Tải lượng phát sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 44 - 71)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát sinh CTRSH và nhận thức của người dân về công tác quản

3.1.3. Tải lượng phát sinh

Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Tam Đường

Khu vực Dân số CTRSH phát sinh

Người Tỷ lệ % Tải lượng (tấn/năm) Tỷ lệ %

Khu vực đô thị 7.592 13,01 2.372,5 20,63

Khu vực nông thôn 50.773 86,99 9.125,0 79,37

Tổng cộng 58.365 100 11.497,5 100

(Nguồn: UBND huyện Tam Đường, 2023) [27]

Hình 3.3. Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn các khu vực của huyện Tam Đường

Qua bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy, lượng CTRSH đô thị và nông thôn có sự chênh lệch khá lớn. Khối lượng CTRSH đô thị chiếm 20,63% tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Trong khi đó, tải lượng CTRSH

nông thôn chiếm tới 79,37%. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện trong năm 2022 là 11.497,5 tấn/năm.

Dân số đô thị chỉ chiếm khoảng gần 1/8 dân số của toàn huyện Tam Đường nhưng lượng CTRSH đô thị phát sinh lại chiếm khoảng gần 1/5 lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của toàn huyện. Thị trấn Tam Đường là trung tâm kinh tế - văn hóa của toàn huyện; là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động buôn bán kinh doanh, dịch vụ của toàn huyện. Đồng thời, thị trấn cũng là nơi dân cư sinh sống với mật độ đông. Do đó, lượng CTRSH phát sinh tại khu vực này cao hơn so với các xã là phù hợp với thực tế.

Tam Đường là một huyện vùng cao có địa bàn tương đối rộng, địa hình phức tạp, người dân sống thưa thớt nên khối lượng CTRSH phát sinh tại các xã dù ít nhưng cũng đã và đang là những trở ngại cho các đơn vị quản lý trong việc thu gom và xử lý. Bên cạnh đó, các xã vùng sâu vùng xa chủ yếu là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc với trình độ nhận thức đối với vấn đề quản lý CTRSH chưa cao nên các nhà quản lý cần có những giải pháp kịp thời và linh hoạt đối với những khu vực này.

Tình hình phát sinh CTRSH đô thị tại một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu thể hiện qua bảng số liệu sau đây (CTRSH khu vực nông thôn không có số liệu thống kê trên toàn tỉnh):

Bảng 3.4. Khối lượng CTRSH đô thị phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu STT Đơn vị hành chính Khối lƣợng phát sinh

(tấn/năm)

Tỷ lệ

%

1 Huyện Tam Đường 2.372,50 4,1

2 Thành phố Lai Châu 22.677,82 39,1

3 Huyện Phong Thổ 13.067,00 22,5

4 Huyện Sìn Hồ 2.246,50 3,9

5 Huyện Nậm Nhùn 2.229,50 3,8

6 Huyện Tân Uyên 3.159,00 5,4

7 Huyện Than Uyên 3.579,16 6,2

8 Huyện Mường Tè 8.687,00 15,0

Tổng cộng 58.018,48 100

Hình 3.4. Khối lượng CTRSH đô thị phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu

Qua bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, lượng CTRSH đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố Lai Châu chiếm tỷ lệ % khối lượng cao nhất toàn tỉnh (chiếm 39,1%). Huyện Tam Đường có lượng CTRSH đô thị phát sinh nằm trong nhóm có tỷ lệ % khối lượng thấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu (chiếm 4,1%). Huyện Tan Đường có số dân thấp hơn so với một số khu vực hành chính khác trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung mà chỉ có một số cơ sở sản xuất công nghiệp đơn lẻ đang hoạt động nên tỷ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp khá cao. Do đó, lượng chất thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác nhau thanh phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Mường Tè, huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên. Tuy nhiên, huyện Tam Đường vẫn cần phải có những giải pháp quản l đối với nhóm chất thải này nhằm bảo vệ môi trường một cách bền vững.

3.1.4. Nhận thức của người dân về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường

Để đánh giá nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Tam Đường đối với công tác quản l CTRSH hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn 291 người dân trên địa bàn 3 xã/thị trấn đại diện cho khu vực nghiên cứu (98

phiếu điều tra trên địa bàn thị trấn Tam Đường; 97 phiếu điều tra trên địa bàn xã Tả Lèng; 96 phiếu điều tra trên địa bàn xã Nùng Nàng). Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.5. Nhận thức của người dân về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường

TT Nội dung điều tra Ý kiến người dân Tỷ lệ

(%) 1 Phân loại CTRSH

1.1 Có tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn không?

Có 72,51

Không 27,49

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

1.2 Có phân loại CTRSH tại nguồn không?

Có 19,59

Không 80,41

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

1.3

Có biết về Nghị định 45/2022/NĐ-CP về vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử l CTR thông thường?

9,97

Không 90,03

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

2 Thu gom, vận chuyển CTRSH

2.1 Dụng cụ thu gom CTRSH của gia đình?

Xô/thùng có nắp đậy 40,55

Túi nilon 45,02

Thùng không có nắp đậy 14,43

Tổng 100

2.2 Thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển của đơn vị thu gom?

Phù hợp 57,39

Bình thường 33,33

Không phù hợp 9,28

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

2.3 Thời điểm và tần suất thu gom của đơn vị thu gom?

Hợp lý 65,64

Không hợp lý 34,36

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

3 Xử lý CTRSH

3.1 Có biết CTRSH thu gom trên địa bàn xử lý bằng phương pháp nào?

Biết 69,07

Không biết 30,93

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

3.2 Hình thức xử lý CTRSH của gia đình?

Đơn vị thu gom xử lý 55,67

Đốt 21,65

Ủ 22,68

Ý kiến khác 0,00

Tổng 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Qua số liệu điều tra được tổng hợp tại bảng 3.5 cho thấy:

- Công tác phân loại CTRSH:

Qua số liệu người dân tại địa phương về việc hướng dẫn, phân loại CTRSH tại nguồn thì có đến 72,51% kiến đều cho rằng họ có tham gia những buổi tuyên truyền phổ biến về vấn đề này của các cơ quan quản l nhà nước.

Nhưng vẫn có đến 27,49% kiến được phỏng vấn lại trả lời là không tham gia những buổi tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn với nhiều l do khác nhau. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do những người dân này cho rằng đây không phải là công việc của họ mà đây là nhiệm vụ của những người thu gom xử l . Những người dân này đã cố tình không hiểu vai trò của việc phân loại chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn. Hoặc có thể do trình độ nhận thức về công tác BVMT của họ chưa cao. Đây chính là một trong những vấn đề mấu chốt nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT.

Về việc phân loại CTRSH tại nguồn: Hầu hết những người dân được hỏi đều trả lời rằng không thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn (80,42% kiến).

Người dân thải bỏ thẳng chất thải ra ngoài môi trường hoặc tại những điểm tập kết chất thải. Chỉ có khoảng 19,59% kiến cho biết là có thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho công tác quản l CTRSH trên địa bàn chưa được hoàn thiện và chưa đồng bộ. Do đó, việc phân loại này của người dân chưa đem lại hiệu quả cao. Chất thải sinh hoạt của người dân được để ra điểm tập kết chất thải. Nhưng những người thu gom sẽ bỏ toàn bộ chất thải lẫn lộn vào xe rác đẩy tay hoặc ô tô chở rác và chở đến bãi chôn lấp mà không có từng khoang riêng biệt để các loại chất thải khác nhau.

Như vậy, để việc phân loại CTRSH ngay tại nguồn đem lại hiệu quả tốt nhất cần có sự đầu tư đồng bộ và cần sự chỉ đạo triệt để của các cơ quan quản l nhà nước về môi trường.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP về vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn lấp, đổ, đốt, xử l CTR thông thường. Điều 26 của Nghị định này chỉ rõ phạt tiền từ 500.000 đồng đến

1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chưa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Khi phỏng vấn người dân về mức am hiểu đối với Nghị định này thì có đến 90,03% số người được hỏi là không biết hoặc chưa nghe đến Nghị định về vấn đề này. Chỉ có một số ít người dân được hỏi (9,97%) là có nghe và biết đến Nghị định này thông qua một số buổi tuyên truyền và qua các chương trình thời sự.

- Thu gom, vận chuyển CTRSH:

Khi tiến hành phỏng vấn người dân và khảo sát thực địa tác giả nhận thấy, người dân thường thu gom CTRSH vào 3 loại đồ dùng là xô/thùng có nắp đây, túi nilon và thùng/hộp không có nắp đậy. Có đến 45,02% kiến cho biết đã bỏ chất thải sinh hoạt vào các túi nilon trước khi bỏ ra môi trường. Khoảng 40,55%

người dân dùng những xô hoặc thùng có nắp đậy và khoảng 14,43% người dân được phỏng vấn dùng những thùng/hộp không có nắp đậy để để chất thải. Người dân tận dụng những đồ dùng bỏ đi và tận dụng những túi nilon sau sau khi dùng xong để đựng chất thải của gia đình.

Theo đánh giá của những người dân được phỏng vấn về những thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển của đơn vị thu gom, chỉ có 57,39% và 33,33%

kiến người dân được phỏng vấn nhận định rằng những trang thiết bị này đạt mức phù hợp và bình thường. Và vẫn có 9,28% kiến đánh giá những trang thiết bị mà đơn vị thu gom đang sử dụng hiện nay là không phù hợp, tương đối cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu thu gom rác hiện nay. Đơn vị thu gom trên địa bàn đã được trang bị các phương tiện cho công tác thu gom, vận chuyển nhưng tải lượng chất thải ngày càng lớn, có xu hướng ngày càng tăng và với tần suất sử dụng như hiện nay thì việc đánh giá của người dân cũng phản ánh được thực tế địa phương.

Về thời điểm và tần suất thu gom của đơn vị thu gom, có 65,64% kiến được hỏi cho rằng với những thời điểm thu gom và tần suất thu gom hiện nay là hoàn toàn hợp l với đặc điểm của địa phương. Nhưng cũng có đến 34,36%

l . Điều này được nhận định là do mỗi vùng có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nên nhu cầu đối với việc thu gom là khác nhau. Do đó, tùy mỗi địa phương mà cần có những giải pháp và phương thức thực hiện phù hợp.

- Xử l CTRSH:

Không phải người dân nào cũng quan tâm và biết về phương thức xử l CTRSH mà địa phương đang áp dụng. Khi được điều tra, phỏng vấn về vấn đề này thì chỉ có 69,07% người dân được hỏi trả lời là có biết về vấn đề này. Và có đến 30,93% kiến trả lời là không biết. Người dân không rõ Hợp tác xã thu gom rác thải xong sẽ chở đến đâu xử l và xử l như thế nào.

Kết quả điều tra cho tác giả thấy, trên địa bàn huyện Tam Đường, người dân đang áp dụng một số biện pháp xử l CTRSH như để đơn vị thu gom xử l , đốt hay ủ phân compost để bón cho cây trồng. Có 55,67% người dân cho biết chất thải sinh hoạt của gia đình do đơn vị thu gom xử l . Những hộ gia đình này tập trung chủ yếu ở thị trấn hoặc trung tâm các xã. Có 21,65% hộ dân được hỏi sử dụng phương pháp đốt để xử l chất thải. Những hộ gia đình này xa khu vực trung tâm và có khuôn viên gia đình rộng nên đã sử dụng phương pháp đốt để xử l chất thải ngay trên đất nhà mình. Một số hộ gia đình khác có tham gia sản xuất nông nghiệp nên đã ủ phân từ chất thải hữu cơ để bón sử dụng trong trồng trọt (22,68% kiến).

Như vậy, người dân trên địa bàn cũng đã được tham gia vào các buổi tuyên truyền, phổ biến về công tác quản l CTRSH. Những người dân này cũng nắm bắt được một số thông tin về vấn đề này và đã có một số nhận định đúng đắn đối với vấn đề hiện nay trên địa bàn. Tải lượng CTRSH trên địa bàn ngày càng có xu hướng tăng cao với thành phần ngày càng đa dạng nên rất cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản l để công tác quản l môi trường đạt hiệu quả cao hơn.

3.2. Hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tam Đường 3.2.1. Đơn vị thực hiện quản lý CTRSH trên địa bàn

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Tam Đường, có chức năng tham mưu giúp UBND

huyện thực hiện công tác quản l nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường. Tính đến ngày 30/12/2022, phòng có mặt 04/06 biên chế; trong đó, 01 công chức biên chế có chuyên môn về công tác môi trường, biến đổi khí hậu kiêm nhiệm công tác quản l tài nguyên nước, đất đai.

Mỗi xã/thị trấn bố trí 01 công chức phụ trách lĩnh vực môi trường (trên cả 13/13 xã/thị trấn).

Năm 2022, tổng nguồn kinh phí để thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn là 4,8 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn xã hội hóa: 0; Nguồn đầu tư phát triển, khoa học công nghệ: 0; Nguồn hợp tác quốc tế: 0; Nguồn kinh phí sự nghiệm môi trường: 4,8 tỷ đồng.

Hiện nay, huyện Tam Đường đang áp dụng thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Bảng 3.6. Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu

TT Danh mục Đơn vị tính Mức giá

tối đa

1 Bến xe khách Đồng/tháng 70.000

2 Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

> 100 phòng Đồng/tháng 200.000

50 - 100 phòng Đồng/tháng 150.000

Từ 30 – 50 phòng Đồng/tháng 80.000

Từ 20 – 30 phòng Đồng/tháng 50.000

< 20 phòng Đồng/tháng 35.000

3 Kinh doanh nhà trọ

≥ 10 phòng Đồng/tháng 30.000

< 10 phòng Đồng/tháng 25.000

4 Các tổ chức kinh tê gồm có DNNN, DNTN, Công

ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Liên doanh Đồng/tháng 100.000

5 Các hợp tác xã Đồng/tháng 50.000

6 Văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế Đồng/tháng 80.000 7 Nhà hàng kinh doanh ăn uống giải khát

- Nhà hàng có mức thuế phải nộp hàng tháng

TT Danh mục Đơn vị tính Mức giá tối đa

Tại thị trấn, thị tứ Đồng/tháng 50.000

Tại khu vực còn lại Đồng/tháng 40.000

- Nhà hàng có mức thuế phải nộp hàng tháng

<500.000 đồng

Tại thị trấn, thị tứ Đồng/tháng 30.000

Tại khu vực còn lại Đồng/tháng 20.000

8 Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp

- Kinh doanh có mức thuế ≥300.000 đồng/tháng trở lên

Tại thị trấn, thị tứ Đồng/tháng 40.000

Tại khu vực còn lại Đồng/tháng 10.000

- Kinh doanh có mức thuế <300.000 đồng/tháng

Tại thị trấn, thị tứ Đồng/tháng 15.000

Tại khu vực còn lại Đồng/tháng 10.000

9 Các tổ chức cá nhân sản xuất sản phẩm hàng hóa

Tại thị trấn, thị tứ Đồng/tháng 30.000

Tại khu vực còn lại Đồng/tháng 15.000

10 Các hộ gia đình không sản xuất kinh doanh

Tại thị trấn, thị tứ Đồng/tháng 5.000

Tại khu vực còn lại Đồng/tháng 2.000

11 Các cơ quan, hành chính sự nghiệp

Đến 5 biên chế Đồng/tháng 10.000

Từ 6 – 10 biên chế Đồng/tháng 20.000

Từ 11 - 15 biên chế Đồng/tháng 25.000

Từ 16 - 20 biên chế Đồng/tháng 30.000

Từ 21 - 25 biên chế Đồng/tháng 40.000

Từ 25 biên chế trở lên Đồng/tháng 50.000

12 Bệnh viện huyện Đồng/tháng 100.000

13 Các phòng khám đa khoa khu vực Đồng/tháng 50.000 14 Các trường mầm non, tiểu học, PTCS thuộc thị

trấn, thị tứ Đồng/tháng 20.000

15 Các trường PTTH, Nội trú, Trung tâm GDTX Đồng/tháng 50.000 16 Các hộ gia đình xây dựng công trình mới (khu

vực thị trấn, thị tứ) Đồng/công trình 100.000

17 Các hộ gia đình xây dựng cải tạo lại công trình

(khu vực thị trấn, thị tứ) Đồng/công trình 30.000 18 Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng công

trình mới Đồng/công trình 300.000

19 Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể sửa chữa cơ sở Đồng/công trình 100.000 (Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu, 2017) Công tác BVMT trên địa bàn huyện Tam Đường cũng như trên toàn địa bàn tỉnh Lai Châu luôn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ và chỉ đạo để

chất lượng môi trường khu vực ngày càng được nâng cao. Cụ thể trong năm 2022, UBND huyện Tam Đường đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã/thị trấn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn đạt hiệu quả một cách tốt nhât. Một số văn bản mà UBND huyên ban hành có thể kể đến như:

Bảng 3.7. Một số văn bản được ban hành về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tam Đường

(Nguồn: UBND huyện Tam Đường, 2023) Công tác thu gom, vận chuyển, xử l CTRSH trên địa bàn thực hiện đảm bảo theo quy định Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 ban hành quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt; phương tiện, tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Hợp tác xã vệ sinh môi trường Mai Thoa thực hiện thu gom, vận chuyển TT Số hiệu Ngày tháng

ban hành Trích yếu văn bản 1 935/UBND-

TNMT 27/7/2022 Về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường

2 1022/UBND-

TNMT 12/8/2022 Về việc triển khai các quy định về cấp giấy phép môi trường

3 1044/UBND-

TNMT 17/8/2022

Về việc triển khai truyên truyền, áp dụng nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

4 1240/UBND-

TNMT 13/9/2022

Về việc chấn chỉnh trong công tác quản l nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường đối với cơ sở sát củ dong riềng trên địa bàn huyện Tam Đường

5 1433/UBND-

TNMT 24/10/2022

Về việc triển khai quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt; phương tiện, tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 44 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)