1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài hà nội trong văn xuôi đỗ phấn (qua dằng dặc triền sông mưa và mùi trần)

118 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề tài Hà Nội trong văn xuôi Đỗ Phấn (Qua Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần)
Tác giả Lê Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn TS. Nghiêm Thị Hồ Thu
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử vấn đề (8)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Đóng góp của luận văn (16)
  • 7. Cấu trúc của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1: ĐỖ PHẤN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI HÀ NỘI (17)
    • 1.1. Đề tài Hà Nội trong lịch sử văn học Việt Nam (17)
      • 1.1.1. Đề tài Hà Nội trong văn học dân gian (17)
      • 1.1.2. Đề tài Hà Nội trong văn học trung đại (26)
      • 1.1.3. Đề tài Hà Nội trong văn học hiện đại (28)
    • 1.2. Đỗ Phấn – nhà văn của Hà Nội (32)
      • 1.2.1. Từ họa sĩ trở thành nhà văn và hành trình sự nghiệp của Đỗ Phấn (32)
      • 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Phấn (39)
  • CHƯƠNG 2: HÀ NỘI QUA NÉT VẼ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ PHẤN TRONG DẰNG DẶC TRIỀN SÔNG MƯA VÀ MÙI TRẦN (43)
    • 2.1. Hà Nội trong Dằng dặc triền sông mưa (43)
      • 2.1.2. Bức tranh đô thị Hà Nội thời bao cấp (50)
      • 2.1.3. Hà Nội với những nét đẹp văn hóa cổ truyền (54)
    • 2.2. Hà Nội trong Mùi trần (62)
      • 2.2.1. Con người và những quan niệm sống mới (62)
      • 2.2.2. Vẻ đẹp đời sống đô thị thời kì đổi mới (69)
      • 2.2.3. Sự xuống cấp đạo đức và những nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa (73)
    • 3.1. Nghệ thuật tự sự của dòng kí ức (79)
      • 3.1.1. Tự sự đa chủ thể (79)
      • 3.1.2. Kết cấu phân mảnh (83)
    • 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (86)
      • 3.2.1. Con người được khắc họa qua bức chân dung ngoại hình (86)
      • 3.2.2. Con người được khắc họa qua lời nói, hành động (92)
      • 3.2.3. Con người được khắc họa qua diễn biến nội tâm nhân vật (95)
    • 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật (97)
      • 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật (97)
      • 3.3.2. Giọng điệu trần thuật (104)
  • KẾT LUẬN (112)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (114)

Nội dung

Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhà văn Đỗ Phấn nói chung, về đề tài Hà Nội trong sáng tác của ông nói riêng còn khiêm tốn.. Đã có

Lịch sử vấn đề

2.1 Những bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Đỗ Phấn Đỗ Phấn được biết đến trên văn đàn khá muộn bởi khi mới bước chân vào con đường nghệ thuật ông được biết đến là một họa sĩ Hơn 40 năm cầm bút vẽ, Đỗ Phấn đã khá thành công và đã tạo dựng được cho mình một chỗ đứng trong làng hội họa Việt Nam Tuy nhiên, ông đã “tạt ngang” đến với sự nghiệp sáng tác văn chương Mặc dù sáng tác văn chương với ông chỉ là nghề phụ, là nhà văn “vô sư vô sách” nhưng Đỗ Phấn vẫn rất tâm huyết, say mê với nghề và minh chứng là gần hai chục đầu sách ra đời trong khoảng hơn chục năm cầm bút với nhiều thể loại khác nhau Những tác phẩm của Đỗ Phấn cũng đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi cái buồn thâm trầm, ảm đạm, u ám đặc biệt là những trang văn ông viết về Hà Nội Tuy vậy , các công trình nghiên cứu về nhà văn Đỗ Phấn mới chỉ dừng lại là các bài viết trên một số báo điện tử hoặc một số đề tài nghiên cứu, luận văn Số lượng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đỗ Phấn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tài năng nhiều mặt của ông

Chúng ta có thể điểm đến một vài công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả Đỗ Phấn đó là: Luận văn Tiểu thuyết của Đỗ Phấn nhìn từ góc nhìn sinh thái của tác giả Hoàng Thị Thanh Huyền, Học viện khoa học xã hội; Luận văn Cảm thức phi lý trong sáng tác của Đỗ Phấn của tác giả Võ Thị Thanh Hiền, Đại học Đà Nẵng; Luận văn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đỗ Phấn của tác giả Trần Thị Anh, Đại học Thủ Dầu Một; Luận văn Tản văn Đỗ Phấn từ đặc trưng thể loại của tác giả Lê Thị Hường, Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Trong luận văn Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, tác giả

Hoàng Thị Thanh Huyền đã đi tìm hiểu về vấn đề sinh thái trong văn học nói chung và trong văn chương của Đỗ Phấn nói riêng Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu vào hai vấn đề là cảm quan sinh thái tự nhiên và con người trong không gian sinh thái đô thị trong những tác phẩm tiểu thuyết của Đỗ Phấn Tuy nhiên công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng ở một thể loại (tiểu thuyết) chứ chưa bao quát tất cả các thể loại sáng tác của Đỗ Phấn và cũng mới nhìn nhận dưới một góc nhìn là góc nhìn sinh thái

Luận văn của Võ Thị Thanh Hiền về Cảm thức phi lí trong sáng tác của Đỗ Phấn đã đi vào tìm hiểu khái lược về cuộc đời của nhà văn Đỗ Phấn, hành trình sáng tác và quan niệm văn chương của Đỗ Phấn nhìn từ cảm thức phi lí Trên cơ sở đó nhà văn đi tìm hiểu cảm thức phi lí về con người và hiện thực trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, chỉ ra phương thức biểu hiện cảm thức phi lí của Đỗ Phấn Cũng có thể nhận thấy, bài viết này cũng chỉ tập trung vào thể loại tiểu thuyết và dưới góc nhìn của cảm thức phi lí

Luận văn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đỗ Phấn của tác giả Trần

Thị Anh tập trung khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, chỉ ra các kiểu nhân vật được nhà văn xây dựng trong tiểu thuyết của ông, đồng thời chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Từ đó tác giả luận văn đã khái quát được quan niệm của nhà văn Đỗ Phấn về con người để thấy được đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam đương đại trong phạm vi thể loại tiểu thuyết Luận văn có sự bó hẹp trong một thể loại tiểu thuyết và cũng chỉ tập trung tìm hiểu một đặc điểm về nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn

Trong luận văn Tản văn Đỗ Phấn từ đặc trưng thể loại của tác giả Lê Thị Hường đã nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về tản văn của Đỗ Phấn từ góc nhìn đặc trưng thể loại Từ đó, tác giả luận văn đã chỉ ra phong cách viết tản văn của Đỗ Phấn và khẳng định những đóng góp của nhà văn với thể loại tản văn nói chung Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn tác giả cũng chỉ tập trung vào một thể loại trong sáng tác của Đỗ Phấn mà chưa khái quát được tất cả sự nghiệp sáng tác của ông Nội dung nghiên cứu của luận văn cũng chỉ hướng vào làm rõ phong cách sáng tác tản văn của Đỗ Phấn nhìn từ phương diện đặc trưng thể loại

Cho đến hiện tại mới có những công trình luận văn đã được liệt kê ở trên tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về nhà văn Đỗ Phấn và tác phẩm của ông Ngoài ra nghiên cứu về tác giả Đỗ Phấn chủ yếu là những bài viết, những bài đánh giá ngắn gọn mang tính chất giới thiệu điểm lược và đưa ra những nhận xét những cảm nhận ngắn gọn trên những trang báo hoặc tạp chí khoa học Chẳng hạn như bài viết Bút lực Đỗ Phấn của tác giả Hoàng Thu Phố trên trang vanvn.vn của Hội nhà văn Việt Nam, bài viết Chảy qua Đỗ Phấn, hay là… của tác giả Lê Minh Hà trên báo Văn nghệ quân đội, bài báo Họa sĩ - nhà văn Đỗ

Phấn: Giữ gìn những gì còn sót lại trong kí ức đăng tải trên báo Đại đoàn kết

Những bài viết này mới dừng lại ở mức độ đem đến cho người đọc những đánh giá mang tính khái quát chung chung về phong cách, về đặc điểm con người và sáng tác của nhà văn Đỗ Phấn

2.2 Những bài viết, công trình nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Đỗ Phấn Đề tài Hà Nội là một trong những đề tài có sức hấp dẫn không nhỏ với các nhà thơ nhà văn Số lượng các tác giả viết về đề tài Hà Nội trong lịch sử văn học Việt Nam khá phong phú và đồ sộ bởi vậy vấn đề nghiên cứu về đề tài này cũng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong toàn bộ sáng tác của các nhà văn Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Hà Nội mảng đề tài thời thượng trong văn chương; Hà Nội – những trang viết trải niềm yêu; Hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài; Hà Nội trong những áng văn của Nguyễn Tuân; Hà Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Quý; Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến; Hà Nội của Tô Hoài…Ngoài ra phải kể đến các bài viết trên các trang báo như: Bài viết Sách về đề tài Hà Nội gây thương nhớ đăng trên báo Phụ nữ thủ đô; Hà Nội – những mạch nguồn vô tận cho các tác phẩm văn họcđăng trên báo Tuổi trẻ thủ đô

Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu tìm hiểu về hình ảnh Hà Nội trong sáng tác của các nhà văn Trong luận văn Hà Nội trong sáng tác của Trần

Chiến, tác giả Ngô Sỹ Nha tập trung tìm hiểu về đặc điểm, tính cách và quá trình biến đổi tính cách của người Hà Nội, đồng thời chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong việc xây dựng hình ảnh con người Hà Nội Tác giả luận văn còn đi sâu nghiên cứu về văn hóa Hà Nội từ những góc nhìn khác nhau trong sáng tác của Trần Chiến, góc nhìn lịch sử, góc nhìn văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Luận văn Hà Nội trong tản văn của Nguyễn

Trương Quý của tác giả Trịnh Thị Hào lại tập trung đi sâu nghiên cứu bức tranh

Hà Nội nhìn từ các góc nhìn kiến trúc, văn hóa, âm nhạc trong tản văn của nhà văn

- kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý Ở công trình này, tác giả đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra nét đặc sắc trong văn phong của Nguyễn Trương Quý khi viết tản văn về đề tài Hà Nội

Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào một phương diện, một khía cạnh trong giới hạn phạm vi một hoặc một nhóm tác phẩm để nghiên cứu Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như: Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô

Hoài qua Chuyện cũ Hà Nội; Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng trường hợp Sống mãi với thủ đô, Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martin RaMa (Khảo sát qua Hà Nội băm mươi sáu phố phường và Hà Nội một chốn rong chơi); Hà Nội trong tùy bút của Băng Sơn; Văn hóa ứng xử của người

Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay; Hình ảnh con người Hà Nội trong truyện Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới; Không gian Hà Nội trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà; Cảnh sắc và văn hoá ẩm thực hà nội trong sáng tác của Vũ Bằng; Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý)

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Hà Nội trong hai tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần của nhà văn Đỗ Phấn qua đó người viết nhằm đạt những mục đích sau:

- Khẳng định giá trị của hai tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đỗ Phấn

- Khái quát được đặc điểm trong những sáng tác về đề tài Hà Nội của Đỗ Phấn nói chung và của hai tác phẩm nói riêng

- Khẳng định những đóng góp của nhà văn trong mảng đề tài viết về Hà Nội trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam

+ Nghiên cứu về tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần của Đỗ Phấn trong hệ thống các tác phẩm viết về đề tài Hà Nội

+ Làm nổi bật những đặc sắc về nội dung, về thi pháp nghệ thuật của nhà văn khi viết về đề tài Hà Nội trong Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần

+ Xác định giá trị và những đóng góp của hai tác phẩm trong đề tài viết về Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thống kê - phân loại: là sử dụng các phương pháp khảo sát, thu thập và xử lý các số liệu, thông tin, ngữ liệu nhằm giúp cho quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận phù hợp

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: hai phương pháp này sẽ được kết hợp với nhau Phương pháp phân tích nhằm tìm hiểu đối tượng ở nhiều phương diện, nhiều yếu tố, nhiều cấp độ Phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra những nhận định khái quát, toàn diện về đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp người viết nhận ra những nét tương đồng, khác biệt vể nội dung và nghệ thuật thể hiện đề tài Hà Nội của nhà văn Đỗ Phấn qua từng tác phẩm, đồng thời nhận diện sự khác biệt và những đóng góp riêng của các nhà văn cùng thời về mảng đề tài này

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các ngành khác nhau có liên quan như văn hóa học, dân tộc học, xã hội học… để tìm hiểu, lí giải về các vấn đề có liên quan đến văn hóa, con người Hà Nội trong sáng tác của Đỗ Phấn

Bên cạnh đó trong luận văn còn sử dụng tổng hợp lí thuyết văn học hậu hiện đại, lí thuyết thi pháp học, phân tâm học, văn học hiện sinh.

Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về đề tài

Hà Nội trong hai tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần của Đỗ Phấn trên các phương diện nội dung và nghệ thuật Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn chỉnh thêm cho các nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Đỗ Phấn, khẳng định những thành tựu và đóng góp của nhà văn trong mảng đề tài viết về Hà Nội trong Văn học Việt Nam đương đại Đồng thời ở một mức độ nào đó, luận văn cũng kì vọng có thể góp thêm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài Hà Nội trong các tác phẩm văn học hiện nay.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của luận văn được chia thành ba chương

Chương 1: Đỗ Phấn trong dòng chảy văn học Việt Nam về đề tài Hà Nội

Chương 2:Hà Nội qua nét vẽ của nhà văn Đỗ Phấn trong Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đề tài Hà Nội trong Dằng dặc triền sông mưa và Mùi trần của Đỗ Phấn.

ĐỖ PHẤN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI HÀ NỘI

Đề tài Hà Nội trong lịch sử văn học Việt Nam

Nhắc đến Hà Nội ngàn năm văn hiến là nhắc đến trung tâm văn hoá lớn của cả nước với nền văn hoá dân gian lâu đời, với những hình tượng anh hùng, tên tuổi những danh nhân đã đi vào lịch sử dân tộc Hà Nội là nơi lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc thông qua thời gian dài tích luỹ và lưu truyền Nền văn hoá cố đô ấy đã trở thành đề tài quan trọng trong văn học dân tộc qua các thời kì

1.1.1 Đề tài Hà Nội trong văn học dân gian

Văn học dân gian các vùng miền Việt Nam là một phần quan trọng của di sản văn hóa của dân tộc Việt Tuỳ theo từng vùng miền trải dài xuyên suốt Việt Nam, văn học dân gian các khu vực và dân tộc khác nhau cũng có những điểm đặc trưng khác biệt Trong kho tàng văn học dân tộc, có thể chia văn học dân gian theo các đề tài khác nhau liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, ẩm thực, giao tiếp…Và được thể hiện qua nhiều thể loại khác nhau như truyền thuyết, truyện cổ tích, thơ ca, và câu đố được truyền đạt bằng hình thức truyền miệng hoặc bằng văn bản Các tác phẩm văn học dân gian bám rễ vào cuộc sống hàng ngày và thể hiện tinh thần, truyền thống, giá trị tâm linh của từng vùng miền cụ thể, tuy nhiên vẫn có sự trùng lặp ý tưởng, cốt truyện hay motif thể hiện Văn học dân gian miền Bắc thường kể về cuộc sống nông thôn Bắc Bộ, kinh nghiệm lao động - sản xuất, lịch sử vùng đất Thăng Long và các truyền thống dân gian như các lễ hội truyền thống Truyện dân gian có liên quan đến các loài động vật thường được ưa chuộng Ở miền Trung, lại thường tập trung kể về cuộc sống của người dân tại các làng chài, phong tục tập quán riêng của những người dân chài lưới, nguồn cội của các lễ hội thuỷ ngư lớn,…Còn văn học dân gian miền Nam lại tập trung thể hiện cuộc sống của người nông dân và những loài động vật tham gia sản xuất như con trâu, bò, lợn, gà…Văn học dân gian ở Việt Nam thể hiện sự đa dạng về văn hóa và truyền thống từng vùng miền, đồng thời gắn kết cộng đồng và duy trì giá trị văn hóa đặc biệt của từng khu vực

Nói riêng về văn hoá cổ truyền được tái dựng trong văn học dân gian miền Bắc đã trở thành di sản văn hoá vật thể đó là các di tích, địa danh lưu giữ những dấu ấn riêng của Hà Nội Di sản 36 phố phường mang đậm dấu ấn Hà thành xưa đã đi vào ca dao dân tộc:

"Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh

Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền"

(Ca dao Việt Nam) Nằm ở phía Đông Bắc thành cổ và trải qua quá trình hình thành và phát triển suốt 10 thế kỉ dài đằng đẵng, chứng kiến từng sự kiện hào hùng của dân tộc, Hoàng Thành Thăng Long lại là khu di tích lịch sử, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới Bài ca dao đã tái dựng lại quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền

Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn Nhiều thế hệ sau chỉ cần soi chiếu vào bài ca dao ấy là đã thấy Hà Nội ba mươi sáu phố phường hiện lên với đầy vẻ thân thương, mộc mạc

Nhiều bài ca dao cũng đã khắc hoạ các địa danh nổi tiếng khác của Hà Nội ngàn năm văn hiến Hình ảnh sông Tô, cầu Đông, Thanh Miếu, Đền Đô, sông Nhị của đất Thăng Long hiện lên vô cùng sống động qua các câu ca dao cổ truyền khuyết danh:

"- Sông Tô nước chảy quanh co Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya

- Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân

- Đống Đa ghi để lại đây Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am

- Đền Đô kiến trúc tuyệt vời Thăng Long đẹp đất, đẹp người ngàn năm."

Hình ảnh Hà Nội hiện lên trong ca dao dân ca mang giá trị văn hoá cao đẹp, thanh thoát, ghi dấu các chiến tích lịch sử hào hùng của dân tộc, đi từ giai đoạn thời vua Hùng đến ngày trận Đống Đa của vua Quang Trung

"- Nhất cao là núi Ba Vì Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long

- Bao giờ lấp ngã Ba Chanh Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa

- Lụa này là lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống các cô ưa dùng

- Đồng xanh sông Nhị chạy dài Mây quanh non Tản chiếu ngời Thăng Long."

Hà Nội hiện lên trong văn học dân gian vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất Thăng Long thắng giặc bao năm, vừa chạm khắc dấu ấn văn hoá dân tộc, ngàn năm văn hiến:

"Khen ai khéo họa dư đồ Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong Ngựa xe vắng khách bụi hồng Một tào cổ miếu, đôi dòng thanh lưu Trăng soi nước, nước in cầu Bức tranh thiên cổ đượm màu tang thương

Có hoa ánh bóng tà dương Nghìn xưa hung bá đồ vương chốn này."

Nét đẹp Hà Nội còn hiện lên trong hình ảnh con người cố đô truyền thống, kín đáo, khiêm nhường:

"Nón này em sắm chợ Giần Dọc ngang thước rưỡi móc khâu năm đường

Nón này chính ở làng Chuông

Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khuôn,

Hà Nội thì kết quai tua

Có hai con bướm đậu vừa xung quanh

Vùng đất cố đô còn hiện lên."

Con người gắn liền với hình ảnh chiếc nón lá, áo dài và ba mươi sáu phố phường cùng những câu chuyện tình yêu thôn quê, đậm đà, trữ tình:

" Hà Nội ba mươi sáu phố phường Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh

Từ ngay ta phải lòng mình Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen

Làm quen chẳng được nên quen Làm bạn mất bạn ai đền công cho.'

Văn học dân gian thể hiện, ngợi ca văn hoá Hà Nội thông qua các bài vè, đồng dao, ca dao, tục ngữ Tục ngữ, ca dao là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian bởi tính truyền miệng, cộng đồng của nó và xuất phát điểm được coi là bài hát dân ca Ban đầu, nhân dân chỉ gọi bài hát được lưu truyền này là hò, lý, ca ngâm, nhưng sau một thời gian hình thành và phát triển, các bài hát được gọi là phong dao, ca dao Hiện nay, ca dao, tục ngữ mang đặc điểm cộng đồng vì là sáng tác của toàn dân, không thuộc sở hữu cá nhân nào nên không mang dấu ấn riêng mà mang tính toàn thể, đại chúng Ca dao, tục ngữ

Hà Nội càng được lưu giữ qua nhiều thế hệ như một cách để duy trì những tên gọi địa danh, lịch sử, văn hoá Hà Thành:

"Đống Đa ghi để lại đây Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am"

"Nhất cao là núi Ba Vì Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long"

"Sông Hồng một khúc uốn quanh Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài"

Ca dao còn là nơi chứa đựng những nét đẹp văn hoá làng nghề đã có tên tuổi từ bao đời nay:

"Yên Phụ buôn mạn thuyền nan Xuống đò Phố Mới bán than quạt trà"

"Làng Vòng bán lợn, bán gà Làng Thụy nấu rượu la đà cả đêm"

"Hỡi cô mà thắt bao xanh

Có về Kim Lũ với anh thì về

Kim Lũ có hai cây đề

Có nong ươm kén có nghề trồng dâu"

"Ớt cay là ớt Định Công Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang"

"Làng anh rặt thợ kim hoàn Để anh đánh nhẫn cho nàng đeo tay"

Từ đó, những câu hát ca dao đã khái quát hoá văn hoá xứ sở, làm nên vẻ đẹp văn hoá ngàn năm văn hiến của xứ cố đô Làng Thụy chuyên nghề bán rượu, Kim Lũ thì nổi tiếng trồng dâu,… mỗi địa phương lại phát triển một nghề riêng, làm nên văn hoá bản làng, đoàn kết giữ gìn văn hoá truyền thống phi vật thể của Hà Nội Văn hoá Hà Nội còn được thể hiện qua ẩm thực và các lễ hội truyền thống Chúng ta cũng có thể bắt gặp các câu ca dao khắc hoạ hình ảnh các lễ hội văn hoá truyền thống ở Hà Nội:

“Ai ơi, mùng chín tháng tư Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

Là vùng đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội còn là trung tâm giao thương văn hoá - kinh tế từ nhiều địa phương Vì là đầu não giao lưu văn hoá nên nhiều truyện cổ dân gian tứ xứ cũng đổ về, trở thành kho tàng truyền thuyết, cổ tích đồ sộ Truyện kể dân gian Hà Nội được chia làm hai mảng: Truyện cổ tích cổ truyền, được lưu truyền từ lâu trong dân gian qua nhiều thế hệ, mang tính phổ biến toàn dân như Cây tre trăm đốt, Truyện dưa hấu, Sự tích trầu cau, Đồng tiên Vạn Lịch… ; và truyện cổ tích được ghi trong các tác phẩm Hán - Nôm từ thời Lý - Trần đến đầu thời Nguyễn, là các truyện cổ tích do các nhà văn ghi chép, chỉnh lý và cố định hóa bằng ngôn ngữ viết Đây là hệ cổ tích riêng của

Hà Nội, phản ánh nhân vật và sự việc diễn ra trên đất Thăng Long - Hà Nội Nhiều câu chuyện đã trở nên phổ biến và trở thành huyền thoại

Lễ hội tưởng nhớ vị Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương một trong bốn vị thánh bất tử trong tâm tưởng người Việt thường được gọi là hội Gióng hay hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ được nhân dân khắp nơi tìm về và tham gia trẩy hội

Khi nhắc đến lễ hội, phải kể đến hội chùa Tây Phương một ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc và nghệ thuật tạc tượng nằm ở huyện Thạch Thất:

“Ấy ngày mùng sáu tháng ba Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”

“Nhớ ngày mùng bảy tháng ba Trở về hội Láng trở ra hội Thầy”

Đỗ Phấn – nhà văn của Hà Nội

1.2.1 Từ họa sĩ trở thành nhà văn và hành trình sự nghiệp của Đỗ Phấn Đỗ Phấn là một hoạ sĩ, nhà văn nổi tiếng trong giới nghệ thuật Việt Nam Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống cách mạng Đỗ Phấn tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1980 Sau đó ông về làm công tác giảng dạy mỹ thuật tại Khoa Kiến trúc Đại học Xây dựng Hà Nội từ 1980-1989 Ông cùng từng tham gia kháng chiến vào giai đoạn vừa mới trở thành giảng viên, công tác tại tiểu đoàn 28 Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên)

Bén duyên với nghệ thuật từ khi còn là sinh viên ngành mỹ thuật, ông đã dùng nét vẽ của mình tái hiện lại cuộc sống bình dị của người dân, những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống qua đôi mắt tinh tế và bàn tay tài hoa Ông vẽ con người Hà Nội rồi lại vẽ tranh con giáp, lại tự hoạ chính mình Theo ông: "Tôi có khả năng ghi chép hiện thực bằng hình vẽ hoặc ảnh chụp nhiều hơn là khả năng ghi chép chữ nghĩa Đó chính là nghề nghiệp tôi được đào tạo Dùng tài liệu mĩ thuật để viết một quyển sách với tôi dễ hơn so với việc đọc và ghi chép hàng ngày.' [47] Đỗ Phấn luôn dành khát vọng, niềm đam mê nghề cháy bỏng để gửi gắm vào những bức tranh vẽ, "Với một bức tĩnh vật kích thước nhỏ thì chỉ như một ứng xử tình cảm kĩ thuật thực hiện trong ngắn hạn Tuy nhiên, với tôi thì một bức tranh dù nhỏ nhất cũng buộc phải khác với những thứ mình từng vẽ ra rồi Tôi rất coi trọng tính độc bản của những tranh mình vẽ ra.” [47] Trong các bức tranh của mình, họa sĩ Đỗ Phấn luôn dùng cách vẽ đơn giản nhưng làm sinh động hơn, thổi hồn thêm cho bức tranh nhờ vào sắc màu, sự phô diễn của khả năng hoà trộn màu sắc nhằm chạm đến cảm xúc của người xem Có thể nói, hội hoạ vẫn là niềm đam mê và nguồn cảm hứng bất tận bên trong của Đỗ Phấn và đã trải dài xuyên suốt 40 năm cuộc đời của tác giả

Niềm đam mê hội hoạ đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp thơ văn của Đỗ Phấn Tác giả có mối quan tâm sâu sắc đối với sự liên kết giữa nghệ thuật hội hoạ và văn học thông qua việc miêu tả hình ảnh chỉn chu bằng góc nhìn đa dạng của một hoạ sĩ có nghề Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm thơ văn lấy cảm hứng từ hội hoạ, thể hiện sự nhạy bén trong việc sử dụng hình ảnh và màu sắc trong thơ văn của mình Đỗ Phấn thường thể hiện sự sáng tạo đa chiều trong tác phẩm của mình bằng cách sử dụng cả hình ảnh và ngôn ngữ để tạo ra những bức tranh tinh thần và thể hiện tâm hồn của con người và cuộc sống Sự kết hợp giữa thơ văn và hội hoạ đã giúp tạo ra một phong cách riêng biệt cho Đỗ Phấn trong nghệ thuật sáng tạo Đỗ Phấn bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương với tác phẩm đầu tay là

Chuyện vãn trước gương Lần đầu đến với mảnh đất văn chương, ông chỉ xem đây là cuộc dạo chơi bởi vẫn yêu hội hoạ vô cùng Thế nhưng sau đầu sách thứ

8 được xuất bản trong 3 năm liên tiếp thì giới văn nghệ sĩ phải trầm trồ trước sức viết và khả năng sáng tạo của Đỗ Phấn Tuy vậy, chính Đỗ Phấn cũng tự nhận, với ông, vẽ vẫn là nghề chính, viết văn là “tay ngang" Thế nhưng gã tay ngang này lại thành công vang dội trong mảng văn học với nhiều đầu sách được tái bản liên tục Về lĩnh vực văn chương, ông mang cách nhìn, cách cảm nhận về con người và xã hội của một hoạ sĩ vào trong trang văn, để chọn lọc, phác hoạ những khía cạnh độc đáo nhất về Hà Nội Điểm thú vị là văn chương của ông nhận được sự ủng hộ nhiều từ phía những người trẻ, bởi tính chất thời sự của vấn đề ông đặt ra trong các tác phẩm văn học Ông không ngại nhìn thẳng vào sự thật đời sống và tái hiện những khía cạnh mới mẻ, bằng góc nhìn vừa khách quan vừa chủ quan Đến với văn chương muộn hơn những người cùng thế hệ rất nhiều, nhưng những trang viết của Đỗ Phấn luôn bám sát đời sống đương đại, dễ nhận được sự đồng cảm của nhiều thế hệ đã từng yêu tranh vẽ của ông và nối tiếp cho thế hệ trẻ yêu văn nghệ, thích khám phá những cái mới Vì thế, dù bén duyên ở lĩnh vực sáng tác văn học khá muộn nhưng Đỗ Phấn vẫn đạt nhiều thành công nhất định, nổi tiếng với các tác phẩm đã giới thiệu đến công chúng và đi sâu vào lòng bạn đọc

Bút danh Mộ Thanh được sử dụng khi ông làm tờ báo “Suối reo” cùng với Tổng biên tập Xuân Thủy Bài thơ “Nói với ngục” của ông nhiều năm in sách giáo khoa của hệ thống giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau hòa bình Khi về công tác tại báo Tiền Phong, ông dịch sách tiếng Trung và tiếng Pháp Sau chuyển sang làm Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Niên và chuyển cơ quan lần cuối sang Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Ông về hưu và có thêm niềm đam mê cổ vật Hà Thành Đỗ Phấn đã sống và sáng tác nghệ thuật ở nhiều vị trí khác nhau, thể hiện một nghệ sĩ đa tài, giàu lòng đam mê với nghệ thuật và hoạt động bền bỉ, nhiệt thành: "Đỗ Phấn từng là một thầy giáo đạo mạo niêm nót đứng trên bục giảng Đại học Một binh nhất ôm súng nơi tiền đồn vẫn mải mê ghi chép Một họa sỹ bài bản, tìm thành công trong khó khăn chứ nhất quyết không chịu đi tắt, đón đầu Một nhà văn ể oải giễu nhại đủ thâm trầm Một nhà báo cá tính, trường lực giữ chuyên mục “Tản mạn hàng ngày” của báo Lao Động, bảy tám năm liền với những phát hiện vấn đề khái quát các hiện tượng xã hội." [55] Đỗ Phấn đã viết văn trước khi trở thành sinh viên Mỹ thuật, tuy nhiên, lúc ban đầu ông chỉ viết cho chính mình, không xuất bản Sau khi chính thức bén duyên cùng văn học từ năm 2005, Đỗ Phấn đã cho ra đời nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại đa dạng từ tản văn, truyện ngắn cho đến tiểu thuyết Các sản phẩm đều được tác giả dày công rèn dũa câu chữ, bút lực dồi dào và phần nào chiếm được sự ủng hộ của độc giả Ngoài ra, ông còn tự vẽ minh họa bìa sách cho các tác phẩm của mình

Từ năm 2005 đến năm 2010, Đỗ Phấn lần lượt cho ra mắt một tập tản văn và ba tập truyện ngắn Nhưng chỉ trong hai năm 2010 và 2011, ông công bố liền ba tiểu thuyết: Vắng mặt, Rừng người và Chảy qua bóng tối Khi nhắc đến Đỗ Phấn ở cương vị một nhà văn, người ta hình dung đến một nhà văn đã dành tâm huyết của phần đời còn lại thầm lặng sáng tác văn học Mặc dù số lượng tác phẩm của nhà văn đến thời điểm hiện tại không quá đồ sộ nhưng Đỗ Phấn cũng đã gây được tiếng vang lớn trong văn chương với lối viết nhẹ nhàng, dung dị Các tác phẩm của ông dễ đi vào lòng người và tạo được những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

Từ khi cầm bút đến nay, Đỗ Phấn đã sáng tác được gần ba mươi đầu sách đủ thể loại Ông hoạt động văn chương vô cùng sôi nổi tạo nên nhiều thành tựu không kém cạnh các bậc tiền bối Cuốn tiểu thuyết “Dằng dặc triền sông mưa” của ông từng được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng ở hạng mục Văn xuôi (năm 2014) Năm 2020, ông khởi động Tủ sách “Hà Nội trong mắt một người” với bốn tập sách dày hơn 1.000 trang: “Đi chơi Bờ Hồ”, “Bâng quơ một thời Hà

Nội”, “Ngẫm ngợi phố phường” và “Ngồi lê đôi mách với Hà Nội” Năm nay, lại vừa thấy nhà văn Đỗ Phấn ra thêm hai đầu sách mới: Tiểu thuyết “Mùi trần” và tập tạp văn “Hát mãi một mình”, do NXB Trẻ ấn hành Một ấn tượng khác mà Đỗ Phấn đã từng xây dựng được là viết hai tác phẩm vào năm 2017 với dung lượng gần 1000 trang Đỗ Phấn có một bệ phóng tốt khi tác phẩm đầu tay ra đời và gây được tiếng vang lớn Trong suốt hành trình sáng tác, sức viết của ông rất bền bỉ, nhiệt thành và mang đến cho độc giả nhiều tác phẩm chất lượng:

TỔNG HỢP SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỒ PHẤN

STT Tên tác phẩm Thể loại Năm xuất bản

1 Chuyện vãn trước gương tản văn Nxb Hội Nhà văn, 2005

2 Đêm tiền sử truyện ngắn Nxb Hội nhà văn, 2009

3 Kiến đi đằng kiến truyện ngắn Nxb Phụ nữ, 2009

4 Thác hoa truyện ngắn Nxb Quân đội nhân dân,

5 Vắng mặt tiểu thuyết Nxb Hội nhà văn, 2010

6 Chảy qua bóng tối tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2011

7 Rừng người tiểu thuyết Nxb Phụ Nữ, 2011

8 Ông ngoại hay cười tản văn Nxb Trẻ, 2011

9 Dằng dặc triền sông mưa truyện dài Nxb Trẻ, 2013

10 Gần như là sống tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2013

11 Con mắt rỗng tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2013

12 Hà Nội thì không có tuyết Nxb Trẻ, 2013

13 Ruồi là ruồi tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2014

14 Ngồi lê đôi mách với Hà Nội tản văn Nxb Trẻ, 2015

15 Ngẫm ngợi phố phường tản văn Nxb Trẻ, 2016

16 Rong chơi miền Ký ức tản văn Nxb Trẻ, 2016

17 Vết gió tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2016

18 Đi chơi bờ hồ tản văn Nxb Trẻ, 2018

19 Bâng quơ một thời Hà Nội tản văn Nxb Trẻ, 2018

20 Hát mãi một mình tản văn Nxb Trẻ, 2019

21 Mùi trần tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2019

22 Hà Nội - chút bụi trên vai người tản văn Nxb Trẻ, 2020

23 Miên man phố lạ truyện ngắn Nxb Văn học, 2020

24 Hà Nội Trong Mắt Một Người

- Lan Man Nghìn Năm Phố tản văn Nxb Trẻ, 2022 Đỗ Phấn không phân vân, giới hạn mình ở bất kì thể loại nào, từ tạp văn, truyện ngắn đến tiểu thuyết Có lẽ, quãng thời gian sống, trải nghiệm cuộc sống và nghệ thuật hội họa trước đó chính là sự tích lũy, ươm mầm rất cần thiết cho Đỗ Phấn sáng tác văn chương sau này Mỗi năm, ông xuất bản đều đặn một cuốn sách Sức viết bền bỉ của Đỗ Phấn đã cho thấy tinh thần trách nhiệm và tình yêu, niềm say mê với nghề của ông Đỗ Phấn cũng không kén chọn đề tài Ông viết mọi thứ về đời sống một cách ngẫu nhiên Thế nhưng hơi thở Hà Nội vẫn là cảm hứng chủ đạo trong văn chương của ông Đỗ Phấn tái hiện lại cuộc sống đô thị với những mặt tiêu cực - tích cực được thể hiện vô cùng tinh tế, qua đôi mắt của một hoạ sĩ

Nhà nghiên cứu - phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn

Hà Nội cũng đã từng nhận xét về văn chương Đỗ Phấn như sau: "những trang viết của Đỗ Phấn ăm ắp chi tiết và phảng phất một nỗi buồn Chúng vẽ nên một

Hà Nội chênh vênh, “ẩm ương” giữa những nét thanh lịch của quá khứ và vẻ xù xì, gồ ghề của một đô thị đang chuyển mình liên tục hiện nay Ở đó, tác giả trằn trọc, day dứt với ước vọng gợi lên, làm sống dậy những giá trị truyền thống."

[53] Thông qua nhận xét của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu thêm về con người Đỗ Phấn Đó là một con người đam mê hơi thở nghệ thuật, ham làm, ham sáng tác văn chương, luôn ước mong được viết và sáng tạo nghệ thuật Đỗ Phấn rất có trách nhiệm với công việc và con đường văn chương của mình

Về đề tài văn chương, Đỗ Phấn có một nỗi ám ảnh bất định về Hà Nội Ấn tượng sâu đậm nhất trong trí nhớ của Đỗ Phấn là hình ảnh về Hà thành của một thời đã xa - thập niên 60, 70 của thế kỷ trước Đỗ Phấn từng chia sẻ: “Khi đó, Hà Nội trật tự và người Hà Nội mang phong thái điềm đạm, lịch lãm hơn bây giờ Phố Hà Nội hồi ấy đẹp với những gánh hàng hoa, nếp sinh hoạt chậm rãi, người Hà Nội thong dong ngắm phố Nó khác xa với nhịp sống vun vút, phố xá bụi bặm, tắc nghẽn, con người chen lấn, xô đẩy nhau để sống như hiện nay.”[53] Đỗ Phấn không ngừng đau đáu về Hà Nội và đi theo hành trình thay đổi của vùng đất này như từng hơi thở Ông trăn trở với từng đổi thay của Hà Nội: “Cũng như bao người con sinh ra ở mảnh đất kinh kỳ này những năm 50,

60 của thế kỷ trước, tuổi thơ của tôi gắn liền với bờ bãi sông Hồng và cây cầu lịch sử ấy,” [53] Điều đó cho thấy, nếu nhắc đến văn chương Đỗ Phấn, không thể không nhắc đến đề tài viết về Hà Nội vì nó như sợi chỉ đỏ luôn vương vấn, xuất hiện không ngừng xuyên suốt hành trình sáng tác của nhà văn

HÀ NỘI QUA NÉT VẼ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ PHẤN TRONG DẰNG DẶC TRIỀN SÔNG MƯA VÀ MÙI TRẦN

Hà Nội trong Dằng dặc triền sông mưa

Tiêu đề tiểu thuyết Dằng dặc triền sông mưa mở ra không gian của niềm thương và nỗi nhớ Hà Nội trong những kí ức xưa cũ “Triền sông mưa” cũng giống như dải lụa kí ức của cậu bé An luôn nhớ về kỉ niệm ấu thơ nơi quê hương thời bom đạn Nỗi nhớ ấy dằng dặc, day dứt, khiến tác giả đắm chìm trong nỗi nhớ thương dành cho vùng đất cố đô Tuổi thơ ấy gắn liền với thiên nhiên và những con người thuở ấu thơ đã gặp, đã quen Tất cả mang đến xúc cảm gợi nhớ trong tâm tư con người về một “mảnh vụn” kí ức đã qua Hà Nội xưa trong kí ức được hiện lên tuần tự trong Dằng dặc triền sông mưa như gợi mở về một khung cảnh đầy màu sắc tuổi thơ trong trí nhớ có phần rời rạc của cậu bé An

2.1.1 “Chất Hà Nội” của con người Hà Nội xưa Đỗ Phấn hoạt động nghệ thuật vào thời kì văn hoá Việt có nhiều biến động bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá thuộc địa - thực dân phong kiến và sự va chạm nảy lửa với văn hoá phương Tây Ông xuất thân là một hoạ sĩ với nhiều tác phẩm hội hoạ mang màu sắc hiện đại, pha nét cổ kính truyền thống, khắc hoạ về hình ảnh Hà Nội xưa Mãi đến năm 2005, Đỗ Phấn mới bắt đầu bén duyên với văn học và cho ra đời tác phẩm đầu tiên Dù đến với văn học khá trễ, nhưng ông cũng đã gây được tiếng vang trên văn đàn với các tác phẩm viết về

Hà Nội Theo góc nhìn của một người con gốc Hà Nội, Đỗ Phấn luôn đặt mình vào sự thách thức không bị hoà tan trong văn hoá Tây Âu, nỗ lực gìn giữ văn hoá truyền thống dù luôn trong bối cảnh xung đột văn hoá mạnh mẽ Có thể thấy, tiếng nói văn hoá trong văn chương của Đỗ Phấn thể hiện khát vọng được bảo tồn truyền thống, đả phá, từ chối sự du nhập của những xu hướng lai căng, sính ngoại và hướng đến giữ gìn trọn vẹn chất Hà Nội xưa Điểm đặc trưng nhất trong khám phá nét đẹp văn hoá của Đỗ Phấn là việc thể hiện sự lưu giữ, kết đọng giá trị văn hoá phi vật thể như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống dân gian, Các nét đẹp này đều được Đỗ Phấn đưa vào tác phẩm nguyên bản từng chi tiết, ý nghĩa, điểm sáng Hà Nội là cái nôi nguồn cội của văn hoá và cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho Đỗ Phấn thể hiện trong các tác phẩm của mình Đỗ Phấn đã lưu giữ và kết đọng bản sắc văn hoá trong các tác phẩm, đặc biệt là trong Dằng dặc triền sông mưa

Tác phẩm viết về các nhân vật mang đậm “chất đô thị” của Đỗ Phấn được biết đến nhiều nhất là sáng tác Mùi Trần Các nhân vật trong câu chuyện đều mang đặc trưng riêng của người Hà thành Chính cốt cách này đã tạo nên những tầng sâu bên trong hình tượng các nhân vật đô thị Những nhân vật trong sáng tác được lấy từ hình mẫu con người Hà Nội trong cuộc sống thật của chính tác giả Họ mang trong tâm khảm niềm tự hào khi là công dân Hà Nội dù đều xuất thân từ hoàn cảnh sống nghèo khó Đó là là Hiến – công tử sống trong khu phố cổ truyền thống, là Lan với cuộc sống hôn nhân vụn vỡ nhưng vẫn giữ vẻ đẹp, cung cách của người đàn bà Hà Nội xưa Dấu ấn văn hoá truyền thống Hà Nội còn được thể hiện qua vẻ đẹp của con người Hà Nội với những nét đặc trưng riêng biệt Có lẽ nhà văn Đỗ Phấn không nhìn người Hà Nội bằng con mắt của nhà nghiên cứu văn hóa, không cố ý phân tích mổ xẻ đặc tính con người văn hóa nơi đất Hà thành Nhưng thông qua sự am hiểu tường tận của nhà văn về con người Hà Nội như chính những người thân yêu của mình, thông qua sự thể hiện con người Hà Nội sinh động trong các mối quan hệ qua sự quan sát tỉ mỉ, gần gũi của nhà văn, ta thấy được vẻ đẹp đặc trưng mang bản sắc văn hóa truyền thống Việt của người Hà Nội Người Hà Nội coi trọng các hoạt động sinh hoạt cộng đồng như lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, lễ tết Đây là những đặc trưng văn hóa bản địa của cư dân trồng lúa nước Người Hà Nội là cái nôi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống ấy mà nền tảng của chúng là tính cộng đồng Người Hà Nội coi trọng tính cộng đồng nên họ đặc biệt chú ý, coi trọng và gìn giữ những hoạt động gắn với đời sống cộng đồng và đời sống tâm linh ấy

Những dấu ấn hoài niệm của tác giả về Hà Nội in đậm trong các sáng tác về con người và những phong tục tập quán, lễ hội đặc trưng của vùng Bắc Việt thân thương Điểm đặc trưng nhất trong khám phá nét đẹp văn hoá của Đỗ Phấn là việc thể hiện sự lưu giữ, kết đọng giá trị văn hoá phi vật thể như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống dân gian, với vẻ đẹp con người đất kinh kì ngàn năm văn hiến Các nét đẹp này đều được Đỗ Phấn đưa vào tác phẩm nguyên bản từng chi tiết, ý nghĩa, điểm sáng

Hà Nội là cái nôi nguồn cội của văn hoá và cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho Đỗ Phấn thể hiện trong các tác phẩm của mình Đỗ Phấn đã lưu giữ và kết đọng bản sắc văn hoá trong các tác phẩm, đặc biệt là trong Dằng dặc triền sông mưa Con người Hà Nội được hun đúc và hình thành từ những tính cách tiêu biểu và đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến thôi là người ta có thể hình dung ngay ra "người Hà Nội" Khắc ghi trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh "tàu điện và những bác tài vui tính" Dù là lái xe điện nhưng chú Hùng vẫn giữ sự thanh lịch cơ bản của bất kì người Hà Nội nào: “Người đàn ông cường tráng thanh lịch áo xanh trứng sáo bỏ trong quần ka ki là phẳng phiu Giày ba ta trắng và đồng hồ Poljot vàng chóe.” Đầu tiên là chất hào hoa, thanh lịch: Từ xưa dân gian vẫn lưu truyền câu ca “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng

An”, hào hoa, thanh lịch chính là phẩm chất tạo nên “hồn cốt” cuả người Hà

Nội Viết về văn hóa Hà Nội, không thể bỏ qua nét đẹp đặc trưng của con người

Hà Nội Suy cho cùng, con người vừa là chủ thể văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa Văn hóa là tổng thể hài hòa các thành tố do con người sáng tạo ra và cũng là để phục vụ con người Văn hóa là sự ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, đời sống sản xuất, đời sống xã hội và tinh thần Vì thế, với mỗi vùng miền, mỗi vùng đất đặc điểm thiên nhiên khí hậu thổ nhưỡng đã ảnh hưởng đến cách lựa chọn ứng xử của con người, vì thế, góp phần hình thành nên đặc trưng riêng biệt của con người và văn hóa vùng miền đó Qua những trang văn viết bằng ngòi bút tinh tế, chân thật của nhà văn, người đọc cảm nhận được con người Hà Nội có cái nhìn tinh nhạy, sự ứng xử linh hoạt trước môi trường thiên nhiên Sự quan sát tinh tế của Đỗ Phấn khiến con người đất Bắc hiện lên có sự phong phú trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần Sự tinh tế, hài hòa, phong phú và linh hoạt trong ứng xử với môi trường tự nhiên được nhà văn khắc hoạ rõ nét trong các tác phẩm Yếu tố địa - văn hóa như thổ nhưỡng, sản vật, phong cách ẩm thực mỗi vùng miền đều có sự ảnh hưởng và hình thành những nét riêng của con người Nhà văn thể hiện đặc trưng thiên nhiên khí hậu miền Bắc như một thành tố của văn hóa Cảnh vật thiên nhiên tiết trời Hà Nội hiện ra như những nét đẹp riêng của đất trời Hà Nội, trong sự thưởng thức cảm nhận của con người Cảnh sắc thiên nhiên luôn hòa quyện với hình ảnh con người mà ở đây là nỗi nhớ quê hương và cảm nhận của con người qua kí ức của cậu bé An Chất thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện qua cách nói chuyện khoan thai, từ tốn, dùng nhiều kính ngữ: "Vâng, con hứa!; Vâng ạ!, Dạ thưa, "[41, tr 72], qua cách ăn mặc không tuềnh toàng, xuề xoà mà phải sơ vin, quần là áo lượt phẳng phiu, tươm tất Đặc biệt người Hà Nội rất chỉn chu trong việc gìn giữ truyền thống và những lễ nghi quan trọng Cứ độ Tết, mọi thủ tục từ việc trong nhà phải có một cành đào mới gọi là Tết, tập tục gói bánh ngày Tết, trẻ em là được sắm đồ mới, đều được người Hà Nội tôn trọng gìn giữ từ xa xưa: " Tết có lẽ đã bắt đầu từ cành đào ấy Không như ở Hà Nội, năm nào đến 25 tết bố cũng bắt đầu đi chợ hoa Có năm mang cả cậu theo Bố ngắm nghía và lựa chọn rất lâu mới được một cành đào phai như ý Có năm phải đi mất vài ngày Chiều 26 tết mẹ mới mang gạo nếp và lá dong về rồi lại phải đi ngay Vẫn còn một ngày làm việc ở cơ quan nữa Cậu được mẹ mua cho một chiếc áo sợi dệt kim mới có khóa kéo ở cổ Màu đỏ ớt Bà nội đã chuẩn bị tết từ hơn một tuần nay rồi."

Dường như chuẩn bị sắm sửa trang hoàng và cúng bái trong ngày Tết đã trở thành một nét truyền thống văn hóa của dân tộc Ngay cả Hiến trong Mùi trần - một người Hà Nội mới với nhiều quan niệm sống mới nhưng vẫn giữ nguyên được những thói quen ngày Tết Hiến cũng đi chợ hoa và sắm sửa cho ngày Tết

“Tìm mãi tôi cũng chọn được một cành bích đào khá ưng ý Nó vừa độ cao và tán rộng có thể đặt vừa trên chiếc bàn thờ ở nhà tôi Mua thêm một bó cúc vàng đặt bên trái bàn thờ nữa là xong Lững thững chạy về chợ đầu cầu mua ít hoa quả thắp hương Chợ ấy cũng có bán vàng mã Thế là đủ lễ.” [43, tr.180]

Bên cạnh những nét hào hoa, chuẩn chỉn trong ăn mặc, người Hà Nội xưa mang trong mình chất thị dân đậm đặc Biểu hiện rõ nhất, họ thường được khen là sành ăn, sành chơi, có gu thẩm mỹ tinh tế Người Hà Nội cầu kì trong thưởng thức ẩm thực Với họ không đơn thuần chỉ là ăn cho no mà là cả một nghệ thuật thưởng thức “Người Hà Nội có chỗ ăn của mình Nhiều khi đi qua cả trăm hàng xôi mới đến được địa chỉ mong muốn nhưng không bao giờ tặc lưỡi mua bừa”[43, tr.122] Có thể thấy rõ điều này ngay từ cách chế biến những món ăn của người Hà Nội cầu kì, tỉ mỉ, chi tiết vô cùng: "Chị khỏa tay xuống nước cho sạch sẽ rồi mới cầm dao băm mớ thịt nhái trên thớt Luôn tay xoay chiếc thớt cho những đường băm đan cài nhỏ mịn Xong xuôi, chị gói thịt vào lá chuối buộc lại đưa cho cậu về trước Chị còn phải rửa dao thớt cho sạch sẽ rồi mới mang về Ở nhà, chị đã thái sẵn một bát chiết yêu lớn đầy lá lốt Những sợi xanh nhỏ như thuốc lào tỏa mùi rất hấp dẫn Nhóm bếp, chị đặt chiếc chảo gang lên lấy một muôi mỡ cừu đổ vào Chờ cho mỡ lăn tăn sôi, chị viên thịt nhái thành viên nhỏ ấn bẹt tẩm kĩ hai mặt vào bát lá lốt xanh Những viên xanh thả vào vành chảo trôi từ từ xuống mỡ sôi xèo xèo Sực nức mùi thơm lá lốt và thịt chín vàng Cậu ngồi nhìn đã thấy ứa nước bọt." [41, tr.69] Cũng bởi sự cầu kì, công phu trong nấu nướng nên người Hà Nội cũng có cách thư giãn, thưởng ngoạn tao nhã: uống trà, đánh bài tam cúc hoặc cờ tướng thưởng trăng: "Thỉnh thoảng nghỉ tay uống nước chè tươi và hút thuốc lào rất rôm rả." [42] Từ cách sống nền nã, xen lẫn cái sự "sành" nên người Hà Nội còn thêm chất tài hoa, tài tử, khéo léo, tỉ mỉ trong từng ngành nghề, công chuyện thường nhật: "Chị Suốt tỉ mần ngồi tháo chiếc màn ra thành từng mảnh vải màn Mảnh rách nhất chị cắt nhỏ thành những miếng vá cho mảnh lớn hơn Những mảnh lớn chị cắt thành hình vuông và ngồi khâu viền mép chúng lại" [41, tr 54] Chính cách sống nền nã, thanh lịch ấy tạo nên những con người tâm thức vừa phải, lối sống chừng mực, ghét lối ngoa ngôn, ghét sự thái quá

Sự cầu kì còn thể hiện qua cách sử dụng gia vị trong món ăn Mỗi loại gia vị nên kết hợp với một thức ăn riêng, và nếu thiếu gia vị đó, công đoạn đó thì món ăn không trọn vẹn Họ ăn kỹ và rất trọng gia vị trong nấu nướng và công đoạn chế biến món ăn tỉ mỉ, tâm huyết: "Cậu thấy mùi kẹo lạc thơm lừng bốc ra từ căn bếp nhà nó Tò mò cậu vào bếp xem mẹ thằng Thành nấu kẹo lạc Đã đến công đoạn cuối cùng Nồi kẹo đang cạn sủi những bong bóng nâu trong suốt Bên cạnh mẹ nó là chiếc liễn đựng mạch nha vẫn còn lưng lửng Một chiếc mẹt nhỏ đựng tảng đường đen khổng lồ đẽo nham nhở và một con dao tông Vỏ lụa hạt lạc rang bay tứ tung trong nền bếp bên dưới chiếc rổ đựng lạc rang già đã xoe hết vỏ Mẹ nó dùng chiếc đũa cả ngoáy đều trong nồi nhấc ra nhỏ thử một giọt vào bát nước trong Giọt đường chìm xuống chắc lại không bị hòa tan trong nước [41, tr.76] Tác giả Đỗ Phấn đã dùng bút pháp miêu tả mang màu sắc hội hoạ để khắc hoạ rõ nét từng chi tiết trong kí ức tuổi thơ của An, đó là

“mùi kẹo lạc thơm lừng”, hình ảnh căn bếp nhỏ, tình cảm gia đình đong đầy và kí ức đầy màu sắc của cậu bé được thể hiện đầy tính thẩm mỹ Tác giả đã khắc hoạ một đoạn kí ức tuổi thơ của An trong không gian hấp dẫn, kết hợp hình ảnh, mùi thơm và sự tò mò để làm cho người đọc thấy đắm chìm trong khung cảnh cụ thể, gợi nhắc miền kí ức tươi đẹp mà bất cứ con người Hà Nội nào cũng mong ngóng hướng về

Vẻ đẹp văn hóa Hà Nội trong sáng tác của Đỗ Phấn được nhìn từ hoài niệm quá khứ, cụ thể là từ kí ức của An Đó là tuổi thơ đầy thân thương của tác giả tại vùng đất Hà Nội trong thời chiến Nỗi nhớ trong tác phẩm cứ tràn về trong tâm tưởng khi tác giả viết về cảnh vật, văn hoá, con người Bắc Việt Từng kỉ niệm về quê hương đều được tác giả tái hiện bằng nỗi nhớ Những món ăn dân dã bình thường gắn liền với tuổi thơ và gia đình, nguồn cội được nhìn qua lăng kính hoài niệm nhớ thương của tác giả cũng trở nên ngon lành, khiến tác giả và cả người đọc thèm thuồng khó cưỡng Góc nhìn hoài niệm của người con nhớ về quê hương như An còn khiến tác giả lột tả được cái thần của thiên nhiên, cảnh vật, con người, lễ hội, phong tục, sự tinh tế của văn hóa ẩm thực nông thôn miền Bắc Đỗ Phấn tập trung miêu tả những bữa cơm gia đình đầm ấm, quây quần, đề cao sự gắn kết, tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa người với người trong mối quan hệ tình thân "Nồi cá kho phải do chính tay bà nội sắp đặt Bà chẳng tin ai kể cả mẹ cậu Chị Suốt thì đương nhiên là chỉ ngồi nhìn Bà xếp những khẩu mía đã róc vỏ trắng tinh xuống kín đáy nồi Rắc những lát gừng, riềng thái mỏng lên lớp tiếp theo Vừa làm vừa giảng giải, nếu có thịt lợn ba chỉ thì xếp lên trên mía, nhưng không có thì xếp những khúc cá lớn xuống đầu tiên Cứ một lớp cá lại một lớp gừng riềng! Nồi cá đầy ngấp nghé miệng [41, tr.74] Có thể thấy, vẻ đẹp người Việt truyền thống đặc biệt là người phụ nữ lo toan cho gia đình, thậm chí coi trọng bổn phận, quan hệ gia đình còn hơn chính bản thân họ được tác giả thể hiện rất sinh động qua chính hình ảnh người bà, người mẹ trong câu chuyện Góc nhìn hoài niệm này giúp tác giả tái hiện văn hóa Hà Nội bằng những thước phim quay chậm rãi, tỉ mỉ dưới ống kính của người có nhiều trải nghiệm phong phú và cái chân thực, sôi nổi của xúc cảm Nhìn từ hoài niệm còn khiến nét đẹp văn hóa Hà Nội hiện ra tinh tế trong sự cảm nhận của nhà văn

Một tính cách cũng được nhiều người nhắc tới khi nói về người Hà Nội đó là chất trí tuệ, hàn lâm mà biểu hiện rõ nét nhất là các đỉnh cao văn hóa vật thể cũng như phi vật thể Trong Dằng dặc triền sông mưa, hình ảnh học hành chăm chỉ luôn hiện lên như một thói quen cố hữu của con người đất Bắc Người đọc có thể thấy được điều đó qua hình ảnh nhân vật ông nội An: "Ông nội đọc sách cả ngày Từ ngày sơ tán về làng ông không hề gặp gỡ những ông bạn khoa bảng của mình nữa Có thể các cụ cũng đi sơ tán cả rồi Ông nội cắm cúi bên chiếc bàn kê sát cửa sổ trên nhà tam bảo Kính lúp rất dày Kính lão đeo trên mắt cũng dày Ông đọc những quyển sách chữ Hán dày hơn gấp bội những quyển sách thông thường Ông nội dịch những bài thơ chữ Hán của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến." [41, tr 63] Ông nội là người Hà Nội điển hình với sự uyên bác, chăm chỉ như một hạt bụi vàng của ngàn năm văn hiến Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, nhân vật “kẻ cũ người xưa” hay thế hệ trước mang trong mình dáng dấp của nhà nho trung đại Tất cả được thể hiện ở sự duyên dáng, lịch lãm trong cách tiếp cận tri thức, trong cách ứng xử, giao tiếp, hoặc tương tác với người khác Sự bí mật, kì lạ của ông nội luôn là một nỗi thôi thúc tìm hiểu của dân làng và cả con cháu Đó như là bí ẩn của kẻ sĩ ngày xưa, luôn mang trong mình tư chất riêng

Khi đọc tiểu thuyết Đỗ Phấn, chúng ta nhận ra rằng nhà văn đã hấp thu vào tác phẩm của mình nhiều tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau từ quê hương Hà

Hà Nội trong Mùi trần

2.2.1 Con người và những quan niệm sống mới

Viết về văn hóa Hà Nội, không thể bỏ qua nét đẹp đặc trưng của con người Hà Nội Suy cho cùng, con người vừa là chủ thể văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa Văn hóa là tổng thể hài hòa các thành tố do con người sáng tạo ra và cũng là để phục vụ con người Văn hóa là sự ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, đời sống sản xuất, đời sống xã hội và tinh thần Vì thế, với mỗi vùng miền, mỗi vùng đất đặc điểm thiên nhiên khí hậu thổ nhưỡng đã ảnh hưởng đến cách lựa chọn ứng xử của con người, góp phần hình thành nên đặc trưng riêng biệt của con người và văn hóa vùng miền đó Nét chấm phá của bức tranh đô thị Hà Nội được thể hiện qua tác phẩm Mùi trần với những con người mang trong mình những quan niệm sống mới mẻ, hiện đại của thời kì xã hội những năm đổi mới

Nếu đặt Mùi Trần trong tương quan với Dằng dặc triền sông mưa, độc giả có thể nhận thấy nhịp sống, văn hoá và chất Hà Nội đều được thể hiện rất khác nhau trong hai tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa khai thác hình ảnh con người với những nét đẹp chân chất, gần gũi, thương mến cùng tuổi thơ tươi đẹp của cậu bé An xuyên suốt thời gian Hà Nội còn bom đạn Những nét đẹp văn hoá đều được lưu giữ lại trên trang sách qua góc nhìn của An Nhưng khi đến

Mùi Trần, tác giả xoáy sâu vào hình ảnh con người với những quan niệm sống mới mẻ Tuy nhiên, không phải tất cả những tính cách liên quan đến chất Hà Nội đều không còn trong các nhân vật như Hiến, mà nó tô đậm thêm tính chất giao thoa giữa con người truyền thống và hiện đại Ở các nhân vật trong Mùi Trần, họ vẫn có nếp nghĩ, nếp sống theo truyền thống lâu đời như thói quen thưởng thức món ăn cầu kì, những nếp nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức con người

Hà thành Từ món lòng lợn, phở, tiết canh đến thói quen nhậu bia hơi vỉa hè bàn chuyện phiếm đến hương vị chai Lúa mới mậu dịch năm nào đều được tác giả gắn với kí ức của nhân vật Hiến Ở Hiến, độc giả vừa mường tượng đến Hà Nội xưa với những thói quen, câu chuyện cũ gắn với truyền thống, văn hoá; vừa được chạm đến tâm hồn, tính cách của con người thời hiện đại với nhiều quan niệm sống mới mẻ

Trong Mùi trần, tác giả đã khắc hoạ quan niệm sống mới mẻ của nhiều người trẻ Hà thành như Hiến Đó là cách sống cho bản thân, sống tự do hết mình, sống độc thân không theo lối mòn cũ: “Tôi chưa lấy vợ bởi biết chắc sẽ không có khoản thu nhập nào để lo lắng cho cả một gia đình Chị em đến với tôi hình như đều căn cứ vào cách ăn mặc và cư xử có phần thoáng đãng ban đầu Để nhanh chóng thất vọng vào quãng vài tháng sau….” [43, tr.27] Dù là một công chức bình thường hai mươi năm trời cứ làm những điều luẩn quẩn: nhưng

Hiến đại diện cho người trẻ vẫn luôn cố gắng thoát khỏi cái vòng an toàn của mình, để tìm kiếm một cuộc sống mới mẻ hơn Đây được coi là một quan niệm sống mới mẻ khi đa số đàn ông Hà Nội đều chuộng cuộc sống ổn định và lập gia đình từ sớm So sánh với Dằng dặc triền sông mưa, Đỗ Phấn đã cho thấy sự khác biệt khi tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa chỉ tập trung miêu tả cảnh sum vầy của gia đình thuần nông ở ngoại thành Hà Nội cũng như những truyền thống văn hoá tốt đẹp mà gia đình cậu bé An vẫn luôn gìn giữ như gói bánh trưng, đốt pháo tết, thả bồ câu dịp năm mới,…Còn trong Mùi Trần, không gian sống của nhân vật thiếu vắng đi sự sum họp, sự gắn kết của gia đình Hình ảnh gia đình đoàn tụ chỉ còn là hoài niệm trong tiếc nuối của các nhân vật “Chợt nhiên mình xúc động muốn trào nước mắt Cảm giác về một bữa cơm gia đình đã biến mất nhiều năm nay” [43, tr.166]

Nhân vật Hiến là thị dân gốc gác trên phố cổ nhưng anh lại không hề giống người phố cổ gốc Anh sống chậm rãi, cần mẫn và không ham hố, bon chen Thế nhưng, sự nhàn nhạt trong đời sống và công việc cũng khiến cuộc đời của Hiến buồn tẻ vô cùng Bởi chán ngán chính mình nên Hiến cũng sớm kết thúc đời sống công chức của mình và rơi vào vòng xoáy của những mối tình chớp nhoáng “Cơ quan khoán việc thì tôi hoàn thành một cách nhẹ nhàng Cơ quan đòi quản lý giờ hành chính thì tôi đi về đúng giờ nhưng âm thầm lãn công Sống đủ lâu với công chức nhà nước, tôi biết rằng lãn công không phải là đặc quyền của riêng mình… Gần hai mươi năm cắm cúi bỗng một ngày trở thành người tự do.” [43, tr.27] Đỗ Phấn khai thác hình ảnh con người hiện đại với đời sống tình cảm phức tạp bên trong sự biến chuyển liên tục của tâm sinh lý nhân vật Độc thân nhưng Hiến luôn có những người tình kế tiếp nhau chi phối đời sống tình cảm Lan là người tình cuối cùng trước khi Hiến mắc bệnh ung thư Cuộc sống của Hiến đại diện cho một hướng suy nghĩ mới của người Hà Nội mới, không chấp nhận những rào cản cũ mà hướng đến những cách sống mới, hiện đại hơn, bứt phá khỏi những lề thói cũ

Hiến là một công chức mang trong mình ước mơ trở thành người bình thường với cuộc sống ổn định, nhạt nhoà: “Như thế gọi là ổn định tình hình nội bộ Và nội bộ đoàn kết chính là một nội bộ phải luôn có người tự nhận phần thiệt thòi…Ít nhất thì tôi cũng đã có thời gian dài cho rằng như thế Tôi vẫn có phòng riêng trong biệt thự gia đình Tôi có xe đạp riêng và đủ tiền mua lốp cho nó ở Chợ Giời Thực ra cán bộ nhà nước thời tôi đi làm chỉ phải nuôi mỗi cái xe đạp thì cũng không đến nỗi chật vật lắm Tôi không cần bổ sung kiến thức bởi những gì tôi học được ở đại học chưa bao giờ dùng hết Lại càng không bao giờ muốn trở thành lao động tiên tiến.” [43, tr.22] Nhưng chính mong muốn rất bình thường ấy, đặt trong hoàn cảnh mọi thứ đều được kì vọng vào sự phi thường, thì Hiến lại trở thành một cá nhân lạ thường Anh đã ngoài năm mươi tuổi, không gia đình, không vợ con, chỉ qua lại với vài ba mối quan hệ chóng vánh Anh sống trong cô đơn không chỉ vì thiếu đi hơi ấm của một người bầu bạn, mà còn vì trong vòng xoáy thời gian, Hiến cũng như những người Hà Nội khác, là nhân chứng cho sự đổi mới của thành phố này Đó là sự thay đổi của những ngôi nhà, của tầng lớp thị dân mà nhà văn Đỗ Phấn đã rất có ý thức và nhãn quan tinh tế khi cảm nhận về văn hóa, con người Hà Nội Sự đổi mới của con người gắn liền với sự chuyển dịch của xã hội và kinh tế thị trường Họ tiếp nhận những điều mới mẻ, gắn liền với những đổi mới của xã hội Qua những trang văn viết bằng ngòi bút tinh tế, chân thật của nhà văn, người đọc cảm nhận được con người Hà Nội có cái nhìn tinh nhạy, thay đổi theo thời thế thị trường

Sự phong phú, sự thay đổi tinh tế của đời sống đã khiến con người đất Bắc có sự phong phú trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần

Nhân vật Lan là cán bộ một cơ quan văn hóa Lan ly hôn chỉ hơn năm sau cưới khi phát hiện chồng mình có vấn đề về giới tính Đỗ Phấn đã đưa thêm hai khái niệm mới mẻ về con người thời đại mới Người phụ nữ không chấp nhận sự hi sinh truyền thống mà quyết liệt muốn trải nghiệm những xu hướng tình dục và trải nghiệm tình cảm mới mẻ Nàng là “đứa không thể thiếu đàn ông dù chỉ một ngày Phải tìm ra cách nào đó Và đã tìm ra Không khó lắm Chỉ là biến cái nhìn thành cái nghe mà thôi Những người sau mình thẳng thừng tuyên bố trước, tuyệt đối không ngắm nhìn Nói luôn cả lí do Thế là yên chuyện.” [43, tr.23] Những người phụ nữ như Lan, họ không quan tâm dư luận hay những giá trị cũ áp chế tinh thần mà luôn hướng đến giá trị bản ngã cũng như cảm xúc cá nhân và để cho cuộc đời mình phiêu lưu với những mối tình chớp nhoáng nhằm thoả mãn cảm xúc bên trong: “Những cuộc làm tình đến rã rời thân thể của mình phần lớn là trong bóng tối Kể cả ban ngày Dĩ nhiên để đạt được điều đó với một người đàn ông tò mò là không dễ Mình chia tay lão bồ thứ nhất cũng vì chuyện ấy…” [43, tr.23] Lan tự do đánh giá những gã bạn tình, xem họ như một thú vui thể xác để thoả mãn cảm xúc chứ không phải là chuyện gắn kết hôn nhân bền lâu như suy nghĩ truyền thống Dù là mẹ đơn thân, nhưng Lan không chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt của đời sống tình cảm mà phiêu lưu tình ái cùng những người tình khác nhau Họ đều là rổ rá cáp lại, gặp nhau khi tuổi đã xế chiều Đến khi gặp Hiến, sự tương đồng về quan điểm sống đã khiến Lan tưởng rằng đây là hạnh phúc cuối cùng nhưng tiếc thay, Hiến mắc bệnh hiểm nghèo Mệt mỏi, cô độc, Lan tìm ra nước ngoài ở với vợ chồng con gái thể hiện sự đứt gãy của một bộ phận con người Hà Nội di dân, hướng ngoại Đỗ Phấn đã tái hiện hình ảnh những con người mới bên trong đời sống thị dân đang trên đà phát triển Họ luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, khao khát vượt thoát khỏi cảm giác lạc lõng, đặc biệt là những người sống trong sự chuyển giao ấy Con người đô thị với cuộc sống hòa nhập và mở rộng tầm nhìn ra thế giới nhưng cũng bắt đầu đối diện với những cơ hội và thử thách mới Không gian sống không còn chỉ là những phố xưa và làng quê yên bình ven đô mà còn mở rộng ra những vấn đề mang tính toàn cầu Toàn cầu hóa được đẩy mạnh vào cuối thế kỉ XIX khi sự phát triển vượt trội của giao thông vận tải, dẫn đến những cuộc di dân trên diện rộng diễn ra trên toàn thế giới Tuy nhiên, Việt Nam lại đi sau thế giới trong giai đoạn này nên đến cuối thế kỉ XX, Việt Nam mới bước vào giai đoạn đổi mới Cuộc sống của những con người như Lan tại hải ngoại là một phần đề tài mới mà Đỗ Phấn cũng đã nhắc đến, mở ra hình tượng con người thời kì đổi mới trong làn sóng di cư cùng những chấn thương tinh thần và khó khăn vật chất khi sống xa xứ

Nhân vật trong Mùi trần được tác giả xây dựng công phu và đại diện cho những con người thời đại mới Nhân vật nào cũng sống động và nổi bật tính cách Mỗi nhân vật lại đại diện cho một quan niệm sống mới đầy lạ kì của Hà Nội mới Họ không chấp nhận sống cuộc đời cũ, tạo ra quan điểm sống mới nhưng lại luôn hoài niệm trong những kí ức quá khứ Bởi nhiều cá thể muốn vượt thoát khỏi những cổ hủ, lạc hậu đã in sâu vào đời sống xã hội và buộc họ vào khuôn khổ bằng sợi dây của “truyền thống” Họ muốn bứt phá, hòa mình vào dòng đổi thay của xã hội thời kì mới để khẳng định cái tôi của mình nhưng họ lại luôn có nỗi lo sợ vô hình bủa vây Đỗ Phấn là người có kiến thức sâu rộng và một bề dày từng trải về phố thị Hà Nội xưa và nay Ông nhận thấy tình người là “thứ đã bắt đầu trở nên hiếm hoi ở thành phố này” [43, tr71], “Người Hà Nội bây giờ lãnh đạm hơn nhiều Tưởng rằng hoạt náo tươi vui nhưng kỳ thật ra đầy ngờ vực và phòng thủ Có một nỗi sợ hãi mơ hồ nào đó trong giao tiếp khiến cho họ khó lòng có thể trò chuyện được với người lạ, kể cả trẻ con Đi trên phố rất đông người mà cảm giác như chẳng có ai là thế.” [57] Thế nên, đọc Mùi trần nếu là người phố thị gốc cũng sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao con người thế hệ mới lại muốn vượt thoát để tiệm cận với những cách sống mới Đó chính là đời sống thật sự đa diện với nhiều chiều kích của những lớp người đang tồn tại ở phố và sự vận động cần có của xã hội Những gì cũ xưa đang dần mai một và một đời sống hiện đại trỗi dậy mạnh mẽ phủ lấp xưa cũ

Một quan điểm sống mới mẻ mà Đỗ Phấn thể hiện rõ trong Mùi trần còn là quan niệm về hôn nhân và hạnh phúc, về tự do và nhu cầu thỏa mãn các giá trị Nếu người Hà Nội xưa xem tình dục là một điều cấm kị, nhạy cảm, tránh sự nhắc đến thì quan điểm sống mới của người Hà Nội, tính dục là nhu cầu bản năng cần được xem trọng bên trong khao khát hạnh phúc và muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng cũ Tác giả mô tả nhiều cảnh ân ái tình tự giữa các nhân vật:

“Nàng uyển chuyển bước ra Loã lồ Bước chân chậm rãi rất phù hợp với trạng thái vẫn còn lơ mơ của tôi Hai bầu vú sóng sánh đưa ngang hay con mắt ngả nghiêng của tôi thấy thế cũng chẳng biết nữa Cái bụng thon phẳng lì kết thúc bằng đám long lơ thơ dán sát Thượng đế đã cho người đàn bà những điểm nhấn nhá thu thút cái nhìn thần diệu trên cơ thể Không có điểm đen lờ mờ dán sát ấy hẳn là con mắt sẽ trôi tuột vào vùng hoang mang vô giới hạn.” [43, tr.85] Từng hình ảnh phác thảo vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ được nhà văn ưu ái thể hiện Tác giả miêu tả kĩ càng những phần liên quan đến tình dục giữa các nhân vật được coi là phần tô đậm thêm những đổi mới hiện đại của con người trong thời kì đổi mới Tác giả không ngần ngại khoả lấp các trang viết bằng những hình ảnh tính dục vừa quyến rũ, trần trụi, vừa đầy nên thơ, gợi nhắc: “Tôi ngồi thẳng dậy đón nàng vào trong vòng tay cuống quýt Nàng từ từ ngả xuống mình tôi Nhẹ như một đám mây Một mùi hương loáng thoáng tê cay lan toả dịu dàng như mật ong Tôi biết mùi hương ấy từ đâu mà ra rồi…” [43, tr.85] Cảnh giường chiếu xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng không hề dung tục, những cuộc nhậu được miêu tả triền miên nhưng không toát lên sự sa đà trụy lạc mà đó dường như chỉ là cách thức thể hiện những khát vọng của con người muốn vượt thoát khỏi những mệt mỏi của cuộc sống phố thị gò bó bên trong của tầng lớp thị dân nhiều vấn đề

Cùng với nhịp sống của xã hội mới, con người hình thành quan niệm mới về hôn nhân, họ đề cao lối sống đơn thân Những bà mẹ đơn thân giờ đây “nhan nhản” trong thành phố Họ đều là những người đã từng trải qua đỗ vỡ của hôn nhân nên họ lựa chọn cách sống “hiện đại hơn”, “ít ràng buộc hơn.” Nếu trước đây phần nhiều họ phải che giấu thân phận của mình thì nay “họ có thể ngẩng cao đầu kiêu hãnh với khái niệm hoàn toàn mới Tôi single mom chẳng cần phải có một đàn ông nào cả” Trong tác phẩm, người đọc bắt gặp Minh Châu, Nhung

- chủ quán rượu và Lan đều là những bà mẹ đơn thân “Họ đã dám sống đúng như mong muốn của mình”.[43, tr.224]

Mùi trần là một cuốn sách viết riêng về con người Hà Nội và cuộc sống thị dân trong thời đại mới Thế nên, nó không chỉ mới mẻ trong việc khắc họa những yếu tố mới trong quan điểm sống mà còn tạo nên sức hút về hành trình phát triển của đô thị nhiều vấn đề của Hà Nội Còn trong Dằng dặc triền sông mưa, Đỗ Phấn lại tạc nên trước mắt người đọc một không gian của ngoại thành

Nghệ thuật tự sự của dòng kí ức

3.1.1 Tự sự đa chủ thể

Trong sáng tác của Đỗ Phấn mà chúng tôi khảo sát đa phần tác giả đều sử dụng nghệ thuật tự sự đa chủ thể Đây là cách kể vừa có tiếng nói của nhân vật vừa có tiếng nói của tác giả Cách kể này sẽ đa dạng hoá chủ thể kể chuyện, câu chuyện xoay quanh nhân vật cũng được miêu tả ở nhiều góc độ hơn

Khi tự sự theo dòng kí ức, tác giả có thể “ném” vai tự sự cho bất kì một nhân vật nào trong câu chuyện Trong Dằng dặc triền sông mưa, tác giả mở đầu câu chuyện theo dòng kí ức của nhân vật An xưng “cậu” Từng kí ức tuổi thơ, những rung cảm, tâm trạng, cảm xúc đầu đời đều được miêu tả qua dòng tự sự của An: “Cậu say mê ngắm nhìn chúng không chán mắt Thích nhất là chiếc đồng hồ bày trong tủ kính như một quả chuông thủy tinh trong veo nhìn thấy hết cả bánh răng và dây tóc bên trong Nhìn thấy cả những chuyển động đều đều xoay vòng xuôi ngược của bốn chiếc lục lạc treo bên dưới Cậu nghe thấy mấy cô bán hàng kháo nhau, đồng hồ này một năm mới phải lên dây một lần Thật kinh ngạc Nhưng cũng hơi buồn Chiếc đồng hồ là hàng mẫu không bán Nó có mặt trong tủ kính từ lần đầu tiên cậu nhìn thấy nó cách đây đã hai lần lên dây cót rồi.” [41, tr.5] Tác giả đã miêu tả những cảm xúc nhẹ nhàng của An dành cho các nhân vật khác, như bác tài vui tính tên Hùng: “Bàn tay chú thoăn thoắt trên vô lăng phanh khi chuẩn bị cho tàu rời bến Nhà Rượu Chân phải đạp xuống bàn chuông nổi gồ dưới sàn tàu như một chiếc nấm nhẵn bóng ánh thép Một hồi ngắn nhắc hành khách vào hẳn trong toa Chiếc cần gạt tốc độ bằng đồng mòn sáng chỗ bàn tay trái chú đặt vào Chú nhón chân ngồi lên chiếc ghế sắt tròn hàn liền xuống sàn tàu.” [41, tr.8] Cô giáo Kim đáng sợ trong mặt tụi nhỏ học sinh: “Cô giáo già tên là Kim chắc phải lớn tuổi hơn mẹ cậu Gương mặt luôn cáu gắt và cú đập thước kẻ bất thình lình lên mặt bàn của cô hình như làm cho vài đứa bạn trong lớp khiếp sợ Nhưng cậu thì không Cậu được cô Kim xếp cho ngồi bàn đầu cạnh một bạn gái Điều đó khiến cậu sợ hơn.” [41, tr.6]

Những người bạn gần gũi, quen thuộc xung quanh An như Hoa, Hải, Toàn, Ngoài vai trò thuật kể, chủ thể trần thuật trong góc nhìn của nhân vật An còn thể hiện được tinh thần cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia với nhân vật khác trong câu chuyện: “Thật lạ Thằng Toàn mấy hôm nay như đứa khác Đến trường rất ngoan ngoãn hiền lành Nó bám theo cậu như hình với bóng trong tất cả các trò chơi và không gây sự với bất cứ đứa nào trong lớp nữa Ở nhà, nó có thể còn lễ phép kỉ luật hơn cậu Đi chơi loanh quanh trong ngày chưa bao giờ cậu phải xin phép bố mẹ Hình như bố mẹ cũng không bao giờ chờ đợi cậu xin phép.” [41, tr.27] Từng nhân vật hiện hình qua góc nhìn của cậu bé An đều hiện lên thật sống động với từng đặc trưng riêng biệt

Khi chuyển điểm nhìn trần thuật vào nhân vật, tác giả sẽ có nhiều lợi thế để quan sát, giãi bày và thậm chí còn có thể đi vào thế giới nội tâm của nhân vật với từng nếp gấp suy nghĩ và nhiều cung bậc cảm xúc buồn vui trong đó: “Cũng không khó để nhận ra thay đổi trên gương mặt những người thành phố Nó đã không còn cái vẻ từ tốn khoan hòa chậm rãi Nếu không khó đăm đăm thì cũng lại nháo nhác như sợ hãi một cái gì đó Người ta đi nhanh Ăn uống nhồm nhoàm Nói to và văng tục Ông ổng gọi nhau từ cách cả một đầu đường.” [41, tr.130] Trước sự đổi thay của thành phố, nhân vật An cũng có những quan điểm, góc nhìn riêng và thông qua điểm nhìn từ nhân vật An, chúng ta có thể thấy tâm tư bên trong của nhân vật rất cụ thể, rõ ràng: “Cậu nhớ quá những ngày câu cá trên sông Bùi cùng với bọn thằng Vọng, thằng Khởi Nhớ những con cá mòi béo ngậy đầu tiên có hai buồng trứng vàng như múi khế chín Con cá sẽ về rừng để trở thành chim ngói Cậu chợt nghĩ giá như đám thằng Vọng về đây thì chắc chắn chúng nó sẽ chẳng bao giờ động đũa vào những con cá này Hà Nội chẳng thể bằng quê nó được.” [41, tr.134] Từng niềm vui, nỗi buồn, dòng ý thức của nhân vật được thể hiện vô cùng giàu cảm xúc và đi sâu sát theo mạch sự kiện liên quan đến cuộc đời của nhân vật Tác giả còn xoay chuyển điểm nhìn, để các nhân vật khác cũng thể hiện ý thức chủ thể trong tự sự Người trần thuật có sự xen kẽ kể chuyện giữa tác giả và nhân vật, giữa các nhân vật với nhau để tạo nên tổng hoà phát ngôn của nhiều nhân vật Đó là khi tác giả trao điểm nhìn cho các nhân vật khác, có khi là Toàn với dòng tự sự riêng về những trò vui trẻ thơ:

“Thằng Toàn nhảy chân sáo ra khỏi nhà, thế mà tớ cứ tưởng các cậu không ra ngoài này chơi với tớ? Lòng Toàn bỗng vui hơn hẳn Toàn ôm theo một quả bóng cao su “Sao vàng” còn mới dẫn hai đứa bạn vượt qua đê xuống một con dốc nhỏ đi vào xóm.” [41, tr.27] Có khi lại xoay chuyển qua điểm nhìn của người bố đứng trước việc bảo vệ cả gia đình trước bom đạn Khi bố cậu nghe tin máy bay Mỹ ném bom ngôi làng qua đài tiếng nói Việt Nam, ngay tối hôm ấy bố đã phóng xe máy thẳng từ nơi cơ quan sơ tán về làng Bố chuyện trò với ông nội đến tận khuya mới vào giường đi ngủ Sáng hôm sau bố dậy sớm dặn dò cậu rất cẩn thận trước lúc lên cơ quan: “con đi học phải về nhà ngay lập tức khi tan trường Đưa cả các em cùng về Có thể chiến tranh còn ác liệt hơn bây giờ, bố mẹ và ông bà đang dự tính cho cả nhà đi sơ tán ở một nơi khác xa hơn nhưng sợ rằng đang dở năm học của các con nên chưa thể đi ngay được Tuần tới bố sẽ thuê người đến xây cho cả nhà một chiếc hầm trú ẩn bằng gạch chắc chắn hơn Con lớn nhất bây giờ phải lo những việc nhà giúp bà nội Bà cũng yếu nhiều rồi!” [41, tr.48] Hay là tấm lòng của chị Suốt đảm đang, yêu thương các em:

“Chị Suốt không nói chơi Chị âm thầm xin mẹ cậu một chiếc màn cũ nát Nói là để mắc lên ngủ cho khỏi muỗi Nhưng không phải như thế Chị không mắc chiếc màn ấy bao giờ Buổi tối chị vẫn ngủ chung màn với con Diệp, con Oanh và bé Yến Từ hôm bà nội ốm bé Yến sợ không dám ngủ với bà.” [41, tr.54] Sự luân phiên điểm nhìn trần thuật giữa tác giả và các nhân vật, chồng chéo giữa các điểm nhìn, linh hoạt trong chủ thể trần thuật là một yếu tố quan trọng để người đọc có thể tưởng tượng ra bối cảnh, biến cố, tâm trạng, sự đấu tranh, rung động bên trong và bên ngoài của các nhân vật

Tác phẩm Mùi trần là sáng tác sử dụng rõ nét nhất nghệ thuật tự sự đa dạng chủ thể trần thuật Nổi bật trong xuyên suốt câu chuyện kể là ba giọng trần thuật của ba chủ thể khác nhau: tác giả, nhân vật Hiến và nhân vật Lan Ở mỗi chủ thể, tác giả lại thể hiện tâm sự, cảm xúc, những suy nghĩ bên trong các nhân vật bằng điểm nhìn riêng Đối với Hiến, nhân vật xưng tôi và kể lại câu chuyện đời mình trong từng sự kiện nổi bật, từ cuộc sống nhàn nhạt, đến việc bỏ việc để hưởng thụ lối sống tự do hiện đại, đến những cuộc mây mưa với đủ mọi cô gái:

“Tôi chưa lấy vợ bởi biết chắc sẽ không có khoản thu nhập nào để lo lắng cho cả một gia đình Chị em đến với tôi hình như đều căn cứ vào cách ăn mặc và cư xử có phần thoáng đãng ban đầu Để nhanh chóng thất vọng vào quãng vài tháng sau….” [43, tr.27] Khi chuyển điểm nhìn qua nhân vật Lan, tác giả lại sử dụng đại từ nhân xưng “mình”: “Những cuộc làm tình đến rã rời thân thể của mình phần lớn là trong bóng tối Kể cả ban ngày Dĩ nhiên để đạt được điều đó với một người đàn ông tò mò là không dễ Mình chia tay lão bồ thứ nhất cũng vì chuyện ấy…” [43, tr.23] Cả hai nhân vật đều có “đất diễn” để chuyển tải những tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ riêng Nếu không có điểm nhìn trần thuật được xác định thông qua đại từ nhân xưng “tôi/mình” thì câu chuyện có thể sẽ rối rắm, khó hiểu Và nó cũng chỉ có thể tồn tại đâu đó trong miền nhận thức của tác giả, chưa thể trở thành câu chuyện có đối thoại và thể hiện được tính cách, suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm Vì vậy, việc chuyển điểm nhìn trần thuật liên tục nhưng vẫn giữ được một mạch trần thuật xuyên suốt giữ một vai trò cầu nối quan trọng trong mối quan hệ giữa câu chuyện được kể và người được nghe kể câu chuyện đó, đồng thời nó còn thể hiện phần nào tính cách nhân vật

Trong Mùi trần, còn xuất hiện điểm nhìn từ phía tác giả khi sử dụng ngôi kể là nàng, hắn, anh, ông ta,…để kể lại một cách khách quan từng sự kiện xoay quanh nhân vật Ở đây, người kể chuyện ẩn mình trong lời kể khách quan trung tính với điểm nhìn hướng ngoại để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình qua lời nói, cử chỉ, việc làm và các mối quan hệ ứng xử khác đối với những người xung quanh Tác giả thường đan xen miêu tả các cuộc hội thoại giữa các nhân vật từ điểm nhìn người kể chuyện là nhân vật đứng bên ngoài, lời đối thoại cũng được dẫn gián tiếp, có khi chỉ để đánh giá, bình luận, nhận xét về một câu chuyện kể:

“Thành phố đã lên đèn Phía bên công viên vẫn lấp lánh sắc màu của những cửa hiệu ven đường Ban ngày hình như vẫn là nơi khiếp sợ của dân phố Quá nhiều năm nó là mảnh đất hoang Là nơi lui tới của đám nghiện hút giang hồ

Là nơi xảy ra nhiều vụ án khủng khiếp Dù cho bây giờ đã được cải tạo chỉnh trang hiện đại thì danh tiếng của nó cũng không thể ngày một ngày hai mà phai nhạt được.” [43, tr.355] Đôi lúc, dấu ấn khách quan quan này còn được tác giả thể hiện khá độc đáo trong sự dịch chuyển linh hoạt giữa điểm nhìn người kể chuyện với điểm nhìn bên trong của nhân vật chính trong câu chuyện kể Điểm nhìn của nhân vật Hiến xưng “tôi” đã tạo ra không gian để cho người trong cuộc tự kể lại câu chuyện của mình, cách kể này có giá trị mang lại sức thuyết phục cho những điều được kể, vừa gián tiếp tạo ra ảo giác “như thật” về tính khách quan của câu chuyện đồng thời cũng khắc hoạ được đậm nét dấu ấn chủ quan của nhân vật trong sự tiếp nhận của người đọc Nếu không có sự linh hoạt biến chuyển điểm nhìn trần thuật, Đỗ Phấn khó lòng miêu tả được từng suy nghĩ của Hiến được cắt nhỏ, đan xen trong tác phẩm một cách tài tình Ở nhân vật này thì sự vận động của hành động nhân vật không phải diễn ra bên ngoài mà chủ yếu diễn ra ở bên trong thế giới nội tâm Phải nhìn các nhân vật này dưới nhiều góc độ, nhiều chiều, đặt nhân vật này trong hoàn cảnh cụ thể thì ta mới có thể nhận ra được cái mặt tốt đẹp của nhân vật, sự vỡ ra nhận thức của chính nhân vật

Khi so sánh với Dằng dặc triền sông mưa, có thể thấy tác phẩm Mùi trần không chỉ khai thác một kết cấu trần thuật xuyên suốt từ điểm nhìn là Hiến, mà còn lan toả ra nhân vật Lan, điểm nhìn người kể chuyện một cách rõ rệt, cụ thể Còn tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa tác giả trung thành với điểm nhìn của An là đa số, không có sự thay đổi đa dạng linh hoạt điểm nhìn như trong Mùi trần

Từ đó, khảo sát thế giới văn chương của Đỗ Phấn nói chung, ta bắt gặp những con người bình dị trong cuộc sống, họ có thể chịu nhiều bi kịch, mang nhiều ám ảnh cá nhân hoặc là người nhân hậu, sống tình cảm, lấp lánh nhân cách sống cao đẹp Từng kiểu loại nhân vật đều được nhà văn thể hiện rất rõ bằng nghệ thuật xoay chuyển điểm nhìn, giúp người đọc hôm nay như thấy mình đang tham dự, chứng kiến sự chuyển mình của Hà Nội và cuộc sống của con người vào buổi giao thời hiện đại

Kết cấu phân mảnh, lắp ghép là thủ pháp tác giả để cho nhân vật của mình tự do lần hồi trong quá khứ, mê mải trong hiện tại và mơ hồ về tương lai Độc giả phải theo dõi cùng tâm trạng nhân vật, bởi nó sẽ không được thể hiện cụ thể, tiếp nối mà bị phân mạnh rời rạc, chắp vá từ những mảnh ghép kí ức, suy nghĩ Kết cấu này thể hiện đặc trưng của con người luôn ẩn chứa tâm trạng vụn vỡ, cuộc sống nhiều nỗi lo âu, phiền muộn của con người trong lịch sử, thể hiện những bất ổn, lo âu trong đáy sâu tâm thức của họ

Nghệ thuật kết cấu phân mảnh, lắp ghép trong tác phẩm của Đỗ Phấn được xây dựng dựa trên cơ sở dòng ý thức Kết cấu này thể hiện ở việc mạch truyện, cốt truyện, diễn biến tâm lý bị tách rời, đan xen với nhau không rành mạch Trong tiểu thuyết Dằng dặc triền sông mưa, tác giả đã thể hiện dòng ý thức thông qua nhân vật An Ở đây, nhân vật cứ trôi theo ý thức, kỉ niệm, trí nhớ của mình để miêu tả sự kiện và giãi bày hồi ức và tâm sự bên trong Các kí ức được miêu tả dựa trên các sự kiện gắn kết, tương tác, được nâng đỡ bởi dòng ý thức liên tưởng tự do của nhân vật An kéo dài xuyên suốt hành trình nhiều sự kiện trong kí ức tuổi thơ Bắt đầu từ lớp vỡ lòng dân lập của An, với những ngày viết con chữ đầu tiên, những người bạn đầu tiên thuần khiết ngây thơ: “Ở lớp học viết lại từ chữ cái đầu tiên, cậu luôn là người viết xong bài tập trước nhất Khi con bé Hoa ngồi cạnh cậu gò lưng cắm cúi mới chỉ viết được non nửa bài Thỉnh thoảng nó ngước mắt lên như cầu cứu cậu Vô ích thôi Ngồi ngay bàn đầu rất gần với gương mặt cấm cảu và chiếc thước gỗ của cô Kim Cậu không muốn lại một lần nữa mặc quần yếm đi học.” [41, tr.8] Dòng ý thức phân mảnh, không có thời gian tiếp theo mà tiếp tục chảy trôi đến những sự kiện, những con người An gặp gỡ trong đời Đó là bác lái tàu điện, kí ức cùng Hoa và dòng sông Hồng hùng vĩ, những kỉ niệm tuổi thơ tủn mủn xoay quanh chuyện thằng Toàn nghịch ngợm, chiếc xe Java của bố, thằng Thành dạy An tập bơi, những ngày tháng chiến tranh ác liệt: “Từng tốp những chiếc máy bay F105 ì ạch bay dọc dòng sông Đuống xuôi xuống mạn cây cầu Tiếng đạn pháo cao xạ trên đê bắn lên chát chúa Một đám khói bom bốc lên từ phía ngoài đê Một đám nữa bốc lên từ phía ngôi đình trong làng Cậu ngồi thụp xuống cố thu mình thật nhỏ dưới vành chiếc mũ rơm Thằng Phúc và thằng Thành chui đầu vào chiếc cống gạch dưới lòng đường Tiếng đạn nổ lốc thốc khô khốc trên trời Mảnh đạn pháo vo ve như nhặng chém vào những tàu lá chuối trong khu vườn trước mặt Những tàu lá gục xuống tơi bời.” [41, tr.47-58]

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1 Con người được khắc họa qua bức chân dung ngoại hình

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật là một yếu tố quan trọng để người đọc có thể tưởng tượng ra diện mạo nhân vật, thấy được cái nhìn của nhà văn về con người Khảo sát thế giới văn chương Đỗ Phấn nói chung, ta bắt gặp nhiều kiểu loại con người bình dị trong cuộc sống Họ có thể chịu nhiều bi kịch, chịu đựng ẩn ức, ám ảnh cá nhân hoặc là người nhân hậu, sống tình cảm, lấp lánh nhân cách sống cao đẹp Từng nhân vật đều được nhà văn thể hiện rất rõ bằng nghệ thuật khắc họa ngoại hình sinh động qua các bước phác thảo chân dung, tính cách của nhân vật

Thông qua các tác phẩm của mình, tác giả Đỗ Phấn đã làm rõ hình ảnh những con người gắn liền với văn hóa vùng miền mà ở mỗi vùng đất, con người lại mang những đặc điểm riêng đặc trưng Con người ngoại ô trong kí ức của cậu bé An trong Dằng dặc triền sông mưa nổi bật với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với nét đẹp chân chất, mộc mạc Ẩn dưới tầng sâu tiểu thuyết là bề dày văn hóa của những người con quê hương Bắc Bộ trước giải phóng với không khí cuộc sống sinh hoạt, lao động của núi rừng, đậm dấu ấn dân tộc, đan xen trong các hình ảnh so sánh độc đáo, tự nhiên, giàu hình tượng, làm dậy lên âm sắc, mùi vị riêng của vùng đất thôn quê Đi từ hình tượng các nhân vật, Đỗ Phấn đã gán thiên nhiên vào bên trong việc miêu tả ngoại hình, tính cách hay sức sống của từng nhân vật Đặc điểm con người thôn quê còn là tinh thần quyết liệt, không đầu hàng trước số phận, hồn hậu, giàu tình yêu thương Tình yêu thương giữa người và người được tác giả thể hiện như một đặc trưng của con người thôn quê dân dã, hồn hậu, tươi vui và giàu tình nghĩa

Quan niệm nghệ thuật về con người đô thị của Đỗ Phấn lại mang màu sắc vừa hoài niệm, cổ xưa của vùng đất Hà Nội ngàn năm văn hiến, vừa hòa quyện trong gam màu hiện đại của những con người thức thời Cũng như nhiều tác phẩm viết về đô thị khác, nhân vật chủ yếu của Mùi trần là tầng lớp thị dân gồm cả người Hà Nội gốc và dân nhập cư với nhiều cuộc đời, số phận, tính cách cùng xuất hiện Họ cùng sống, cùng làm việc, vui buồn sướng khổ dựa vào nhau, gắn với nhau, tạo nên một góc Hà thành thu nhỏ trong sáng tác Con người đô thị theo quan niệm của Đỗ Phấn phải vừa hiện đại, thức thời, đọc nhiều sách báo để nâng cao tri thức, nhưng cũng phải mang vẻ đẹp truyền thống bên trong tâm hồn Đỗ Phấn thấu hiểu về họ - những con người dù nghèo về vật chất, nhưng giàu có về tâm hồn và luôn giữ gìn nét đẹp truyền thống của vùng đất Hà thành nhiều năm văn hiến Vì thế, vẻ đẹp của họ đã toát lên bởi cốt cách, nhân sinh quan và thái độ sống cao cả, giàu tình người Ngoài ra, đặc điểm con người đô thị còn được thể hiện qua nhân vật như Hiến - hình mẫu quy tụ mọi đặc điểm của người Hà Nội với cách sống, cách nghĩ của người thuộc thế hệ hiện đại, có khi bị coi là cổ hủ và phá cách, nhưng vẫn hướng đến góc nhìn của người con

Hà Nội cổ kính, đĩnh đạc, bản lĩnh, truyền thống, giàu tình yêu thương

Ngoại hình tác động đến ý nghĩa và việc thể hiện nội dung tác phẩm thông qua việc thể hiện từng kiểu loại nhân vật gắn với sự thay đổi sắc diện cũng như tâm tư tình cảm bên trong của họ Ngoại hình nhân vật còn là điểm chạm đầu tiên để độc giả được tiếp xúc với nhân vật và đưa ra những góc nhìn đánh giá chủ quan trước nhất Đối với Đỗ Phấn, khi khắc họa mỗi kiểu nhân vật khác nhau, do gắn với đặc thù công việc, môi trường, lứa tuổi sẽ có bút pháp thể hiện khác nhau Chẳng hạn, nhân vật trẻ em trong Dằng dặc triền sông mưa được tác giả miêu tả thông qua những nét phác thảo vô cùng giản dị, chân quê, mộc mạc: “Con bé Hoa lớn phổng lên Nó có thể còn cao hơn cậu Mớ tóc hung hung của nó buộc sau gáy vắt vẻo gọn gàng bằng một sợi len đỏ Không còn bù xù nham nhở như hồi học vỡ lòng Chiếc áo sơ mi chấm hoa cổ tròn xắn lên đến khuỷu lộ ra cổ tay đầy đặn Bàn tay nó trắng hồng không còn dấu vết của những chiếc móng tay dài cáu ghét.” [41, tr.21] Cô bé Hoa hiện lên với vẻ đẹp giản dị của con gái thôn quê, mớ tóc hung và chiếc sơ mi hoa Đó là hình ảnh của những đứa trẻ mới lớn với nét ngoại hình quen thuộc, bình dị, gần gũi gợi nhắc cho người đọc hình ảnh đã qua của đồng bào, đồng cảm hơn với những sự kiện trong đời mà nhân vật phải trải qua, khiến câu chuyện thêm phần chân thật

Ngôn từ giàu hình ảnh còn giúp Đỗ Phấn miêu tả ngoại hình con người và hành động các nhân vật nữ một cách tỉ mỉ, chi tiết, như thể nhà văn đang vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh người thật, việc thật: “Chị Chanh lớn hơn thằng

Bính đến mười tuổi Nhưng gương mặt thì không lẫn vào đâu được Cái quai hàm bạnh và hai lỗ mũi hếch ngược lên trời hệt như thằng Bính Cái trán ngắn ngủn và cặp lông mày rậm hơi cụp xuống ngơ ngác bên trên đôi gò má cao gân guốc Thằng Bính trông khỏe mạnh nhanh nhẹn không đến nỗi nào nhưng tất cả những nét trên gương mặt nó đem phóng to đặt lên đầu một cô gái thì lại là chuyện khác Chị Chanh có tướng đàn ông Hai cánh tay chắc nịch với bàn tay mũm mĩm ngắn Ngay cả cặp vai ngang to bè lực lưỡng của chị cũng hoàn toàn giống như cặp vai lão Khỉnh.” [41, tr.60] Tác giả chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong ngoại hình nhân vật: từ cái trán ngắn, gương mặt to, hai cánh tay, bàn tay, đôi vai,…Mọi chi tiết đều được góc nhìn hoạ sĩ của Đỗ Phấn vẽ lại trên trang giấy bằng ngòi bút tả thực sinh động cụ thể Từ góc nhìn của nhân vật An, tác giả miêu tả ngoại hình của các nhân vật khác xoay quanh cuộc đời cậu bé bằng góc nhìn chi tiết đến độ độc giả cũng như đang nhập vào nhân vật tôi, tưởng tượng ra được bối cảnh, không gian, âm thanh, tiếng nói và hình ảnh nhân vật đó một cách chân thật

Khi miêu tả người lao động bình dị, Đỗ Phấn luôn quan sát bằng đôi mắt nhân hậu, đặc tả các đặc trưng ngoại hình để thể hiện tính cách và nghề nghiệp của họ Đó là cô giáo Kim với vẻ ngoài nghiêm nghị, khó tính: “Cô giáo già tên là Kim chắc phải lớn tuổi hơn mẹ cậu Gương mặt luôn cáu gắt và cú đập thước kẻ bất thình lình lên mặt bàn của cô hình như làm cho vài đứa bạn trong lớp khiếp sợ.” [41, tr.6] Hay chú Hùng lái tàu luôn chỉn chu về mặt ngoại hình với cách đi đứng bệ vệ: “Cậu đã ao ước ngay từ lần đầu tiên gặp chú Hùng Người đàn ông cường tráng thanh lịch áo xanh trứng sáo bỏ trong quần ka ki là phẳng phiu Giày ba ta trắng và đồng hồ Poljot vàng chóe.” [41, tr.8] Tác giả đã tập trung miêu tả nhân vật lao động với những vết hằn của thời gian nơi khóe mắt, bàn tay hay mái tóc bạc, tạo cảm thông, sự gần gũi khiến giữa người đọc và nhân vật, như thể độc giả đang là An ngắm nhìn những nhân vật xung quanh bằng ánh mắt trìu mến, yêu thương: “Ông nội cắm cúi bên chiếc bàn kê sát cửa sổ trên nhà tam bảo Kính lúp rất dày Kính lão đeo trên mắt cũng dày Ông đọc những quyển sách chữ Hán dày hơn gấp bội những quyển sách thông thường.”

[41, tr.62] Việc miêu tả nhân vật theo lối cụ thể, đề cao chi tiết là một biện pháp nhằm cá thể hoá nhân vật Sự cá thể hoá này làm cho giá trị phản ánh của tác phẩm (thường là một nội dung, một giá trị nào đó) trở nên thuyết phục hơn, không chung chung

Các tác giả còn thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật để làm nổi bật tính cách, phẩm chất bên trong Khi xây dựng nhân vật, có khi nhà văn miêu tả trực tiếp, có khi gián tiếp; nhưng tất cả đều góp phần mô tả nội tâm, tính cách bên trong của nhân vật Trong Mùi trần, tác giả khắc hoạ hình ảnh người phụ nữ qua góc nhìn của nhân vật nam bằng đôi mắt hội hoạ đề cao, ca ngợi vẻ đẹp, đường cong nữ tính Qua mỗi cuộc tình, Hiến lại làm dày thêm danh sách người tình của mình Thế nhưng, trong đôi mắt của kẻ ái ân, người phụ nữ nào cũng mang nét đẹp riêng lạ kì Đó là chị Viên với đường cong của người đàn bà trưởng thành: “Cặp vú hồng hào của chị hiện ra mờ tỏ trong làn tóc ướt Đầu núm vú rực hồng của chị nhô cao như một nửa quả cau nho nhỏ Như một chiếc vú xinh xẻo nữa đặt trên chiếc vú lớn tròn căng nhóng nhánh nước.”[43, tr 92] Tác giả đã dùng đôi mắt hội hoạ để vẽ lại vẻ đẹp tính nữ này của người phụ nữ trong sáng tác Đối với Đỗ Phấn, mỗi người phụ nữ đều có nét đẹp riêng, và một khi đã ý thức bản sắc giới, giá trị của mình, họ sẽ có tiếng nói nữ quyền, thiên tính nữ và định hình được cách sống riêng Tác giả miêu tả từng ngoại hình của người phụ nữ xuất hiện bên Hiến với những nét đặc trưng riêng Đó là nàng Minh Châu với nét đẹp mơn mởn xuân thì mang vẻ đẹp trí thức phù hợp với nghề nghiệp thư kí công đoàn nhà máy Z500: “Cô gái còn khá trẻ, ăn mặc rất kiểu cách công chức làm thư kí hội nghị.” [43, tr.142] Hay cô gái phục vụ ở một địa điểm khép kín dành cho khách làng chơi lại mang nét đẹp dạn dĩ: “Cô gái với đôi ngực nở

Hình như cave là loại đàn bà có kĩ thuật mặc quần áo nhanh nhất trên đời Chỉ chừng hai phút cô gái bước ra ở trong ấy đã hoàn toàn tươi tắn như mới…Đến lúc này tôi mới sực tỉnh quan sát kĩ gương mặt hình như còn quá trẻ.” [43, tr.193] Nhà văn Đỗ Phấn đã sử dụng nhiều phân cảnh, ngôn từ, hình ảnh miêu tả các nhân vật, vận dụng nhiều hình thức về mở rộng điểm nhìn, lồng ghép nhiều tính từ miêu tả ngoại hình hay hiệu ứng chuyển cảnh để các hình tượng nhân vật cùng tình yêu, tâm trạng, hoàn cảnh của họ được nổi rõ hơn trên nền câu chuyện

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn được miêu tả không theo lối mòn như mũi dọc dừa, mặt trái xoan, nhưng vẻ đẹp ngoại hình của họ lại tỏa sáng kì lạ Từng ngoại hình của các nhân vật nữ được miêu tả cụ thể dáng vẻ, nét mặt, hành động khiến cho câu chuyện càng thêm sinh động và độc đáo, đặc biệt là nhân vật Lan với đặc trưng vết sẹo mổ dài luôn là điều cô tự ti nhất:

“Mình không muốn ai thấy vết mổ sinh con ở cái thời kĩ thuật còn non yếu ấy

Một vết dài ngoằn ngoèo chân rết giữa bụng hai mươi năm sau vẫn còn rõ nét…” [43, tr.22] Chỉ bằng vài nét phác họa thông qua vết sẹo, Đỗ Phấn dựng lên chân dung Lan, người phụ nữ hiện đại mạnh mẽ, có những suy nghĩ, quan điểm và góc nhìn riêng về cuộc đời Không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, ngoại hình nhân vật chính, chỉ bằng một vài chi tiết trong những tình huống cụ thể, nhà văn đã giúp người đọc hình dung về nhân vật Việc tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật trong các phân cảnh này còn giúp lột tả rõ hơn nỗi đau, sự ám ảnh, ẩn ức bên trong của nhân vật

Trong nhiều phân cảnh, ngòi bút của Đỗ Phấn như chiếc máy quay di động, ghi lại chi tiết từng ngoại hình, hành động của nhân vật, đặc biệt là những nhân vật có hoàn cảnh Trong các tác phẩm này, hình ảnh nhân vật nữ lại toát lên vẻ đượm buồn cố hữu và khao khát tìm kiếm một điểm tựa giữa cuộc đời nhiều biến cố Chủ đề này trở đi trở lại các sáng tác của Đỗ Phấn, và tạo thành một đặc trưng phong cách khi khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật Đó là những con người khắc khoải, có nét buồn trong đôi mắt và âm ỉ cháy ước vọng vượt thoát trong tâm khảm

Miêu tả hành động và khắc họa một phần tính cách, phẩm chất nhân vật một cách sâu sắc, đa phần Đỗ Phấn đều dành tình yêu thương trừu mến đặc biệt dành cho các nhân vật nữ Từ cách suy nghĩ, hành động, thái độ của nhân vật, tác giả đã phần nào khắc họa tính cách, ẩn ức, phẩm chất của nhân vật và đó là một thành công lớn của nhà văn Tác giả còn khắc họa ngoại hình và gắn cho từng nhân vật của mình những hoàn cảnh trớ trêu để nhân vật có thể bộc lộ những suy nghĩ và trăn trở của bản thân Thông qua đó, chúng ta có thể thấy từng hình ảnh chân dung nhân vật đã được nhà văn Đỗ Phấn khắc họa chi tiết qua nghệ thuật ngôn từ giàu hình ảnh đặc sắc và tinh tế Phải chăng đó cũng thể hiện cho nhân sinh quan của tác giả không phải là người buông xuôi theo số phận mặc cho dư luận chà đạp lên sự sống còn, mà đó là cách nhìn, cách nghĩ của những con người can đảm, biết đấu tranh để tìm lấy hạnh phúc và sự bình yên cho cuộc đời

3.2.2 Con người được khắc họa qua lời nói, hành động

Nhà văn cũng rất chú trọng miêu tả con người thông qua lời nói, hành động của nhân vật Mỗi nhân vật mang vẻ đẹp riêng và đặc trưng đó cũng như vận vào trong bản thân nhân vật, để độc giả đoán trước được tính cách của nhân vật thông qua ngôn từ họ giãi bày và hành động họ thực hiện

Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

3.3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện

Trần thuật vừa là phương thức vừa là đặc trưng quan trọng không thế thiếu đối với loại tác phẩm tự sự Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm nghệ thuật lại là yếu tố rất quan trọng để dẫn dắt người đọc khám phá tư tưởng, thông điệp mà tác giả đã gửi gắm

Ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Đỗ Phấn nổi bật nhất có lẽ là việc đưa ngôn ngữ đời thường thô mộc, giản dị vào trong tác phẩm Đây có thể xem là một hành động thể hiện định hướng văn xuôi hiện đại, muốn tiếp cận gần hơn đến nhiều tầng lớp độc giả Song song với ngôn ngữ trần thuật đời thường, mộc mạc đó lại thể hiện được suy tưởng, trải nghiệm giàu chất triết lý, thế sự của nhà văn Bởi các sáng tác của Đỗ Phấn đều xoay quanh hình tượng con người bình dị trong cuộc sống, thế nên, ngôn ngữ đời thường thô mộc, giản dị giúp người đọc được sống trong không khí thật của câu chuyện đời quen thuộc Điều quan trọng nhất là, với lớp ngôn ngữ giản dị này, Đỗ Phấn có điều kiện đi sâu khám phá thế giới tâm hồn sâu kín, đầy ngõ ngách của con người Toàn bộ bản chất của con người theo lời nói được bộc lộ ra Từ đây, những ẩn ức, ám ảnh, tâm sự bên trong từng nhân vật cũng được giải thích một cách thoả đáng, thuyết phục hơn

Lớp từ giản dị với câu văn miêu tả và đối thoại ngắn gọn, hàm súc đã giúp Đỗ Phấn khắc họa rõ nét bối cảnh thôn quê của nhân vật trong Dằng dặc triền sông mưa: “Nhiều căn bé tí đến không thể tưởng tượng làm thế nào người ta có thể chui vào Những dãy nhà gỗ có cầu thang chung bên hông dẫn lên hành lang tầng hai lủng củng những chum vại và thùng phuy đựng nước Không gian bốc lên một thứ mùi khó tả Mùi dưa cà muối, khói bếp mùn cưa ẩm chua nồng Mùi nước mắm và phân gà như ở cuối chợ Hôm Nước gạo thiu và mùi nước đái Tất cả trộn lẫn vào nhau Quánh đặc Váng vất.” [41, tr.27] Câu văn sử dụng các từ ngữ giản dị, đề cao từ miêu tả, giúp người đọc cuốn theo câu chuyện kể sinh động, thấy được rõ bối cảnh thôn quê mộc mạc và hình ảnh những đứa trẻ nhỏ chơi đùa cùng nhau trong không gian yên bình đó

Tác giả không chỉ chuộng miêu tả hành động, trạng thái mà còn rất ưu tiên cho việc miêu tả sự kiện, sự việc bằng hàng loạt tính từ, danh từ, động từ miêu tả sống động: “Trên bãi cỏ loang lổ đã có mặt mươi đứa trẻ cởi trầnđen trùi trũi đang đá bóng Chúng chia làm hai toán Một toán đá quả bóng cao su xịt cũ đến mất hết màu ở hai múi xanh đỏ âm dương.” [41, tr.27] Những trò chơi dân gian của những đứa trẻ thôn quê được miêu tả bởi những từ ngữ vô cùng đơn giản, sử dụng nhiều động từ, tính từ, từ tượng hình, tượng thanh sinh động Việc tác giả miêu tả nhiều hơn tự sự, kể, sẽ giúp câu chuyện như diễn ra trước mắt người đọc Từng chi tiết, góc khuất đều được góc nhìn của tác giả

“lia” tới bằng ngôn từ giản dị, Các từ ngữ được sử dụng cũng gắn bó chặt chẽ với từng không gian, bối cảnh, sự kiện câu chuyện, giúp cho độc giả cảm giác như được sống, được đắm chìm trong không gian thôn quê yên ả trong Dằng dặc triền sông mưa Cái nhìn của tác giả khi tái hiện không gian Bắc Việt trước nhất là cái nhìn trìu mến, hoài niệm về Hà Nội nên thơ, lãng mạn qua tự sự của người kể chuyện Không gian đó đã được ghi sâu vào trí nhớ của An từ ngày nhỏ Tác giả đã khắc họa hình ảnh Hà Nội ngàn năm văn hiến với những triền sông, mái nhà, cảnh vật, đời sống sinh hoạt đời thường của con người Hà Nội vào từng tiết trời Nhà văn rất hay miêu tả một không gian hoài niệm nên thơ, lãng mạn với thiên nhiên Hà Nội kì vị, tươi đẹp, lắng đọng trong trí nhớ của An Không gian nên thơ, yên bình đó được Đỗ Phấn chạm khắc kĩ lưỡng bằng những mĩ từ đẹp đẽ Qua lăng kính của nhà văn, Hà Nội trong Dằng dặc triền sông mưa hiện ra với những nét đẹp thanh bình, yên ả, như một bức tranh sơn mài được điểm xuyến thêm bởi những màu sắc của tình yêu nguồn cội và niềm tự hào giành riêng cho mảnh đất quê hương

Trong Mùi trần, tác giả lại sử dụng hoà trộn giữa ngôn ngữ giản dị cùng lớp từ khẩu ngữ, từ bình dân, tiếng lóng, từ phiên âm tiếng nước ngoài vừa hiện đại vừa thô mộc, gần gũi, mộc mạc, đậm dấu ấn thời đại, lại rất đời, rất thực, giúp người đọc có thể tưởng tượng ra bối cảnh câu chuyện, nhân vật theo góc nhìn riêng đa chiều Ngoài ra, ngôn ngữ trần thuật của Đỗ Phấn còn sử dụng nhiều từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài vừa thể hiện tư duy hiện đại của nhà văn vừa kéo gần khoảng cách thời gian: “Những diễn viên Keira Knightley đóng vai cô bé Elizabeth Swann thật tuyệt diệu với vẻ đẹp thánh thiện” [43, tr.205];

“Tắt đèn và TV phòng khách, mình vào giường cởi hết quần áo nằm bật TV trong ấy chọn kênh phim HBO lên xem.” [43, tr.205] Hàng loạt từ phiên âm nước ngoài như Ballantines, whisky Wall Street, Elizabeth Swann,…được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết Đỗ Phấn đã in dấu sự tìm tòi, đổi mới của nhà văn trong quá trình sáng tạo, thể hiện qua ngôn ngữ trần thuật giản dị, mộc mạc mang dấu ấn thời hiện đại được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm Khi đọc Đỗ Phấn, chúng ta nhận ra rằng nhà văn đã “hấp thu” vào tác phẩm của mình nhiều tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau Các loại ngôn ngữ này được nhà văn gạn lọc, phát triển lên và lập trình chúng lại theo tư duy nghệ thuật của mình Từ đó, trên cái nền của tiếng nói và ngôn ngữ được sáng lập lại ấy, tác giả sẽ xây dựng phong cách ngôn ngữ của mình mang dấu ấn của thời đại Đỗ Phấn đã lồng ghép vào bức tranh hiện thực những tâm tư, tình cảm riêng, dù có độ lùi thời gian nhưng vẫn được xây dựng dựa trên góc nhìn của một nhà văn hiện đại

Trong các thủ pháp xây dựng nhân vật, nhà văn luôn sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Đây là một trong những đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Đỗ Phấn bởi từ cách trình bày, tác giả không sử dụng dấu câu như trong văn bản truyền thống mà sáng tạo cách viết riêng, lược bỏ toàn bộ dấu ngoặc kép, gạch đầu dòng, dấu hai chấm, dấu hỏi… Nhờ sáng tạo khu biệt này tác giả đã khiến cho các đoạn đối thoại trở nên liền mạch, không bị ngắt quãng mà diễn ra nối tiếp trong mạch trần thuật

Ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm của Đỗ Phấn còn bởi ngôn ngữ đối thoại góp phần thể hiện cái nhìn và tư duy nghệ thuật của nhà văn Nói cách khác, ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của nhà văn thể hiện rõ ý thức và quan niệm nghệ thuật của Đỗ Phấn theo hướng tư duy đối thoại Mỗi đối thoại của tác giả đều thể hiện tinh thần “nhìn thẳng vào hiện thực”, bóc tách từng sự kiện, nội tâm và tâm trạng nhân vật Qua đó góp phần làm tăng tính tranh biện, tăng độ gay cấn, tính chất phức tạp của vấn đề được đề cập đến Trong đối thoại đa phần tác giả lược bỏ dấu câu để xoá bỏ đường ranh biên giới giữa các lượt lời:

“Thằng Toàn trỏ tay sang bãi ngô xanh rì bên kia, bên ấy là bãi Phúc Xá có đông người ở, hôm nào các cậu muốn sang chơi tớ sẽ dẫn đi!

Có gì khác bên này không? Cậu nghi hoặc hỏi

Khác nhiều chứ, bên ấy có nhiều ruộng vườn cây cối và không có điện! Sang bên ấy bằng cách nào? Thằng Long tò mò

Phải đi bộ lên cầu Long Biên, ở giữa cầu có thang sắt xuống bãi!” [41, tr.28]

Tác giả còn miêu tả các lượt lời chung với việc miêu tả trạng thái cảm xúc của nhân vật, từ hồi hộp, sợ hãi, ngại ngùng,…

“Được về quê hả bố, nhà mình cũng có quê ạ, thích quá, con chưa được về quê bao giờ! Cậu cố nén hồi hộp khi nhìn nét mặt nghiêm nghị của bố

Mẹ sợ nhất là nhà chùa ở cạnh một con sông, An phải hết sức cẩn thận không ra bờ sông chơi và trông coi các em không cho chúng nó chơi ngoài ấy Nguy hiểm lắm đấy, con có hứa với mẹ thế không? Mẹ lo lắng nhìn cậu

Vâng, con hứa! Cậu khẽ đáp.” [41, tr.30]

Qua ngôn ngữ trần thuật đối thoại giản dị, chân thành, tác giả đã thể hiện được tâm sự bên trong của nhân vật, có khi là của chính tác giả khi nhìn nhận một vấn đề Việc lược bỏ dấu câu, tác giả như đang mở rộng biên giới các vấn đề từ bề nổi đến bề sâu, lật giở những vấn đề còn khuất lấp còn tồn đọng sâu bên trong tâm trạng nhân vật:

“Anh thấy mấy hôm nay thế nào rồi!

Càng yếu đi thôi em ạ Mà em cũng đừng vào thăm anh nữa Chỉ lần này thôi!

Em muốn hàng ngày vào chăm sóc anh Độ này em cũng rỗi rãi mà

Không Chỉ lần này thôi Anh biết tình cảm của tất cả mọi người dành cho anh là chân thực và đáng quý Nhưng anh cũng không muốn mọi người nhớ hình ảnh không phải là anh của ngày hôm nay Đó là nguyện vọng cuối cùng của anh!” [43, tr.398]

Trong đoạn đối thoại trên, tác giả trao ngôi trần thuật cho nhân vật, tác giả là người đứng bên ngoài để chứng kiến và kể lại toàn bộ diễn biến theo góc nhìn khách quan nhất Từ điểm nhìn này, người đọc đồng quan sát những sự vật, hiện tượng đang diễn ra và được thu vào tầm mắt của nhân vật Tính hướng ngoại của ngôi kể cho phép từng nhân vật như Lan như Hiến trong tiểu thuyết tự do bộc lộ thái độ, tính cách, tình cảm của mình trong mối quan hệ ứng xử với những người xung quanh Trong cuộc đối thoại trên, ngôn ngữ trần thuật mộc mạc, nhẹ nhàng, mang đậm tính chất giãi bày, tâm sự được sử dụng vô cùng phù hợp trong đối thoại nhưng cũng chan chứa tình cảm khi kết hợp với ngôn từ ân tình của những con người là tình nhân cũ

Trong phân cảnh trò chuyện giữa Lan và Khoa, tác giả đã cho thấy tâm sự bên trong của nhân vật Lan:

“Có lẽ lần này anh quyết định li dị để ra sống với em thôi!

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w