ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 35 - 39)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

- Về thời gian: Nghiên cưus được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023.

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:

- Nghiên cúu thực trạng phát sinh CTRSH và nhận thức của người dân về quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường.

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường. Thuận lợi và khó khăn trong quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường.

- Nghiên cứu dự báo tải lượng CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường đến năm 2050.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; nguồn phát sinh, thành phần, tải lượng CTRSH trên địa bàn; tỷ lệ thu gom chất thải, công tác phân loại/thu gom/vận chuyển/xử l CTRSH và một số tài liệu khác có liên quan.

Các tài liệu này được thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi

2.3.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Tác giả sử dụng phương pháp này để phân loại thành phần CTRSH theo phần trăm khối lượng. CTRSH được phân loại thành 3 thành phần cơ bản như sau:

- CTRSH tái chế được: Giấy vụn, vải, carton, gỗ, nilon, đồ nhựa,...

- CTRSH không tái chế được: Đất đá, vật liệu xây dựng,...

- CTRSH hữu cơ: Lá cây, rau, củ, quả, thức ăn thừa, xác động vật,...

Tác giả lựa chọn nghiên cứu 3 khu vực đại diện cho huyện Tam Đường:

+ Thị trấn Tam Đường - đại diện cho khu vực phát sinh nhiều CTRSH trên địa bàn huyện. Trên địa bàn thị trấn, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 24 hộ gia đình để tiến hành cân và phân loại CTRSH (lựa chọn ngẫu nhiên 2 hộ/1 bản).

Tác giả thực hiện việc này trong tháng 12/2022; 01/2023 và 02/2023.

+ Xã Tả Lèng - đại diện cho khu vực phát sinh lượng CTRSH ở mức trung bình. Trên địa bàn xã, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 22 hộ gia đình để tiến hành cân và phân loại CTRSH (lựa chọn ngẫu nhiên 2 hộ/1 bản). Tác giả thực hiện việc này trong tháng 12/2022; 01/2023 và 02/2023.

+ Xã Nùng Nàng - đại diện cho khu vực phát sinh ít CTRSH. Trên địa bàn xã, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 16 hộ gia đình để tiến hành cân và phân loại CTRSH (lựa chọn ngẫu nhiên 2 hộ/1 bản). Tác giả thực hiện việc này trong tháng 12/2022; 01/2023 và 02/2023.

Thực hiện cân CTRSH vào thời gian cố định trong ngày (16g30 – 17g00 các ngày 10, 20 và 30 hàng tháng). Sau đó, cân từng phần và ghi chép dữ liệu.

Tổng hợp và xử l số liệu để tính tỷ lệ % thành phần CTRSH.

2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa bằng bảng câu hỏi

Để xác định số mẫu cần phỏng vấn, tác giả dựa theo công thức Yamane sau:

Trong đó:

n: Số mẫu cần phỏng vấn (người).

N: Tổng thể mẫu (người).

e: Sai số cho phép (%).

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là các hộ dân sinh sống trên địa bàn 01 thị trấn và 02 xã được lựa chọn làm đại diện nghiên cứu cho toàn huyện.

- Dân số thị trấn Tam Đường khoảng 6.008 người: Áp dụng công thức Yamane với N = 6.008 người và e = 10% thì số mẫu cần điều tra tối thiểu là 98 người. Như vậy, trên địa bàn thị trấn Tam Đường, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 98 người dân.

- Dân số xã Tả Lèng khoảng 3.826 người: Áp dụng công thức Yamane với N = 3.826 người và e = 10% thì số mẫu cần điều tra tối thiểu là 97 người. Như vậy, trên địa bàn xã Tả Lèng, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 97 người dân.

- Dân số xã Nùng Nàng khoảng 2.610 người: Áp dụng công thức Yamane với N = 2.610 người và e = 10% thì số mẫu cần điều tra tối thiểu là 96 người.

Như vậy, trên địa bàn xã Nùng Nàng, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 96 người dân.

Tóm lại, tác giả phỏng vấn, lấy kiến của 291 người bằng phiếu điều tra hộ gia đình. Ngoài ra, tác giả tiến hành điều tra phỏng vẫn thêm 12 người làm công tác vệ sinh môi trường (thị trấn: 6 phiếu; xã: 6 phiếu) bằng phiếu điều tra đơn vị.

- Phiếu điều tra hộ gia đình: Thu thập thông tin về nguồn gốc, tải lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử l CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường. Ý kiến về đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản l CTRSH tại địa phương.

- Phiếu điều tra đơn vị: Tập trung thu thập thông tin về nguồn gốc, tải lượng, thành phần, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử l CTRSH trên địa bàn huyện. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, hành vi của người dân trong công tác BVMT trên địa bàn huyện Tam Đường.

2.3.4. Phương pháp khảo sát thực địa

Quan sát để thu nhận thông tin một cách cụ thể và có đánh giá khách quan đối với vấn đề đang nghiên cứu như về tuyến thu gom CTRSH, phân loại CTRSH tại nguồn, khu vực xử l CTRSH,... Địa bàn tiến hành khảo sát thực tế là các điểm dân cư, các điểm tập kết CTRSH, lộ trình thu gom, khu vực xử l CTRSH của huyện,...

2.3.5. Phương pháp dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

- Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình được tính theo công thức:

Ssinh hoạt = Tsinh hoạt × N Trong đó:

Ssinh hoạt: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (kg/người/ngày).

Tsinh hoạt: Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên đầu người (kg/người/ngày)

N: Dân số (người).

- Công thức dự báo dân số:

Dân số các năm được tính theo công thức:

N = N0(1 + r)n Trong đó:

N : Là dân số của năm cần tính (người).

N0: Là dân số của năm được tính làm gốc (người).

r: Là tỷ lệ gia tăng dân số (%).

n : Hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc.

2.3.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tiến hành chỉnh l Tất cả các tài liệu thu thập được, đánh giá để kiểm tra và phát hiện những sai sót có thể xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục và bổ sung các tài liệu liên quan kịp thời. Số liệu được xử l và trình diễn bằng phần mềm Microsoft Excel.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)