Trang 1 CHU TUẤN DOANH Trang 2 CHU TUẤN DOANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số:8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH
Trang 1CHU TUẤN DOANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
Trang 2CHU TUẤN DOANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH
TỈNH LẠNG SƠN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số:8.31.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Phương Hảo
THÁI NGUYÊN – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này
là những thông tin xác thực Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023
Tác giả luận văn
Chu Tuấn Doanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và động viên từ các thầy cô giáo, các ban ngành cùng toàn thể cán bộ nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu, gia đình và bạn bè
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Hảo người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu luận văn này
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Tràng Định, các phòng ban, cán bộ công nhân viên, người lao động huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đềtài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Đóng góp của luận văn 3
5 Bố cục của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 4
1.1 Khái quát về đất đai 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò của đất đai 4
1.1.3.Đặc điểm của đất đai 5
1.2 Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện 7
1.2.1 Khái niệm, phân cấp, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện 7
1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện 9
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện 11
1.3.1 Ban hành văn bản QLNN về đất đai 11
1.3.2 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11
1.3.3 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 13
1.3.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 14
1.3.5 Quản lý tài chính về đất đai 15
Trang 61.3.6 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 16
1.3.7 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc sử dụng đất đai 17
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai 17
1.4.1 Các yếu tố khách quan 17
1.4.2 Các yếu tố chủ quan 19
1.5 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương20 1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang 20
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 22
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tràng Định, Lạng Sơn 23
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 25
2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 27
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 27
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 28
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 30
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tràng Định 30
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 34
3.1.3 Đánh giá chung của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến công tác quản lý đất đai 40
3.2 Thực trạng sử dụng đất ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 42
3.2.1 Hiện trạng quỹ đất 42
3.2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất 42
3.2.3 Tình hình biến động các loại đất đai 47
Trang 73.3 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 51 3.3.1 Thực trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai 51 3.3.2 Thực trạng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 53 3.3.3 Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 57 3.3.4 Thực trạng đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 59 3.3.5 Quản lý tài chính về đất đai 62 3.3.6 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 63 3.3.7 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc sử dụng đất đai 66 3.3.8 Phân tích kết quả khảo sát 67 3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định 71 3.4.1 Các yếu tố khách quan 71 3.4.2 Các yếu tố chủ quan 73 3.5 Đánh giá chung về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định74 3.5.1 Những kết quả đạt được 74 3.5.2 Những tồn tại 75
Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 76
4.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quản lý nhà nước về đất đai của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 76 4.1.1 Quan điểm quản lý nhà nước về đất đai của huyệnTràng Định trong thời gian tới 76 4.1.2 Định hướng quản lý nhà nước về đất đai 78 4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa
Trang 8bàn huyện Tràng Định 80
4.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai 80
4.2.2 Đối với công tác quản lý và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 81
4.2.3 Về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất 82
4.2.4 Về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 83
4.2.5 Về công tác thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 90
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa
ASEAN : Association of South East Asian Nations - Hiệp
hội các Quốc gia Đông Nam Á
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3 1 Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp của 43
Bảng 3 2 Hiện trạng sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp của 45
Bảng 3 3 Biến động đất nông nghiệp của huyện Tràng Định 47
Bảng 3 4 Biến độngđất phi nông nghiệp của huyện Tràng Định 49
Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2020 - 2022 55
Bảng 3.6 Tổng hợp tình hình chuyển mục đích sử dụng đấttrên địa bàn 58
Bảng 3.7 Tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 60
Bảng 3 8 Tổng hợp tình hình thanh tra, kiểm tra về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2020 - 2022 63
Bảng 3 9 Kết quả thanh tra, kiểm tra về đất đai trên địa bàn 65
Bảng 3 10 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý phòng Tài nguyên và môi trường, cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn (n = 34) 67
Bảng 3 11 Kết quả khảo sát người dử dụng đất (n = 50) 69
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 30 Hình 3 2 Biểu đồ chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn 59 Hình 3 3 Biểu đồ hồ sơ được cấp GCN và chuyển nhượng QSDĐ 61
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hữu hạn, có vị trí cố định trong không gian Vì vậy các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu chung của xã hội
Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường như: việc thu hút đầu tư, sự ổn định chính trị - xã hội Vì vậy làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng
Trong thời gian vừa qua, nước ta đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà nước về đất đai Tuy nhiên, đến nay tình hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng như về thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường vì vậy việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành luật để
từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết sức quan trọng
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam nói chung và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn nói riêng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như tình trạng “quy hoạch treo” nhiều; tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài do những vấn đề bức xúccủa người dân như việc giao đất, cấp GCNQSDĐ, tranh chấp đất đai, viphạm đất đai chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm; việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ở các cấp chưa nghiêm và thường xuyên; Tình trạng sử dụng đất sai với quy hoạch, kế hoạch chưa được phát hiện và
xử lý kịp thời; tổng quỹ đất tự nhiên của huyện chưa được khai thác triệt để (Hiện tại vẫn còn 732,44 ha đất chưa sử dụng)
Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất đai trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tràng Định, đề ra các biện pháp thiết
Trang 13thựcnhằm tăng cường khai thác sử dụng nguồn lực đất đai có hiệu lực và hiệu quảcủa công tác này trên địa bàn huyện Đó là những nội dung cần được nghiêncứu
và đây cũng là những vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” để làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đềtài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đất đai,
đề tài đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Từ đó giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất trên địa bàn Huyện, tránh tình trạng sử dụng đất đai lãng phí hoặc sử dụng đất sai mục đích
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đất đai
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất một số giải pháphoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
+ Phạm vị thời gian: Đề tài nghiên cứu thông qua các số liệu thứ cấp giai đoạn 2020 - 2022 và số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra năm 2023
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai theo 12 nội dung quy định tai Luật Đất đai Cụ thể tập
Trang 14trung vào 7 vấn đề: (i) Ban hành các văn bản QLNN về đất đai; (ii) Lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; (iii) Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (iv) Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (v) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; (vi) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc sử dụng đất đai; (vii) Quản
lý tài chính về đất đai
4 Đóng góp của luận văn
Luận văn tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề có tính chất
lý luận về quản lý đất đai như khái niệm, vai trò, sự cần thiết của quản lý đất đai ở cấp huyện
Luận văn khảo sát kinh nghiệm quản lý đất đai ở một số địa phương để rút ra các bài học có giá trị tham khảo, vận dụng cho công tác quản lý đất đai tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý đất đai tại huyện Tràng Định hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Từ đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước có được giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới Luận văn còn có thể là tài liệu học tập tham khảo cho người học khối ngành quản lý kinh tế
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bànhuyện
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1 Khái quát về đất đai
1.1.1 Khái niệm
Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định hoặcđầu tư cố định, là thước đo
sự giàu có của mỗi quốc gia Đất đai còn là sự bảohiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải quacác thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dung (Đỗ Anh TàivàĐỗ Thị Lan, 2007)
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác Nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2013 )phân loại đất đai thành 03 nhóm sau đây:
- Nhóm đất nông nghiệp;
- Nhóm đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng
1.1.2 Vai trò của đất đai
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu
tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất
Trang 16Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các nước Châu Âu năm 1973 tại Luân Đôn đã dánh giá: “Đất đai là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất”(Đỗ Thị Lan, 2007)
Bởi vậy không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một vật tự nhiên thành một tài sản cộng đồng, của một quốc gia
Luật Đất đai năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”(Quốc hội, 2013 )
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà
nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toan tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ
1.1.3.Đặc điểm của đất đai
Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp Vai trò của đất đai càng lớn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất, ngày càng tăng
Diện tích đất đai có hạn Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giớihạn Sự giới
Trang 17hạn đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tùy ý muốn của mình tăngdiện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quảnlý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế, và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân
bố và sửdụng đất đai có cơ sở khoa học Đối với nước ta diện tích bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới Vấn đề quản lý và sửdụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng
Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộngcác đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp, đều phải sử dụng đất đai Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho cácngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tácquy hoạch và kế hoạch hóa
sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữacác ngành trong công tác quy hoạch
và kế hoạch hóa đất đai
Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đấtcũng không đồng nhất Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước, ) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, kinh tế, công nghiệp trên các vùng và các khu vực nêntính chất của đất có khác nhau Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất củađất cho phù hợp Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao Để kích thích việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách đầu tư, thuế, cho phù hợpvới điều kiện đất đai ở các vùng trong nước Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không ngừng được nâng lên Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm canh và chế độ canh
Trang 18tác hợp lý Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai
Vì vậy cần phải thực hiệncác biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năngsuất đất đai tăng lên
1.2 Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện
1.2.1 Khái niệm, phân cấp, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
1.2.1.1 Khái niệm
Quản lý nhà nước là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu là ở các nước nơi đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước để mô tả cách Nhà nước quản lý đất đai và kiểm soát việc sử dụng đất Tại các quốc gia có sở hữu chủ yếu tư nhân
về đất đai, sự kiểm soát của Chính phủ trong việc sử dụng đất được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống quy hoạch sử dụng đất và hệ thống địa chính
Quản lý nhà nước là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội được nhà nước giao quyền, và cá nhân có thẩm quyền lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích nhà nước mong muốn
Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân loại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và
sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
1.2.1.2.Phân cấp quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện
Quyền quản lý đất đai của nhà nước được phân chia giữa các cấp trong bộ máy nhà nước Chính quyền cấp huyện được phân cấp các thẩm quyền và chức năng quản lý nhà nước về đất đai (Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài, 2007)như sau:
- Tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập và lưu giữ hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi huyện trình ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận Trực tiếp xác nhận hồ sơ địa giới hành chính của cấp xã Tham gia lập và lưu giữ bản đồ địa chính, bản đồ hành chính Tổ chức thực hiện lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương
- Tổ chức thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lập
Trang 19bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi chỉnh ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đồng thời tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi huyện UBNDcấp huyện tổ chức lập, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã, lập và phê duyệt bản đồ quy hoạch sử dụng đất, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã
- UBNDcấp huyện có quyền quyết định và tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư
- UBNDcấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam UBNDcấp huyện tổ chức thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng
- UBNDcấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở UBNDcấp huyện còn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương, báo cáo kết quả nên UBND cấp tỉnh
- UBNDcấp huyện chịu trách nhiệm thanh tra đất đai tại địa phương
- Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên đất không có tài sản thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai Trong trường hợp tranh chấp xảy ra giữa các huyện hoặc các đơn vị hành chính tương đương thì việc giải quyết được thực hiện trên cơ sở phối hợp của các đơn vị hành chính đó Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu đương sự không đồng ý với các quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện thì có quyền khiếu nại nên ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân Đối với các đơn tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai thì ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc chuyển tới các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết
Trang 201.2.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện
Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện có vai trò rất quan trọng được thể hiện ở một số những nội dung sau:
- Góp phần triển khai chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về đất đai
- Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện góp phần bảo vệ quyền đại diện
sở hữu toàn dân đối với đất đai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất phân phối và phân phối lại đất đai cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ Đồng thời góp phần điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
- Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện góp phần ổn định và công bằng
xã hội
- Quản lý đất đai cấp huyện góp phần tăng cường hiệu quả và tính bền vững của việc sử dụng và khai thác đất đai
1.2.1.4 Đặc điểm của quản lý nhà nước cấp huyện về đất đai
- Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện có phạm vi hẹp nhưng nội dung quản lý nhà nước về đất đai rất phức tạp
- Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện mang tính tuân thủ các quy định pháp lý và hành chính của nhiều cấp
- Quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện thể hiện mối quan hệ trực tiếp gắn
bó giữa chính quyền với các chủ thể sử dụng đất
1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện
QLNN về đất đai trên địa bàn cấp huyện bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau (Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài, 2007):
1.2.2.1 Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Chỉ có Nhànước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng
Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo luật pháp và được thể hiện trên nhiều mặt như: đại diện chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, quyền giao đất hoặc cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và
Trang 21ngoài nước, quyền định giá đất, điều tiết thu nhập từ đất đai, quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
1.2.2.2 Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Quyền sở hữu đất đai của Nhà nước được quy định tại Điều 5, Luật Đất
đainăm 2013: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”
Như vậy, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý sẽ trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất(người sử dụng đất) dưới các hình thức như: Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất Để đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu toàn dân và quyền sử dụng của từng cá nhân, tổ chức, quyền và trách nhiệm của các bên (Nhà nước và người sử dụng đất) phải được thể chế hóa và quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật
Ngoài ra, đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, tập thể vàcộng đồng xã hội Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, vì vậy, trước hết cần đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất Mặt khác, đất đai là tài sản quốc gia,vì vậy cũng phải đảm bảo lợi ích của cả xã hội Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên, không để lợi ích này lấn áthoặc triệt tiêu lợi ích khác Điều này được thực hiện thông qua công tác quy hoạch,chính sách tài chính về đất đai và các quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất
1.2.2.3.Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế Thực chất quản
lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả Nguyên tắc này trong quản lýđất đai được thể hiện bằng việc xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, có tính khả thi cao; Quản lý và giám sát tết việc thực hiện các phương ánquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới
Trang 22phục vụ tết cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra
1.2.2.4 Kết hợp quản lý theo ngành với địa phương và vùng lãnh thổ:
Có sự hài hoà giữa quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo chuyên ngành 1.2.2.5 Kế thừa và tôn trọng lịch sử
QLNN của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của luật
pháp của Nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong QLĐĐ qua các thời kỳ
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện
Căn cứ tại điều 22, Luật đất đai 2013 (Quốc hội, 2013) quy định nội dung về công tác quản lý nhà nước về đất đai, tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ các nội dung:
1.3.1 Ban hành văn bản QLNN về đất đai
Đến nay trong thực tế cho thấy bất kể việc gì trong công tác quản lý đất đai đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nên Luật Đất đai ở nhiều nước đều đưa nội dung ban hành văn bản lên đầu tiên Nội dung này thường bao gồm 2 vấn
đề là ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai (theo thẩm quyền) và tổ chức thực hiện các văn bản đó của cấp trên
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các
cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai cấp huyện phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên, cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức hướng dẫn cho các cấp quản lý bên dưới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao
1.3.2 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong công tác QLNN về đất đai, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai Vì vậy, Luật Đất đai 2013 quy định “Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật”
Trang 23Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai Từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình Quy hoạch đất đai được lập theo vùng lãnh thổ và theo các ngành
Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch sử dụng đất đai được lập theo các cấp hành chính, gồm: quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước, quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là quy hoạch sử dụng đất đai được lập theo các ngành như: quy hoạch sử dụng đất đai ngành nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai ngành công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai ngành giao thông
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo nguồn cung về quỹ đất cho thị trường bất động sản; việc công khai quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất
Kế hoạch hóa đất đai là xác định các chỉ tiêu về sử dụng đất đai, các biện pháp và thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất đai
Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai là một công cụ hết sức hữu hiệu nhất là trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Nó giúp cho việc sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn cảnh quan môi trường
Ngoài ra quy hoạch còn là công cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, laođộng
Trang 24và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền trong cả nước Quy hoạch dài hạn về đất đai được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình
Thông qua công cụ quy hoạch, nhà nước sẽ góp phần điều tiết cung cầu một
số loại đất trên thị trường đặc biệt là trên thị trường sơ cấp bất động sản Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được duyệt là căn cứ và là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lược và thực thi Trong công tác thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch, kế hoạch là công cụ quan trọng của quản lý đất đai Tuy nhiên, không được lạm dụng quy hoạch, kế hoạch hóa vì dễ dẫn đến tình trạng hànhchính hóa các quan hệ về đất đai, điều này trái với sự vận động của nền kinh
tế thịtrường
Ngoài quy hoạch sử dụng đất còn có các quy hoạch khác hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai như quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn…
1.3.3 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Giao đất và cho thuê đất là những hình thức nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất Chính quyền địa phương được quyền giao đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất phù hợp với thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương Giao đất là công việc của chính quyền địa phương trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính và bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Họ sẽ là người sử dụng, khai thác trực tiếp đất đai với nhiệm vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn sử dụng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan chức năng Việc giao quyền sử dụng đất được đi kèm với một số công cụ quản lý khác, đó là hạn mức đất và thời hạn sử dụng đối với từng loại đất và từng nhóm chủ thể sử dụng đất Về bản chất giao đất và cho thuê đất không có gì khác biệt Hiện nay nhà nước ta đang áp dụng hình thức giao đất có và không thu tiền sử dụng đất Trong giao đất có thu tiền sử dụng đất lại có thể thông qua hình thức thu theo giá
Trang 25nhà nước quy định hoặc thông qua đấu giá đất (giá sàn không thấp hơn giá nhà nướcquy định) Đối với hình thức thuê đất thì có thể thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian thuê
Thu hồi đất là việc chính quyền địa phương ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho đối tượng sử dụng đất theo quy định Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau: Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản chuyển đi nơi khác giảm nhu cầu sử dụng đất; Cá nhân sử dụng đất bị chết mà không có người được quyền tiếp tục sử dụng đất; Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao; Đất không được sử dụng trong 12 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất cho phép; Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; Đất sử dụng không đúng mục đích được giao; Đất được giao không đúng thẩm quyền… Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại, còn các trường hợp khác áp dụng hình thức tự thỏa thuận giữa các đối tượng sử dụng đất (về bản chất là chuyển nhượng quyền sử dụng đất) Trong một số trường hợp đặc biệt, khẩn cấp nhà nước
có thể áp dụng hình thức trưng dụng đất Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giao loại đất nào thì có thẩm quyền thu hồi loại đất đó
Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất,… nhằm mục đích phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách (Đỗ Thị Lan, 2007)
1.3.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đăng ký đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Sau khi phát sinh quyền sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…) hoặc có những thay đổi trong sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng
ký với cơ quan nhà nước để được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và làm
Trang 26giấy CNQSDĐ GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất Được cấp GCNQSDĐ là quyền đầu tiên của người
sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất, là căn cứđể giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất GCNQSDĐ cũng là điều kiện đểgiao dịch trên thị trường
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện thường xuyên liên tục để có thể phản ánh kịp thời những biến động của đất đai Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp thông tin đầy đủ nhất, là cơ sở để bảo vệ các quyền của người sử dụng đất khi xảy
ra tranh chấp cũng như nghĩa vụ tài chính mà họ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật (Đỗ Thị Lan, 2007)
1.3.5 Quản lý tài chính về đất đai
Quản lý tài chính đất đai là việc sử dụng hệ thống công cụ tài chính nhưgiá đất, thuế, tiền thuê đất,… nhằm điều tiết các quan hệ về đất đai để đạt mụctiêu trong quản lý
Quản lý tài chính về đất đai là công cụ hết sức hữu hiệu trong nền kinh tếthị trường, có tác dụng kích thích việc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.Chính sách
ưu đãi về thuế hay tiền thuê đất sẽ có tác dụng khuyến khích hayhạn chế trong đầu
tư, qua đó sẽ có tác dụng phân phối nguồn lực của xã hội.Cũng công cụ tài chính, nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết thu nhập vàđảm bảo đời sống cho đại bộ phận dân cư đang sống bằng nghề nông
Trong hệ thống tài chính về đất đai, yếu tố cơ bản là giá đất, theo lý luận củaMác, giá đất là giá trị của địa tô trên tỷ suất lợi nhuận của sản xuất kinh doanh trênđất, giá đất phản ánh khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh tế trên đất và nó quyếtđịnh giá cho cả những loại đất không có hoạt động kinh tế Trong thực tế, giá đấtcòn bị ảnh hưởng bởi sự kỳ vọng vào khả năng sinh lợi trong tương lai
Đối với bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại hai hệ thống giá; Một giá donhà nước quy định dùng để điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa nhà nước vàngười có quyền
Trang 27đối với đất (sở hữu đất); hai là giá hình thành trên thị trườngtrong mối quan hệ về đất đai giữa những người sử dụng đất, giá này phụthuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường Một nền kinh tế ổn định, hai hệthống giá này sẽ tương đương nhau và phản ánh chân thực giá đất Ngược lại,trong một nền kinh tế không ổn định, giá đất
có xu hướng cao hơn giá trị thựccủa nó Nếu hai hệ thống giá trên chênh lệch nhau quá lớn sẽ tạo môi trườngcho những tiêu cực trong quản lý và đầu cơ sử dụng
Đối với nước ta, do đặc điểm sở hữu đất đai nên giá đất thực chất là giáquyền
sử dụng đất Hiện tại hệ thống giá của chúng ta được xác định chủ yếudựa trên mục đích sử dụng (khả năng sinh lợi trên đất) chứ ít phụ thuộc vào vịtrí cũng như khả năng sinh lợi tiềm năng
Thuế: Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, thuế đất là khoản thuế của chính phủ đánh vào địa tô tức là đánh vào chủ sở hữu đất Nước ta, nhà nướclà đại diện chủ sở hữu đất nên thuế chỉ đánh vào một số đối tượng được hưởng quyền lợi như
là chủ sở hữu đất, chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, tập thể không thuộc diện thuê đất (ko phải nộp tiền sử dụng đất) Ngoài thuế sử dụng đất, hiện tại chúng ta đang thực hiện thuế chuyển quyền sử dụng đất
Tiền thuê đất: Đơn giá thuê đất (khoản tiền thuê trên một đơn vị diệntích, trong 1 năm) chính là địa tô mà người sử dụng phải trả cho nhà nước Đơn giá thuê đất là yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Vì vậy việc xác định giá đất cũng như đơn giá thuê đất át đúng với giátrị thực của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu
1.3.6 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Đây là một nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với quản lý sử dụng đất Thanh tra đất đai nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng đất được tuân thủ theo đúng pháp luật Quá trình thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát hiện các sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra Ngoài ra, cũng có thể phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ trương, chính sách, pháp luật để kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa kịp thời Thanh
Trang 28tra, kiểm tra có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất, có thể khi có hoặc không
có dấu hiệu vi phạm
Luật đất đai quy định nhiệm vụ của thanh tra đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ, thanh tra đất đai phải tiến hành thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp; thanh tra việc chấp hànhpháp luật
về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác Theo dõi,đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai của người sử dụng đấtđây là nội dung hết sức quan trọng, nó diễn ra thường xuyên, liên tục, phản ánh cácvận động chủ yếu của các quan hệ về đất đai trong thị trường (Đỗ Thị Lan, 2007)
1.3.7 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc sử dụng đất đai
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai là biện pháp nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đem lại công bằng cho chủ sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất không tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường như hiện nay, đất đai ngày càng
có giá trị lớn, tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp nếu không có cơ chế giải quyết sẽ mất ổn định kinh tế - xã hội Lúc này, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại diễn ra tại địa phương Khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu khi thực hiện công tác này (Đỗ Thị Lan, 2007)
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai
1.4.1 Các yếu tố khách quan
1.4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc quản lý đất đai bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ở đây chủ yếu xét đến các yếu tố như: khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí, khoáng sản dưới
Trang 29lòng đất,… Nó ảnh hưởng lớn đến công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất Công tác đo đạc, khảo sát, đánh giá đất được thực hiện trên thực địa, nếu điều kiện
tự nhiên thuận lợi, nó sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước Do đất đai có tính cố định, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương
án thực hiện có hiệu quả nhất
1.4.1.2 Nhân tố kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khai thác để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất
đó Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra Quản lý nhà nước về đất đai từ đó cũng phải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế
Yếu tố văn hóa, xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng Các yếu tố như việc làm, dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo,… ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giao đất và công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, vi phạm đất đai
1.4.1.3 Nhân tố pháp luật
Kinh tế càng phát triển, các mối quan hệ sử dụng đất đai càng phức tạp đòi hỏi hệ thống luật pháp nói chung và hệ thống luật pháp về đất đai nói riêng phải đồng bộ, rõ ràng, cụ thể để công tác quản lý nhà nước được hiệu quả và thuận lợi Bên cạnh đó, pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện được vai trò điều tiết và quản lý nền kinh tế, quản lý và kiểm tra hoạt động liên quan đến đất đai và
xử lý các hành vi vi phạm Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về
đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý
Trang 301.4.2 Các yếu tố chủ quan
1.4.2.1 Nhân tố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo nguồn cung về quỹ đất cho thị trường bất động sản; việc công khai quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập Một số vấn đề về quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất còn yếu, gây lãng phí, thất thoát; quản lý thị trường bất động sản còn lúng túng, sơ hở
Phương pháp, công nghệ trong điều tra cơ bản chậm đổi mới; điều tra thiếu tập trung, còn chồng chéo; kết quả điều tra còn thiếu độ tin cậy, chỉnh lý cập nhật không thường xuyên Việc xử lý, lưu trữ, thông tin còn bất cập, tài liệu điều tra chưa khai thác có hiệu quả
Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt cấp huyện, xã còn chậm Nội dung quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp; kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển KT - XH và quy hoạch xây dựng; gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế
.4.2.2 Nhân tố về năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý
Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng
Trang 31trực tiếp tới công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng Cán bộ quản lý
là người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nướcvề đất đai ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đềliên quan đến đất đai
Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, trình độ và tận tâm với công việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước về đất đai ở cấp địa phương
1.5 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hà (2015) về “Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” đã làm rõ cơ sở lý luận và căn
cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai đai trên địa bàn huyện Bắc Mê giai đoạn 2010 - 2014 Đề tài chỉ ra kết quả đạt được và những hạn chế như:
* Kết quả đạt được:
Các cấp các ngành triển khai thực hiện pháp luật đất đai tương đối đồng bộ, công tác quản lý đất đai tương đối đồng bộ, công tác quản lý đất đai chặt chẽ và đi vào nề nếp, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tư, thâm canh phát triển sản xuất, việc khai thác sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, các thành tựu khoa học, công nghệ được áp dụng vào lĩnh vực chuyên ngành quản lý đất đai ngày càng tiến bộ hơn Nhận thức về pháp luật đất đai của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao
Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được 13/13 xã, thị trấn trong huyện Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được 12/13 xã, thị trấn trong huyện Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được cảicách thủ tục hành chính mạnh mẽ theo hướng đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, đúng trình
tự, thủtục (thực hiện theo cơ chế một cửa) Công tác thu hồ iđất, bồi thường, tái định cư được công khai, minh bạch và áp giá đền bù đúngvới các quy định của Nhà nước,bên cạnh đó còn áp các chính sách hỗ trợ khác có liên quan tạo được sự đồng thuận cao của người dân có đất bị thu hồi
Trang 32Nhờ đó, trong công tác quản lý sử dụng đất đai tuy chưa hoàn chỉnh, còn khiếm khuyết, nhưng đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề nếp, ngày càng tốt hơn
* Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được,công tác quản lý nhà nước về đất đai đai trên địa bàn huyện Bắc Mê còn bộc lộ những hạn chế như:
Một là, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa
thường xuyên sâu rộng đó là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật xảy ra
Hai là, công nghệ quản lý hồ sơ địa chính lạc hậu và chưa được đầu tư trang
thiết bị đầy đủ…công tác quản lý hồ sơ địa chính còn lỏng lẻo, cập nhật chỉnh lý biến động còn xem nhẹ
Ba là, công tác tham mưu cho Thường trực huyện Ủy, HĐND, UBND trong
công tác phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp đấtđai, đơn thư khiếu nại của công dân chưa tốt còn để xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp, kéo dài
Bốn là, việc khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả dẫn đến công
tác tham mưu cho chính quyền huyện về các chính sách ưu đãi đầu tư vềđất đai để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện còn nhiều hạn chế
Năm là, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đất đai còn để tình trạng
nhân dân tự ý dựng nhà trên đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đối với các loại đất phải xin phép theo quy định pháp luật chậm được phát hiện Chấtlượng quy hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành khác, tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quản lý quy hoạch cònyếu Nhiều quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu khả thi, tình trạng quy hoạch “treo” xảy ra ở nhiều nơi Việc sử dụng đất ở nhiều nơi cònlãng phí, hiệu quả thấp
Sáu là, công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất nông
nghiệp theo chương trình dự án điểm của tỉnh tuy đã được triển khai thực hiện nhiều năm nay nhưng tiến độ vẫn còn chậm
Bảy là, công tác phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đặc biệt việc sử dụng đất không kịp thời
Trang 33* Giải pháp:
Từ những hạn chế trên đề tài đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đai trên địa bàn huyện Bắc Mê như:
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai;
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính;
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai;
- Hoàn thiện công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý chặt chẽ công tác kê khai đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Công tác tài chính về đất đai;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu quản lý đất đai
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đặng (2018) về “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017” đã
đánh giá quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam về Ban đất đai; Quản lý sử dụng đất; Đăng ký, cấp GCNQSDĐ; Quản lý tài chính về đất đai, Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai Luận ăn đã đánh giá dược những kết quả đạt được đồng thời đưa ra được một số hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN
về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam như:
* Kết quả đạt được:
- Huyện ban hành hệ thống văn bản pháp luật đất đai thuộc thẩm quyền và tổ chức thực hiện tốt;
- 100% xã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020;
- Công tác thanh kiểm tra thường xuyên thực hiện;
- Công tác cấp GCNQSDĐ được tăng cường, cấp cho 54.377 lượt hộ với diện tích là 35.227,17ha/37.070,61ha (đạt 90,08% diện tích);
Trang 34- Nguồn tài chính thu động góp vào ngân sách huyện giai đoạn 2010 - 2012 là: 55.912.000 đồng
- Hoàn thiện bộ máy QLNN về đất đai;
- Nâng cao năng lực cán bộ;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
- Thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tràng Định, Lạng Sơn
Từ kết quả của các nghiên cứu công tác QLNN về đất đai của huyện Bắc Mê (Hà Giang) và huyện Lục Nam (Bắc Giang), bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tràng Đinh, Lạng Sơn để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Một là, chính quyền huyện cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai
Hai là, các công lập quy hoạch, kế hoạchcần thực hiện chính xác vàthường xuyên cập nhật chỉnh lý bổ sung và khai thác có hiệu quả
Trang 35Ba là, thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên và coi trọng, nhằm phát hiện, ngăn chặn các sai phạm và xử lý kịp thời
Trang 36Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận công tác quản lý đất đai ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn thời gian qua là gì?
- Thực trạng công tác quản lý đất đai ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
thời gian qua như thế nào?
- Cácnhân tố tác động đến công tác quản lý đất đai ở huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
- Cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác Quản lý đất đai ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Đề tài được nghiên cứu dựa trên số liệu từ nguồn thông tin thứ cấp.Thông tin
thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ các nguồn thông tin chính sau đây:
- Các văn bản Luật, văn bản chỉ đạo của ngành;
- Báo cáo tổng kết quả thực hiện bao gồm số liệu thống kê điều kiện kinh tế -
- Để hoàn thiện luận văn, nhiều các loại tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong luận văn Đó là các thông tin thu thập từ các
Trang 37tạpchí, các bài báo, website, các luận văn, luận án nghiên cứu đi trước liên quan đến quản lý đất đai Dựa trên các nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình, làm sáng tỏ hơn các nội dung liên quan đến đề tài
2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Đề tài thu thập thông tin sơ cấp bằng việc khảo sát, phỏng vấn điều tra trực tiếp bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước các đối tượng liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Đối tượngphỏng vấn gồm 02 nhóm với tổng số 84 phiếu điều tra, cụ thể: + Cán bộ quản lý phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính cấp xã,
và thị trấn với tổng số 34 phiếu điều tra, trong đó: 12 phiếu điều tra dành cho cán bộ cấp huyện (cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) Cán bộ cấp xã, thị trấn: 22 người là công chức địa chính xây dựng Khảo sát được tiến hành trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
+ Người sử dụng đất đai (tổ chức và cá nhân): 50 phiếu điều tra
- Phương pháp khả sát: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi (Phụ lục 2.1
và 2.2)
- Thời gian điều tra: Tháng 05/2023
* Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra bao gồm:
- Thông tin về đối tượng: trình độ học vấn, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính,
- Thông tin công tác quản lý nhà nước về đất đai như thông tin ban hành các văn bản liên quan đến đất đai, thông tin lập kế hoạch, quy hoạch đất đai, thông tin
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;… và các thông tin về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống chính sách pháp luật, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tràng Định
Để thu thập thông tin đánh giá từ các đối tượng phỏng vấn, luận văn sử dụng
Trang 38thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin đánh giá từ đối tượng khảo sát Thang đo gồm:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
- Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý/Kém
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích dữ liệu của luận văn là phương pháp thống kê mô tả và Phương pháp so sánh (để làm rõ mức độ tăngtrưởng, phát triển giữa các năm)
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương pháp này sử dụng một
Trang 39số chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối Phương pháp thống kê mô tả được dùng để
mô tả, đánh giá công tác quản lý đất đai
Số tuyệt đối trong thống kê (Absolute figure) là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế xã hội, trong điều kiện thời gian
và không gian cụ thể Số tuyệt đối có 2 loại, số tuyệt đối phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng một thời kỳ nhất định và số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy
mô, khối lượng hiện tượng ở một thời điểm nhất định Trong báo cáo này sử dụng
cả 2 loại số tuyệt đối
Số tương đối (Relative figure) là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng ở các thời gian hoặc không gian khác nhau hoặc giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau hoặc so sánh từng bộ phậnvới tổng thể chung trong cùng một chỉ tiêu Trong hai đại lượng này đem ra so sánh của số tương đối, một đại lượng được chọn làm gốc Căn cứ vào nội dung do
số tương đối phản ánh có thể phân biệt: số tương đối động thái (so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại giữa hai thời điểm khác nhau) số tương đối kế hoạch (so sánh một chỉ tiêu thực hiện với một chỉ tiêu kế hoạch); số tương đối kết cấu (so sánh một phần với tổng thể nhiều bộ phận); số tương đối cường độ (so sánh giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng có liên quan); và số tương đối không gian (so sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhưng có không gian khác nhau) Luận văn sử dụng số tương đối so sánh và số tương đối kết cấu
2.2.3.2 Phương pháp so sánh
Bao gồm so sánh giữa kế hoạch với việc thực hiện, so sánh giữa năm sau với năm trước nhằm phản ánhcông tác quản lý đất đai Sử dụng phương pháp này có thể làm rõ tình hình biến động của các hiện tượng, mức độ tăng giảm theo các năm
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Tình hình ban hành và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai trong giai đoạn 2020 – 2022 trên địa bàn huyện Tràng Định
- Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2022 so với quy hoạch được phê duyệt theo QĐ 1356/QĐ-UBND ngày 10/07/2021 của UBND tỉnh lạng Sơn về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Tràng Định
Trang 40Diện tích thực hiện so với diện tích được duyệt theo quy hoạch giai đoạn
2020 – 2022 Tỷ lệ thực hiện so với quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt càng cao thì hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất càng tốt
- Tình hìnhcông tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Huyện Tràng Định
+ Số bộ hồ sơ, diện tích được chuyển mục đích sử dụng đấtgiai đoạn 2020 - 2022;
+ Số hồ sơ, diện tích được cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2020 - 2022;
+ Số hồ sơ, diện tích chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn 2020 –
2022
Nếu hồ sơ, diện tích được chuyển mục đích sử dụng đất, được cấp GCNQSDĐ và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng qua các năm nghiên cứu, chứng tỏ hiệu quả công tác này càng được nâng cao, và ngược lại
- Tình hình thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
+ Số cuộc thanh tra
+ Số quyết định ban hành xử phạt vi phạm, hình thức xử phạt, kết quả thực hiện
- Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai:
+ Số đơn thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết/Số lượng hồ sơ khiếu nại, tố cáo về đất đai;
+ Số đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết/Số lượng hồ sơ khiếu nại, tố cáo về đất đai;
Nếu số lượng hồ sơ khiếu nại, tố cáo về đất đai giảm tức là công tác QLNN
về đất đai mang lại kết quả tích cực, người dân hài lòng với kết quả xử lý của các cơ quan QLNN và ngược lại