1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công tác quản l CTR còn nhiều vấn đề bất cập chưa được xử l triệt để như tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn chưa cao, chưa phân loại chất thải tại nguồn, tỷ lệ tái chế chất thải thấp, chủ yếu xử l bằng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh,... ở nhiều địa phương [24]. Theo thống kê của Vụ Năng lượng tái tạo, hàng năm, lượng chất thải được thải ra tại Việt Nam là rất lớn.
Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35.000 tấn chất thải rắn đô thị và 34.000 tấn CTRSH nông thôn được thải ra ngoài môi trường. Mỗi ngày, lượng CTR ra trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7.000 – 8.000 tấn [22].
Không chỉ gia tăng về tải lượng mà còn cả về thành phần trong chất thải do có sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị [7]. Nguồn CTR thải ra môi trường hàng ngày tương đối lớn nhưng có khoảng 85% lượng chất thải này đang được xử l bằng công nghệ chôn lấp [22]. Các phương pháp xử l chất thải tại nước ngoài áp dụng cho nước ta đều không hiệu quả do đặc thù rác thải chưa được phân loại tại nguồn. Tình hình quản l chất thải rắn sinh hoạt có nhiều bước tiến nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của chất thải rắn sinh hoạt. Việt Nam có khoảng 660 bãi chôn lấp tiếp nhận 20.200 tấn chất thải hàng ngày.
Trong số 660 địa điểm xử l chất thải này thì chỉ có 30% được phân loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh [12].
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị trên cả nước đạt khoảng 92% còn 8%
khối lượng CTRSH không được thu gom và bị thải bỏ ra môi trường xung quanh. Các thành phố trực thuộc Trung ương có tỉ lệ thu gom chất thải rắn đô thị tương đối cao, tỉ lệ thu gom chất thải rắn đô thị cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 98,6%; tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng với 96,8%; thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 62,5% [10].
Tại Việt Nam, xử l chất thải rắn sinh hoạt bằng biện pháp chôn lấp đang là phương pháp đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong số các bãi chôn lấp hiện nay thì chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã. Xử l chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt đang gia tăng nhưng phần lớn lò đốt được thiết kế, chế tạo trong nước, chưa đạt yêu cầu về nhiệt độ đốt và xử l chất thải (khí, tro xỉ) đầu ra [10].
Như vậy, hiện nay, lượng CTRSH phát sinh đang là một vấn đề đáng bảo động do dân số ngày càng tăng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ. Do đó, các cơ quan làm công tác quản l môi trường cần kịp thời có
Một số hướng nghiên cứu về công tác quản l chất thải rắn sinh hoạt có thể kể đến như:
Tác giả Mai Quang Tuấn [16], trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu mô hình quản l chất thải rắn sinh hoạt nông thôn. Địa điểm thực hiện là tại xã Cẩm Lạc (Hà Tĩnh), xã Hải Minh (Nam Định) và xã Tống Trân (Hưng Yên). Nghiên cứu này đã đánh giá ưu, nhược điểm của các mô hình quản l chất thải rắn sinh hoạt tại 3 xã nông thôn nằm ở 3 tỉnh khác nhau. Qua đây, tác ra cũng đã nhận định rằng việc phân loại chất thải rắn tại nguồn ở khu vực nông thôn sẽ làm giảm đáng kể lượng chất thải rắn phải xử l , cũng như giảm áp lực cho việc phân loại, xử l chất thải rắn tại các bãi xử l . Việc thu gom thẳng chất thải rắn lên xe cuốn ép bỏ qua khâu trung gian (thu gom sơ cấp bằng xe đẩy tay) cũng tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu quả quản l chất thải rắn.
Nghiên cứu về hiện trạng cũng như dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình do nhóm tác giả Lương Thị Mai Ly (2014) [8] thực hiện. Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thông qua các số liệu thống kê và điều tra khảo sát thực địa trong những năm 2005 - 2009. Kết quả đó xây dựng cơ sở dự báo và dự báo xu hướng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu về tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong thời điểm nghiên cứu và trong tương lai gần làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung chính sách, kế hoạch và giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt gây hại tại khu vực này.
Tác giả Phan Thị Ngân (2019) [11] đã nghiên cứu pháp luật về quản l chất thải rắn qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu đã thể hiện được nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác động đối với hoạt động quản l chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để tìm ra những sai sót, vướng mắc cũng như những vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản l chất thải rắn.
Đề tài nghiên cứu quản l chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng
của tác giả Ngô Thanh Mai (2018) [9] được thực hiện ở thành phố Hà Nội. Tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá định lượng chỉ số tổng hợp bền vững đối với hai mô hình quản l chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng (cộng đồng tự tổ chức và cộng đồng kết hợp với doanh nghiệp tư nhân) ở Hà Nội. Hai mô hình đều đạt sự bền vững khá cao về khía cạnh môi trường do sự đóng góp rất lớn từ cải thiện tỷ lệ thu gom và tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ. Tuy vậy, hai mô hình đều chưa thực sự bền vững về kinh tế khi tỷ lệ thu hồi chi chi phí chỉ đạt mức 1 và 0,7. Từ khía cạnh xã hội và quản l /thể chế, yếu tố chưa bền vững thể hiện ở mức độ tham gia của cộng đồng còn yếu và mờ nhạt; các vấn đề giám sát, chế tài trong mô hình hầu như bị bỏ ngỏ.
Tóm lại, CTRSH đang là một đối tượng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp đối với chúng. Để giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm thứ phát của các biện pháp quản l CTRSH hiện nay đang là một bài toán khó đối với các nhà quản l .