1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI LÃNH

16 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 549,83 KB

Nội dung

Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm trong cuộc sống đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học Đạo đức trong trường Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi cán bộ giáo viên. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào là thuyết giảng hay áp đặt các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều phương pháptrong những đó phương pháp để đạt hiệu quả cao trong tiết học Đạo đức là thiết kế tổ chức trò chơi cho học sinh. Ở lứa tuổi Tiểu học phần lớn các em ở độ tuổi 6 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi” của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp Một.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VẠN NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI LÃNH - - SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI LÃNH (Bộ sách kết nối tri thức) Tên tác giả: LÊ THỊ MINH CHÂU Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2023 - 2024 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Mục đích nghiên cứu .1 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1 4 Giả thuyết nghiên cứu .2 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 2 7 Phương pháp nghiên cứu 2 B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2 1 Cơ sở khoa học 2 2 Cơ sở thực tiễn 3 Chương 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 1 Đặc điểm tình hình 3 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5 Chương 3 Giải pháp nghiên cứu 5 1 Mục tiêu của giải pháp 5 2 Mô tả bản chất của giải pháp 6 3 Các bước thực hiện giải pháp 6 Chương 4 Kết quả hoặc hiệu quả sáng kiến .11 C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .12 1 Kết luận 12 2 Khuyến nghị 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm trong cuộc sống đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học Đạo đức trong trường Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi cán bộ giáo viên Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào là thuyết giảng hay áp đặt các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều phương pháptrong những đó phương pháp để đạt hiệu quả cao trong tiết học Đạo đức là thiết kế tổ chức trò chơi cho học sinh Ở lứa tuổi Tiểu học phần lớn các em ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như hình thành nhân cách cho mình Đặc biệt ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi” của mình Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp Một Nhận thức học sinh lớp Một còn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của em, có một ý nghĩa lớn lao đối với các em Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy Đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hứng thú học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 thông qua phương pháp tổ chức trò chơi tại trường Tiểu học Đại Lãnh 2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 Đưa ra một số giải pháp về việc dạy các bài Đạo đức lớp 1 thông qua các trò chơi giúp hình thành nhân cách giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Năm học 2022-2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 1/1, trường Tiểu học Đại Lãnh nên đối tượng tôi chọn để nghiên cứu là học sinh lớp 1/1 3.2.Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 1/1và giáo viên đang giảng dạy môn đạo đức lớp 1 2 4 Giả thuyết nghiên cứu Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 1 và tâm sinh lí của học sinh lớp 1/1 trường Tiểu học Đại Lãnh Một số kinh nghiệm dạy Đạo đức cho học sinh lớp 1 thông qua việc tổ chức trò chơi học tập 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận Nắm chắc cơ sở lí luận, nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 1 và tâm sinh lí của học sinh lớp 1 từ đó đưa ra một số giải pháp về việc dạy các bài Đạo đức lớp 1 thông qua các trò chơi giúp hình thành nhân cách giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học Đại Lãnh 5.2 Nghiên cứu thực trạng Thông qua khảo sát thực trạng việc dạy môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 trong đơn vị hiện nay từ đó tìm ra những khó khăn, vướng mắc mà học sinh và giáo viên gặp phải trong quá trình học tập cũng như giảng dạy môn Đạo đức 5.3 Đề xuất giải pháp Nâng cao hứng thú học tập môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 thông qua phương pháp tổ chức trò chơi tại trường Tiểu học Đại Lãnh 6 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu và sách môn Đạo đức lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Học sinh lớp 1/1 trường Tiểu học Đại Lãnh 7 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Phương pháp trực quan B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1 Cơ sở khoa học 1.1 Mục tiêu môn Đạo đức của Tiểu học Môn Đạo đức ở lớp 1 hình thành những cơ sở ban đầu các phẩm chất đạo đức cho học sinh theo 3 mục tiêu: Kiến thức, năng lực và phẩm chất * Về kiến thức Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó 3 trong quan hệ với bản thân và người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước, yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân * Về năng lực Năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác * Về phẩm chất Phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm 2 Cơ sở thực tiễn 2.1.Tác dụng và ý nghĩa của trò chơi trong môn Đạo đức Trò chơi học tập trong thực tiễn dạy học ở Tiểu học được coi là một trong những phương tiện, biện pháp hay như là một hình thức tổ chức dạy học hiệu quả đối với việc lĩnh hội tri thức của học sinh, có có những tác dụng cơ bản như sau: Một số trò chơi sẽ minh họa một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức Nhờ vậy, những hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ rõ ràng và lâu dài Qua trò chơi học sinh được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện hành vi một cách đúng đắn tự nhiên Qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống Qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội Bằng trò chơi việc luyện tập hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng Chương 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1 Đặc điểm tình hình 1.1.Thuận lợi - Về phía nhà trường Trường Tiểu học Đại Lãnh là trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt, đạt nhiều thành tích cao trong các hoạt động chuyên môn và các hội thi văn nghệ thể dục thể thao Nhà trường có đội ngũ giáo viên khá vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong dạy học Trong những năm thực hiện thay 4 sách, đội ngũ giáo viên đã được tập huấn kỹ càng, được trao đổi, học tập trong các tổ khối chuyên môn đặc biệt có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nên đội ngũ giáo viên nhanh chóng tiếp cận được phương pháp giảng dạy của chương trình thay sách, tất cả các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng Mặc dù là khuôn viên diện tích trường còn hẹp, song nhà trường đã cải tạo khuôn viên, trang trí lớp học, tổ chức các hoạt động tập thể tạo không khí thân thiện, học sinh tích cực, phấn khởi trong các hoạt động của nhà trường - Về phía giáo viên Đội ngũ giáo viên trong nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu đã được tập huấn về Chuẩn kiến thức kỹ năng; Rèn kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường; Phương pháp giảng dạy các môn … Đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, yêu nghề, có năng lực sư phạm luôn khắc phục mọi khó khăn để phục vụ cho công tác dạy – học đạt kết quả tốt - Về phía học sinh Phần lớn các em ngoan, vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập Đa số học sinh học đúng độ tuổi, đã qua mẫu giáo, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ 1.2 Khó khăn Trong giờ học Đạo đức, giáo viên ít khi tổ chức các trò chơi cho học sinh nếu có thì các hình thức chơi còn nghèo nàn, mang tính hình thức, đối phó Về phía học sinh, sĩ số lớp đông lại không được tiếp xúc thường xuyên với các trò chơi trong giờ học Đạo đức nên nhìn chung khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề chưa thể hiện được tính linh hoạt, sáng tạo Giờ học Đạo đức đang còn đơn điệu, chưa tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn vì vậy học sinh chưa có điều kiện để bộc lộ và thể hiện mình, chưa phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập 5 Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp 1 các em chưa phân biệt được những việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu mà chưa có sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành vi đúng, sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức Trong thực tế ở nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự là tấm gương sáng để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay, những lời nói không hay ngay trước mặt các em mà ở lứa tuổi các em lại nhạy cảm với những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, các em không biết những điều các em bắt chước là không hay 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu Muốn học sinh học tập đạt kết quả thì vấn đề cần đề cập đến là phương pháp giảng dạy, là cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh và quan trọng hơn cả là người giáo viên có trình độ kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm giảng dạy,… Để nghiên cứu sáng kiến này tôi đã khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học 2022-2023 có kết quả như sau: Lớp Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành học sinh Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ 1/1 32 6 18,8% 26 81,2% Chương 3 Giải pháp nghiên cứu 1 Mục tiêu của giải pháp Mỗi trò chơi học tập góp phần thực hiện mục tiêu dạy học Nói cách khác mục đích trò chơi phải hướng vào việc hình thành các chuẩn mực, hành vi đạo đức cho học sinh Trò chơi học tập phải mang rõ tính chất học tập, cụ thể là trò chơi học tập phải xác định rõ mục đích của bài học là xây dựng các chuẩn mực, hành vi đạo đức Ngoài việc xác định mục tiêu bài học giáo viên phải xác định mục tiêu từng hoạt động cụ thể Trong một bài học mỗi hoạt động có mục tiêu riêng và là một mục tiêu nhỏ của bài học Mục tiêu hoạt động chính là cái đích cần đạt của hoạt động đó Mục tiêu hoạt động sẽ chi phối việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Vì vậy giáo viên cần xác định mục tiêu từng hoạt động cho mỗi tiết học Đạo đức ở lớp 1 mà không phụ thuộc sách giáo viên Từ việc xác định mục tiêu hoạt động giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp Ví dụ: Khi bài 11 "Học bài và làm bài đầy đủ" (trang 30 Đạo đức 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 6 Với mục tiêu là giúp học sinh nhận biết ích lợi của việc tự giác học bài và làm bài, tôi đã cho học sinh tham gia trò chơi “Tặng hoa” thông qua trò chơi này học sinh thấy được bạn tặng nhiều hoa là bạn đã biết chăm chỉ, tự giác học và làm bài đầy đủ Với mục tiêu để học sinh phân biệt đúng – sai trong việc tự giác học và làm bài, tôi cho học sinh chơi trò chơi “ Tiếp sức” (Được thiết kế ở mục thiết kế một số trò chơi) 2 Mô tả bản chất của giải pháp Giải pháp này là giải pháp kĩ thuật Sử dụng phương pháp trò chơi học tập nhằm giúp học sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái sai và cái xấu Giáo viên nắm vững các kiến thức, kĩ năng môn Đạo đức lớp 1 Giáo viên thiết kế và ứng dụng phương pháp trò chơi học tập để các em có hứng thú, say mê học tập từ đó nâng cao kết quả học tập môn Đạo đức Hướng dẫn và tổ chức trò chơi cho các em Các hình thức tổ chức trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, lôi cuốn học sinh tự giác, tích cực phát huy hết khả năng từ đó các em sẽ hăng hái học tập 3 Các bước thực hiện giải pháp 3.1 Xác định rõ mục tiêu của bài học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp Mỗi trò chơi học tập góp phần thực hiện mục tiêu dạy học Nói cách khác mục đích trò chơi phải hướng vào việc hình thành các chuẩn mực, hành vi đạo đức cho học sinh Trò chơi học tập phải mang rõ tính chất học tập, cụ thể là trò chơi học tập phải xác định rõ mục đích của bài học là xây dựng các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã được xây dựng Nội dung của trò chơi phải là một phần nội dung của bài học 7 Ngoài việc xác định mục tiêu bài học giáo viên phải xác định mục tiêu từng hoạt động cụ thể Trong một bài học mỗi hoạt động có mục tiêu riêng và là một mục tiêu nhỏ của bài học Vì vậy giáo viên cần xác định mục tiêu từng hoạt động cho mỗi tiết học Đạo đức ở lớp 1 mà không phụ thuộc sách giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp Ví dụ: Khi bài 11 "Học bài và làm bài đầy đủ" (trang 30 Đạo đức 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Với mục tiêu là giúp học sinh nhận biết ích lợi của việc tự giác học bài và làm bài tôi đã cho học sinh tham gia trò chơi “Tặng hoa”, thông qua trò chơi này học sinh thấy được bạn tặng nhiều hoa là bạn đã biết chăm chỉ, tự giác học và làm bài đầy đủ (Được thiết kế ở mục thiết kế một số trò chơi) 3.2 Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi Trò chơi học tập phải chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh Trò chơi học tập chỉ có thể đạt được mục đích mong muốn khi giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện cũng như điều kiện vật chất cho trò chơi đó Để việc tổ chức trò chơi học tập có hiệu quả không thể không có sự góp mặt của đồ dùng dạy học và đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho trò chơi như băng hình, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập, thẻ màu, tranh ảnh, bảng con … Trong thiết kế phương tiện, đồ dùng phục vụ trò chơi, người giáo viên cần chú ý tới tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và đặc biệt tính tiện dụng trong quá trình sử dụng các phương tiện đó trong quá trình tổ chức trò chơi Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Tiếp sức”, “Ai nhanh, ai đúng” giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ, bút dạ, hệ thống câu hỏi, tình huống hay bộ tranh của các bài tập trong sách giáo khoa Khi tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”, trò chơi “Kết hoa cho cây” giáo viên cần chuẩn bị cây cảnh, các bông hoa giấy có ghi câu hỏi cho tình huống Ngoài việc tổ chức trò chơi trong tiết học giáo viên còn tổ chức trò chơi cho học sinh trong các tiết thực hành Đạo đức 3.3 Thiết kế một số trò chơi Trò chơi để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 rất phong phú, đa dạng có thể là: Trò chơi tiếp sức, hay hái hoa dân chủ, kết hoa cho cây, em làm phóng viên, chơi tặng hoa, sắm vai, kể chuyện, tiểu phẩm … Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 1 Trò chơi 1: Cây nở hoa Khi dạy bài: Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác (trang 50 Đạo đức 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 8 1 Mục đích Học sinh biết cách xử lý những tình huống cụ thể khi có người tự ý lấy và sử dụng đồ của mình 2 Chuẩn bị - 1 cây cảnh có nhiều móc để treo hoa - Các bông hoa, mặt sau có ghi các câu hỏi, các tình huống để học sinh trả lời Hoa chia thành bốn loại có màu sắc khác nhau: Đỏ, vàng, da cam, tím Một số câu hỏi, tình huống sau: + Nếu món đồ của ba mẹ để trên bàn khiến em cảm thấy tò mò, em sẽ làm gì? + Nếu em thấy anh chị em của em lấy đồ mà chưa có sự cho phép của ba mẹ, em sẽ làm gì? + Hãy nói lời khuyên với anh chị em của em khi thấy họ tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác + Anh chị em của em lỡ lấy và sử dụng đồ của người khác, em sẽ nói gì với họ? 3 Cách chơi Gv chia lớp thành 4 đội.Các đội lần lượt cử đại diện lên thi Mỗi một lần một đại diện lên Bạn đã lên rồi, không lên lại nữa Các em sẽ bốc thăm một bông hoa, đọc câu hỏi và trả lời, nếu trả lời đúng các em sẽ được treo bông hoa đó lên cây Đội 1 bốc các bông hoa màu đỏ Đội 2 bốc các bông hoa màu vàng Đội 3 bốc các bông hoa màu da cam Đội 4 bốc các bông hoa màu tím Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều hoa nhất thì đội đó thắng cuộc và được nhận phần thưởng Thống nhất cách xử lý: + Nếu em thấy đồ của ba mẹ đặt trên bàn em sẽ hỏi xin ý kiến của ba mẹ nếu muốn lấy, sử dụng chúng + Thấy anh chị em của mình lấy, sử dụng đồ của ba mẹ khi chưa có sự cho phép, em sẽ khuyên các anh chị em không được phép làm như vậy vì đó không phải là đồ của mình, mình phải tôn trọng đồ vật của người khác * Trò chơi này còn có thể áp dụng khi dạy bài: Biết nhận lỗi (trang 54 Đạo đức 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) với hệ thống câu hỏi, tình huống như sau: + Hà đến nhà Nga, được mẹ Nga mời ăn bánh Bạn lễ phép nói với mẹ Nga: “Cháu cám ơn bác ạ!” Theo em bạn làm như vậy đúng hay sai? + Mùa đông đến rồi mà bạn Lan vẫn chưa có áo ấm để mặc Thấy vậy, cả lớp đã quyên góp tiền để mua tặng bạn một chiếc áo mới rất ấm Lan rất xúc động cảm ơn cả lớp Theo em bạn Lan cư xử như thế đúng hay sai? 9 + Sơn vô ý đánh mất quyển vở của bạn Sơn cho mượn, Tuấn bèn nói với Sơn rằng: “Chắc ai đó đã lấy mất rồi” Theo em, Tuấn cư xử như thế là đúng hay sai? Vì sao? + Hà không may làm rơi hộp bút của bạn xuống đất Hà đã nhặt hộp bút lên, trả lại và xin lỗi bạn Theo em bạn Hà đúng hay sai? Trò chơi 2: Giới thiệu công việc nhà em làm Khi dạy bài: Tự giác làm việc nhà (trang 46 Đạo đức 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Giáo viên cho 5 học sinh lên chơi giới thiệu về các công việc nhà của mình đã làm với các bạn Các em oẳn tù tì ai thắng thì được giới thiệu công việc mình làm với các bạn trước Sau khi tự giới thiệu xong học sinh được tự chỉ định một bạn khác tiếp tục tự giới thiệu công việc của mình và tên bạn vừa chọn mình Cứ như thế lần lượt cho đến khi tất cả các em đều được giới thiệu xong Ví dụ: HS thứ 1 – Xin chào các bạn! Mình tên là Khánh Như, rất vui khi được làm quen với các bạn Hằng ngày, mình đều phụ giúp mẹ quét nhà Mời bạn đứng đối diện của mình tiếp tục giới thiệu HS thứ 2 – Chào các bạn! Mình tên là Ngọc Hân và đây là bạn Khánh Như, chúng mình rất vui khi làm quen với các bạn Mỗi ngày, mình phụ mẹ tưới cây Trò chơi tiếp tục cho đến học sinh thứ 5 Qua trò chơi giúp học sinh biết tự giới thiệu tên của mình, các công việc phụ giúp ba mẹ, nhớ tên các việc làm của các bạn trong lớp và biết được trẻ em nên tự giác giúp đỡ người thân trong gia đình Giáo viên cho các em thảo luận sau khi thực hiện xong trò chơi: + Trò chơi giúp em biết được điều gì? + Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu các việc em làm giúp ba mẹ với các bạn ? - Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục qua trò chơi: + Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân + Kĩ năng thể hiện được sự tự tin trước đông người + Kỹ năng lắng nghe tích cực Trò chơi 3: Em làm phóng viên Khi dạy bài: Gia đình em (trang 14 Đạo đức 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 1 Mục đích Biết được những thành viên trong gia đình, nhớ lại những kỷ niệm đẹp, vui, buồn trong gia đình và từ đó thêm yêu quý gia đình của mình 2 Chuẩn bị 10 Một ống nhựa nhỏ làm micro, 1 quyển sổ nhỏ có ghi các câu hỏi để phỏng vấn + Gia đình bạn có những ai? + Bố bạn làm nghề gì? + Mẹ bạn làm nghề gì? + Anh (chị/em) bạn bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy, trường nào? + Bạn đã làm gì để mọi người trong gia đình yêu thương bạn? + Bạn hãy kể lại một kỷ niệm của gia đình bạn (Cả nhà cùng đi chơi, bố mẹ dạy bạn học bài, bạn giúp đỡ ông bà, bố mẹ, bạn chưa nghe lời bố mẹ và rất hối hận…) 3 Cách chơi Bạn làm phóng viên phỏng vấn một bạn bất kỳ trong lớp từ 1 đến 2 câu hỏi Nếu bạn trả lời trả lời tốt thì sẽ được làm phóng viên đi phỏng vấn các bạn khác trong lớp Cuối trò chơi giáo viên có thể hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được làm phóng viên? Sau này em có muốn mình trở thành một phóng viên hay không? Trò chơi 4: Ai nhanh, ai đúng Khi dạy bài: Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị 1 Mục đích Học sinh phân biệt hành vi đúng – sai đối với ông bà, cha mẹ và anh chị 2 Chuẩn bị 2 bút dạ viết bảng, 2 bảng nhóm, mỗi bảng nhóm được chia thành hai phần Một phần viết các hành vi, một phần viết từ nên và không nên Các hình vi đưa ra: + Anh không cho chơi chung đồ chơi + Chị hướng dẫn em học bài + Hai chị em cùng nhau làm việc nhà + Chị tranh nhau với em quyển truyện + Chị biết dỗ em để mẹ làm việc nhà 3 Luật chơi Mỗi đội sẽ có 5 bạn lên chơi Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, các em mới bắt đầu chơi Mỗi em tham gia chơi chỉ được nối một hành vi Nếu bạn chơi trong đội chưa xuống mà bạn khác chạy lên hoặc 1 bạn nối 2 hành vi thì đội đó bị phạm luật, không được tính điểm 4 Cách chơi 11 Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên một thành viên trong đội lên nối một hành vi với từ nên hay không nên rồi trở về đưa bút cho bạn thứ 2 lên nối Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến hết thời gian Sau thời gian 2 phút đội nào nối được nhiều hành vi đúng thì đội đó thắng cuộc Trò chơi 5: Em là ca sĩ thông minh Dạy bài: Quan tâm, chăm sóc cha mẹ (trang 24 Đạo đức 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 1 Mục đích Giáo dục học sinh yêu quý, lễ phép, vâng lời cha mẹ Tạo không khí vui vẻ, ấm áp trong gia đình 2 Chuẩn bị Nhắc học sinh sưu tầm các bài hát về gia đình, cha mẹ như: Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, Cháu yêu bà, Bố là tất cả, Nhong nhong nhong, Cho con, Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện khoảng 05 em 3 Cách chơi Phổ biến luật chơi Lớp chia thành 4 nhóm, hai Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm hoặc oẳn tù tì để xác định thứ tự nhóm hát trước, nhóm hát sau Sau khi nhóm thứ nhất hát một đoạn của một bài hát nói về lễ phép, vâng lời cha mẹ thì nhóm thứ hai phải tiếp tục hát ngay một đoạn của bài hát khác cũng nói về chủ đề “Cha mẹ”, tiếp theo đến nhóm thứ 3 hát và nhóm thứ 4 sau đó lại quay lại nhóm thứ nhất hát, song không được hát lại bài hát nhóm khác đã hát rồi Nhóm nào không tìm ra bài hát khác để hát hoặc phản ứng chậm sẽ bị loại Nhóm nào còn lại sau cùng nhóm đó sẽ thắng cuộc Tiến hành trò chơi Giáo viên hô: “Trò chơi – bắt đầu” các nhóm bắt đầu thực hiện Giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh chơi đúng luật Tổng kết trò chơi Giáo viên đánh giá cả lớp, khen thưởng cho nhóm thắng cuộc (Trò chơi này cũng có thể áp dụng với bài 2, bài 3, bài 7, bài 10, bài 11, bài 14 bằng cách thay tên bài hát theo chủ đề, nội dung bài học như sau: Các bài hát về an toàn giao thông, giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp, bảo vệ môi trường … ) 4 Tính mới của giải pháp - Nắm được cơ sở lí luận trong dạy học môn Đạo đức 12 - Nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tiết học Đạo đức nhàm chán đưa ra một số giải pháp về việc dạy các bài Đạo đức lớp 1 thông qua các trò chơi giúp hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức Chương 4 Kết quả hoặc hiệu quả sáng kiến Sau một năm học thực hiện đề tài kết quả đạt được ở năm học 2022-2023 Lớp Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành học sinh Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ 1/1 32 28 87,5% 4 12,5% C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Trong quá trình nghiên cứu thiết kế và tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức tôi đã thu được những kết quả bước đầu, rút ra bài học cho bản thân và đồng nghiệp như sau: Sau khi áp dụng tổ chức thiết kế trò chơi vào môn Đạo đức ở lớp 1 chất lượng môn Đạo đức được nâng cao, hành vi ứng xử của học sinh đã đúng với các chuẩn mực đạo đức đặc biệt học sinh rất thích tham gia trò chơi và tự tin trong giao tiếp, lễ phép với thầy cô, người lớn, chan hòa với các bạn Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn dạy học tôi nhận thấy việc đưa các trò chơi vào dạy học Đạo đức lớp 1 là rất cần thiết Trò chơi học tập là một trong những phương tiện tốt đem lại hiệu quả cao trong dạy học ở Tiểu học 2 Khuyến nghị - Đối với sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên đề thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Đạo đức nói riêng và các môn học khác nói chung - Đối với nhà trường Tiểu học Cần tổ chức hội thảo về thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn để công tác này thật sự có chất lượng, trong đó thường xuyên bàn sâu về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học - Đối với giáo viên Tiểu học Cần tăng cường việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân trên cơ sở đó có đủ khả năng để nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong đó có việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong việc dạy học Đạo đức 13 Đại Lãnh, ngày 10 tháng 11 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Tác giả Lê Thị Minh Châu TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo dục học tiểu học (Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Vũ Hoạt và Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hợp) - Chuyên đề Giáo dục Tiểu học - Đạo đức 1- Sách học sinh - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đạo đức 1- Sách giáo viên - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Taphuan.nxbgd.vn - Hànhtrangso.nxbgd.vn - Mạng Internet: + http:// violet.vn + http:// baigiang.violet.vn + http://123doc.org

Ngày đăng: 22/03/2024, 08:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w