1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản sắc văn hóa dân tộc tày (qua thơ nông viết toại và dương khâu luông)

108 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MA THỊ NGỌC THƯƠNG BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY QUA THƠ NÔNG VIẾT TOẠI VÀ DƯƠNG KHÂU LUÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MA THỊ NGỌC THƯƠNG BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY (QUA THƠ NÔNG VIẾT TOẠI VÀ DƯƠNG KHÂU LUÔNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MA THỊ NGỌC THƯƠNG BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY (QUA THƠ NÔNG VIẾT TOẠI VÀ DƯƠNG KHÂU LUÔNG) Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG ĐIỆP THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào khác Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 24% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023 Tác giả luận văn Ma Thị Ngọc Thương i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn, TS Hoàng Điệp đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo Sau đại học của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giảng viên đã tham gia giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam K29 (2021 - 2023) Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023 Tác giả luận văn Ma Thị Ngọc Thương ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 5 Phương pháp nghiên cứu 9 6 Đóng góp của luận văn 9 7 Cấu trúc của luận văn 9 NỘI DUNG 10 Chương 1: VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY VÀ KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THƠ NÔNG VIẾT TOẠI VÀ NHÀ THƠ DƯƠNG KHÂU LUÔNG 10 1.1 Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hóa dân tộc 10 1.1.1 Khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc 10 1.1.2 Bản sắc văn hóa trong văn học 14 1.1.3 Khái lược bản sắc văn hóa dân tộc Tày 16 1.2 Khái quát về nhà thơ Nông Viết Toại 18 1.2.1 Vài nét về tiểu sử Nông Viết Toại 18 1.2.2 Hành trình sáng tác của Nông Viết Toại 19 1.3 Khái quát về nhà thơ Dương Khâu Luông 22 1.3.1 Vài nét về tiểu sử Dương Khâu Luông 22 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Dương Khâu Luông 23 Tiểu kết chương 1 26 iii Chương 2: CÁC BÌNH DIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY QUA THƠ CỦA NÔNG VIẾT TOẠI VÀ DƯƠNG KHÂU LUÔNG 27 2.1 Phong tục tập quán dân tộc Tày trong thơ Nông Viết Toại và Dương Khâu Luông 27 2.1.1 Tập quán sinh hoạt 27 2.1.2 Lễ hội, lễ tết 34 2.2 Thiên nhiên miền núi trong thơ Nông Viết Toại và Dương Khâu Luông 39 2.2.1 Thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mang đậm dấu ấn miền núi 39 2.2.1.1 Thiên nhiên hùng vĩ ………………………………………………40 2.2.1.2 Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình……………………………………45 2.2.2 Thiên nhiên gắn bó với người dân miền núi 47 2.3 Con người Tày trong thơ Nông Viết Toại và Dương Khâu Luông 52 2.3.1 Con người mang vẻ đẹp tự nhiên, hồn hậu, chất phác 52 2.3.2 Con người giàu tình yêu quê hương đất nước 56 2.3.3 Con người giàu tình nghĩa 61 Tiểu kết chương 2 67 Chương 3: CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY QUA THƠ CỦA NÔNG VIẾT TOẠI VÀ DƯƠNG KHÂU LUÔNG 69 3.1 Thể thơ 69 3.2 Ngôn ngữ 77 3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và cách diễn đạt của người miền núi 77 3.2.2 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ mang đậm sắc thái Tày 83 3.2.3 Vận dụng tiếng Tày trong sáng tác 90 Tiểu kết chương 3 97 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 iv MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Bản sắc văn hóa là yếu tố mang tính đặc trưng, là giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, được hình thành và vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm cho nền văn minh nhân loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn Trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã trở thành một trong những mục tiêu cao cả của Đảng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật Là một tỉnh nằm ở vùng núi Đông Bắc của Tổ quốc, Bắc Kạn có địa hình núi cao khá phức tạp nhưng bù lại nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều món quà quý giá tạo cho vùng đất này trở thành một miền đất tươi đẹp với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa đa dạng Vẻ đẹp Bắc Kạn được tô điểm với Hồ Ba Bể, khu di tích căn cứ cách mạng ATK Chợ Đồn, khu di tích lịch sử Nà Tu, hay Động Puông, Động Nàng Tiên và cả những cánh rừng hoang sơ với nhiều loại cây cối và động vật quý hiếm Bên cạnh đó, mảnh đất Bắc Kạn còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Mỗi dân tộc mang một nét văn hóa riêng, một phong tục tập quán riêng tạo nên một nền văn hóa vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Với những điều kiện tự nhiên và xã hội như thế, Bắc Kạn thực sự trở thành mảnh đầy giàu tiềm năng về văn hóa, văn học Mảnh đất này đã sản sinh ra rất nhiều những nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số Họ đã đưa được những nét văn hóa đặc sắc vùng cao vào trong tác phẩm của mình như: nhà thơ, nhà văn Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triệu Kim Văn, Dương Thuấn, Nông Thị Ngọc Hoà Trong số đó không thể không kể đến hai nhà thơ tiêu biểu là nhà thơ Nông Viết Toại và nhà thơ Dương Khâu Luông Là những người con của dân tộc Tày, đều sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi thuộc tỉnh Bắc Kạn, nhà thơ Nông Viết Toại và nhà thơ Dương Khâu Luông am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người miền núi nơi đây Những sáng tác 1 của hai nhà thơ đều phản ánh đậm nét hình ảnh con người và bản sắc văn hóa của mảnh đất này Thông qua các tác phẩm của hai nhà thơ, người đọc như khám phá được nhiều bí ẩn về một vùng đất ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc với sự mộc mạc, chân thành của người miền núi, những phong tục tập quán và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa hay tìm bản sắc văn hóa từ các tác phẩm văn học đang được quan tâm nhiều hơn Thơ Nông Viết Toại và Dương Khâu Luông cũng là những đề tài được soi chiếu dưới nhiều những góc độ khác nhau Lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Bản sắc văn hóa dân tộc Tày (Qua thơ Nông Viết Toại và Dương Khâu Luông)”, chúng tôi mong muốn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong thơ Nông Viết Toại và thơ Dương Khâu Luông Thông qua việc tìm hiểu những yếu tố biểu trưng về bản sắc văn hóa dân tộc trong các tác phẩm, người nghiên cứu giúp người đọc tiếp cận được sâu sắc hơn về tác phẩm, thúc đẩy văn học phát triển và đổi mới, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam 2 Lịch sử vấn đề Nhắc đến Bắc Kạn là nhắc đến một mảnh đất giàu bản sắc văn hóa những cánh rừng bao la bạt ngàn, những chàng trai, cô gái Tày duyên dáng, rắn rỏi Chính vẻ đẹp và con người nơi đây đã tạo cảm hứng cho rất nhiều những nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại và Dương Khâu Luông đều là những nhà văn gắn bó với mảnh đất Bắc Kạn Sự nghiệp văn học của hai nhà thơ được đánh dấu bằng những sáng tác viết về chính mảnh đất và con người ở mảnh đất này Nông Viết Toại là một nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số nổi tiếng của Bắc Kạn Ông là một trong những nhà văn, nhà thơ tiên phong đã đặt nền móng cho văn học của Bắc Kạn nói riêng, cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung Đúng như lời giới thiệu “Tuyển tập Nông Viết Toại”, nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2005, của nhà nghiên cứu Tôn Lan Phương đã khẳng định: “ Nông Viết Toại xứng đáng được đứng vào hàng ngũ, những nhà văn dân tộc thiểu số có công mở đường và đến nay vẫn tiếp tục là người bạn đồng hành trong đội ngũ người viết ngày càng đông đảo” [38] 2 Những sáng tác của Nông Viết Toại là hình ảnh của núi rừng, quê hương Việt Bắc với những cánh rừng, con suối, với nếp nhà sàn bên sườn núi của đồng bào dân tộc Tày Đến với truyện ngắn của ông người ta như đến với những gì thân thuộc và gần gũi nhất, với những kỉ niệm êm đẹp của tuổi ấu thơ Nhận xét về truyện ngắn của ông, nhà văn Phúc Tước có nói: "Đọc truyện ngắn của Nông Viết Toại, người đọc có cảm giác như đang trở về làng bản của mình sau những ngày đi xa, với tất cả những cảnh vật quen thuộc, những con người xiết bao gần gũi, mến yêu; với những kỉ niệm êm đẹp của cuộc đời từ thời ấu thơ đến những ngày đi xa Hình như không phải ta đang đọc truyện mà là đang tiếp xúc, đang truyện trò với những con người sống thực; đang chiêm ngưỡng mảnh đất sinh ta, nuôi ta" [25] Nhà thơ, nhà văn Nông Viết Toại là người dành cả đời nghiên cứu văn hóa dân tộc với rất nhiều tác phẩm có giá trị góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thơ văn của nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của đồng bào dân tộc Tày “Nói anh là nhà văn của dân tộc Tày - Nùng, trước hết không phải vì anh chuyên viết bằng thứ tiếng dân tộc mình mà là anh đã tâm huyết trên những trang viết của anh về những vấn đề của cuộc sống hàng ngày của bản làng và cũng là của đất nước nói chung Sau Nông Minh Châu, Nông Viết Toại là một trong những người tiếp tục đặt nền móng cho văn xuôi Tày - Nùng [38] Tôn Lan Phương trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn cũng đã khẳng định những đóng góp của nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại đối với văn học Bắc Kạn nói riêng, và văn học dân tộc thiểu số nói chung: “Đóng góp của Nông Viết Toại trong đời sống văn hoá của vùng đất này chắc chắn là không nhỏ Bên cạnh đó, các sáng tác văn học của anh với những ưu điểm nổi bật - đã góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào miền núi.”[9] Với những đóng góp to lớn của Nông Viết Toại, năm 2019, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Thân thế và sự nghiệp nhà văn dân tộc Tày Nông Viết Toại” nhằm tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của 3 ông trên cả hai phương diện là sự nghiệp cách mạng và sáng tác văn học, nghệ thuật cần được gìn giữ, phát huy Tại hội thảo đã có những bài tham luận về một số vấn đề trong thơ ông, những bài nhận xét, đánh giá ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật trong văn thơ ông Có thể thấy những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu về thơ văn Nông Viết Toại đều khẳng định khẳng định sự đóng góp và công lao của nhà văn, nhà thơ Nông Viết Toại cho nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung Dương Khâu Luông là nhà thơ dân tộc Tày thuộc thế hệ thứ ba đã kế thừa các tác giả dân tộc Tày thành danh trong nền thơ Việt Nam hiện đại, như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn Trong gần 20 năm sáng tác với 11 tập thơ (03 tập song ngữ Tày - Việt, 01 tập thơ Tày, 7 tập thơ tiếng Việt, trong đó 5 tập thơ dành cho thiếu nhi) nhà thơ đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học dân tộc Những đóng góp của nhà thơ được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng văn học của Hội chuyên ngành Trung ương và địa phương Tại Đại hội lần thứ III - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, cùng với các tác giả Triệu Kim Văn, Nông Văn Kim, Hoàng Chiến Thắng, Dương Khâu Luông được đánh giá là một trong cây bút tiêu biểu của nền văn học tỉnh nhà Thành tựu gần 20 năm bền bỉ hoạt động sáng tạo của nhà thơ không chỉ góp phần lưu giữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của văn học địa phương Bắc Kạn - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng và văn hóa Với một tiếng thơ hồn nhiên trong trẻo nhưng cũng đầy triết lý sâu sắc, thơ Dương Khâu Luông đã thu hút quan tâm hút nhiều hơn các nhà nghiên cứu phê bình và đồng nghiệp như: TS Lê Thị Bích Hồng với bài viết Thơ Dương Khâu Luông - Hồn thơ trong như nước suối nguồn, Hoàng Chiến Thắng với bài viết Tư duy miền núi trong thơ Dương Khâu Luông, Tạ Văn Sỹ với bài Dương Khâu Luông - tiếng thơ trong trẻo, TS Đỗ Thị Thu Huyền với bài viết Dương Khâu Luông - người hát trên đất mẹ và nhiều bài viết khác của các tác giả Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đức Thiện, Hoàng Quảng Uyên 4

Ngày đăng: 21/03/2024, 09:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN