1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện trung ương thái nguyên

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên
Tác giả Trần Thị Hiền
Người hướng dẫn Ts. Khổng Thị Ngọc Mai
Trường học Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Nhi khoa
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN THỊ HIỀN TỈ LỆ GIẢM TIỂU CẦU Ở TRẺ SƠ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

TRẦN THỊ HIỀN

TỈ LỆ GIẢM TIỂU CẦU Ở TRẺ SƠ SINH

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN

TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN - NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

TRẦN THỊ HIỀN

TỈ LỆ GIẢM TIỂU CẦU Ở TRẺ SƠ SINH

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN

TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nhi khoa

Mã số: NT 62 72 16 55

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS KHỔNG THỊ NGỌC MAI

THÁI NGUYÊN - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Hiền xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS Khổng Thị Ngọc Mai

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là trung thực và khách quan,

đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên,ngày 10 tháng 12 năm 2023

Người viết cam đoan

Trần Thị Hiền

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy

cô Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và Tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều

kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã tạo điều kiện, đóng góp những ý kiến qúy báu cho luận văn và động viên tôi

trong suốt quá trình học tập

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong

quá trình học tập và nghiên cứu

Thái Nguyên,ngày 10 tháng 12 năm 2023

Học viên

Trần Thị Hiền

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AGA Phù hợp so với tuổi thai Appropriate for Gestational Age CDKD Chuyển dạ kéo dài

ĐTĐ Đái tháo đường

GTC Giảm tiểu cầu

G/L Giga/ Lít

ITP Giảm tiểu cầu vô căn IdopathicThrombocytopenic Purpura OVS Ối vỡ sớm

SGA Nhỏ hơn so với tuổi thai Small for Gestational Age

VRHT Viêm ruột hoại tử Necrotizing Enterocolitis

SHH Suy hô hấp

TC Tiểu cầu

NTSS Nhiễm trùng sơ sinh

NTH Nhiễm trùng huyết Sepsis

IUGR Chậm phát triển trong tử cung Intrauterine growth retardation

RLLN Rút lõm lồng ngực

NTHSS Nhiễm trùng huyết sơ sinh

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Định nghĩa của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 3

1.1.2 Quá trình sản sinh tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 3

1.2 Cơ chế giảm tiểu cầu và một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 8 1.2.1 Cơ chế giảm tiểu cầu 8

1.2.2 Một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 9

1.3 Tỉ lệ giảm tiểu cầu và một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 11 1.3.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu và một số yếu tố liên quan về phía con 11

1.3.2 Tỉ lệ giảm tiểu cầu và một số yếu tố liên quan về phía mẹ 19

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 24

2.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 24

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 24

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25

2.4 Nội dung nghiên cứu 25

2.4.1 Biến số và định nghĩa các biến số 25

2.4.2 Các chỉ số nghiên cứu 31

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 31

2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 32

2.7 Sai số và khống chế sai số 33

Trang 7

2.8 Hạn chế của nghiên cứu 33

2.9 Đạo đức nghiên cứu 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 35

3.2 Một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 39

3.2.1 Yếu tố của con 39

3.2.2 Yếu tố từ phía mẹ 44

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 48

4.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 48

4.1.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu theo tuổi thai 51

4.1.2 Tỉ lệ giảm tiểu cầu theo cân nặng lúc sinh 52

4.1.3 Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh theo giới tính 53

4.2 Một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 53

4.2.1 Yếu tố từ con 53

4.2.2 Yếu tố của mẹ 59

KẾT LUẬN 64

KHUYẾN NGHỊ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 73

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 74

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ sinh tiểu cầu 6

Biểu đồ 2.1 Cân nặng theo tuổi thai của Việt Nam 28

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 35

Biểu đồ 3.2 Mức độ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh 36

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các thụ thể bề mặt chính của tiểu cầu 4

Bảng 2.1 Chỉ số Apgar 27

Bảng 2.2 Chỉ số Silverman 27

Bảng 3.1 Tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh theo tuổi thai 36

Bảng 3.2 Tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh theo cân nặng lúc sinh 36

Bảng 3.3 Tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh theo giới tính 37

Bảng 3.4 Mức độ giảm tiểu cầu phân bố theo tuổi thai, giới tính, cân nặng 38 Bảng 3.5 Mối liên quan giữa tuổi thai và giảm tiểu cầu 39

Bảng 3.6 Mối liên quan giữa cân nặng lúc sinh và giảm tiểu cầu 40

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa giới tính và giảm tiểu cầu 40

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa bệnh lí nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng huyết sơ sinh và giảm tiểu cầu 41

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa ngạt, chậm phát triển trong tử cung và giảm tiểu cầu 41

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi thai, cân nặng lúc sinh, giới tính và mức độ giảm tiểu cầu 42

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa một số bệnh lí của con và mức độ giảm tiểu cầu 43 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, tiền sản giật và giảm tiểu cầu 44

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm tiểu cầu miễn dịch và giảm tiểu cầu 45

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, tiền sản giật và mức độ giảm tiểu cầu 46

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm tiểu cầu miễn dịch và mức độ giảm tiểu cầu 47

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giảm tiểu cầu là một trong những bất thường về huyết học phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh Giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết dưới da, nội tạng và gây những hậu quả nặng nề và nguy hiểm cho trẻ như xuất huyết nội sọ có thể

để lại di chứng thần kinh cho sau này, nặng lên có thể tử vong Do đó, chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp là cần thiết để ngăn ngừa tử vong hoặc di chứng thần kinh ở trẻ sơ sinh giảm tiểu cầu nặng [20]

Tại các đơn vị hồi sức tích cực sơ sinh nói chung tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ

sơ sinh thường gặp là 20 – 35% [59], [32], [27] đặc biệt là ở trẻ sơ sinh non tháng, tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh non tháng có trọng lượng lúc sinh dưới

1000 gram và dưới 750 gram được báo cáo xảy ra lên đến 75,0–90,0% trẻ sơ sinh [62], trong đó giảm tiểu cầu nặng (số lượng tiểu cầu dưới 50G/L) chiếm 5,0– 20,0% tổng số trẻ [29]

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh Theo nghiên cứu của Eslami Z MD và cộng sự (2013), trong 350 trẻ sơ sinh nhập khoa hồi sức cấp cứu có 28,5% (85/350) giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh [61] Theo nghiên cứu của Patil S và cộng sự (2014) nghiên cứu 550 trẻ sơ sinh nhập viện, tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh là 25,45% (140/550) [51] Nghiên cứu của Gupta A và cộng sự (2011) trên 258 trẻ sơ sinh, tỉ lệ GTC là 70,5% [19] Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hương tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016 cho thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 13,7%, giảm tiểu cầu gặp chủ yếu ở trẻ đẻ non (67,7%) [8] Nghiên cứu của Lê Thị Châu và Lâm Thị Mỹ từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 04 năm 2006 tại Khoa

Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 6,4% [9]

Một số yếu tố yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh như yếu tố

từ phía mẹ, phía thai, quá trình chuyển dạ cũng như tình trạng bệnh lí trẻ đang

Trang 12

mắc Theo nghiên cứu tại Đơn vị chăm sóc chuyên sâu sơ sinh (NICU) của khu phức hợp Bệnh viện nhi đồng Multan trong thời gian từ tháng 1 năm

2020 đến tháng 1 năm 2021 cho thấy trong tổng số 191 trẻ sơ sinh, tỉ lệ phổ biến của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh được ghi nhận là 47,1% (90/191), trong

đó 110 trẻ (57,6%) là nam; mẹ bị tăng huyết áp do mang thai, mẹ bị vỡ màng

ối sớm và mẹ bị sản giật; trẻ sơ sinh non tháng, nhỏ so với tuổi thai, nhiễm trùng huyết sơ sinh và viêm ruột hoại tử sơ sinh được phát hiện có mối liên quan đáng kể với giảm tiểu cầu Tổng cộng có 13 (6,8%) trẻ sơ sinh tử vong, trong đó có 5 trẻ (38,5%) bị giảm tiểu cầu nặng [20] Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hương tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016 cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố của con liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh như trẻ đẻ non, cân nặng lúc sinh < 2500 gram, các yếu tố quan trọng khác như nhiễm trùng gặp nhiều trong nhóm khởi phát muộn và thường giảm tiểu cầu mức độ nặng [8]

Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của các tác giả còn có những khác biệt Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, hằng năm có hơn

800 trẻ sơ sinh nhập viện [15], trong đó có bệnh nhi có tình trạng giảm tiểu cầu ngay sau sinh, đặc biệt có những trường hợp phải truyền tiểu cầu Vậy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

thường gặp tại đây? Để trả lời câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với hai mục tiêu:

1 Xác định tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2022-2023

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm

1.1.1 Định nghĩa của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Giảm tiểu cầu được định nghĩa là số lượng TC trong máu ngoại vi dưới 150G/L [10] và được chia làm ba mức độ: giảm tiểu cầu nhẹ khi số lượng tiểu cầu từ 100 đến 150G/L, giảm tiểu cầu mức độ trung bình khi số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi từ 50 đến 100G/L và giảm tiểu cầu nặng khi số lượng tiểu cầu dưới 50G/L Giảm tiểu cầu xảy ra chủ yếu ở trẻ đẻ non hoặc ở trẻ bị bệnh, cơ chế chủ yếu do giảm sản xuất tiểu cầu hoặc tăng tiêu thụ tiểu cầu

1.1.2 Quá trình sản sinh tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

1.1.2.1 Một số đặc điểm của tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào không nhân, được sản sinh từ mẫu TC, bắt đầu

từ gan của thai nhi, sau đó từ tủy xương ở cuối thời kỳ thai nhi Sau khi sinh,

TC được sinh ra từ mẫu TC trong tủy xương

- Đời sống của TC là 7 - 10 ngày

- Về cấu trúc tiểu cầu:

+ Hình ảnh vi thể: Trên tiêu bản nhuộm giemsa, tiểu cầu là một tế bào nhỏ, không nhân, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính trung bình 2 - 4µm [21], bắt màu tím hồng, có thể quan sát được màng tiểu cầu như một đường viền mỏng và những hạt lấm tấm nhỏ như đầu kim bắt màu đậm hơn nằm trong nguyên sinh chất tiểu cầu

+ Hình ảnh siêu cấu trúc:

Dưới kính hiển vi điện tử tiểu cầu được ghi nhận có các thành phần:

* Lớp màng ngoài: Lớp này dày khoảng 14 - 20nm, thành phần chính là glycoprotein (GP), glycolipid, mucopolysaccharid và các protein của huyết

Trang 14

Bảng 1.1 Các thụ thể bề mặt chính của tiểu cầu [21]

Glycoprotein Thụ thể Chức năng/chất liên kết

GPIIb/IIIa Thụ thể của fibrinogen, vWF, fibronectin,

* Các yếu tố tạo khung đỡ tiểu cầu

Các vi ống: Nằm sát dưới màng tiểu cầu bao quanh chu vi tiểu cầu tạo nên khung đỡ và cùng với các sợi actin tạo nên hình đĩa cho tiểu cầu

Các vi sợi: Bản chất các vi sợi là actin, chất này rất giầu trong tiểu cầu Khi tiểu cầu bị hoạt hóa và thay đổi hình dạng thì các vi sợi xuất hiện nhiều lên và tham gia tạo giả túc của tiểu cầu [21]

* Hệ thống đặc và kênh mở

Hệ thống đặc là một khối vật chất vô định hình dầy đặc điện tử, là nơi dự trữ Ca++ của tiểu cầu là nơi tổng hợp men cyclooxygenase và prostaglandin Hệ thống kênh mở: Là một hệ thống ống dẫn từ trong bào tương của tiểu cầu ra đến lớp màng ngoài, tạo thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt tiểu cầu Hệ thống này đóng vai trò như một đường dẫn cho các chất từ bên ngoài môi

Trang 15

trường đi vào trong tế bào chất của tiểu cầu và là nơi đưa các chất được giải phóng từ các hạt ra khỏi tiểu cầu khi chúng bị hoạt hóa [21]

* Các bào quan

- Ty thể: Mỗi tiểu cầu có khoảng 7 ty thể, với kích thước tương đối nhỏ, chúng đóng vai trò tạo dự trữ năng lượng cho tiểu cầu thông qua các phản ứng oxydase [21]

- Lysosome: Có chứa nhiều enzyme như galatosidase, fucosidase, hexozanidase, glucuronidase

- Peroxisome: Là các hạt rất nhỏ nằm trong tiểu cầu, đóng vai trò trong

sự chuyển hóa lipid của tiểu cầu

- Các hạt của tiểu cầu: Chứa rất nhiều chất tham gia vào quá trình dính, ngưng tập của tiểu cầu với nồng độ rất cao, nó chỉ được tiết ra khi tiểu cầu bị kích hoạt bao gồm:

+ Hạt đậm: Là các hạt phân bố rất nhiều trong tiểu cầu, các hạt này có đường kính từ 20-30nm, rất giàu adenosine triphosphate (ATP), adenosine diphosphate (ADP), chứa hàm lượng cao canxi, serotonin, pyrophosphate + Hạt α: Là loại hạt chiếm tỉ lệ cao nhất trong tiểu cầu, mỗi tiểu cầu có khoảng 50 - 80 hạt α, hạt này chứa các protein đóng nhiều vai trò khác nhau trong quá trình cầm máu, đông máu và sự lành vết thương [21]

Tiểu cầu có nhiều chức năng trong cầm máu, là thành phần quan trọng trong giai đoạn cầm máu ban đầu, hình thành các nút TC Trên mặt TC có nhiều thụ thể quan trọng cho protein kết dính, trong đó có yếu tố von Willebrand và fibrinogen, cũng như các thụ thể làm tăng kết tụ TC như thrombin và collagen Sau khi có vết thương ở thành mạch máu, collagen dưới nội mô gắn với von Willebrand Yếu tố von Willebrand gắn với phức hợp glycoprotein Ib của TC, gây kết dính TC Sau đó tiểu cầu hoạt hóa, sinh

ra thromboxan A2 từ acid arachidonic thông qua enzym cyclooxygenase Sau khi hoạt hóa, TC giải phóng ADP, STP, Ca2+, serotonin, các yếu tố đông máu

ở khu vực quanh TC Fibrinogen ở máu gắn kết với tiểu cầu đã hoạt hóa, phức

Trang 16

hợp glycoprotein IIb-IIIa, liên kết các tiểu cầu với nhau, làm tiểu cầu kết tụ, tạo thành nút cầm máu ở vị trí vết thương mạch máu

Serotonin và histamin giải phóng ra trong quá trình hoạt hóa TC làm co mạch máu, góp phần làm cầm máu Thêm vào đó, thành mạch có nút TC làm thay đổi bề mặt xúc tác các yếu tố đông máu, hình thành thrombin, góp phần đông máu Cuối cùng TC còn làm co cục máu, làm bền vững sự cầm máu Khi

TC giảm về số lượng hay khiếm khuyết về chức năng, gây rối loạn cầm máu và

chảy máu

1.1.2.2 Quá trình sản sinh tiểu cầu

Tiểu cầu đã bắt đầu xuất hiện ở bào thai người vào khoảng tuần thứ 5 sau thụ tinh và tăng về số lượng trong suốt thời kỳ phôi thai, đạt được giá trị trung bình là 150G/L vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ và đạt được giá trị giới hạn bình thường của người lớn vào tuần thứ 22 của thai [39]

Tiểu cầu là những mảnh tế bào được tách ra từ một tế bào rất lớn là mẫu tiểu cầu Một mẫu TC có thể sinh ra khoảng 5000 TC

Quá trình sinh tiểu cầu là quá trình sinh sản và biệt hóa từ tế bào gốc vạn năng theo sơ đồ sau:

Hình 1.1 Sơ đồ sinh tiểu cầu [5]

( HSC:hemopoietic stem cells, MTC: mẫu tiểu cầu, TC: tiểu cầu)

Quá trình này diễn ra trong một vi môi trường phức tạp của tủy xương Mẫu tiểu cầu trưởng thành ở tuổi sinh tiểu cầu là tế bào máu lớn nhất trong các tế bào máu ở tủy xương, với nhân rất to, nhiều múi, nguyên sinh chất rộng chứa rất nhiều hạt Tủy xương có thể tái tạo 108 mẫu tiểu cầu mỗi ngày [18],

Trang 17

[43] Mỗi mẫu tiểu cầu có thể sinh được từ 2.000 đến 5.000 tiểu cầu Sinh tiểu cầu từ mẫu tiểu cầu, hiện nay có hai giả thuyết không loại trừ lẫn nhau Một giả thuyết cho rằng mẫu tiểu cầu duỗi dài một phần bào tương (nảy chồi), sau

đó chít hẹp lại từng đoạn và tách ra để tạo các tiểu cầu [43], [57] Một giả thuyết khác đề xuất rằng lớp màng của tiểu cầu được hình thành trong bào tương của mẫu tiểu cầu, sau đó tiểu cầu được phóng thích ra ngoài bởi sự phân mảnh của bào tương [18]

Số lượng tiểu cầu bình thường ở máu ngoại vi là từ 150 đến 450 x109/l Đời sống trung bình của tiểu cầu là 10 ngày Sau khi được sinh ra tại các xoang tủy xương, tiểu cầu ra máu ngoại vi, 2/3 lưu hành ở máu ngoại vi, 1/3 giữ lại ở lách Hầu hết tiểu cầu được loại bỏ ở lách và gan sau quá trình lão hóa, nhưng một phần không nhỏ liên tục bị loại bỏ qua sự tham gia duy trì tính toàn vẹn của mạch máu [21]

Có rất nhiều cytokine tham gia vào việc điều hòa quá trình sinh tiểu cầu, các chất này có thể tác động vào nhiều giai đoạn như tăng sinh, trưởng thành của mẫu tiểu cầu và sự tạo thành tiểu cầu Thrombopoietin (TPO): Là yếu tố tăng trưởng chính cho dòng mẫu tiểu cầu, đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của tế bào gốc tạo máu Thrombopoietin kích thích mẫu tiểu cầu để tăng kích thước tế bào, hình thành các chồi tạo tiểu cầu sau đó phân mảnh thành tiểu cầu, nhưng không phải độc quyền hoạt động này, thrombopoietin kết hợp với các yếu tố khác granulo-mono colony stimulating factor (GM -CSF), interleukin - 3 (IL - 3), IL - 6, IL - 11, fibroblast growth factor (FGF)

và erythropoietin (EPO) GM - CSF, IL - 3 có tác dụng kích thích sự tạo dòng mẫu tiểu cầu, trong đó IL-3 có tác dụng mạnh hơn IL - 6, IL - 11 làm mẫu tiểu cầu trưởng thành biểu hiện ở tăng kích thước tế bào, tăng sự phân múi của nhân EPO tác động trong quá trình trưởng thành của mẫu tiểu cầu [18]

* Nhóm có tác dụng ức chế: transforming growth factor (TGF), IL - 4, yếu tố IV tiểu cầu [18]

Trang 18

1.2 Cơ chế giảm tiểu cầu và một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở trẻ

sơ sinh

1.2.1 Cơ chế giảm tiểu cầu

Nhiều tình trạng của bà mẹ, của thai nhi và của trẻ sơ sinh phối hợp với hiện tượng GTC ở trẻ sơ sinh Tuy nhiên, cơ chế gây GTC ở trẻ sơ sinh cho đến nay vẫn chưa được biết rõ Người ta cho rằng có 3 cơ chế chính dẫn đến việc GTC ở trẻ sơ sinh đó là: giảm sản sinh TC, tăng tiêu thụ TC và phối hợp

cả hai cơ chế [10], [11]

- Giảm sản sinh tiểu cầu: Giảm sản sinh TC là cơ chế chủ yếu trong GTC sớm ở trẻ sơ sinh, chiếm tới 75,0% các trường hợp GTC ngay sau đẻ hoặc trong vòng 72 giờ sau đẻ Tuy nhiên, bất thường về miễn dịch hoặc bệnh

lí đông máu gây ra GTC chỉ chiếm một số ít trong số này, còn lại phần lớn các bệnh nhân là trẻ đẻ non do các tai biến trong quá trình mang thai: thiếu nuôi dưỡng bánh rau hoặc thiếu oxy bào thai trong trường hợp mẹ bị tiền sản giật hoặc thai chậm phát triển trong tử cung Trẻ có GTC sớm sau đẻ thường

có khiếm khuyết trong quá trình sản sinh mẫu TC, nguyên mẫu TC và mẫu

TC thường giảm sau đẻ, nồng độ thrombopoietin thường tăng

- Tăng tiêu thụ tiểu cầu/tiểu cầu bị phong tỏa

Tăng tiêu thụ TC và TC bị phong tỏa cũng là cơ chế chính, chiếm 25,0 - 35,0% trường hợp GTC ở trẻ sơ sinh Nhìn chung, khoảng 15,0 - 20,0% trẻ sơ sinh có GTC khởi phát sớm có kháng thể đồng miễn và kháng thể tự miễn truyền qua nhau thai Đông máu nội quản rải rác chiếm 10,0 - 15,0%, hầu hết thường xảy ra ở những trẻ có bệnh nặng, đặc biệt những là ở những trẻ có kèm theo thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ và nhiễm trùng Cục máu đông hoặc tăng hoạt hóa tiểu cầu/bất động tiểu cầu tại vị trí viêm cũng là những ví

dụ của giảm tiểu cầu do tăng tiêu thụ tiểu cầu

- Kết hợp cả hai cơ chế

Trong rất nhiều trường hợp, giảm tiểu cầu là do sự kết hợp của nhiều cơ

Trang 19

chế Một trẻ sơ sinh non tháng của một bà mẹ bị tiền sản giật bị nhiễm khuẩn

sơ sinh sớm và một trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung bị viêm ruột hoại

tử có thể bị GTC do cả cơ chế rối loạn sản sinh TC (sau tiền sản giật hoặc thai chậm phát triển trong tử cung) kết hợp với tăng tiêu thụ TC (do nhiễm khuẩn

và viêm ruột hoại tử) Những biểu hiện trên xét nghiệm có thể đưa ra các gợi

ý về cơ chế của giảm tiểu cầu Kích thước trung bình của TC trong máu ngoại

vi bình thường là 7,5 - 9,5fl trong GTC do giảm sản sinh TC và tăng (> 10 - 12fl) khi GTC do các nguyên nhân làm tăng tiêu thụ tiểu cầu Kích thước tiểu cầu lớn hơn là dấu hiệu chứng tỏ tủy xương được kích thích để tạo ra nhiều

TC chưa trưởng thành để đáp ứng với việc tăng tiêu thụ TC Tỉ lệ TC lưới là một dấu hiệu khác gợi ý về cơ chế gây giảm tiểu cầu TC lưới là những TC mới được sản xuất có thành phần acid nucleic cao hơn các TC trưởng thành

TC lưới thấp (< 2,0%) khi sản sinh TC giảm và cao (> 10,0%) trong tăng tiêu thụ TC

- Thrombopoietin, một yếu tố phát triển, là yếu tố chính điều hòa sản sinh TC ở trẻ sơ sinh Định lượng nồng độ thrombopoietin trong huyết tương

có thể giúp phân biệt nguyên nhân GTC là do giảm sinh sản TC hay tăng tiêu thụ TC Thrombopoietin được sản xuất tại gan, được lấy ra khỏi máu tuần hoàn bằng việc gắn với receptor trên màng của nguyên mẫu TC, mẫu TC và

TC Khi sản sinh tiểu cầu thấp một cách bất thường, ít mẫu TC được sản sinh

và nồng độ thrombopoietin trong máu cao [28]

1.2.2 Một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Có thể phân các nguyên nhân giảm tiểu cầu sơ sinh thành 5 nhóm sau đây:

- Giảm tiểu cầu do nhiễm khuẩn sơ sinh:

+ Nhiễm vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết sau sinh (đông máu trong mạch lan tỏa);

+ Nhiễm trùng từ thời kì bào thai, thường do virus cự bào (CMV - Cytomegalovirus), Toxoplasma, Rubella, Herpes… (thường phối

Trang 20

hợp có dị dạng, gan-lách to…) Nhiễm siêu vi có khả năng tạo ra kháng thể tự miễn chống tiểu cầu;

+ Nhiễm HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) do lây truyền

từ mẹ sang thai;

+ Sốt rét sơ sinh, do lây truyền mẹ - thai [10]

- Giảm tiểu cầu miễn dịch:

+ Mẹ bị bệnh giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân mạn tính (ITP); hoặc do mẹ sử dụng thuốc khi có thai;

+ Tiểu cầu bị giảm do có kháng thể từ mẹ sang, tiểu cầu giảm thụ động, mắc phải trong tử cung;

+ Giảm tiểu cầu đồng miễn dịch, kháng thể đồng miễn đặc hiệu với kháng nguyên tiểu cầu của thai, kháng nguyên tiểu cầu thường gây

ra kháng thể là kháng nguyên thuộc hệ thống PLA1/PLA2 hay

Zwa/Zwb [10]

- Giảm tiểu cầu ngoại biên không do miễn dịch:

+ Nhiễm khuẩn huyết, ngạt sơ sinh, đông máu trong mạch lan tỏa trong nhiễm vi khuẩn;

+ U mạch;

+ Huyết khối rộng, như huyết khối ở tĩnh mạch thận [10]

- Giảm tiểu cầu do nguyên nhân phối hợp:

+ Giảm tiểu cầu sơ sinh ở trẻ hạ thân nhiệt (tiểu cầu giữ ở lách và sản sinh ở tủy kém), ở trẻ bị thiếu oxy trước và sau sinh, ở trẻ chậm phát triển trong tử cung hay bị suy thở;

+ Giảm tiểu cầu sơ sinh trong một số rối loạn chuyển hóa hay cao áp phổi (có đông máu trong mạch lan tỏa);

+ Giảm tiểu cầu ở bệnh đa hồng cầu sơ sinh hay tăng nguyên hồng cầu bào thai (cơ chế do đông máu trong mạch lan tỏa và ức chế sinh mẫu tiểu cầu tủy) [10]

Trang 21

- Giảm tiểu cầu trung ương do sản sinh kém:

+ Giảm tiểu cầu với không có xương quay;

+ Ba nhiễm sắc thể 13, 18, 21;

+ Thiếu máu Fanconi;

+ Giảm tiểu cầu có tính gia đình;

+ Bệnh xương hóa đá;

+ Leukemia bầm sinh hay hội chứng Pepper, do tủy bị thâm nhiễm [10]

1.3 Tỉ lệ giảm tiểu cầu và một số yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ

sơ sinh

1.3.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu và một số yếu tố liên quan về phía con

1.3.1.1 Tỉ lệ giảm tiểu cầu theo giới

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới xác định mối liên quan giữa giới tính

và giảm tiểu cầu sơ sinh

Theo Ulusoy E và cộng sự (2013), nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trong 5 năm để xác định tỉ lệ, nguyên nhân, phương pháp điều trị và hậu quả của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, nghiên cứu trên 3.515 trẻ sơ sinh cho thấy: Tỉ lệ giảm tiểu cầu chiếm 3,8% (134 trẻ); trẻ nam chiếm 64,0%; trẻ nữ chiếm 36% [25]

Theo nghiên cứu của Nadkarni J và cộng sự (2016) nghiên cứu 603 trẻ

có suy hô hấp sơ sinh tại một đơn vị Hồi sức tích cực Sơ sinh cho thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu là 25,07%, trong đó: 68,3% là trẻ nam; 81,0% giảm tiểu cầu khởi phát sớm và 19,0% là sơ sinh non tháng [34]

Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu Hoàng Thị Hương, GTC ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn ở trẻ nam chiếm 65,5% tổng số trẻ sơ sinh bị GTC [8] Nghiên cứu của Lê Thị Châu và Lâm Thị Mỹ từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 04 năm 2006 tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 6,4% Các yếu tố liên quan thường gặp của giảm

Trang 22

tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là: giới nam (62,3%); sinh non (47,5%); cân nặng lúc sinh nhỏ hơn 2500 gram (51,6%); sinh ngạt (26,2%) [9]

Theo kết quả nghiên cứu của Eslami Z.MD và cộng sự (2013) theo dõi

350 trẻ sơ sinh, trong đó 85 trẻ sơ sinh có GTC được đưa vào nghiên cứu, tỉ lệ trẻ nam chỉ chiếm 40,0% (34/85) và tỉ lệ trẻ nữ là 60,0% (51/85) [61]

Qua một số nghiên cứu trên, ta thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ nam phần lớn nhiều hơn ở trẻ nữ, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ nam gặp nhiều hơn ở trẻ nữ và trong nhiều nghiên cứu thì giới tính nam được coi là một yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh Trong nghiên cứu của Kent và cộng

sự đã cho rằng nguy cơ xuất huyết nội sọ và nhiễm trùng tăng cao ở trẻ nam [22] Cheryl A và cộng sự (2010) cho rằng, xuất huyết nội sọ là biến chứng rất thường gặp của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh khởi phát sớm và thường xảy ra ở trẻ nam [23]

Bên cạnh đó, có sự khác biệt về tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh theo giới cũng có thể do đặc điểm nghiên cứu của các đối tượng nghiên cứu khác nhau

1.3.1.2 Tỉ lệ giảm tiểu cầu theo tuổi thai

Tuổi thai là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh Trẻ đẻ non thường dẫn đến khối lượng máu thấp, nguy cơ giảm tiểu cầu cao hơn Theo nghiên cứu của Wan W.Y và cộng sự (2021) trên 5196 trẻ sơ sinh sống được nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Singapore từ năm 2017 đến năm

2019 cho thấy có 73 trẻ (1,4%) được phát hiện bị giảm tiểu cầu Tỉ lệ mắc cao hơn ở trẻ sinh non < 32 tuần (27,7%) [60]

Ulusoy E và cộng sự (2013), nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trong 5

năm để xác định tỉ lệ, nguyên nhân, phương pháp điều trị và hậu quả của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, nghiên cứu trên 3.515 trẻ sơ sinh cho thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu chiếm 3,8% (134), trong đó: giảm tiểu cầu ở trẻ đẻ non chiếm 72,0%; giảm tiểu cầu mức độ nặng chiếm 26,0%; có 11,0% trẻ sơ sinh bị giảm tiểu cầu có biểu hiện xuất huyết, trong đó xuất huyết nội sọ chiếm 5,9% và tất cả

Trang 23

đẻ non là 20,6% cao hơn trẻ đủ tháng là 5,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Giảm tiểu cầu mức độ vừa ở trẻ đẻ non là 18,7% cao hơn ở trẻ đủ tháng là 16,9%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Giảm tiểu cầu mức độ nhẹ ở trẻ đẻ đủ tháng là 77,9% cao hơn ở trẻ đẻ non là 60,7%, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Điều này có thể lý giải rằng, trẻ đẻ non thì tỉ lệ GTC càng cao và nguy cơ mắc GTC càng nặng [16]

1.3.1.3 Tỉ lệ giảm tiểu cầu theo cân nặng lúc sinh

Cân nặng lúc sinh cũng là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh Có một số nghiên cứu trên thế giới chứng minh cân nặng lúc sinh liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Theo một nghiên cứu của RD Christensen và cộng sự (2006) tại Ấn Độ, nghiên cứu 284 trẻ sơ sinh có cân nặng ≤ 1000 gram trong 2 năm (2003 -2004) cho thấy rằng: tỉ lệ giảm tiểu cầu là 73,0%, trong đó 80,0% được phát hiện trong tuần đầu tiên, 20,0% được phát hiện sau đó; 85,0% giảm tiểu cầu gặp ở trẻ có trọng lượng ≤ 800 gram, 60,0% ở trẻ có trọng lượng từ 801 - 900 gram và 53,0% trong số những trẻ có trọng lượng từ 901 - 1000 gram; 129 trẻ

đã được tiến hành truyền tiểu cầu và hơn 90,0% trẻ được truyền tiểu cầu dự phòng (khi trẻ chưa có biểu hiện xuất huyết) [48]

Theo nghiên cứu của SF Fustolo Gunnink (2016) từ tháng 1 năm 2007

Trang 24

đến tháng 2 năm 2012 nghiên cứu 330 trẻ sơ sinh SGA cho thấy: Cân nặng khi sinh có mối tương quan dương với số lượng tiểu cầu Trẻ sơ sinh SGA có nguy cơ giảm tiểu cầu cao gấp 2,7 lần so với trẻ sơ sinh AGA (Trẻ có cân nặng lúc sinh phù hợp so với tuổi thai) [55]

Nghiên cứu của Lê Thị Châu và Lâm Thị Mỹ tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy: tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 6,4% Trong đó tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh nhỏ hơn 2500 gram 51,6% [9]

1.3.1.4 Một số bệnh lí từ con

Nhiễm trùng sơ sinh: Nhiễm trùng sơ sinh có thể do mẹ truyền sang

con khi còn trong bào thai hoặc khi lọt qua đường sinh dục mẹ hoặc nhiễm trùng mắc phải sau sinh

Theo nghiên cứu của Khalessi N và cộng sự (2012) cho thấy tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh là 17,9%, trong đó, nhiễm trùng sơ sinh là một yếu tố liên quan đáng kể đến GTC ở trẻ sơ sinh với p = 0,0001 [53]

Giảm tiểu cầu thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em Nghiên cứu của Sartaj A Bhat và cộng sự (2015) đánh giá tỉ lệ giảm tiểu cầu và thay đổi các thông số tiểu cầu trong huyết thanh của trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn huyết tại một Đơn vị hồi sức tích cực tại Ấn Độ Tiến hành nghiên cứu trên 2240 trẻ nhập viện vì nhiễm khuẩn, có 560 trẻ là sơ sinh, chiếm tỉ lệ 25,0% Trong đó,

có 80 trẻ sơ sinh có cấy máu tìm được vi khuẩn gây bệnh Tỉ lệ giảm tiểu cầu trong nhiễm khuẩn gram âm là 64,81% (35/54), nhiễm khuẩn gram dương là 71,41% (15/21) và nhiễm khuẩn nấm là 60,0% (3/5) Thời gian trung bình của giảm tiểu cầu ở nhiễm khuẩn huyết gram dương là 4,66 ± 2,6 ngày, trong nhiễm khuẩn huyết gram âm là 4,39 ± 2,22 ngày và trong nhiễm khuẩn nấm là 5,2 ±1,3 ngày [49]

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện nhi đồng Đại học Assiut từ ngày

1 tháng 2 năm 2019 đến ngày 31 tháng 1 năm 2020, có 1590 trẻ sơ sinh được ghi danh, trong số đó có 420 trường hợp bị giảm tiểu cầu chiếm tỉ lệ 26,4%,

Trang 25

Trong số trẻ sơ sinh giảm tiểu cầu, 84,5% giảm tiểu cầu khởi phát muộn (> 72 giờ đầu đời) Giảm tiểu cầu ở mức độ nhẹ (41,9%), trung bình (37,9%) và nặng (20,2%), nhiễm trùng sơ sinh là một trong những yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh [58]

Theo nghiên cứu 1255 trẻ sơ sinh tại Đơn vị chăm sóc chuyên sâu sơ sinh (NICU), Trường Cao đẳng Y tế Công nghệ cao và Bệnh viện Bhubaneswar Odisha từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 10 năm 2016 cho thấy:

tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 29% (361 trẻ có giảm), giảm tiểu cầu nặng chiếm 39% (60 trẻ) và giảm tiểu cầu rất nặng 74 trẻ (51%) là rất phổ biến Nhiễm trùng huyết (67%) là nguyên nhân hàng đầu gây giảm tiểu cầu, sau đó là sinh non (52%) [46]

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Rạng và Phan Hữu Công trên 62 trẻ được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2019 cho thấy số lượng tiểu cầu trung bình ở nhóm tử vong là 36 x 109 /l thấp hơn đáng

kể so với số lượng tiểu cầu trung bình ở nhóm sống sót là 207 x 109/l (p < 0,05) [13]

Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn vì hàng rào miễn dịch yếu Hơn nữa một số yếu tố nguy cơ đã được xác định ở cả trẻ sơ sinh và các bà mẹ làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng Theo Arif và cộng sự, 83,5% trẻ được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết dựa vào triệu chứng lâm sàng, số lượng tiểu cầu thấp (< 150G/L) Trong số đó chỉ có 41,1% trường hợp cấy máu cho kết quả dương tính Cũng theo Arif, vi khuẩn Gram âm gây giảm tiểu cầu nặng hơn vi khuẩn Gram dương Vì vậy, nhiễm trùng huyết sơ sinh đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác và điều trị nhanh chóng sẽ cho tiên lượng tốt hơn Giảm tiểu cầu xảy ra trong thời kỳ đầu của nhiễm khuẩn huyết do đó tiểu cầu đếm được có thể được coi là yếu tố dự báo sớm để chẩn đoán nhiễm trùng huyết nhưng những nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh cũng cần được loại trừ [56]

Cơ chế gây giảm tiểu cầu trong nhiễm khuẩn huyết thường do tiểu cầu bị

Trang 26

tiêu thụ trong đông máu nội quản rải rác Sự có mặt của sản phẩm giáng hóa của fibrinogen trong huyết tương và sự giảm nồng độ yếu tố II, V, VIII và fibrinogen, chứng tỏ có sự tăng tiêu thụ fibrinogen và có đông máu nội quản rải rác trong nhiễm khuẩn huyết Đó cũng là những dấu hiệu gián tiếp chỉ ra

có sự tăng tiêu thụ tiểu cầu Ngoài ra, vi khuẩn và các sản phẩm của vi khuẩn

có thể gây ra tổn thương nội mạc mạch máu gây hoạt hóa và kết tụ tiểu cầu, làm tiểu cầu dễ dàng bị đào thải ra khỏi vòng tuần hoàn

Viêm ruột hoại tử sơ sinh: Viêm ruột hoại tử sơ sinh là nguyên nhân

hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ non dưới 32 tuần thai và cân nặng khi sinh dưới 1500 gram Trong viêm ruột hoại tử có nhiều rối loạn về huyết học bao gồm: đông máu nội quản rải rác, giảm tiểu cầu, tăng hoặc giảm bạch cầu hạt và thiếu máu tan máu 80 - 90% trẻ bị viêm ruột hoại tử có giảm tiểu cầu Giảm tiểu cầu trong viêm ruột hoại tử thường nặng, số lượng tiểu cầu thường dao động ở mức 30 - 60G/L Giảm tiểu cầu thường xảy ra sau 48 - 72 giờ sau khi khởi phát triệu chứng bệnh Viêm ruột hoại tử càng nặng thì mức độ giảm tiểu cầu càng nặng Số lượng tiểu cầu giảm nhanh từ 150G/L xuống dưới 100G/L là một yếu tố nhạy để dự đoán hoại tử ruột và cần phải phẫu thuật [47]

Cơ chế của giảm tiểu cầu trong trường hợp này thay đổi rất nhiều, cụ thể: tăng tiêu thụ tiểu cầu; giảm sản sinh tiểu cầu; đông máu nội quản rải rác; cục máu đông

Theo nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Loan và cộng sự (2020) tại Bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2019 trong 73 trường hợp trẻ bị viêm ruột hoại tử sơ sinh được phẫu thuật, tỉ số nam/nữ là 1,92/1 Phần lớn trường hợp là trẻ non tháng (80,82%) và nhẹ cân (76,71%) Trẻ càng non tháng hay nhẹ cân khởi phát bệnh càng muộn với trướng bụng (82,2%) là triệu chứng thường gặp nhất Trước khởi phát, có 92% trường hợp được nuôi

ăn bằng đường miệng Bệnh kèm theo thường gặp nhất là bệnh màng trong

Trang 27

(45,2%) và tim bẩm sinh (41,1%) Từ lúc khởi phát đến trước khi mổ có sự gia tăng tỉ lệ trẻ bị suy giảm tri giác và rối loạn tuần hoàn Về xét nghiệm máu, đa số trường hợp có rối loạn đông máu (79,45%) và giảm tiểu cầu (64,38%), trong đó chủ yếu là giảm tiểu cầu nặng (74,47%) [17]

Ngạt: Giai đoạn chuyển tiếp từ thai nhi sang sơ sinh xảy ra hàng loạt

thay đổi sinh lý nhanh chóng đồng thời có kèm theo nhiều bất chắc Chỉ số Apgar là công cụ khách quan để đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh thích ứng với môi trường ngoài tử cung ngay sau sinh, trẻ được đánh giá apgar lúc 1 phút và

5 phút Ngạt có thể nguyên nhân từ phía mẹ, nhau thai hoặc từ chính thai nhi Những nguyên nhân gây ngạt từ phía mẹ thường liên quan đến giảm tưới máu

tử cung dẫn đến thiếu oxy [12]

Ulusoy E và cộng sự (2013), nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trong 5 năm từ tháng 1 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2011, nghiên cứu trên 3.515 trẻ sơ sinh cho thấy: Nhiễm khuẩn huyết là yếu tố gây bệnh phổ biến nhất giữa năm 2007-2009 và ngạt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh trong những năm 2009-2011 [25]

Nghiên cứu của Tirupathi K cũng chỉ ra rằng, ngạt chiếm tỉ lệ 20,0% ở trẻ GTC và trẻ ngạt chủ yếu gặp GTC ở mức độ nặng đến trung bình [38]

Nghiên cứu của Boutaybi N và cộng sự (2014) trên 171 trẻ sơ sinh có ngạt chu sinh cho thấy, tỉ lệ giảm tiểu cầu là 51,0% [41]

Thai chậm phát triển trong tử cung: Trẻ sơ sinh có tiền sử thai chậm

phát triển trong tử cung có rất nhiều vấn đề về huyết học khác nhau trong đó

có giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, giảm bạch cầu hạt, tăng số lượng hồng cầu (kèm hoăc không kèm theo đa hồng cầu)

Nguyên nhân của các rối loạn về huyết học này thường là thiếu oxy thai mạn tính bởi bệnh cảnh rối loạn về huyết học tương tự cũng xảy ra với một vài typ thiếu nuôi dưỡng qua bánh rau: tiền sản giật; tăng huyết áp; đái tháo đường Ở những trẻ này, sự sản sinh mẫu tiểu cầu bị tổn thương nặng với biểu

Trang 28

hiện giảm mẫu tiểu cầu và nguyên mẫu tiểu cầu, tăng nồng độ thrombopoietin

và không có bằng chứng của tăng tiêu thụ tiểu cầu Giảm tiểu cầu trong trường hợp này thường ở mức độ từ nhẹ đến vừa, giảm tiểu cầu nặng nhất thường vào khoảng ngày thứ 4, tự hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần có bất cứ một can thiệp điều trị nào Tuy nhiên, điều trị là cần thiết khi trẻ có ngạt nặng và số lượng tiểu cầu giảm đến mức có nguy cơ xuất huyết nội sọ

Ulusoy E và cộng sự (2013), nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trong 5

năm từ tháng 1 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2011, nghiên cứu trên 3.515 trẻ sơ sinh cho thấy: Chậm phát triển trong tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến hơn trong những năm 2009-2011 [25]

Theo nghiên cứu của Fustolo Gunnink (2016) nghiên cứu từ tháng 1 năm

2007 đến tháng 2 năm 2012 trên 330 trẻ sơ sinh SGA (Small for Gestational Age - Cân nặng lúc sinh nhỏ hơn so với tuổi thai) và 330 trẻ sơ sinh AGA (Appropriate for Gestational Age - Cân nặng lúc sinh phù hợp so với tuổi thai) có tuổi thai trung bình 32,9 ± 4 tuần thấy rằng: Giảm tiều cầu khởi phát sớm tìm thấy trong 53,0% (176/329) của trẻ sơ sinh SGA và 20% (66/330) của trẻ sơ sinh AGA Giảm tiểu cầu rất nặng (< 20 G/L) xảy ra ở 25 trẻ sơ sinh SGA (8,0%) và 2 trẻ sơ sinh AGA (1,0%) [55]

Nhiễm virut bẩm sinh: Giảm tiểu cầu nặng có thể xảy ra trong vòng 72

giờ ở những trẻ có biểu hiện bệnh lí thường là do nhiễm trùng trước, trong và sau đẻ như như nhiễm toxoplasma, rubela, cytomegalovirus, hoặc herpes simplex, nhiễm liên cầu nhóm B, listeria, ecoli hoặc HIV Trong nhiễm trùng TORCH, nhiễm CMV thường gây giảm tiểu cầu nặng Trẻ có nhiễm trùng bẩm sinh thường có vàng da, da nhợt, gan lách to và thường có xuất huyết dạng “blueberry muffin”, một dạng xuất huyết dưới da, cũng không phải mảng xuất huyết Nó biểu hiện một vị trí tạo máu ngoài tủy xương ở trên da Những tổn thương này cũng có thể gặp trong bệnh bạch cầu cấp sơ sinh

Trang 29

Nhiễm virus bẩm sinh gây giảm tiểu cầu do các cơ chế sau:

- Tăng tiêu thụ tiểu cầu do đông máu nội quản rải rác;

- Vi khuẩn, virus hoặc phức hợp miễn dịch gắn trên tiểu cầu và bị tiêu hủy bởi hệ thống thực bào đơn nhân;

- Tổn thương quá trình sản sinh tiểu cầu Sự tăng sinh tiểu cầu thường không đủ bù đắp cho sự phá hủy tiểu cầu;

- Ở những trẻ này, giảm tiểu cầu thường hồi phục khi giải quyết được bệnh lí nhiễm trùng nền

Theo Nguyễn Thị Quỳnh Nga và cộng sự (2021) nghiên cứu trên 30 trẻ

sơ sinh được chẩn đoán nhiễm CMV bẩm sinh nhập viện tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2018 đến 4/2021 Trẻ được đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng về bệnh trong thời kỳ sơ sinh, kết quả trẻ nhiễm CMV bẩm sinh có các đặc điểm: 50,0% sinh non; cân nặng lúc sinh trung bình là

2270 ± 540gr; 63,3% cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai Triệu chứng lâm sàng phổ biến của CMV bẩm sinh là vàng da, gan to, lách to gặp ở 43,3% số trẻ Giảm tiểu cầu, tăng bilirubin trực tiếp và tăng transaminase có tỉ lệ tương ứng là: 63,3%; 56,7%; 52,4% [14]

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hương tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016 cho thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 13,7%, đồng thời xác định nhiều yếu tố của con liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, trong đó hội chứng TORCH thường gặp trong nhóm giảm tiểu cầu khởi phát sớm (11,2%), nhóm giảm tiểu cầu khởi phát muộn 2,1% [8]

1.3.2 Tỉ lệ giảm tiểu cầu và một số yếu tố liên quan về phía mẹ

1.3.2.1 Tiền sử cuộc đẻ

Chuyển dạ kéo dài: Chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ hoặc chuyển dạ giai

đoạn hoạt động kéo dài trên 12 giờ [2]

Quá trình chuyển dạ kéo dài có thể gây các biến chứng cho mẹ: băng

Trang 30

huyết sau sinh; vỡ tử cung; nhiễm trùng ối; nhiễm trùng hậu sản; nhiễm trùng huyết là hệ quả tiếp theo của nhiễm trùng ối…

Hiện tượng này có thể khiến thai nhi bị suy thai trong chuyển dạ, nhiễm trùng sơ sinh do thai nhi uống và hít thở nước ối xấu [2]

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương (2018) trên 184 trẻ sơ sinh

bị giảm tiểu cầu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho thấy chuyển dạ kéo dài

là yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu, bệnh nhi sơ sinh có mẹ chuyển dạ kéo dài có nguy cơ GTC cao gấp 4,205 lần so với bệnh nhi sơ sinh có mẹ chuyển

dạ không kéo dài với OR = 4,205; 95% CI = 1,850 - 9,559, p < 0,001 [16]

Ối vỡ sớm: Là ối vỡ xảy ra sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ, trước khi

cổ tử cung mở hết [2] Ối vỡ sớm khi tuổi thai càng non thì hậu quả sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn, đẻ thai non tháng, thiếu oxy càng nặng nề Tất cả những hậu

quả trên đều liên quan đến giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Nghiên cứu của Tirupathi K (2017) trên 200 trẻ sơ sinh bị giảm tiểu cầu tại Bệnh viện Acharya Vinobha Bhave Rura chỉ ra ối vỡ sớm là yếu tố liên quan đến giảm tiểu cầu Trong nghiên cứu có 15 trẻ có mẹ bị ối vỡ sớm chiếm 7,5%, p = 0,002 [38]

Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương (2018) trên 184 trẻ sơ sinh bị

giảm tiểu cầu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho thấy ối vỡ sớm là yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu Bệnh nhi có mẹ bị ối vỡ sớm có nguy cơ bị GTC cao gấp 4,849 lần so với bệnh nhi có mẹ không bị ối vỡ sớm Sự khác biệt này có ý

nghĩa thống kê với OR = 4,849; 95% CI = 1,536 - 13,122, p < 0,05 [16]

1.3.2.2 Một số bệnh lí của mẹ

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP): Là tình trạng tiểu cầu trong máu ngoại

vi bị phá hủy ở hệ thống liên võng nội mô do sự có mặt của kháng thể kháng tiểu cầu hoặc bà mẹ đã có tiền sử chẩn đoán trước đó

Cơ chế bệnh sinh của ITP là do cơ chế miễn dịch [6] Người ta đã chứng minh được rằng: Ở người mẹ bị ITP, đời sống tiểu cầu ở nội mạch bị rút ngắn

Trang 31

lại và cơ chế cơ bản gây giảm tiểu cầu là do sự phá hủy tiểu cầu ở ngoại vi Cho tới nay, người ta vẫn chưa biết yếu tố khởi đầu gây sản xuất kháng thể kháng tiểu cầu nhưng đã biết kháng thể kháng tiểu cầu do lympho B tự sinh ra phản ứng đặc hiệu với các glycoprotein màng tiểu cầu và sẽ bị đại thực bào hoặc các tế bào đuôi gai ở mô chủ yếu lách và gan phá hủy thông qua receptor Fcγ Sự hoạt động của các cytokin như interleukin-2 sẽ tăng sinh tế bào lympho T-CD4 (Th-1, Th-2) Các tế bào lympho T-CD4 này kích thích tế bào lympho B tăng sản xuất kháng thể kháng glycoprotein tiểu cầu

Kháng thể kháng tiểu cầu có bản chất là IgG Các kháng thể kháng tiểu cầu có thể qua hàng rào rau thai gây giảm tiểu cầu ở thai nhi và có thể gây chảy máu [33], [52] Ở một số nghiên cứu nhận thấy trong số trẻ sơ sinh được sinh ra bởi thai phụ ITP có 9% giảm tiểu cầu ở mức độ nặng và khoảng 1% bị xuất huyết nặng [54], [24]

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương trên 4326 bệnh nhi sơ sinh tại khoa Nội nhi Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh từ tháng 5 năm 2017 đến hết tháng 4 năm 2018 cho thấy: tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 4,3%, mẹ giảm tiểu cầu miễn dịch là yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu, bệnh nhi có mẹ giảm tiểu cầu miễn dịch có nguy cơ giảm tiểu cầu cao gấp 2,978 lần so với bệnh nhi mẹ không mắc giảm tiểu cầu miễn dịch với OR = 2,978; 95% CI = 2,645 – 3,353, p < 0,05 [16]

Đái tháo đường thai nghén: ĐTĐ thai nghén (ĐTĐTN) là sự giảm

dung nạp glucose hoặc ĐTĐ (đái tháo đường) được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (không loại trừ người bệnh đã có giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ từ trước nhưng chưa được phát hiện) [2]

Sự phát triển của thai ở những người mẹ bị đái tháo đường nói chung có thể có những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, cụ thể là tình trạng giảm tiểu cầu sơ sinh Có một số nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa giảm tiểu cầu sơ sinh với tình trạng bệnh đái tháo đường thai

Trang 32

nghén Theo nghiên cứu hồi cứu của Eslami Z MD và cộng sự (2013) được tiến hành trên 350 trẻ sơ sinh đã nhập khoa hồi sức cấp cứu ở Shahid Sadoughi, Yazd, Iran cho thấy: Một trong những yếu tố liên quan của mẹ hay gặp nhất là đái tháo đường chiếm 32,1% [61] Nghiên cứu của Hoàng Thị Hương (2016) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy trong nhóm các yếu tố của mẹ gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh thì mẹ mắc bệnh đái tháo đường chiếm 50% (10 trường hợp) [8]

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử

vong đối với mẹ, thai và sơ sinh Nguy cơ của tăng huyết áp đối với mẹ gồm

nhau bong non, đột quỵ, suy đa cơ quan và đông máu nội mạch lan tỏa [2]

Nghiên cứu của Tirupathi K (2017) trên 200 trẻ sơ sinh bị giảm tiểu cầu tại Bệnh viện Acharya Vinobha Bhave Rura cho thấy trong số các yếu tố nguy

cơ của bà mẹ thì tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất, có 27 trường

hợp (13,5%) [38]

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại một Bệnh viện chăm sóc cấp ba trong khoảng thời gian 1 năm Các bà mẹ bị tăng huyết áp do mang thai được đưa vào nghiên cứu Một lịch sử chi tiết của người mẹ, kiểm tra thể chất và số lượng tiểu cầu của trẻ sơ sinh đã được thực hiện và dữ liệu được thu thập Kết

quả: Tổng số 111 trẻ sơ sinh được sinh ra từ 106 bà mẹ (5 cặp trẻ sinh đôi)

mắc tăng huyết áp do mang thai đã được đưa vào nghiên cứu Có 59 (53,15%)

trẻ sơ sinh bị giảm tiểu cầu và 12 trẻ bị giảm tiểu cầu nặng [44]

Nghiên cứu của Patil S và cộng sự (2014), 550 bệnh nhân sơ sinh nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực tại Bệnh viện đại học Y MR trong một năm rưỡi, cho thấy: giảm tiểu cầu có liên quan đến mẹ cao huyết áp, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với OR = 4,8 và 95% CI = 2,4 – 9,3; tuy nhiên, những đứa trẻ có

mẹ cao huyết áp chủ yếu giảm tiểu cầu mức độ nhẹ và vừa [51]

Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương (2018) trên 184 trẻ sơ sinh bị

giảm tiểu cầu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho thấy mẹ tăng huyết áp là

Trang 33

yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu, bệnh nhi có mẹ bị tăng huyết áp nguy cơ GTC cao gấp 3,193 lần bệnh nhi có mẹ không bị tăng huyết áp với OR = 3,193; 95% CI = 1,355 – 7,526, p < 0,05 [16]

Tiền sản giật: Là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang

thai với tỉ lệ từ 2% - 8% Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng

và protein niệu Là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho

mẹ và thai

Tiền sản giật có thể gây các biến chứng cho thai, cụ thể:

- Thai chậm phát triển trong tử cung;

- Đẻ non do tiền sản giật nặng hoặc sản giật phải cho đẻ sớm;

- Tử vong chu sinh: Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu đẻ non hoặc biến chứng rau bong non

Tiền sản giật nặng, sản giật có thể tiến triển thành hội chứng HELLP (Hemolysis - Elevated Liver enzyme - Low plateletes: tan huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu), hội chứng này có thể đe doạ tính mạng cho mẹ

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ trẻ từ 0 - 28 ngày tuổi vào điều trị tại Khoa Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu và các

bà mẹ của bệnh nhi

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Toàn bộ bệnh nhi:

- Tuổi: từ 0 - 28 ngày tuổi vào điều trị tại Khoa Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên;

- Gia đình trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhi sơ sinh đã được truyền chế phẩm tiểu cầu, điều trị corticoid ở tuyến trước

2.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh được xác định khi trẻ sơ sinh có số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi dưới 150 G/L [10]

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2022 đến 30 tháng 6 năm 2023

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang

Trang 35

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.3.2.1 Cỡ mẫu

- Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ [4]:

n = Z2(1-α/2)

𝑝.(1−𝑝) (𝑑)2

Trong đó: n: là số trẻ tối thiểu để nghiên cứu

p: tỉ lệ bệnh giảm tiều cầu theo một nghiên cứu khác (Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Hương tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm

2016 thì tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 13,7% [8]);

Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, lấy vào nghiên cứu 492 bệnh nhi sơ

sinh đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ vào điều trị tại Khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2022 đến hết tháng 6/2023 Trong tổng số 492 bệnh nhi sơ sinh tìm ra số bệnh nhi sơ sinh bị giảm tiểu cầu rồi so sánh với chính những bệnh nhi sơ sinh còn lại trong nhóm không bị giảm tiểu cầu

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Biến số và định nghĩa các biến số

Trang 36

- Định nghĩa biến

+ Giới: xác định dựa vào cơ quan sinh dục ngoài của trẻ, gồm nam và nữ + Tuổi thai: Cách xác định tuổi thai:

Cách 1: Dựa vào ngày đầu tiên kì kinh cuối cùng Bình thường khoảng

280 ngày = 40 tuần, ngày dự kiến sinh = ngày + 10, tháng (– 3) Cách này áp dụng cho bà mẹ nhớ kinh cuối cùng và kinh nguyệt đều

Cách 2: Trường hợp không nhớ ngày đầu tiên của kinh cuối cùng có thể dựa vào ngày dự kiến sinh trên siêu âm thai trong quý đầu cho phép xác định ngày có thai [1]

Cách 3: Theo tiêu chuẩn Nhi khoa: Khám lâm sàng trẻ sơ sinh, dựa vào bảng đánh giá tuổi thai của Finstrom (Phụ lục 1)

Tuổi thai tính theo tuần, được chia làm hai nhóm:

* Bệnh lý của con

Ngạt sơ sinh: Tại phòng sinh, đánh giá ngạt ngay sau sinh đối với trẻ sơ sinh đủ tháng ở 1 phút và 5 phút bằng chỉ số APGAR dựa vào 5 triệu chứng:

Trang 37

Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều

Trang 38

Biểu đồ 2.1 Cân nặng theo tuổi thai của Việt Nam [1]

(Theo tác giả Phan Trường Duyệt)

+ Nhiễm trùng sơ sinh: Nhiễm trùng sơ sinh là mọi bệnh lí nhiễm trùng xảy ra trong 28 ngày đầu sau sinh NTSS bao gồm bệnh lí nhiễm trùng huyết (sepsis) và nhiễm trùng khu trú (local) như mắt, da, rốn, ruột, phổi, màng não,

Trang 39

5) Triệu chứng hô hấp: xanh tím, thở rên, rối loạn nhịp thở, thở nhanh > 60 lần/phút hoặc cơn ngừng thở > 20 giây, rút lõm lồng ngực nặng hoặc ral ẩm ở phổi

6) Triệu chứng tiêu hóa: bỏ bú/ bú kém, nôn chớ, chướng bụng, dịch dạ dày nâu bẩn, ỉa chảy,

7) Triệu chứng da niêm: hồng ban, mủ da – rốn, vàng da trước 24 giờ, phù cứng bì (tiên lượng rất xấu)

8) Triệu chứng huyết học: tử ban, xuất huyết rải rác, gan lách to…

Dấu hiệu cận lâm sàng

+ Nuôi cấy tìm vi khuẩn trong máu, dịch não tủy, dịch nội khí quản, dịch

dạ dày, dịch mủ…tối thiểu 1ml/mẫu

+ Công thức máu: bạch cầu > 25.000/mm3, hoặc < 5000/mm3; tiểu cầu

< 100.000/mm3

+ CRP (+) > 10mg/l

+ Xquang phổi hình ảnh viêm phổi

+ Các xét nghiệm do hậu quả nhiễm trùng gây ra: điện giải đồ, khí máu, đường, protein, ure, creatinin, men gan có thể biến loạn

Chẩn đoán nhiễm trùng huyết sơ sinh (NTHSS_sepsis) dựa vào lâm sàng – cận lâm sàng [64]:

Lâm sàng: rối loạn thân nhiệt: nhiệt độ nách > 37,5°C hoặc < 35,5°C;

rối loạn nhịp tim: ≥ 180 lần/phút hoặc ≤ 100 lần/phút; rối loạn hô hấp: thở nhanh > 60 lần/ phút, RLLN nặng, thở rên; tinh thần: kích thích, khóc thét, giảm vận động, li bì, hôn mê; bỏ bú, bú kém, nôn trớ; hạ huyết áp; refill > 3 giây

Cận lâm sàng: cấy máu dương tính; lactat > 3mmol/l; số lượng bạch

cầu tăng > 34G/L hoặc giảm < 5G/L; bạch cầu trung tính chưa trưởng thành > 10%; giảm số lượng tiểu cầu < 100G/L; CRP tăng > 1mg/l; procalcitonin tăng

> 0,08mg/ml; IL - 6 hoặc IL - 8 > 70pg/ml; PCR dương tính

Trang 40

NTHSS nghi ngờ: xuất hiện các biểu hiện lâm sàng kèm tăng CRP hoặc

IL - 6/IL - 8 khi cấy máu âm tính [64]

+ Tăng huyết áp: Nếu huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và

đo 2 lần cách nhau 2 giờ mà con số huyết áp từ 140/90 trở lên, được gọi là tăng huyết áp Hoặc bà mẹ đã có tiền sử chẩn đoán trước đó [2]

+ Giảm tiểu cầu miễn dịch: Là tình trạng tiểu cầu trong máu ngoại vi bị phá hủy ở hệ thống liên võng nội mô do sự có mặt của kháng thể kháng tiểu cầu hoặc bà mẹ đã có tiền sử chẩn đoán trước đó

+ Tiền sản giật: Phụ nữ mang thai có tăng huyết áp thai kỳ và protein niệu ≥ 0,3g/24h [2]

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w