đông lại được phục hồi thành mùa du lịch, nhưng địađiển du lịch đã chuyển đến vùng núi

Sụ bành trướng của du lịch từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II chẳngnhững không hạn chế bớt, mà ngược lại còn làm tăng thêm cường độ cảu thời

vụ Số khách du lịch các tầng lớp giữa trong nhân dân tăng lên rõ rệt và họ tậptrung đến những khu nghỉ biển ở miền Nam Châu Âu (thuộc địa phận của Ý,Tây Ban Nha, Pháp) Nhiều thể loại du lịch mới được hình thành như du lịchhội nghị, du lịch tìm hiểu theo tuyến v.v… Những thể loại đó chủ yếu hoạtđộng vào mùa xuân và mùa thu Nhưng số người tham gia vào các thể loại dulịch đó lại rất ít so với số người thích nghỉ biển Do vậy, tính thời vụ của hoạtđộng du lịch không thay đổi được nhiều

Một ví dụ khác: Ở Vịnh Hạ Long những năm trước đây người ta đi dulịch Hạ Long chủ yếu là tắm biển vào mùa hè, nhưng hiện nay không chỉ tắmbiển mùa hè mà người ta đến Hạ Long quanh năm để du thuyền trên vịnh, thamquan hang động…

1.3.2 Các đặc điểm của thời vụ du lịch

Như trên đã nêu, thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là

cố định, mà chúng biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố (chúng ta sẽ xét

Trang 32

trong phần 5.3) Dưới sự tác động của những nhân tố khác nhau thời vụ du lịch

có nhiều đặc điểm riêng Những đặc điểm quan trọng nhất là:

1.3.2.1 Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có

hoạt động du lịch.

Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch

và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôngiữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại đó tính thời vụ là khôngtồn tại Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tácđộng lên hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó có thể đảmbảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụtrong du lịch

1.3.2.2 Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy

thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó

Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếunhư nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặcmùa đông

Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của ViệtNam chỉ kinh doanh (và phát triển) loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thìmùa du lịch sẽ là vào mùa hè

Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nướckhoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vàomùa hè và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa

du lịch

Tại một số vùng núi ở Châu Âu (tại Áo, Pháp) phát triển hai mùa du lịch

là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghỉ dưỡng và chữa bệnh

1.3.2.3 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với

Trang 33

1.3.2.4 Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh

doanh

Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính(mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước ngày chính gọi làthời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa Thời gian cònlại trong năm được gọi là ngoài mùa Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịchnghỉ biển là chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”

Thí dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹpnhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì là kỳ nghỉ hè) Vào thời gian đó sốkhách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính

Vào tháng 4, tháng 5, tháng 9, tháng 10 nước biển cũng tương đối ấm,

có thể tắm biển được vẫn còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa

Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên

du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh dulịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịchthường kéo dài hơn và cường độ cảu mùa du lịch yếu hơn Ngược lại, các nước,vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh(chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn hơn vàcường độ cảu mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn

1.3.2.6 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cỏ cấu của khách đến

vùng vùng du lịch

Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên (sinh viên, học sinh)thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâmđón khách ở độ tuổi trung niên Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếuniên thường hay đi theo đoàn, hội và vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn

Trang 34

1.3.2.7 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu

trú chính

Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – kháchsạn, hotel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ cảumùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping Ở đó mùa

du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn

Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảodưỡng tốn kém hơn, dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéodài thời vụ hơn

Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các

cơ sở lưu trú chính ít hơn Cơ sở lưu trú là nhà trọ và Camping vừa linh hoạt lạivừa tốn ít cho phí hơn

Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triểnkinh doanh du lịch quanh năm

Sự đa dang về khí hậu: Nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc –Nam do vậy, chỉ có ở miền Bắc và Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khíhậu quanh năm nắng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉbiển cả năm

Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước, do đótính thời vụ có thể được hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ dulịch

Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch Việt Nam có động cơ

và mục đích rất khác nhau:

Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng, lễhội, tham quan hoặc họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầnăm

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kếthợp kinh doanh (thăm dò thị trường, ký kết hợp đồng), sau đó với mục đích

Trang 35

tham quan, tìm hiểu (động cơ xã hội) và họ đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng

Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện củathời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rấtkhác

Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịchkhác và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch

Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện naythu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (các di tích lịch sử);các giá trị văn hóa (các phong tuc tập quán cổ truyền, các lễ hội); các dự án đầu

tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ khách du lịch quốc tế đến ViệtNam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế), tập trung chính vàokhoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:

Phần lớn các dịp lễ hội, tết nguyên đán tập trung vào những thang đầunăm Trong giai đoạn hiện nay hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mụcđích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này

Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kỳnghỉ hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với vợ con và những người thancủa họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thong hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hègia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới Ví dụ khách du lịch Phápthường tránh đến Việt Nam vào khoảng tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão củanhững tháng đó

1.3.3 Các nhân tố tác động đến thời vụ trong du lịch

Trang 36

Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác động cảu tập hợp nhiều nhân tố

đa dạng (về bản chất và hướng ảnh hưởng) Đó là các nhân tố tự nhiên,nhân tốkinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức, kỹ thuật, nhân tố tâm lý v.v…

Một số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số đến cầu,một số khác đến cả hai bộ phận cấu thành của thị trường du lịch Tính thời vụtrong du lịch đã gây ra rất nhiều kho khăn cho việc kinh doanh đạt hiệu quảcủa ngành du lịch Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịchcần nghiên cứu sâu và tỉ mỉ những nhân tố quyết định tính thời vụ trong dulịch, không chỉ trong phạm vi một đất nước mà cả ở những vùng riêng biệt vớinhững điều kiện kinh doanh cụ thể Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu là:

Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ

Định ra hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc lên cảcung va cầu trong du lịch

Xác định mức độ tác động của từng nhân tố và ảnh hưởng tổng hợp củacác nhân tố

Sự nghiên cứu các nhân tố một cách khoa học (nghiên cứu các nhân tốmột cách có hệ thống, không được đánh giá quá cao ảnh hưởng của một vàinhân tố, hoặc hạ thấp vai trò của một vài nhân tố khác) và toàn diện (nghiêncứu đầy đủ các nhân tố và quan sát từng nhân tố ở mọi khía cạnh khác nhau),

sẽ cho phép các cơ quan và các nhà quản lý du lịch định ra chính sách pháttriển ngành, phát triển vùng và xí nghiệp du lịch một cách đúng đắn, nhằmgiảm bớt tác động bất lợi của đa số các nhân tố và kết quả là kéo dài được thời

vụ du lịch

Tác động của các nhân tố có thể biểu hiên theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Sự tác động của các nhân tố tới thời vụ du lịch

Trang 37

Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cung du lịch, một số khác tácđộng chủ yếu lên cầu du lịch Có nhân tố lại tác động lên cả cung và cầu dulịch, và thong qua đó gây lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.

1.3.3.1 Nhân tố mang tính tự nhiên

Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyếtđịnh đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Thông thường, khí hậu tác độnglên cả cung và cầu trong du lịch Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức

độ tác động có khác nhau (ví dụ ở những vùng khí hậu hàn đới thì nhân tố nàytác động lên cả cung và cầu du lịch, song ở vùng khí hậu nhiệt đới thì nhân tốnày lại chỉ tác động chủ yếu lên cầu du lịch)

Ở đây cần nhấn mạnh rằng, hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng cuảnhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình kinh doanh du lịch khácnhau Cụ thể:

Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi:Hướng ảnh hưởng: Khí hậu hoặc tài nguyên du lịch dẫn đến cầu du lịch.Mức độ ảnh hưởng đối với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, dulịch nghỉ núi, du lịch thể thao núi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu làrất lớn

Trang 38

Đối với du lịch nghỉ biển các thành phần của khí hậu như cường độ ánhsáng, độ ẩm, độ mạnh và hướng của gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểmkhác của biển và bờ biển tài nguyên tự nhiên du lịch như: độ sâu của bờ biển,kích thước cảu bãi tắm v.v… quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm

và phơi cảu khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn cảu thời vụ du lịch Tuynhiên, giới hạn đó có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tùy thuộc vào đòi hỏi cảukhách du lịch và tiêu chuẩn cảu họ khi sử dụng tài nguyên du lịch

Thí dụ: Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15 – 160c làphù hợp để tắm hoặc mùa du lịch có thể kéo dài hơn

Đối với các đối tượng khách du lịch khác thì nhiệt độ nước biển phải từ

20 – 250c (hoặc cao hơn nữa) mới là phù hợp nên mùa du lịch bị co ngắn lại

Cũng là kinh doanh du lịch nghỉ biển: ở khí hậu lạnh (ví dụ như cácnước ở Châu Âu) thì mùa du lịch ngắn hơn (6, 7, 8); nếu xét các điều kiện khác

là như nhau thì ở khí hậu nóng (châu Phi) hoặc mùa du lịch có thể là quanhnăm

Hoặc ở đây khí hậu có tính quyết định độ dài cảu thời vụ du lịchĐối với các thể loại du lịch khác (du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa, dulịch công vụ…):

Khí hậu không có ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên du lịch (chất lượngnước khoáng khong thay đổi trong cả năm, chất lượng của tài nguyên nhân vănnhư tượng, viện bảo tàng v.v… cũng không thay đổi trong suốt năm) Khí hậulại có ảnh hưởng trực tiếp lên cầu du lịch (mặc dù ảnh hưởng của điều kiện khíhậu không khắt khe như đối với du lịch nghỉ biển) Khách du lịch của các thểloại du lịch này thường chọn khi thời tiết thuận lợi (vào mùa xuân, mùa thu,hay mùa khô) để thực hiện các cuộc hành trình du lịch Do đó, biểu hiện cường

độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm

Hoặc nhân tố khí hậu đóng vai trò chính, hạn chế sự cân bằng của cáccuộc hành trình du lịch và việc sử dụng các tài nguyên du lịch theo thời gian.1.3.3.2 .Nhấn tố mang tính kinh tế - xã hội

 Nhân tố về sự phân hủy quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư:

Trang 39

Sự phân bổ không đồng đều quỹ nhàn rỗi của các nhóm dân cư gây ảnhhưởng đến sự phân bổ không đồng đều cảu nhu cầu du lịch Như chúng ta đãphân tích ở chương trước, một trong những điều kiện cần thiết quan trọng đểcon người có thể đi du lịch là phải có thời gian rỗi Khi xét tác động của thờigian rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch phải xét từ hai khía cạnh.Khía cạnh thứ nhất là thời gian nghỉ phép năm có thể tác động lên thời vụ dulịch, do độ dài của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm.Thực tế cho thấy ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép cuả năm ngắn thìngười dân thường chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm Khi đó họ có xuhướng chọn thời gian chính vụ để đi nghỉ, với mong muốn tận hưởng đượcnhững cái tốt nhất cho những ngày nghỉ phép quý giá Do vậy, sự tập trung củacầu du lịch sẽ thường cao vào thời vụ du lịch chính Tuy nhiên, theo xu hướngngày nay thì số ngày nghỉ phép năm của người dân tại nhiều nước trên thế giớingày càng tăng lên Nếu số ngày nghỉ phép năm được kéo dài sẽ cho phép conngười có thể đi du lịch nhiều lần hơn trong năm và từ đó thì tỷ trọng tương đốicủa nhu cầu du lịch tập trung vào thời vụ chính sẽ giảm trong tổng số nhu cầu

cả năm Như vậy, sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần làm giảm cường độcủa thời vụ du lịch và tăng cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ dulịch truyền thống

Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của các công nhân viên chứccũng ảnh hưởng đén tính thời vụ trong du lịch Ví dụ ở một số nước áp dụngchính sách quy định thời gian sử dụng phép cho nhân viên trong một khoảngthời gian nhất định của năm Điều đó cũng góp phần tập trung nhu cầu vào mộtthời gian nhất định, tác động gây lên tính thời vụ trong nhu cầu du lịch Tuynhiên trên thực tế thì ảnh hưởng đó không nhiều vì rất ít quốc gia quy định thờiđiểm bắt buộc phải sử dụng để nghỉ phép trong năm

Một nguyên nhân nữa cũng gây nên sự tập trung cao của cầu du lịch vàothời vụ chính là do việc sử dụng thời gian nghỉ phép đại trà Ví dụ như ở một

số nước như Pháp, Thụy Sỹ hoạt động sản xuất chính thường được ngừng vàomột số giai đoạn trong năm và các nhân viên thường phải sử dụng thời giannghỉ phép vào những thời điểm đó Ngoài ra, một số tầng lớp dân cư như giáo

Trang 40

viên, sinh viên chỉ có thể đi du lịch vào các kỳ nghỉ của các trường học (thường

là vào các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông) và nông dân thường chỉ đi nghỉ vào nhữngtháng không bận rộn với công việc đồng áng

Khía cạnh thứ hai của thời gian rỗi là thời gian nghỉ của các trường học.Thời gian nghỉ học trong năm tác động lên thời gian rỗi của học sinh, của cha

mẹ chúng và qua đó đóng vai trò giới hạn trong việc lựa chọn thời gian đi dulịch của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 6 đến 15 Tác động của thời giannghỉ của các trường học cũng phải được nghiên cứu trên hai mặt: Độ dài củathời gian nghỉ và sự phân bố của thời gian nghỉ trong năm Thông thường ở cácnước, nghỉ hè là kỳ nghỉ dài nhất của học sinh Ở một số nước có khí hậu lạnhthì ngoài kỳ nghỉ hè còn có kỳ nghỉ đông Do vậy, đối với các nơi phát triển dulịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi tác động của nhân tố thời gian nghỉ của cáctrường học lên tính thời vụ du lịch biểu hiện khá rõ nét

Khi nghiên cứu mức độ tác động của thời gian nghỉ của trường học gâylên sự tập trung nhu cầu du lịch vào thời vụ chính, các nhà nghiên cứu gặp rấtnhiều khó khăn Trên thực tế thì ở mỗi nước khác nhau thì có cơ cấu dân cưtheo độ tuổi và hoàn cảnh gi đình khác nhau Do vậy, việc nghiên cứu đòi hỏiphải rất cụ thể cho từng quốc gia, đòi hỏi phải rất tỉ mỉ, tốn nhiều công sức vàkhó có thể tổng hợp thành xu hướng chung

 Phong tục, tập quán:

Qua điều tra xã hội học mới đây ở Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu chothấy: phong tục, tập quán là những nhân tố tác động trực tiếp lên cầu du lịch vàtạo lên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định

Thông thường các phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bến vững.Cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có thể sẽ tạothêm nhiều phong tục mới, nhưng khó có thể thay đổi được các phong tục cũ.Nhiều khi phong tục đã tạo nên thói quen cho con người (đi du lịch biển phảivào mùa hè) Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ dulịch thật là mạnh mẽ và rõ rang Theo phong tục thì những tháng đầu năm lànhững tháng hội hè, lễ bái Vào khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch là hộicảu hầu hết các đình chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm

Ngày đăng: 27/06/2014, 01:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Chỉ số ngày khách tính cho từng tháng - Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh doc
Bảng 1. Chỉ số ngày khách tính cho từng tháng (Trang 30)
Bảng 2. Phân tích tình hình kinh doanh du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu  năm 2010 - Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh doc
Bảng 2. Phân tích tình hình kinh doanh du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w