Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Đường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 29 - 35)

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tam Đường là một huyện vùng cao phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu. Tam Đường nằm cách trung tâm tỉnh lỵ gần 30km theo quốc lộ 4D.

Huyện có tọa độ địa l từ 22°10’ đến 22°30’ vĩ độ Bắc và từ 103°18’ đến 103°46’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai).

- Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu.

- Phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai).

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên.

Huyện Tam Đường có 13 đơn vị hành chính, bao gồm: thị trấn Tam Đường và 12 xã (Bản Bo, Bản Giang, Bản Hon, Bình Lư, Giang Ma, Hồ Thầu, Khun Há, Nà Tăm, Nùng Nàng, Sơn Bình, Tả Lèng, Thèn Sin) [21].

1.4.1.2. Địa hình

Huyện có địa hình phức tạp và bị chia cắt bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km, phía Đông là dãy núi Pusamcap dài hơn 60 km. Xen giữa các dãy núi cao là các thung lũng như Thung lũng Tam Đường - Bản Giang có diện tích trên 3.500 ha; thung lũng Tam Đường - Thèn Sin có diện tích trên 500 ha; thung lũng Bình Lư - Nà Tằm - Bản Bo có diện tích trên 1.800 ha. Các thung lũng có độ cao từ 600 - 800m [21].

1.4.1.3. Khí hậu

Tam Đường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và có khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với lượng mưa chiếm 75-80%

tổng lượng mưa trong năm. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800- 2.000 mm/năm và cao nhất đạt 2.500 mm/năm.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong mùa này thường xuất hiện sương mù (bình quân 13 ngày/năm), sương muối (bình quân 1- 2 ngày/năm).

Nhiệt độ trung bình từ 22 - 26°C với biên độ nhiệt độ dao động khá lớn (nhiệt độ cao nhất là 35°C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0°C). Số giờ nắng đạt từ 2.100 - 2.300 giờ/năm. Độ ẩm không khí trung bình 83% [21].

1.4.1.4. Tài nguyên đất

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 68.452,38 ha với nhiều nhóm đất khác nhau như:

- Nhóm đất phù sa gồm đất phù sa ngòi suối;

- Nhóm đất đen gồm đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat;

- Nhóm đất đỏ vàng gồm có đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá mắcma axit, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước;

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi gồm có đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, đất mùn vàng đỏ trên đá mắcma axit, đất mùn vàng nhạt trên đá dăm cuội kết [21].

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.4.2.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp

* Trồng trọt

- Lúa: Thực hiện 4.708/4.718 ha đạt 99,8% so với KH, giảm 97 ha so với năm 2021; sản lượng đạt 24.903 tấn đạt 99,7% so với KH, giảm 336 tân so với năm 2021.

- Cây chè: Trồng mới 128,4/115 ha, đạt 111,7% KH, nâng tổng diện tích cây chè lên 2.100,2 ha.

- Cây ăn quả: Trồng mới ước thực hiện 100 ha3, đạt 100% so với KH, nâng diện tích lên 862,2 ha; diện tích chăm sóc là 176,8 ha; diện tích cho thu hoạch 585,4 ha; sản lượng 4.880 tấn, đạt 100% KH.

- Cây trồng khác:

+ Lạc: Diện tích đạt 200 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng 280 tấn, đạt 100% KH.

+ Đậu tương: Diện tích 60 ha, năng suất 14,5 tạ/ha, sản lượng 87 tấn, đạt 100% KH.

+ Dong riềng: Diện tích 280,5 ha, đạt 158,4% KH, sản lượng ước đạt 16.830 tấn.

+ Rau, củ, quả các loại: Diện tích 260 ha, đạt 100% KH, sản lượng ước đạt 820 tấn.

+ Thảo quả: Diện tích 1.531 ha, đạt 100% KH, sản lượng ước đạt 383 tấn [18].

* Chăn nuôi, thủy sản

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc là 35.450 con, đạt 100% KH; tổng đàn gia cầm 248.000 con.

- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng 212,5 ha, đạt 100% KH; sản lượng thu hoạch 805 tấn [18].

* Lâm nghiệp

Chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt kế hoạch phát triển rừng bền vững: khoán bảo vệ 33.772 ha rừng, đạt 100% KH; khoanh nuôi rừng tái sinh 2.500 ha rừng, đạt 100% KH; trồng rừng bằng cây gỗ lớn 198,89/100 ha, đạt 198,9% KH. Phối hợp chi trả tiền khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 2.350 ha; hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng đường băng trắng cản lửa 40,28 ha và chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổng kinh phí > 42.231,7 triệu đồng [18].

1.4.2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tăng cường công tác quản lý các hoạt động về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 đạt 288.232,3 triệu đồng, đạt 113% KH, bằng 126,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Công nghiệp khai thác mỏ đạt 28.467,4 triệu đồng.

- Công nghiệp chế biến đạt 185.472,6 triệu đồng.

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 74.292,3 triệu đồng [18].

1.4.2.3. Thương mại – Dịch vụ, du lịch

Tổng giá trị sản xuất thương mại ước đạt 274.776,2 triệu đồng, đạt 100%

KH, bằng 103% so với cùng kỳ năm trước.

- Cơ sở kinh doanh thương mại (dịch vụ bán lẻ hàng hóa) doanh thu 236.270,9 triệu đồng.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu 38.505,3 triệu đồng.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 85 tỷ đồng, bằng 74% KH, giảm

13,3% so với kế hoạch năm 2021.

Dịch vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí, thông tin liên lạc luôn đảm bảo thông suốt kịp thời, vận chuyển và phát hành tới tay độc giả 270.000 tờ/cuốn báo và tạp chí các loại; doanh thu phát sinh 2.614 triệu đồng, đạt 95%

KH, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021 [18].

1.4.2.4. Giáo dục

Toàn huyện hiện có 37 trường và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên với 17.305 học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư. Năm 2021 – 2022, chất lượng học sinh các cấp cơ bản đảm bảo. Tổ chức thành công các kỳ thi, giao lưu. Duy trì và giữ vững huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Công tác xây dựng và duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt [18].

1.4.2.5. Văn hóa

Tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương. Tổ chức thành công Tuần Văn hóa, du lịch huyện Tam Đường năm 2022 và Lễ kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập huyện. Tổ chức các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo nhân dân và du khách;

tham gia các giải thi đầu của tỉnh [18].

1.4.3. Đánh giá chung 1.4.3.1. Thuận lợi

- Tam Đường là cửa ngõ của tỉnh Lai Châu nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa quy mô liên kết vùng nối khu vực Tây Bắc với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 32 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội của huyện ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

- Huyện có nhiều đồi núi, nhiều suối, nguồn sinh thủy dồi dào và ổn định, khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng đa dạng là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, thủy điện,...

- Ngoài ra, huyện Tam Đường là nơi có nhiều cảnh quan đẹp và nhiều điểm tham quan văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc. Đây chính là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch địa phương.

1.4.3.2. Khó khăn

- Địa bàn rộng, chia cắt, dân cư sinh sống không tập trung; trình độ nhận thức của người dân không đồng đều nên quá trình tuyên truyền phổ biến nhằm thay đổi nhận thức của người dân đối với công tác BVMT còn nhiều hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng tại một số nơi, đặc biệt là tại các bản vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

- Một bộ phận dân cư còn trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa thực sự bền vững, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, an ninh trật tự tại một số khu vực còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định.

- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nhu cầu đầu tư lớn nhưng nguồn lực của địa phương còn hạn chế.

- Khả năng ứng dụng kỹ thuật của người dân trong trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế; quy mô sản xuất hàng hóa tập trung còn nhỏ lẻ, đầu tư chăm sóc, thâm canh cây trồng còn hạn chế. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm.

- Các cán bộ công chức cấp xã/thị trấn làm công tác quản l môi trường vẫn là kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)