1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội với gia đình và đặc biệt là vấn nạn “bạo lực gia đình

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm ngườicụ thể và mang tính tổng hợp cao bởi người làm công tác xã hội phải làm việc với nhiềuvấn đề khác nhau

lOMoARcPSD|39150642 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 1.Đặt vấn đề: 3 2, Khái niệm và lý thuyết áp dụng: 7 a, khái niệm: 7 b, Lý thuyết áp dụng: 7 3 Phương pháp can thiệp: .9 4, Tiến trình công tác xã hội áp dụng (đến bước xây dựng kế hoạch): .11 Bước 1: Tiếp nhận ca: 11 Bước 2: Đánh giá 12 Bước 3: xây dựng kế hoạch can thiệp 13 5 Những vai trò mà nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện trong việc giải quyết vấn đề: 13 6 Thực trạng và xu hướng phát triển của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam: 14 a, Thực trạng của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam: 14 b, Xu hướng phát triển của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam: 14 LỜI CẢM ƠN .16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .17 1 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 LỜI MỞ ĐẦU Công tác xã hội là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong xã hội hiện đại, bởi không chỉ tác động đến đời sống của mỗi cá nhân và gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội Là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính tổng hợp cao bởi người làm công tác xã hội phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề y tế…Công tác xã hội không giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người Đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ, nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội Vì vậy, em đã chọn lĩnh vực “Công tác xã hội với gia đình” và đặc biệt là vấn nạn “bạo lực gia đình” để làm đề tài tiểu luận của mình 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 1.Đặt vấn đề: Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm sóc về cả vật chất lẫn tinh thần, là nơi bình yên nhất của con người, là nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức cho con người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên ngoài xã hội Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng như vậy Trên thực tế, có rất nhiều gia đình do những lí do cá nhân mà gây ra mâu thuẫn và dẫn đến bạo lực Chính vì vậy, sự gia tăng của hiện tượng bạo lực gia đình trong đời sống xã hội hiện nay đã làm cho rất nhiều thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn như lo sợ, trầm cảm Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Vì vậy cộng đồng và mỗi công dân cần phải đấu tranh để ngăn chặn và từng bước xoá bỏ bạo lực gia đình trong đời sống xã hội Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các quyền con người Bạo lực gia đình là hành vi xảy ra trong gia đình hoặc các mối quan hệ tình cảm, khi một người tấn công, thường là vật lý hoặc tinh thần một người khác trong gia đình hoặc mối quan hệ đó Người bị hại trong trường hợp này thường là người yếu đuối, không thể tự bảo vệ mình như trẻ em, phụ nữ, người già hoặc người khuyết tật Bạo lực gia đình có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau như đánh đập, đe doạ bịt miệng, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mới quan hệ gia đình cũng như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc Nó có thể xảy ra như một hành động đơn lẻ hoặc như một chuỗi các hành động trong gia đình hoặc quan hệ tình cảm Bạo lực gia đình gây ra rất nhiều hậu quả cho nạn nhân, bao gồm tổn thương về vật lý, tinh thần, tâm lý và xã hội Nạn nhân có thể phải trải qua các vấn đề sức khoẻ, thiệt hại về tài sản, quan hệ xã hội, tình trạng bệnh tật và tâm lý Bạo lực gia đình có 4 hình thức bạo hành: bạo hành thể xác, bạo hành tình dục, bạo hành tinh thần và bạo hành kinh tế Trong đó: + Bạo hành gia đình về mặt thể xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực, bao gồm đánh đập, gây thương tích, gây ra thương tích cho đối tượng và có thể dẫn đến tử vong + Bạo hành tình dục được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ Nếu người chồng chỉ đơn thuần cưỡng ép, đòi người vợ quan hệ tình dục thì đợc xếp tạm vào nhóm “người bình thường”, chủ yếu do nhu cầu sinh lý Tuy nhiên, cũng có những người bạo hành tình dục do mắc một số bệnh như: rối loạn nhân cách, lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, tâm thần phân 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 liệt trong trường hợp này người chồng thường hoang tưởng, ghen tuông, nghi ngờ lòng chung thuỷ của người vợ nên bắt vợ phải quan hệ thường xuyên để thể hiện bản lĩnh Nhóm cuối cùng là những ngời mắc bệnh đạo dâm, để cảm thấy thoả mãn, họ thường đánh đập, làm tổn thương, chửi mắng, nhục mạ vợ mới cảm thấy vui + Bạo hành tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, tâm lý Đây là loại bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự Không những thế, bạo lực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe doạ tinh thần, khủng bố tâm lý gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ + Bạo hành kinh tế là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản ) Trên thế giới, bạo lực gia đình cũng là một vấn đề rất phức tạp Các trường hợp bạo lực gia đình diễn ra ở khắp nơi và ảnh hưởng đến hàng triệu người Tuy rằng mỗi quốc gia có những đặc thù riêng phù hợp với văn hoá và chính trị, nhưng những vấn đề chung về bạo lực gia đình vẫn tồn tại Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em Theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Tổ chức Y tế thế giới (WTO), có tói 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một lần bị bạo lực gia đình, gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ tình trạng này Trong khi đó, số liệu nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 cũng cho thấy, các vụ bạo lực gia đình gây tổng thiệt hại khoảng 1,8% GDP mỗi năm Tuy nhiên, các kết quả trên mới cho thấy ở phần nổi từ những người dám “tố cáo” người gây ra bạo hành, hoặc đó mới chỉ là con số thống kê khi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý Bởi lẽ, không phải người phụ nữ nào cũng có thể chia sẻ bi kịch của mình với mọi người Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nhiều người phụ nữ trở thành nạn nhân vì cam chịu, vì danh dự hay nhiều lý do khác muốn giữ cho gia đình nên sợ xấu hổ, thậm chí còn sợ bị trả thù Tại Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm bạo lưc gia đình đang là một vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội vì sự gia tăng ngày càng nhiều của nó Theo số liệu thống kê của Bộ văn hoá, 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn từ 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình tại các địa phương trên cả nước đã phát hiện 324.641 vụ Trong đó năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ Như vậy, có thể thấy bạo lực gia đình không còn là vấn đề của từng cá nhân mà còn ảnh hởng tới cả cộng đồng và toàn xã hội Bạo lực gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cho dù thế nào các thành viên cũng không có quyền bạo lực đối với các thành viên trong gia đình mình Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, vì thế bạo hành phụ nữ, bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn Bạo lực gia đình đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ đối với mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội Gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống của nạn nhân Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất với những thương tích lớn nhỏ khác nhau Ảnh hưởng thứ hai là tác động về sức khỏe tinh thần Nạn nhân của bạo lực luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, cảm thấy thất vọng vào cuộc sống và tâm trí họ luôn nhen nhóm ý định tự tử Còn người gây ra bạo lực trực tiếp đã phá hỏng đi các mối quan hệ và bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình Thậm chí, người có hành vi bạo lực còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những trường hợp bạo lực nghiêm trọng Các thành viên khác trong gia đình dù chưa phải nạn nhân của bạo 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 lực gia đình nhưng trong họ luôn là nỗi ám ảnh, sợ hãi và họ mất niềm tin vào gia đình, vào hạnh phúc Đồng thời, bạo lực gia đình cũng là vấn nạn mang lại nhiều hậu quả đối với bản thân mỗi người, gia đình và xã hội Một gia đình mà có bạo lực gia đình thì không phải là một môi trường tốt để giáo dục toàn tiện, phát triển nhân cách cho trẻ nhỏ Bầu không khí trong mỗi gia đình như vậy thì sẽ rất ngột ngạt và khó chịu Mái âm hạnh phúc gia đình cũng từ đó mà tan vỡ Trong gia đình như vậy, hậu quả còn lan ra cả cộng đồng và xã hội Một người có thói quen bạo hành gia đình thì không thể nào là một công dân tốt cho xã hội được Người như thế khi ra với cộng đồng thì cũng sẽ là một con người thích bạo lực không kém Khi đó thì còn ảnh hưởng tới những người xung quanh khác Hơn thế nữa, gia đình là tế bào của xã hội Một gia đình luôn luôn có vấn nạn bạo lực thì có lẽ ít ảnh hưởng Nhưng nhiều gia đình như thế thì xã hội sẽ không thể nào phát triển được, kìm hãm mọi sự đi lên của một quá gia, dân tộc Hậu quả của vấn nạn bạo lực, bạo hành gia đình thật không thể nào lường trước được Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có các giải pháp cụ thể và toàn diện Các cơ quan chức năng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và tăng cường công tác giám sát để đảm bảo rằng các nạn nhân bạo lực gia đình có thể truy cập được vào các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ Họ cũng cần hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định và bảo vệ cho họ khỏi sự đe dọa và áp lực của kẻ bạo lực Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng về tác động của bạo lực gia đình Các cơ quan truyền thông, tổ chức xã hội và trường học cần thúc đẩy các hoạt động giáo dục và tuyên truyền về bạo lực gia đình, nhằm tăng cường nhận thức và khuyến khích các hành động đúng đắn để giải quyết vấn đề này cần thúc đẩy các giải pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự xuất hiện của bạo lực gia đình Điều này bao gồm việc tăng cường sự hiểu biết về quyền lợi của mỗi người trong gia đình, tăng cường sự thấu hiểu và tôn trọng nhau, cũng như việc thúc đẩy sự tham gia và trách nhiệm của cả nam và nữ trong việc bảo vệ và xây dựng gia đình và xã hội Thêm vào đó cũng cần tăng cường việc thúc đẩy bình đẳng giới và tôn trọng quyền của phụ nữ Các chương trình giáo dục và thực thi pháp luật phải hướng đến mục tiêu cải thiện nhận thức và tăng cường sự đồng tình với phụ nữ Cần cải thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo rằng kẻ bạo lực bị trừng phạt và các nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ Cuối cùng là cần tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ cho những người bị nạn trong gia đình, có thể tạo ra các cơ chế hỗ trợ, bao gồm các chương trình tài trợ tâm lý và hỗ trợ cho các nạn nhân bạo lực gia đình Ngoài ra cũng cần đưa ra các chương trình hỗ trợ giúp các nạn nhân bạo lực gia đình tìm kiếm công việc và tự lập cuộc sống 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 2, Khái niệm và lý thuyết áp dụng: a, khái niệm: Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung => Có thể hiểu ngắn gọn bạo lực gia đình là hành vi ngược đãi, hành hạ, đánh đập, đe doạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm b, Lý thuyết áp dụng: Ví dụ cụ thể: Anh H 39 tuổi và chị N 32 tuổi là hai vợ chồng đã chung sống với nhau được 4 năm, có một bé gái 2 tuổi và chị N đang có bầu em bé thứ hai Do mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, nghi ngờ vợ ngoại tình nên anh H ghen tuông mù quáng đã đánh đập, bạo hành vợ bằng nhiều cách khác nhau trong thời gian dài, kể cả khi vợ đang mang bầu, gây nên các vết thương chằng chịt trên cơ thể chị N, khiến chị lúc nào cũng trong trạng thái sợ hãi và sợ hàng xóm dị nghị nên chị N không dám nói ra ngoài Vì chị N lấy chồng xa quê và không có người quen ở gần nên mỗi lần bị anh H đánh chị chỉ có thể im lặng và chịu đựng, chỉ có chị Q hàng xóm sang can ngăn nhưng cũng không giúp được nhiều Bố mẹ chồng của chị N không ở cùng nhà nên mỗi lúc bị đánh không có ai can ngăn giúp đỡ Các lý thuyết áp dụng: - Lý thuyết về nhu cầu con người: để tồn tại, con người phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế Để phát triển, con người cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn, như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định Theo thuyết động cơ của Maslow (1908-1970), con người là một thực thể sinh - tâm lý xã hội Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu cầu xã hội Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao: (i) Nhu cầu sống còn, bao gồm: nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi ;(ii) Nhu cầu an toàn: nhà ở, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an ninh; (iii) Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: như có gia đình, thuộc về nhóm xã hội nào đó; (iv) Nhu cầu được tôn trọng; (v) Nhu cầu hoàn thiện: được học hành, được phát triển những tiềm năng cá nhân Khi trợ giúp các nhóm đối tượng, nhân viên xã hội cần xem xét những nhu cầu nào của họ chưa được đáp ứng; cần hỗ trợ gì để đáp ứng được nhu cầu đó, đảm bảo cho cá nhân tồn tại và phát triển => Thân chủ là chị N cần được đáp ứng nhu cầu về an toàn: chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an ninh và nhu cầu cần được tôn trọng 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 - Lý thuyết dựa trên quyền con người: bao gồm thuyết trao quyền, biện hộ cá nhân và cộng đồng có quyền tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan đến họ bởi quyền có nghĩa là một cá nhân hay một nhóm xã hội có khả năng tự do lựa chọn, khả năng biến lựa chọn thành quyết định và hành động theo quyết định đưa ra, đồng thời sẵn sàng đón nhận mọi hệ quả của quyết định đó Điều này có nghĩa, người bệnh có quyền quyết định tham gia vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những trường hợp không đủ năng lực thực hiện quyền này sẽ được nhân viên công tác xã hội hỗ trợ thông qua các hoạt động biện hộ, trao quyền Lý thuyết trao quyền, còn cho thấy, biện hộ và trao quyền giúp tăng cường năng lực cho cá nhân/nhóm luôn diễn ra theo một chu trình nhất định => Nhân viên công tác xã hội thực hiện vai trò làm người biện hộ cho thân chủ, và mang đến các giải pháp mang tính bền vững Đồng thời, thân chủ là chị N có quyền đưa ra quyết định của mình để đảm bảo quyền lợi của cá nhân - Lý thuyết hệ thống sinh thái: Môi trường là yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân và càng quan trọng hơn trong công tác xã hội Con người luôn chịu sự tác động của môi trường và các tác nhân khác nhau, các hệ thống khác nhau; để có thể đánh giá một cách khái quát và đưa ra những phương pháp can thiệp cụ thể và hữu ích, nhân viên xã hội cần có những cái nhìn khách quan với những mối quan hệ xung quanh, dùng các thuyết để làm rõ vấn đề của thân chủ Một trong những thuyết không thể thiếu đó chính là thuyết Hệ thống sinh thái Thuyết hệ thống sinh thái cho rằng con người chịu tác động ở ba cấp độ: Sinh học và tâm lý (cấp vi mô), gia đình, bạn bè, đồng nghiệp (cấp trung mô), và các tổ chức thiết chế, cộng đồng (cấp vĩ mô) => Nhân viên công tác xã hội cần xem xét đến môi trường vật lý và môi trường xã hội của thân chủ để nhằm mở rộng mạng lưới các nguồn tài nguyên, có cái nhìn bao quát hơn tới các mối quan hệ và những vấn đề liên quan tới thân chủ - Lý thuyết nhận thức và hành vi: là việc triển khai các hoạt động công tác xã hội với các đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ Tuy nhiên, , nhận thức (nghề) của đội ngũ nhân viên công tác xã hội là khác nhau, nên hành vi can thiệp, trợ giúp của họ dành cho các đối tượng cũng khác nhau và phản ánh của nhóm thân chủ này có thể tạo ra hiệu ứng tăng cường thúc đẩy nhân viên công tác xã hội tiếp tục triển khai hoạt động can thiệp, trợ giúp hoặc triệt tiêu chúng Theo lý thuyết nhận thức – hành vi, hành vi của con người có thể thay đổi khi nhận thức thay đổi Do vậy, áp dụng trong thực hành công tác xã hội cần vận dụng luận điểm này nhằm lượng giá sự thay đổi hành vi, cũng như nhận thức của đối tượng sau khi nhận được sự can thiệp, trợ giúp của nhân viên công tác xã hội (thông qua các hoạt động trợ giúp công tác xã hội theo quy định pháp lý, các hoạt động 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 can thiệp công tác xã hội cá nhân hoặc nhóm), đồng thời nghiên cứu nhu cầu mở rộng hoạt động công tác xã hội => Nhân viên công tác xã hội xác định được các hành vi can thiệp, trợ giúp phù hợp cho thân chủ, 3 Phương pháp can thiệp: Sử dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân để can thiệp -Tiếp nhận thân chủ: + Việc đầu tiên nhân viên xã hội phải làm là phải xác định vấn đề do đối tượng trình bày, nếu vấn đề đó nằm trong chức năng và khả năng của cơ quan xã hội thì chuẩn bị cho các bước tiếp theo, còn nếu nhu cầu đó nằm ngoài khả năng của cơ quan xã hội thì cần nhanh chóng chuyển đối tượng đến với cơ quan chức năng phù hợp + Cần xác định ai là đối tượng chính, tuy nhiên không đợc bỏ qua những người có liên quan, mà xác định đối tợng chính để chúng ta có thể xác định được vấn đề trọng tâm và để giải quyết có hiệu quả hơn + Xác định vấn đề: cần xác định rõ vấn đề mà đối tợng đang gặp phải, để từ đó tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp - Thu thập thông tin: thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về đối tượng, Các thông tin cần thu thập là: + Những thông tin về đối tượng + Hoàn cảnh của đối tượng + Những người liên quan + Vấn đề đó bắt đầu từ khi nào + Đã có những can thiệp gì Nguồn thu thập thông tin: + Do chính bản thân đối tượng trình bày + Gia đình + Làng, xóm + Cơ quan chức năng 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 + Tài liệu, hồ sơ của đối tượng Cần chuẩn bị đề cương thu thập thông tin + Phương pháp thu thập thông tin (quan sát, vấn đàm, phân tích tài liệu) + Vãng gia (đến thăm nơi thân chủ sống, tìm hiểu môi trường sống của thân chủ, cách sinh hoạt, điều kiện sống, các mới tương tác với thân chủ) - Phân tích và chuẩn đoán: + Sàng lọc thông tin (kiểm tra lại tính xác thực và độ tin cậy của thông tin thu được) + Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong các vấn đề thân chủ gặp phải + Phân tích hiện trạng và nguyên nhân của vấn đề (thời điểm xảy ra vấn đề, tình trạng của thân chủ khi xảy ra vấn đề, nguyên nhân vấn đề, đánh giá hệ quả của vấn đề) + Tình trạng, nhận thức, mong đợi của thân chủ + Nhân viên công tác xã hội cần nhận thức được những giới hạn của chính bản thân và cơ quan xã hội để chia sẻ với đối tượng, giúp họ nắm bắt được tình hình, loại bỏ những khó khăn -Lập kế hoạch trị liệu: đây là giai đoạn lên kế hoạch giải quyết vấn đề, giai đoạn này phải xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể cần đạt được + Thay đổi hoặc cải thiện hoàn cảnh của đối tượng bằng cách hỗ trợ về nguồn lực (ví dụ tạo công ăn việc làm, tìm một chỗ ở mới) + Thay đổi môi trường sống hoặc cải thiện mối quan hệ xã hội, mối quan hệ gia đình + Giúp thân chủ thấy được hậu quả của việc âm thầm chịu đựng những tác động vật lý của người chồng + Mong muốn của thân chủ + Cơ sở khả năng có thể trị liệu + Phạm vi chức năng của tổ chức xã hội + Việc lựa chọn phương thức trị liệu cần xem xét các yếu tố: tính chất của vấn đề, nguồn lực có thể được giải quyết, động cơ của người chồng, sự tự nhận thức của thân chủ - Thực hiện kế hoạch: đây là quá trình tiến hành các hoạt động, dịch vụ nhằm hỗ trợ cá nhân giải quyết vấn đề dựa trên kế hoạch trị liệu đã được đưa ra 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Để thực hiện được mục tiêu đề ra nhân viên công tác xã hội có thể triển khai các hoạt động sau: + Cung cấp một số dịch vụ cụ thể + Tham vấn thân chủ + Trong giai đoạn này thân chủ càng phải nỗ lực tham gia vào giải quyết vấn đề của chính mình, vừa là người chèo chống, vừa là người định hướng mục tiêu của chính mình + Vai trò của nhân viên công tác xã hội là người định hướng, hỗ trợ, là người đánh giá, phản ánh lại với đối tượng đã đạt được, là chỗ dựa tinh thần động viên họ, khuyến khích học thực hiện các hoạt động, đặc biệt lúc họ gặp khó khăn, nhân viên xã hội không làm thay cho đối tượng + Những cản trở khó khăn thực sự nổi lên trong giai đoạn này, do vậy đòi hỏi nhân viên xã hội phải sử dụng phát huy những kỹ năng chuyên môn của mình để hỗ trợ thân chủ tiếp tục hay tìm một hướng đi khác Tiến độ của quá trình trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khả năng của đối tượng, tâm lý, thể trạng, sự nhìn nhận của bản thân họ cũng như các tài nguyên và cơ hội mà đối tượng đang - Lượng giá: + Là động tác đo lường và thẩm định các thay đổi tiến bộ của đối tượng, kết quả của sự can thiệp, sự đối chiếu những cái đã đạt được với mục tiêu đề ra, xem đã đạt được đến mức nào để kịp thời bổ sung điều chỉnh + Nếu kết quả lượng giá cho thấy hướng đi là tích cực, thể hiện sự tiến bộ của đối tượng thì vai trò của nhân viên xã hội cần được giới hạn để tạo điều kiện cho sự chủ động độc lập của đối tượng trong giải quyết vấn đề, giúp đối tượng có sự tiến bộ hơn + Nếu kết quả cho thấy có chiều hướng xấu đi thì cần thẩm định rõ mức độ đến đâu và từ đó có hướng tác động phù hợp, có thể nhờ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác, các chuyên gia hay cơ quan chức năng khác 4, Tiến trình công tác xã hội áp dụng (đến bước xây dựng kế hoạch): Bước 1: Tiếp nhận ca: Chuẩn bị hồ sơ trường hợp Đánh giá sợ bộ nguy cơ: + Thân chủ: chị N, nữ, 32 tuổi + Hoàn cảnh gia đình: lấy chồng xa quê, sống cùng chồng và con 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 + Vấn đề của thân chủ: bị chồng bạo hành thường xuyên, trên nguời chằng chịt các vết thương + Tình trạng hiện nay: lo lắng, hoảng sợ, tâm lý không ổn định, không dám lên tiếng để tố cáo hành vi bạo hành của người chồng + Mức độ nguy cơ: nguy cơ trung bình, nhân viên xã hội đến gặp trong khoảng từ 1 đến 3 ngày Bước 2: Đánh giá Khía cạnh tâm lý, xã hội: + Đánh giá các yếu tố về thể chất: Bị chồng bạo hành thường xuyên, người chằng chịt các vết thương lớn nhỏ, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của chị N và cả đứa bé trong bụng chị + Tâm lý: vì thường xuyên bị chồng bạo hành, đánh đập nên chị N lúc nào cũng trong tâm lý sợ hãi, chị luôn âm thầm chịu đựng và không dám chia sẻ với ai và cũng không dám tố cáo chồng với cơ quan chức năng + Xã hội: sống trong môi trường gia đình không hoà thuận, bị chồng thường xuyên bạo hành, chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ mọi ngời xung quanh + Đánh giá các yếu tố về nhận thức: đối tượng có thể nhận thức được hành vi sai trái của người chồng, nhưng vì sợ hàng xóm dị nghị, bàn tán nên chị N không dám nói ra và luôn trong trạng thái sợ hãi Phân tích môi trường sinh thái: + Đối tượng đang sống trong một gia đình không hạnh phúc, có chồng là kẻ vũ phu thường xuyên bị bạo hành Chị Q hàng xóm biết chuyện sang nhà can ngăn nhưng cũng không giúp được gì nhiều Bố mẹ chồng không ở cùng nhà nên không can ngăn được mỗi khi thân chủ bị chồng đánh + Luôn sống trong lo sợ, tâm lý bị ảnh hưởng, sức khoẻ không ổn định, đang mang thai đứa con thứ hai Xác định vấn đề của thân chủ: + Vấn đề của đối tượng: Bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần khiến cho tâm lý bất ổn, sợ hãi + Hoàn cảnh xảy ra khi sống cùng chồng và con gái + Sự việc diễn ra trong một thời gian dài và đối tượng thường bị đánh đập 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Bước 3: xây dựng kế hoạch can thiệp + Tình trạng thể chất và tinh thần của đối tượng: bị bạo hành đánh đập dù đang mang thai nên tâm lý lo âu và luôn trong trạng thái sợ hãi + Nhu cầu cấp thiết của đối tượng: cần phải đi khám xem cơ thể bị tổn thương bao nhiêu phần trăm, sức khoẻ của cả mẹ và em bé trong bụng có ổn hay không Cần được tư vấn tâm lý, cần được trấn an tinh thần vì thân chủ đang bị hoảng sợ + Mục tiêu hỗ trợ dài hạn: Xử lý người chồng vì có hành vi vi phạm pháp luật: bạo hành, ngược đãi vợ mình Giải quyết mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, giúp người chồng nhận ra sai lầm Làm việc với cơ quan chức năng để xử lý hành vi của người chồng Đề nghị bố mẹ chồng, chị Q cùng hợp tác để ngăn chặn hành vi bạo lực của người chồng + Những trở ngại ngoài ý muốn: chị N không thành thật khai báo về các hành động bạo lực của anh H, anh H không chịu hợp tác để điều tra, nguồn tài trợ không đủ, 5 Những vai trò mà nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện trong việc giải quyết vấn đề: Người tạo khả năng: Trọng tâm nghề nghiệp của công tác xã hội hướng đến việc trợ giúp các đối tượng khai thác những tiềm năng của bản thân để tự lực vươn lên, giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân Nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ nhận thức được khả năng của mình, phát huy những khả năng đó để giải quyết vấn đề của mình Giúp chị N có thể nhận thấy khả năng của mình, những thế mạnh, hạn chế động viên, cổ vũ chị N tin tưởng vào bản thân mình, tin rằng chị có khả năng chứng minh chị không sai và người có lỗi là chồng của chị Người điều phối - kết nối dịch vụ: nhân viên công tác xã hội có thể thông qua các chẩn đoán, đánh giá sơ bộ về tình trạng, hoàn cảnh của đối tượng để từ đó có thể cung cấp các dịch vụ phù hợp Giới thiệu những dịch vụ hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho chị N hoặc giới thiệu cho chị N tham gia những câu lạc bộ vì cộng đồng để giúp chị có thể hoà nhập với mọi người và có thể hạn chế đối mặt với người chồng Nhân viên công tác xã hội có thể trình bày sự việc này lên các cơ quan chức năng để giúp giải quyết vấn đề của chị N Người giáo dục Thân chủ của công tác xã hội là đối tượng dễ bị tổn thương của những thay đổi trong gia đình, xã hội Những nhóm đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em… phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần, họ bị suy giảm các chức năng xã hội Do đó để thích ứng với cuộc sống, thân chủ cần phải có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân, các kỹ năng xã hội… Thân chủ 13 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 của công tác xã hội là đối tượng dễ bị tổn thương của những thay đổi trong gia đình, xã hội Những nhóm đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em… phải ối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần, họ bị suy giảm các chức năng xã hội Do đó để thích ứng với cuộc sống, thân chủ cần phải có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân, các kỹ năng xã hội Vì chị N là đối tượng đang bị tổn thương do gia đình, nên nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ chị N thêm nhiều kiến thức về kỹ năng phòng ngừa, phòng chống bạo lực gia đình Người biện hộ: nhân viên công tác xã hội cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của thân chủ, phải là người bảo vệ những quyền lợi chính đáng của thân chủ Nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân của các hành vi bạo lực của người chồng, để từ đó có thể giúp chị N không còn cảm thấy sợ hãi, lo sợ với người người chồng của mình, làm cho chị N hiểu rằng chị đang là người được bảo vệ và chị cần phải tự đấu tranh cho quyền lợi và sự an toàn của mình Người tạo môi trường thuận lợi: Mỗi cá nhân là một hệ thống chịu ảnh hưởng và sự tác động từ những hệ thống xung quanh Công tác xã hội chú ý đến mối quan hệ giữa con người với các hệ thống xung quanh Tạo môi trường thuận lợi trong công tác xã hội được thực hiện qua việc cải thiện và nâng cao chất lượng trong mối quan hệ giữa con người và hệ thống xung quanh Nhân viên công tác xã hội cần chú ý đến các môi trường xã hội xung quanh thân chủ để tạo ra môi trường thuận lợi nhất giúp thân chủ giải quyết các vấn đề của bản thân 6 Thực trạng và xu hướng phát triển của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam: a, Thực trạng của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam: Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những ngời không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hoà nhập và có cuộc sống tốt hơn Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần trợ giúp, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội Tuy nhiên ngành công tác xã hội ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến hoàn toàn Hầu hết mọi người đều cho rằng Công tác xã hội là hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế, thực hiện luật pháp, chính sách xã hội thuần tuý đối với các đối tượng xã hội và ai cũng có làm được, chỉ cần có nhiệt tình, tâm huyết 14 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Ngành công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết Một trong những thách thức chính là thiếu nguồn nhân lực chuyên môn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới Việc đào tạo người lao động trong lĩnh vực này còn hạn chế và chưa đáp ứng nhu cầu thực tế Ngoài ra, mức độ xã hội hoá của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình còn chưa cao, do đó, chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền vẫn còn hạn chế Nhiều vấn đề xã hội vẫn cần được giải quyết bằng cách cải thiện chính sách, bao gồm cả việc tăng cường hỗ trợ xã hội và phòng chống bạo lực, giảm đói nghèo, hỗ trợ người già và các đối tượng khác Ngoài ra, lĩnh vực này cũng đối mặt với những thách thức về tài chính, kinh phí và các tài nguyên khác Chính sách và các nguồn hỗ trợ về công tác xã hội không đồng đều, một số địa phương và nhóm đối tượng vẫn chưa được hỗ trợ đầy đủ và thích hợp Một vấn đề khác cũng đang ảnh hưởng đến ngành công tác xã hội là sự chênh lệch phát triển giữa các khu vực, các lĩnh vực công tác xã hội và dịch vụ đi kèm vẫn chưa đồng đều trong cả nước, điều này dẫn đến một số vùng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn Tóm lại, ngành công tác xã hội hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề, cần sự quan tâm và hỗ trợ từ phía chính quyền, các tổ chức và cộng đồng để đưa ra các giải pháp đúng hướng và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng b, Xu hướng phát triển của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam: Một trong những xu hướng nổi bật của ngành công tác xã hội là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn hoá, đặc biệt là tại các vùng khó khăn, nghèo có tỷ lệ trẻ em nhiều, dân tộc thiểu số, nhóm ngời khuyết tật hay người cao tuổi Đào tạo các chuyên viên, cán bộ có kiến thức về các ngành như giáo dục, tâm lý học, y học cộng đồng và xã hội học sẽ giúp họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của các nhóm khó khăn Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng mang lại nhiều cơ hội cho ngành công tác xã hội, giúp quản lý và chăm sóc các đối tượng khó khăn, hỗ trợ cộng đồng tốt hơn và hiệu quả hơn Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ và các cộng đồng để đẩy mạnh công tác xã hội Việc hợp tác này sẽ giúp đưa ra các giải pháp tốt hơn và có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội Hiện nay, xu hướng phát triển của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình tại Việt Nam là tập trung vào việc xây dựng một môi trờng gia đình lành mạnh, giúp gia đình có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản và đóng góp tích cực vào phát triển xã hội Các tổ chức, cơ quan và cá nhân trong lĩnh vực công tác xã hội đang tập trung vào việc hỗ trợ, tư vấn và giáo dục cho các gia đình về kỹ năng quản lý tài chính, tình cảm trong gia đình, nâng cao giá trị và vai trò của các thành viên trong gia đình Ngoài ra, việc xây dựng cộng đồng gia đình lành mạnh, giúp các gia đình có thể tương tác, hỗ trợ và tiếp thêm nguồn lực tích cực, cũng là một trong những xu hướng hiện nay 15 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các dịch vụ hỗ trợ gia đình tới các cộng đồng, giúp tối ưu hoá việc tiếp cận và tăng cờng hiệu quả của các chương trình hỗ trợ Như vậy, tốc độ phát triển của lĩnh vực công tác xã hội với gia đình ở Việt Nam đang được quan tâm và hỗ trợ đáng kể Sự tập trung vào gia đình là một xu hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh và phát triển Tuy nhiên, việc nâng cao tính bền vững của các chương trình, giám sát và đánh giá hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển của lĩnh vực này Như vậy, sự phát triển của nghề công tác xã hội tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh đất nước đang từng bước vươn lên và phát triển Các xu hướng phát triển trên giúp nghề công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với gia đình nói riêng trở nên chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội đang dần được nâng cao và đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác xã hội 16 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã đưa bộ môn Công tác xã hội đại cường vào chương trình học tâp và giảng dạy em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Mai Tuyết Hạnh đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt học kỳ vừa qua Là một sinh viên ngành Công tác xã hội, trong thời gian tham gia lớp học, em đã có được những kiến thức tổng quát và hiểu hơn về ngành học của mình Bên cạnh đó, em cũng được được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau làm Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình làm tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em rất mong có thể nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 17 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình Công tác xã hội đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Tháng 09/2014 2 Báo Vietnamnet https://infonet.vietnamnet.vn/cong-tac-xa-hoi-trong-linh-vuc-gia-dinh-va-tre-em-va- nhung-van-de-dat-ra-105047.html 3, Tạp chí khoa học, Học viện phụ nữ Việt Nam http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/sites/default/files/bai03_02_2021.pdf 4 https://ukh.edu.vn/vi-vn/tong-quan/Khoa/khoa-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/chi-tiet- khoa-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/id/2400/Cong-tac-xa-hoi-ca-nhan-doi-voi-tre-em- khuyet-tat-van-dong-tai-Trung-tam-Bao-tro-Xa-hoi-tinh-Khanh-Hoa- 5, Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam http://hoibaotrotuphap.com/huong-dan-nghiep-vu/cac-nhom-bao-luc-gia-dinh-nguyen- nhan-va-giai-phap-cua-hien-tuong-bao-luc-gia-dinh.196.html 6, Báo Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1027867/cong-tac-xa-hoi -nghe-mang-lai-gia-tri- tot-dep-cho-cuoc-song 18 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w