1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu

76 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Tác giả Trần Văn Chiến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Song Tùng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –––––––––––––––––––– TRẦN VĂN CHIẾN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO KHỐI LƢỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƢỜNG, TỈ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số ngành: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Song Tùng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất

thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” là nghiên

cứu do chính tôi thực hiện và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực trong nghiên cứu này

Tác giả luận văn

Trần Văn Chiến

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Song Tùng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn tới những đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn động viên và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bài luận văn này

Do còn hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thời gian tìm hiểu

và thực hiện nên luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để tôi

có thể hoàn thiện tốt bản luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lai Châu, ngày tháng năm 2023

Học viên

Trần Văn Chiến

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

4 Đóng góp mới của đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6

1.1.3 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 7

1.2 Cơ sở pháp l 11

1.2.1 Các chủ trương, chính sách liên quan tại Việt Nam 11

1.2.2 Các văn bản liên quan do tỉnh Lai Châu ban hành 12

1.3 Cơ sở thực tiễn 14

1.3.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 14

1.3.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 16

1.3.3 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Lai Châu 19

1.4 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Đường 21

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 21

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23

1.4.3 Đánh giá chung 25

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 27

2.3.2 Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt 28

2.3.3 Phương pháp điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi 28

Trang 5

2.3.4 Phương pháp khảo sát thực địa 29

2.3.5 Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 30

2.3.6 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Thực trạng phát sinh CTRSH và nhận thức của người dân về công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 31

3.1.1 Nguồn phát sinh 31

3.1.2 Thành phần 32

3.1.3 Tải lượng phát sinh 36

3.1.4 Nhận thức của người dân về công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 38

3.2 Hiện trạng công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 42

3.2.1 Đơn vị thực hiện quản l CTRSH trên địa bàn 42

3.2.2 Phân loại CTRSH tại nguồn 46

3.2.3 Thu gom và vận chuyển CTRSH 48

3.2.4 Xử lý CTRSH 50

3.2.5 Thuận lợi và khó khăn trong quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 52

3.2.5.1 Thuận lợi 52

3.2.5.2 Khó khăn 52

3.2.5.3 Nguyên nhân 53

3.3 Dự báo tải lượng CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường đến năm 2050 54 3.4 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 66

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6

Bảng 3.1 Nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu trên địa bàn huyện Tam Đường 31

Bảng 3.2 Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 33

Bảng 3.3 Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường 36

Bảng 3.4 Khối lượng CTRSH đô thị phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu 37

Bảng 3.5 Nhận thức của người dân về công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 39

Bảng 3.6 Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu 43

Bảng 3.7 Một số văn bản được ban hành về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tam Đường 45

Bảng 3.8 Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu 49

Bảng 3.9 Tình hình phát sinh, thu gom, xử l chất thải trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu 50

Bảng 3.10 Dự báo dân số của huyện Tam Đường đến năm 2050 54

Bảng 3.11 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường đến năm 2050 56

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Quy trình xử lý compost chất thải rắn sinh hoạt 8 Hình 1.2 Quy trình đốt để thu hồi năng lượng điển hình 9 Hình 1.3 Quy trình khí hóa 10 Hình 3.1 Thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu 33 Hình 3.2 Thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn một số xã/thị trấn tại huyện Tam Đường 35 Hình 3.3 Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn các khu vực của huyện Tam Đường 36 Hình 3.4 Khối lượng CTRSH đô thị phát sinh trên địa bàn toàn 38 tỉnh Lai Châu 38 Hình 3.5 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường đến năm 2050 57

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng với sự gia tăng nhanh về dân số đã khiến cho lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng tăng không chỉ

về khối lượng mà cả về chủng loại, thành phần Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản l chất thải rắn (CTR) nói chung và CTRSH nói riêng

Lượng CTRSH tăng cao đã và đang gây áp lực lớn đến môi trường sống của người dân Việc quản l CTRSH không hợp l là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ô nhiễm môi trường và tới sức khỏe cộng đồng Thời gian qua, các địa phương đã rất quan tâm đến hoạt động thu gom, xử l CTRSH Tuy nhiên, hiện nay, công tác quản l CTRSH còn rất nhiều bất cập Chẳng hạn như

tỷ lệ thu gom CTRSH tại các khu vực nông thôn còn chưa cao, hầu hết chất thải chưa được phân loại ngay tại nguồn, tỷ lệ tái chế chất thải còn thấp, các phương thực xử l chủ yếu đang áp dụng không hợp vệ sinh,

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam Tỉnh có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với CTRSH trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm Nhưng thực tế, với đặc thù là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, điều kiện kinh tế chưa phát triển đồng đều đã gây ra khó khăn trong quá trình xã hội hóa đầu tư xây dựng các khu xử l CTR; khó khăn trong việc lựa chọn vị trí đầu tư xây dựng công trình xử l CTRSH hợp vệ sinh, đảm bảo các quy định hiện hành; địa bàn dân cư tương đối rộng và dân cư phân tán nên công tác quản

lý CTR còn gặp nhiều khó khăn Việc thu gom, xử l CTRSH tại các khu vực nông thôn chủ yếu là tự các hộ gia đình/cá nhân thu gom, xử l tại chỗ Tam Đường là huyện vùng cao, là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, thuận lợi thông thương, phát triển thương mại – dịch vụ Huyện đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2025, cơ cấu đầu tư công có những chuyển biến tích cực, đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ cho người lao động

Trang 10

tầng kỹ thuật, giao thông đồng bộ và thu hút các nhà đầu tư Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân được nâng cao khiến cho khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng Các xã, thị trấn trong huyện đã quan tâm tới việc quản l đối với loại chất thải này Tuy nhiên, hiệu quả quản l CTRSH tại các xã, thị trấn đạt được chưa cao và chưa đồng đều nên đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng môi trường sống của người dân

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và dự báo khối

lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản l môi

trường trên địa bàn huyện cũng như các địa phương khác trong lĩnh vực quản l CTRSH

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng phát thải và công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

- Đánh giá được nhận thức của người dân về công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

- Dự báo được khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai châu tới năm 2050

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu này góp phần hoàn

thiện cơ sở khoa học và bổ sung dữ liệu cho công tác quản lý CTRSH theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Tam Đường cũng như toàn tỉnh Lai Châu

Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản l CTRSH cho địa phương

- Ý nghĩa trong thực tiễn: Nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo

cho các cán bộ làm công tác quản l môi trường cũng như các cơ quan quản l nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong công tác quản l môi trưởng

Trang 11

4 Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ và cung cấp thêm các thông tin liên quan đến công tác quản l và đưa ra những con số dự báo về sự gia tăng phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Từ đó, tác giả

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản l đối tượng CTR phát sinh trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Có rất nhiều cách khái niệm về chất thải rắn và liên quan đến chất thải rắn được các nhà quản l đưa ra Có thể kể đến một số khái niệm mà các nhà làm quản l về chất thải cũng như quản l môi trường đưa ra cụ thể như:

- Chất thải rắn theo Nghị định số 09/VBHN-BTNMT về quản l chất thải

và phế liệu được cho là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [1]

Còn theo Khoản 18 và 19 của Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chất thải và chất thải rắn được định nghĩa như sau: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải[14]

Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Phước, chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa [13]

- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [1]

- Một số thuật ngữ về hoạt động quản l chất thải rắn có liên quan được giải thích cụ thể như sau:

Quản l chất thải rắn là hoạt động liên quan đến thu gom, xử lý, tái chế chất thải…nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan Quản l CTR cũng chính là hoạt động góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải [25]

Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt chất thải từ các hộ dân, công

sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử l hay những nơi chôn lấp CTR [13]

Trang 13

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách các loại chất thải nhằm chia thành từng nhóm chất thải để có các quy trình quản l , xử l khác nhau [1] Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác [14] Đối với những hộ gia đình, cá nhân ở các nơi khác nhau thì việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ theo tại nơi đó

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển [1]

Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải để tạo thành nguồn nguyên liệu phục

vụ sản xuất kinh doanh [1]

Xử l chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải [1]

Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải [1]

Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải [1]

Cơ sở xử l chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử l chất thải (kể cả hoạt động tái chế, đồng xử l , thu hồi năng lượng từ chất thải) [1]

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định [1]

Chủ xử l chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử l chất thải [1]

Như vậy, các khái niệm về chất thải rắn và hoạt động quản l chất thải rắn đều được giải thích cụ thể và rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong các văn bản nghiên cứu của những nhà khoa học Điều này đã giúp cho công tác quản l môi trường nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đem lại hiệu quả cao hơn

Trang 14

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh

CTRSH phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thể kể đến như:

- Từ các hộ gia đình, khu dân cư

- Từ các khu thương mại, trung tâm thương mại;

- Từ các cơ quan, trường học, trung tâm, bệnh viện, ;

- Từ các khu vực công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố, );

- Từ hoạt động sinh hoạt của các cơ sở sản xuất [2]

Như vậy, hầu hết các hoạt động sinh hoạt của con người đều làm phát sinh chất thải rắn Dân số tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã khiến cho lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại

1.1.2.2 Thành phần

Tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế và các yếu tố khác mà CTRSH có những đặc trưng khác nhau Những thông tin về thành phần CTR có vai trò rất quan trọng đối với công tác lựa chọn công nghệ cũng như quy trình

xử l phù hợp với loại chất thải đó

Bảng 1.1 Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

1

Khu dân cư và

trung tâm thương

Trang 15

- Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh,

2

Chất thải đặc biệt - Chất thải có thể tích lớn

- Đồ điện gia dụng, pin

Chất thải từ dịch vụ - Các dịch vụ vệ sinh khu vực công cộng, đường phố: Bụi,

rác, xác động vật, gốc cây, cỏ thừa, kim loại, nhựa các loại, các loại chất thải thực phẩm…

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2019) [2]

Nhìn chung, CTRSH có thành phần rất phong phú đa dạng Mỗi nguồn phát sinh lại có những thành phần chất thải khác nhau Do đó, công tác phân loại CTRSH trước khi xử l có vai trò rất quan trọng vừa tiết kiệm chi phí xử l và

có thể tận dụng được nguồn tài nguyên này

1.1.3 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Xử lý CTR là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình quản lý tổng hợp CTRSH Do đó, lựa chọn được phương pháp xử lý CTR phù hợp là một yếu

tố quyết định sự thành công của công tác quản l Sau đây là một số phương pháp xử lý CTRSH hiện đang được áp dụng tại Việt Nam:

1.1.3.1 Phương pháp chôn lấp

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất đang được áp dụng tại Việt Nam Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng CTR là CTRSH đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt Hiện nay, nước ta chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã

- Bãi chôn lấp hở có đặc điểm là không thu gom, xử lý khí thải và nước rỉ rác Nhược điểm của phương pháp này là chiếm diện tích lớn, thời gian phân hủy dài, gây ô nhiễm môi trường xung quanh do phát tán các khí thải, mùi, nước

rỉ rác,

Trang 16

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi

trường, có hệ thống thu gom khí thải, nước rỉ rác để xử lý và bổ sung chất khử

mùi Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp chủ yếu đang được áp dụng tại các

đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng)

Tuy nhiên, các bãi chôn lấp tại các thành phố lớn hiện đang quá tải, có

khả năng gây ô nhiễm môi trường và thường gặp phải sự phản đối của người

dân Phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao

nên tính ổn định thấp, chiếm dụng diện tích đất lớn, gây ô nhiễm môi trường do

mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác, nhiều trường hợp gây ra sự cố phải xử lý phức tạp

và tốn kém [2, 5]

1.1.3.2 Phương pháp tái chế làm compost

Hiện nay, cả nước có 37 cơ sở áp dụng công nghệ tái chế làm compost

Công nghệ này sử dụng phần chất thải hữu cơ để chế biến compost; phần chất

thải vô cơ và cặn bã khác phải tiếp tục xử lý bằng phương pháp khác

Hình 1.1 Quy trình xử lý compost chất thải rắn sinh hoạt

Công nghệ tái chế CTRSH thành phân hữu cơ vi sinh là công nghệ tái chế

CTRSH hữu cơ dễ phân hủy sinh học thành phân hữu cơ CTRSH sau khi được

thu gom, tập kết sẽ được phân loại tách các chất thải cồng kềnh, khó phân hủy vi

sinh và sau đó đưa vào bể ủ sinh học, các compost được qua sàng tinh bổ sung

thêm phụ gia và tạo thành phân hữu cơ thành phẩm

Quá trình phân loại trước khi ủ thường phát sinh ô nhiễm như mùi hôi, nước

Chất thải tiếp nhận

Sàng Chất thải

tiếp nhận

Ủ chín

Ủ hoai

Bãi thải

Vật liệu

hỗ trợ

Khử mùi

Phân hữu

cơ Chất thải

Trang 17

rỉ rác, Nếu CTRSH không được phân loại triệt để sẽ dẫn đến việc sản phẩm compost còn chứa nhiều tạp chất, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm [2]

1.1.3.3 Phương pháp thiêu hủy

CTRSH được thu gom đưa vào lò đốt, sản phẩm cháy gồm tro xỉ và các khí sinh ra và năng lượng nhiêt, thể tích CTRSH được giảm đáng kể là nghĩa quan trọng làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, Hiện nay, Việt nam có khoảng 117 cơ sở có áp dụng công nghệ đốt rác chủ yếu sử dụng lò đốt 2 buồng kèm theo xử lý khí thải phát sinh từ quá trình cháy, công suất lò 8 - 400 tấn/ngày Ở vùng nông thôn đang áp dụng mô hình lò đốt rác nhỏ, công suất khoảng 300-500 kg/h (không liên tục), các lò đốt này thường không phân loại chất thải rắn trước khi đốt Mô hình này cũng chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời thay thế cho công nghệ chôn lấp vẫn đang áp dụng [2]

1.1.3.4 Phương pháp đốt chất thải rắn để phát điện

Việt Nam mới chỉ có một số cơ sở áp dụng công nghệ đốt để phát điện như Khu xử lý Chất thải rắn ấp Trường Thọ ở Cần Thơ, Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã L Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, Nhà máy NEDO ở Sóc Sơn với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930 kW…

Hình 1.2 Quy trình đốt để thu hồi năng lượng điển hình

Chất

thải

Chất thải tiếp nhận

Làm mát

Đốt

sơ cấp

Thu hồi nhiệt

Đốt thứ cấp

Tro bay

Tro đáy

Điện/

Nhiệt

Xử

lý khí

Khí thải

Trang 18

nguồn CTRSH để thu hồi năng lượng Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi đầu

tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí vận hành cao So giá thành sản xuất điện từ các loại hình sản xuất điện khác thì giá thành sản xuất điện từ rác thải có chi phí cao hơn rất nhiều Đây là sự lựa chọn tốt cho các khu vực có diện tích hẹp, mật

độ dân số cao, có nguồn lực tài chính [2]

1.1.3.5 Phương pháp khí hóa

Đây là phương pháp khí hóa chất hữu cơ thành khí có thể đốt được (CO,

H2, CH4, CO2) và khí bay hơi (hơi nước) để sản xuất cacbua Phần rắn còn lại sau khi khí hóa giàu cacbon nên có thể dung cho các nhà máy có lò hơi có thể tiếp nhận nhiên liệu rắn Tỷ lệ cacbua trên tổng khối lượng chất thải tiếp nhận là

20 - 30% và phụ thuộc vào thành phần của chất thải tiếp nhận hoặc công nghệ

Hình 1.3 Quy trình khí hóa

Khí có thể đốt được sử dụng để làm nóng chất hữu cơ trong quá trình cacbon hóa và/hoặc sấy khô cacbua sau quá trình cacbon hóa và quá trình khử muối bằng quy trình xử l nước Một trong những công nghệ đang được áp dụng thí điểm hiện nay là công nghệ điện rác MBTGRE được áp dụng tại nhà máy điện rác ở Khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) và tại Hưng Yên Nhưng hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường vẫn chưa được đánh giá một cách cụ thể [2]

Nhìn chung, mỗi phương pháp xử l CTRSH đều có những mặt ưu điểm

Cacbon hóa

Thu hồi nhiệt

Tro bay

Vật liệu không đốt được

Kim loại

Cacbua

Xử

lý khí

Khí thải

Khử muối (làm lạnh/rửa) Khử nước Sấy khô

Nhiệt

Trang 19

và hạn chế riêng Do đó, tùy với đặc điểm của từng khu vực mà công tác quản lý CTRSH có sự vận dụng linh hoạt những biện pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất

về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho khu vực

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Các chủ trương, chính sách liên quan tại Việt Nam

Hiện nay, hệ thống pháp luật về công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản l CTRSH nói riêng đã có những bước phát triển mới, ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển Một số văn bản pháp luật hỗ trợ cho công tác quản lý CTRSH có thể kể đến như:

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ

10 thông qua ngày 17/11/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022

- Luật Phí và Lệ phí năm 2015 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017

- QCVN 61-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi,

hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường

- Nghị định 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

Trang 20

- Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

- Thông tư số 02/20122/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

- Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ

về Phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn

Như vậy, công tác quản l CTRSH đã nhận được sự quan tâm của Đảng

và Nhà nước Điều này thể hiện thông qua các văn bản chính sách, pháp luật quản l CTR đã được ban hành như Luật, các Nghị định, các Quyết định và các Thông tư, Chỉ thị,

1.2.2 Các văn bản liên quan do tỉnh Lai Châu ban hành

Trong thời gian qua, công tác BVMT đối với CTRSH đã được các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm, bước đầu đã tạo sự chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định Nhiều văn bản liên quan tới công tác quản l CTRSH đã được tỉnh Lai Châu ban hành Cụ thể như:

- Quyết định số 1727/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 16/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt Đồ án Quy hoạch chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030

Trang 21

- Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Lai Châu giai đoạn

2017 - 2030

- Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035

- Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về việc quy định cụ thể một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

- Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt; phương tiện, tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 08/9/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường với các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Như vậy, tùy vào đặc điểm, diễn biến thực tế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh mà UBND cũng như Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị, cơ chế, chính sách có liên quan tới công tác BVMT, cụ thể là vấn đề quản lý CTRSH hoạt sinh trên địa bàn tỉnh

Trang 22

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách thiết thực đối với vấn đề quản l , thu gom và xử l chất thải rắn sinh hoạt Nhiều biện pháp và quy định được đưa ra nhằm khuyến khích người dân chấp hành, tăng tỷ

lệ tái chế thông qua phân loại chất thải rắn tại nguồn từ các hộ gia đình, áp dụng công nghệ xử l rác tiên tiến, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm, Thậm chí, chính quyền nhiều nơi còn tiến hành trợ giá cho các công ty tiến hành thu gom chất thải rắn nhằm giảm chi phí cho người dân

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình trên toàn thế giới khoảng 0,74kg/người/ngày; trong đó, tỷ lệ ở quốc gia thấp nhất là 0,11kg/người/ngày và

tỷ lệ ở quốc gia cao nhất là 4,54kg/người/ngày Năm 2016, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên toàn cầu là khoảng 2 tỷ tấn Trong đó, lượng chất thải rắn đô thị nhiều nhất là ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương với 468 triệu tấn; thấp nhất là ở Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tấn Theo Dự báo của Ngân hàng Thế giới, lượng chất thải rắn đô thị này sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn (năm 2030 và 3,4 tỷ tấn (năm 2050) Dự báo tốc độ gia tăng lượng chất thải đô thị nhanh nhất thuộc về các khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông [26]

Tại Thụy Điển, người dân tiến hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay

tại nhà trước khi đưa đến các địa điểm thu gom Chất thải đã phân loại được tập kết tại các thùng chứa đặc biệt ở các tòa nhà, các khu dân cư; sau đó vận chuyển tới địa điểm tái chế Công nghệ xử l chất thải của Thụy Điển tương đối hiện đại

và hiệu quả [27] Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tái chế rác thải và đã áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc Chất thải hữu cơ tại các hộ gia đình được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy

và sưởi ấm; các loại chất thải không cháy được được tách ra để tái chế; các chất thải vô cơ được dùng để trải đường, làm mái ngói, gạch lót sàn, Có tới 96% chất thải được tiến hành tái chế và chỉ còn khoảng 4% lượng chất thải được đem chôn lấp Tính theo đầu người, Thụy Điển chỉ chôn lấp trung bình khoảng 7 kg chất thải/người/năm Mặc dù, Thụy Điển đã tái chế 99% lượng chất thải nhưng

Trang 23

các nhà máy tái chế vẫn không đủ nguyên liệu và phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác Hàng năm, hơn 30 lò đốt của Thụy Điển tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn chất thải (trong đó 20% lượng chất thải phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy) [6]

Tại Đức, năm 1950 có khoảng 50.000 bãi chôn lấp chất thải nhưng đến năm 2016, số lượng các bãi chôn lấp này giảmcòn 300 và tất cả các bãi chôn lấp đều không chấp nhận chất thải chưa qua tiến hành phân loại Chính phủ Đức đặt mục tiêu tiến tới xóa bỏ tất cả các bãi chôn lấp chất thải hiện có, đồng thời tái chế toàn bộ lượng chất thải và biến chúng thành năng lượng Một trong những sáng kiến về tái chế chất thải của Đức được nhiều quốc gia Liên minh châu Âu làm theo là nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc hạn chế lượng chất thải Các nhà sản xuất và bán lẻ phải trả tiền để có được Green Dot (điểm xanh)

in trên bao bì sản phẩm Nếu lượng bao bì càng lớn, doanh nghiệp càng phải trả nhiều chi phí Khi đó, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ít giấy hơn, thủy tinh mỏng hơn và hạn chế kim loại Do đó, lượng chất thải thải ra môi trường sẽ giảm đi rất nhiều [20]

Áo là một trong những quốc gia chú trọng phát triển các công nghệ tiên

tiến để xử l chất thải Họ áp dụng giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzyme từ một loại nấm để tái chế nhựa PET Enzyme từ nấm sẽ làm PET phân hủy thành phân tử Sau đó, các phân tử này trải qua quy trình tái chế nghiêm ngặt để chuyển thành loại nhựa chất lượng cao Nhờ việc phát hiện ra các enzyme “ăn nhựa”, các nhà quản l đã có thêm cách tái chế nhựa PET, thay vì cách đốt và nghiền nhỏ rác thải gây hại môi trường như trước [23]

Singapore có tỷ lệ tái chế chất khá cao (60%); khoảng 2% lượng CTR

được chôn lấp và đã xây đảo nhân tạo được bồi lấp từ chất thải rắn [6] Tại Singapore, tất cả các loại chất thải đều được phân loại ngay tại nguồn Người dân phân loại chất thải theo cách để vào một túi riêng Tại các nơi công cộng, Singapore đều lắp đặt các thùng rác có 4 khoang để phân chia cụ thể theo từng loại chất thải Việc thu gom chất thải rắn được tổ chức đấu thầu công khai cho

Trang 24

một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm Chính phủ quản l hoạt động này theo quy định của pháp luật Khoảng 50% lượng chất thải của Sinapore là do các doanh nghiệp tư nhân thu gom Từ năm 2001, Singapore đã triển khai Chương trình tái chế quốc gia Người dân ở các khu vực công cộng được cấp túi tái chế; người dân trong các khu đất công được cấp thùng rác để bỏ CTR có thể tái chế vào đó chế tài xử phạt tại Singapore rất nghiêm khắc đối với hành vi xả rác không đúng nơi quy định, đây được coi là biện pháp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của người dân [7] Nước này cũng dùng phương pháp đốt nên đã giảm được lượng chất thải đổ vào các bãi chôn lấp

và có thể tạo ra điện năng [6]

Tại Hàn Quốc hệ thống quản lý CTR rất khoa học và tiên tiến, yêu cầu

khắt khe với vấn đề phân loại CTR và thức xả rác của người dân rất cao Người dân Hàn Quốc phải trả phí cho việc xử l những loại chất thải rắn cồng kềnh (đồ nội thất, đồ dùng thiết bị điện, những thứ không đựng vừa túi nilon, )

Về xử l , rác hữu cơ nhà bếp được giữ lại 1 phần làm giá thể để trồng rau, trồng nấm phần lớn hơn được chôn lấp theo công nghệ hiện đại, liên hoàn khép kín để thu hồi khí biogas cung cấp cho phát điện Chính phủ Hàn Quốc còn tiếp tục xây dựng công viên với chủ đề môi trường trên chính bãi rác này nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất trống bằng cách xây dựng khu vực vui chơi giải trí, thể thao, khu sinh thái, khu hoạt động môi trường phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng [3]

Nhìn chung, các nước trên thế giới cũng đã có những giải pháp đối với khối lượng CTRSH khổng lồ phát sinh tại mỗi quốc gia Mỗi nước đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác BVMT nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống xung quanh của chính họ

1.3.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công tác quản l CTR còn nhiều vấn đề bất cập chưa được

xử l triệt để như tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn chưa cao, chưa phân loại chất thải tại nguồn, tỷ lệ tái chế chất thải thấp, chủ yếu xử l bằng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh, ở nhiều địa phương [24] Theo thống kê của Vụ Năng lượng tái tạo, hàng năm, lượng chất thải được thải ra tại Việt Nam là rất lớn

Trang 25

Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35.000 tấn chất thải rắn đô thị và 34.000 tấn CTRSH nông thôn được thải ra ngoài môi trường Mỗi ngày, lượng CTR ra trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7.000 – 8.000 tấn [22] Không chỉ gia tăng về tải lượng mà còn cả về thành phần trong chất thải do có

sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị [7] Nguồn CTR thải ra môi trường hàng ngày tương đối lớn nhưng có khoảng 85% lượng chất thải này đang được xử l bằng công nghệ chôn lấp [22] Các phương pháp xử l chất thải tại nước ngoài

áp dụng cho nước ta đều không hiệu quả do đặc thù rác thải chưa được phân loại tại nguồn Tình hình quản l chất thải rắn sinh hoạt có nhiều bước tiến nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của chất thải rắn sinh hoạt Việt Nam có khoảng 660 bãi chôn lấp tiếp nhận 20.200 tấn chất thải hàng ngày Trong số 660 địa điểm xử l chất thải này thì chỉ có 30% được phân loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh [12]

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị trên cả nước đạt khoảng 92% còn 8% khối lượng CTRSH không được thu gom và bị thải bỏ ra môi trường xung quanh Các thành phố trực thuộc Trung ương có tỉ lệ thu gom chất thải rắn đô thị tương đối cao, tỉ lệ thu gom chất thải rắn đô thị cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 98,6%; tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng với 96,8%; thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 62,5% [10]

Tại Việt Nam, xử l chất thải rắn sinh hoạt bằng biện pháp chôn lấp đang

là phương pháp đang được áp dụng phổ biến Tuy nhiên, trong số các bãi chôn lấp hiện nay thì chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã Xử l chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt đang gia tăng nhưng phần lớn lò đốt được thiết kế, chế tạo trong nước, chưa đạt yêu cầu về nhiệt độ đốt và xử l chất thải (khí, tro xỉ) đầu ra [10]

Như vậy, hiện nay, lượng CTRSH phát sinh đang là một vấn đề đáng bảo động do dân số ngày càng tăng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ Do đó, các cơ quan làm công tác quản l môi trường cần kịp thời có

Trang 26

Một số hướng nghiên cứu về công tác quản l chất thải rắn sinh hoạt có thể kể đến như:

Tác giả Mai Quang Tuấn [16], trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu mô hình quản l chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Địa điểm thực hiện là tại xã Cẩm Lạc (Hà Tĩnh), xã Hải Minh (Nam Định)

và xã Tống Trân (Hưng Yên) Nghiên cứu này đã đánh giá ưu, nhược điểm của các mô hình quản l chất thải rắn sinh hoạt tại 3 xã nông thôn nằm ở 3 tỉnh khác nhau Qua đây, tác ra cũng đã nhận định rằng việc phân loại chất thải rắn tại nguồn ở khu vực nông thôn sẽ làm giảm đáng kể lượng chất thải rắn phải xử l , cũng như giảm áp lực cho việc phân loại, xử l chất thải rắn tại các bãi xử l Việc thu gom thẳng chất thải rắn lên xe cuốn ép bỏ qua khâu trung gian (thu gom sơ cấp bằng xe đẩy tay) cũng tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu quả quản

l chất thải rắn

Nghiên cứu về hiện trạng cũng như dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình do nhóm tác giả Lương Thị Mai Ly (2014) [8] thực hiện Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thông qua các số liệu thống kê và điều tra khảo sát thực địa trong những năm 2005 - 2009 Kết quả đó xây dựng cơ

sở dự báo và dự báo xu hướng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu về tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong thời điểm nghiên cứu và trong tương lai gần làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung chính sách, kế hoạch và giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt gây hại tại khu vực này

Tác giả Phan Thị Ngân (2019) [11] đã nghiên cứu pháp luật về quản l chất thải rắn qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu đã thể hiện được nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác động đối với hoạt động quản l chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để tìm ra những sai sót, vướng mắc cũng như những vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản l chất thải rắn

Đề tài nghiên cứu quản l chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng

Trang 27

của tác giả Ngô Thanh Mai (2018) [9] được thực hiện ở thành phố Hà Nội Tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá định lượng chỉ số tổng hợp bền vững đối với hai mô hình quản l chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng (cộng đồng tự tổ chức và cộng đồng kết hợp với doanh nghiệp tư nhân) ở Hà Nội Hai

mô hình đều đạt sự bền vững khá cao về khía cạnh môi trường do sự đóng góp rất lớn từ cải thiện tỷ lệ thu gom và tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ Tuy vậy, hai mô hình đều chưa thực sự bền vững về kinh tế khi tỷ lệ thu hồi chi chi phí chỉ đạt mức 1 và 0,7 Từ khía cạnh xã hội và quản l /thể chế, yếu tố chưa bền vững thể hiện ở mức độ tham gia của cộng đồng còn yếu và mờ nhạt; các vấn đề giám sát, chế tài trong mô hình hầu như bị bỏ ngỏ

Tóm lại, CTRSH đang là một đối tượng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp đối với chúng Để giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm thứ phát của các biện pháp quản l CTRSH hiện nay đang là một bài toán khó đối với các nhà quản l

1.3.3 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Lai Châu

Chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh Lai Châu ước tính khoảng 58.018,48 tấn/năm Trong đó, tổng lượng CTR đô thị phát sinh được thu gom, vận chuyển và xử l đạt 98% (tương đương với 56.820 tấn); khối lượng CTRSH nông thôn được thu gom, vận chuyển và xử l chưa có số liệu thống kê cụ thể CTRSH tại Lai Châu phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các hộ gia đình, trường học, chợ, cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, Lượng CTR phát sinh tăng dần theo mức tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tỉ lệ thu gom CTR tăng lên hàng năm

Tính đến ngày 17/02/2023, tỉnh Lai Châu đã xây dựng được 12 khu chôn lấp chất thải rắn (đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt) Trong đó, 07 bãi chôn lấp tại thị trấn các huyện, 01 bãi chôn lấp trên địa bàn thành phố Lai Châu và 04 bãi chôn lấp trên địa bàn các xã; bao gồm:

- Bãi chôn lấp rác thải huyện Tam Đường có diện tích 1,56 ha;

- Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên có diện tích

Trang 28

- Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ có diện tích 1,3 ha;

- Bãi rác huyện Mường Tè có diện tích 1,044 ha;

- Bãi rác thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên có diện tích 3,93 ha;

- Bãi rác thành phố Lai Châu có diện tích 3,5 ha;

- Bãi rác thị trấn Nậm Nhùn có diện tích 5,53 ha;

- Bãi chôn lấp rác thải huyện Phong Thổ có diện tích 2,0 ha;

- Bãi chôn lấp rác thải xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên có diện tích 0,418 ha;

- Bãi chôn lấp rác thải xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên có diện tích 0,3 ha;

- Bãi chôn lấp rác thải xã Phúc Than, huyện Tân Uyên có diện tích 0,469 ha;

- Bãi chôn lấp rác thải xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên có diện tích 0,394 ha Tỉnh Lai Châu đã đáp ứng đầy đủ phương tiện phục vụ công tác thu gom như xe đẩy, phương tiện vận chuyển, rác được thu gom và vận chuyển từ nơi phát sinh đến bãi chôn lấp tập trung

Hiện nay, tỉnh đang áp dụng thu phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu Thực hiện thu phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu và các thị trấn thuộc các huyện

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn cơ bản thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt; phương tiện, tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh Lai Châu [17]

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 7 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển và

xử l rác; 01 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt Các đơn

Trang 29

vị thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu, cụ thể:

- Công ty Cổ phần môi trường và đô thị tỉnh thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa bàn phường Đông Phong, Tân Phong, xã San Thàng, TPLai Châu và trung tâm huyện Nậm Nhùn

- Công ty TNHH số 10 thực hiện tại địa bàn các xã Nậm Loỏng, Quyết Tiến, Đoàn Kết, Quyết Thắng thuộc TP Lai Châu

- Công ty cây xanh, nước sạch vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa bàn huyện Mường Tè

- Công ty TNHH MTV Bảo Quân Lai Châu thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa bàn huyện Sìn Hồ

- Hợp tác xã Thảo My thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa bàn huyện Phong Thổ

- Hợp tác xã vệ sinh môi trường Mai Thoa thực hiện thu gom, vận chuyển

và xử lý rác thải tại địa bàn huyện Tam Đường

- Hợp tác xã Công nghệ và môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển và

xử lý rác thải tại địa bàn huyện Tân Uyên

- Hợp tác xã Phương Nhung thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại địa bàn huyện Than Uyên [15]

Trong thời gian quan, công tác quản l CTRSH trên địa bàn tỉnh Lai Châu

đã được các cấp, ngành, các cấp chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo và đầu tư công nghệ phục vụ cho công tác quản lý CTRSH tại địa phương

1.4 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Đường

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tam Đường là một huyện vùng cao phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu Tam Đường nằm cách trung tâm tỉnh lỵ gần 30km theo quốc lộ 4D Huyện có tọa độ địa l từ 22°10’ đến 22°30’ vĩ độ Bắc và từ 103°18’ đến 103°46’ kinh độ Đông

Trang 30

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai)

- Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu

- Phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên

Huyện Tam Đường có 13 đơn vị hành chính, bao gồm: thị trấn Tam Đường và 12 xã (Bản Bo, Bản Giang, Bản Hon, Bình Lư, Giang Ma, Hồ Thầu, Khun Há, Nà Tăm, Nùng Nàng, Sơn Bình, Tả Lèng, Thèn Sin) [21]

1.4.1.2 Địa hình

Huyện có địa hình phức tạp và bị chia cắt bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km, phía Đông là dãy núi Pusamcap dài hơn 60 km Xen giữa các dãy núi cao là các thung lũng như Thung lũng Tam Đường - Bản Giang có diện tích trên 3.500 ha; thung lũng Tam Đường - Thèn Sin có diện tích trên 500 ha; thung lũng Bình Lư - Nà Tằm - Bản Bo có diện tích trên 1.800 ha Các thung lũng có

- Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Trong mùa này thường xuất hiện sương mù (bình quân 13 ngày/năm), sương muối (bình quân 1-

2 ngày/năm)

Nhiệt độ trung bình từ 22 - 26°C với biên độ nhiệt độ dao động khá lớn (nhiệt độ cao nhất là 35°C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0°C) Số giờ nắng đạt từ 2.100 - 2.300 giờ/năm Độ ẩm không khí trung bình 83% [21]

Trang 31

1.4.1.4 Tài nguyên đất

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 68.452,38 ha với nhiều nhóm đất khác nhau như:

- Nhóm đất phù sa gồm đất phù sa ngòi suối;

- Nhóm đất đen gồm đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat;

- Nhóm đất đỏ vàng gồm có đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá mắcma axit, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước;

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi gồm có đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, đất mùn vàng đỏ trên đá mắcma axit, đất mùn vàng nhạt trên đá dăm cuội kết [21]

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.4.2.1 Sản xuất nông – lâm nghiệp

* Trồng trọt

- Lúa: Thực hiện 4.708/4.718 ha đạt 99,8% so với KH, giảm 97 ha so với năm 2021; sản lượng đạt 24.903 tấn đạt 99,7% so với KH, giảm 336 tân so với năm 2021

- Cây chè: Trồng mới 128,4/115 ha, đạt 111,7% KH, nâng tổng diện tích cây chè lên 2.100,2 ha

- Cây ăn quả: Trồng mới ước thực hiện 100 ha3, đạt 100% so với KH, nâng diện tích lên 862,2 ha; diện tích chăm sóc là 176,8 ha; diện tích cho thu hoạch 585,4 ha; sản lượng 4.880 tấn, đạt 100% KH

Trang 32

+ Rau, củ, quả các loại: Diện tích 260 ha, đạt 100% KH, sản lượng ước đạt 820 tấn

+ Thảo quả: Diện tích 1.531 ha, đạt 100% KH, sản lượng ước đạt 383 tấn [18]

* Chăn nuôi, thủy sản

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc là 35.450 con, đạt 100% KH; tổng đàn gia cầm 248.000 con

- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng 212,5 ha, đạt 100% KH; sản lượng thu hoạch 805 tấn [18]

* Lâm nghiệp

Chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt kế hoạch phát triển rừng bền vững: khoán bảo vệ 33.772 ha rừng, đạt 100% KH; khoanh nuôi rừng tái sinh 2.500 ha rừng, đạt 100% KH; trồng rừng bằng cây gỗ lớn 198,89/100 ha, đạt 198,9% KH Phối hợp chi trả tiền khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 2.350 ha; hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng đường băng trắng cản lửa 40,28 ha và chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổng kinh phí > 42.231,7 triệu đồng [18]

1.4.2.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tăng cường công tác quản lý các hoạt động về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 đạt 288.232,3 triệu đồng, đạt 113% KH, bằng 126,6% so với cùng kỳ năm trước

- Công nghiệp khai thác mỏ đạt 28.467,4 triệu đồng

- Công nghiệp chế biến đạt 185.472,6 triệu đồng

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 74.292,3 triệu đồng [18]

1.4.2.3 Thương mại – Dịch vụ, du lịch

Tổng giá trị sản xuất thương mại ước đạt 274.776,2 triệu đồng, đạt 100%

KH, bằng 103% so với cùng kỳ năm trước

- Cơ sở kinh doanh thương mại (dịch vụ bán lẻ hàng hóa) doanh thu 236.270,9 triệu đồng

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu 38.505,3 triệu đồng

Tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 85 tỷ đồng, bằng 74% KH, giảm

Trang 33

13,3% so với kế hoạch năm 2021

Dịch vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí, thông tin liên lạc luôn đảm bảo thông suốt kịp thời, vận chuyển và phát hành tới tay độc giả 270.000 tờ/cuốn báo và tạp chí các loại; doanh thu phát sinh 2.614 triệu đồng, đạt 95%

KH, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021 [18]

1.4.2.4 Giáo dục

Toàn huyện hiện có 37 trường và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên với 17.305 học sinh Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư Năm 2021 – 2022, chất lượng học sinh các cấp cơ bản đảm bảo Tổ chức thành công các kỳ thi, giao lưu Duy trì và giữ vững huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục Công tác xây dựng và duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt [18]

1.4.2.5 Văn hóa

Tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước

và địa phương Tổ chức thành công Tuần Văn hóa, du lịch huyện Tam Đường năm 2022 và Lễ kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập huyện Tổ chức các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo nhân dân và du khách; tham gia các giải thi đầu của tỉnh [18]

1.4.3 Đánh giá chung

1.4.3.1 Thuận lợi

- Tam Đường là cửa ngõ của tỉnh Lai Châu nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa quy mô liên kết vùng nối khu vực Tây Bắc với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 32 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội của huyện ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai

- Huyện có nhiều đồi núi, nhiều suối, nguồn sinh thủy dồi dào và ổn định, khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng đa dạng là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, thủy điện,

Trang 34

- Ngoài ra, huyện Tam Đường là nơi có nhiều cảnh quan đẹp và nhiều điểm tham quan văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Đây chính là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch địa phương

1.4.3.2 Khó khăn

- Địa bàn rộng, chia cắt, dân cư sinh sống không tập trung; trình độ nhận thức của người dân không đồng đều nên quá trình tuyên truyền phổ biến nhằm thay đổi nhận thức của người dân đối với công tác BVMT còn nhiều hạn chế

- Cơ sở hạ tầng tại một số nơi, đặc biệt là tại các bản vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn

- Một bộ phận dân cư còn trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước,

tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa thực sự bền vững, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, an ninh trật tự tại một số khu vực còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định

- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nhu cầu đầu tư lớn nhưng nguồn lực của địa phương còn hạn chế

- Khả năng ứng dụng kỹ thuật của người dân trong trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế; quy mô sản xuất hàng hóa tập trung còn nhỏ lẻ, đầu tư chăm sóc, thâm canh cây trồng còn hạn chế Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm

- Các cán bộ công chức cấp xã/thị trấn làm công tác quản l môi trường vẫn là kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

- Về thời gian: Nghiên cưus được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:

- Nghiên cúu thực trạng phát sinh CTRSH và nhận thức của người dân về quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường Thuận lợi và khó khăn trong quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường

- Nghiên cứu dự báo tải lượng CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường đến năm 2050

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản l

CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; nguồn phát sinh, thành phần, tải lượng CTRSH trên địa bàn; tỷ lệ thu gom chất thải, công tác phân loại/thu gom/vận chuyển/xử l CTRSH và một

số tài liệu khác có liên quan

Các tài liệu này được thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi

Trang 36

2.3.2 Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Tác giả sử dụng phương pháp này để phân loại thành phần CTRSH theo phần trăm khối lượng CTRSH được phân loại thành 3 thành phần cơ bản như sau:

- CTRSH tái chế được: Giấy vụn, vải, carton, gỗ, nilon, đồ nhựa,

- CTRSH không tái chế được: Đất đá, vật liệu xây dựng,

- CTRSH hữu cơ: Lá cây, rau, củ, quả, thức ăn thừa, xác động vật,

Tác giả lựa chọn nghiên cứu 3 khu vực đại diện cho huyện Tam Đường: + Thị trấn Tam Đường - đại diện cho khu vực phát sinh nhiều CTRSH trên địa bàn huyện Trên địa bàn thị trấn, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 24 hộ gia đình để tiến hành cân và phân loại CTRSH (lựa chọn ngẫu nhiên 2 hộ/1 bản) Tác giả thực hiện việc này trong tháng 12/2022; 01/2023 và 02/2023

+ Xã Tả Lèng - đại diện cho khu vực phát sinh lượng CTRSH ở mức trung bình Trên địa bàn xã, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 22 hộ gia đình để tiến hành cân và phân loại CTRSH (lựa chọn ngẫu nhiên 2 hộ/1 bản) Tác giả thực hiện việc này trong tháng 12/2022; 01/2023 và 02/2023

+ Xã Nùng Nàng - đại diện cho khu vực phát sinh ít CTRSH Trên địa bàn

xã, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 16 hộ gia đình để tiến hành cân và phân loại CTRSH (lựa chọn ngẫu nhiên 2 hộ/1 bản) Tác giả thực hiện việc này trong tháng 12/2022; 01/2023 và 02/2023

Thực hiện cân CTRSH vào thời gian cố định trong ngày (16g30 – 17g00 các ngày 10, 20 và 30 hàng tháng) Sau đó, cân từng phần và ghi chép dữ liệu Tổng hợp và xử l số liệu để tính tỷ lệ % thành phần CTRSH

2.3.3 Phương pháp điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi

Để xác định số mẫu cần phỏng vấn, tác giả dựa theo công thức Yamane sau:

Trong đó:

n: Số mẫu cần phỏng vấn (người)

N: Tổng thể mẫu (người)

e: Sai số cho phép (%)

Trang 37

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là các hộ dân sinh sống trên địa bàn 01 thị trấn và 02 xã được lựa chọn làm đại diện nghiên cứu cho toàn huyện

- Dân số thị trấn Tam Đường khoảng 6.008 người: Áp dụng công thức Yamane với N = 6.008 người và e = 10% thì số mẫu cần điều tra tối thiểu là 98 người Như vậy, trên địa bàn thị trấn Tam Đường, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 98 người dân

- Dân số xã Tả Lèng khoảng 3.826 người: Áp dụng công thức Yamane với

N = 3.826 người và e = 10% thì số mẫu cần điều tra tối thiểu là 97 người Như vậy, trên địa bàn xã Tả Lèng, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 97 người dân

- Dân số xã Nùng Nàng khoảng 2.610 người: Áp dụng công thức Yamane với N = 2.610 người và e = 10% thì số mẫu cần điều tra tối thiểu là 96 người Như vậy, trên địa bàn xã Nùng Nàng, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 96 người dân

Tóm lại, tác giả phỏng vấn, lấy kiến của 291 người bằng phiếu điều tra

hộ gia đình Ngoài ra, tác giả tiến hành điều tra phỏng vẫn thêm 12 người làm công tác vệ sinh môi trường (thị trấn: 6 phiếu; xã: 6 phiếu) bằng phiếu điều tra đơn vị

- Phiếu điều tra hộ gia đình: Thu thập thông tin về nguồn gốc, tải lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường Ý kiến về đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản l CTRSH tại địa phương

- Phiếu điều tra đơn vị: Tập trung thu thập thông tin về nguồn gốc, tải lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử l CTRSH trên địa bàn huyện Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, hành vi của người dân trong công tác BVMT trên địa bàn huyện Tam Đường

2.3.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Quan sát để thu nhận thông tin một cách cụ thể và có đánh giá khách quan đối với vấn đề đang nghiên cứu như về tuyến thu gom CTRSH, phân loại CTRSH tại nguồn, khu vực xử l CTRSH, Địa bàn tiến hành khảo sát thực tế

là các điểm dân cư, các điểm tập kết CTRSH, lộ trình thu gom, khu vực xử l CTRSH của huyện,

Trang 38

2.3.5 Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

- Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình được tính theo công thức:

S sinh hoạt = T sinh hoạt × N

Trong đó:

(kg/người/ngày)

N: Dân số (người)

- Công thức dự báo dân số:

Dân số các năm được tính theo công thức:

N = N0(1 + r)nTrong đó:

N : Là dân số của năm cần tính (người)

N0: Là dân số của năm được tính làm gốc (người)

r: Là tỷ lệ gia tăng dân số (%)

n : Hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc

2.3.6 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tiến hành chỉnh l Tất cả các tài liệu thu thập được, đánh giá để kiểm tra

và phát hiện những sai sót có thể xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục và bổ sung các tài liệu liên quan kịp thời Số liệu được xử l và trình diễn bằng phần mềm Microsoft Excel

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w