Cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn lực tài chính từ đất đai của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý nguồn lực tài chính từ đất đai huyện Tra
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BẾ VĂN SỰ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BẾ VĂN SỰ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI VĂN LƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả Bế Văn Sự ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập, nghiên cứu chương trình Thạc sỹ Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Tôi đã được nhà trường trang bị những kiến thức tổng hợp và hệ thống Đến nay tôi đã kết thúc khóa học và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể giáo viên và cán bộ Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Và đặc biệt là TS Bùi Văn Lương người đã hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận văn Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về thời gian và nhận thức nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự phê bình, góp ý của độc giả, của các anh chị học viên trong trường và sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy, các cô để bổ sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề này Xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 4 4 Đóng góp của luận văn 4 5 Bố cục của luận văn 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 6 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nguồn lực tài chính từ đất đai 6 1.1.1 Những khái niệm cơ bản có liên quan 6 1.1.2 Đặc điểm của vấn đề nghiên cứu tài chính từ đất đai và quản lý tài chính từ đất 7 1.1.3 Vai trò của quản lý tài chính từ đất đai 9 1.1.4 Các khoản thu tài chính từ đất đai theo quy định của Nhà nước 10 1.1.5 Nội dung quản lý nguồn tài chính từ đất đai 15 1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 20 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn lực tài chính từ đất đai của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý nguồn lực tài chính từ đất đai huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 24 1.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số địa phương 24 iv 1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 28 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30 2.2 Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 30 2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin 32 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 34 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2020-2022 34 2.3.1 Chỉ tiêu kế hoạch tài chính 34 2.3.2 Phân tích chỉ tiêu quản lý tài chính 37 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 38 3.1 Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 41 3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn có ảnh hưởng đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn 44 3.2 Thực trạng quản lý khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 – 2022 45 3.2.1 Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 45 3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 51 Thu thuế TNCN từ chuyển nhượng đất 57 3.2.3 Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 58 3.3 Đánh giá chung về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 63 v 3.3.1 Những thành công 63 3.3.2 Những tồn tại cần tháo gỡ 65 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện 71 3.4.1 Các yếu tố khách quan 71 3.4.2 Các yếu tố chủ quan 74 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 77 4.1 Quan điểm, định hướng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 77 4.2 Một số giải pháp chủ yếu khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tầm nhìn đến năm 2025 81 4.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai 81 4.2.2 Đa dạng hóa các nguồn thu tài chính từ đất đai 82 4.2.3 Thực hiện tốt việc đấu giá quyền sử dụng đất 85 4.2.4 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 88 4.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 89 4.2.6 Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 90 4.3 Kiến nghị 92 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 98 vi DANH MỤC VIẾT TẮT BĐS Bất động sản GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NN Nông nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước PNN Phi nông nghiệp QSDĐ Quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TNCN Thu nhập cá nhân UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả thu thập phiếu khảo sát 31 Bảng 2.2 Thang đo Likert 33 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2020-2022 ở huyện Tràng Định 47 Bảng 3.2 Tổng hợp các khoản thu NSNN từ đất đai của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 49 Bảng 3.3 Đánh giá về công tác lập kế hoạch khai thác nguồn lực tài chính từ đất tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 50 Bảng 3.4 Tổng hợp các khoản thu NSNN từ đất đai của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 51 Bảng 3.5 Kết quả thu tiền sử đất của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 52 Bảng 3.6 Kết quả thu tiền thuê đất của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 53 Bảng 3.7 Kết quả thu tiền thuế sử dụng đất của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 54 Bảng 3.8 Kết quả thu Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 54 Bảng 3.9 Kết quả thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 55 Bảng 3.10 Kết quả thu Lệ phí trước bạ từ đất của huyện Tràng Định giai đoạn 2020 – 2022 56 Bảng 3.11 Nguồn thu từ thuế, phí SDĐ ở huyện Tràng Định dự kiến năm 2023 57 Bảng 3.12 Đánh giá về công tác phân bổ nguồn lực tài chính từ đất tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 58 Bảng 3.13 Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 61 Bảng 3.14 Các hình thức vi phạm pháp luật về đất đai 61 Bảng 3.15 Đánh giá về công tác kiểm soát nguồn lực tài chính từ đất tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 62 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư liệu sản xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn nên việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo được nguồn tài chính tối đa luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp Trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đất đai ở Việt Nam mới chỉ được coi trọng về mặt hiện vật, các nguồn lực tài chính (NLTC) từ đất đai chưa được quan tâm đúng mức, làm cho việc khai thác sử dụng chưa thực sự có hiệu quả, kết quả thu được cho Nhà nước, xã hội từ đất đai không lớn Kể từ khi đổi mới, với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai đã thực sự trở thành NLTC quan trọng của đất nước Từ đó, vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước không những thể hiện qua sự quản lý, khai thác, sử dụng đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất mà còn là NLTC quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội những năm gần đây, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật Đất đai theo Luật 1993 đã bộc lộ một số hạn chế lớn như: Chưa xác định rõ các hình thức thực hiện lợi ích kinh tế của sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường, gây khó khăn cho việc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo Luật; quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn mang nặng tính bao cấp; sự thiếu hụt các chế định cần thiết về giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất, về bồi thường thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất; dẫn tới tình trạng sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả; sự yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản; cơ chế xin cho, tiêu cực trong quản lý đất đai không