1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chức năng của gia đình trong nghiên cứu nhân học vai trò của gia đình trong bối cảnh đạidịch covid 19

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức năng của gia đình trong nghiên cứu nhân học. Vai trò của gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tác giả Tráng Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn TS. Đinh Huyền, TS. Phan Ngọc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Tiểu luận giữa kì
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 501,71 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển về nhiều mặt của xã hội, gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang có nhiều biến đổi về mọi mặt.. Gia đình ở nước ta, bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ, thuậ

Trang 1

0\ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN : NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: : “CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI

DỊCH COVID- 19”

Sinh viên thực hiện: Tráng Thị Thu Hằng

Học phần: Nhân học đại cương_ ANT 11002

Giảng viên hướng dẫn: TS Đinh Huyền & TS Phan Ngọc

Trang 2

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

1 Mục đích nghiên cứu 4

2 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1 Khái niệm về Gia đình 4

2 Các hình thức gia đình 5

3 Vai trò của gia đình với xã hội 5

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 6

1 Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người 6

2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách 7

3 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý- tình cảm 9

4 Chức năng kinh tế 9

CHƯƠN III: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 (HIỆN NAY) 10

1 Tuyên truyền vận động gia đình hiểu rõ vai trò trong công tác phòng chống Covid 19 10

2 Gia đình là hậu phương vững chắc cho tuyến đầu 11

3 Gắn kết gia đình trong thời gian ở nhà chống dịch 13

KẾT LUẬN 14

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 [160], [161]Bài giảng Nhân học đại cương của PGS.TS Nguyễn Văn Sửu (2015)

2 Nguyễn Mạnh Thuân (2020), “Vai trò của Gia đình với việc giáo dục nhân cách trẻ em trong giai đoạn hiện nay”

https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/vai-tro-cua-gia-dinh-voi-viec-giao-duc-nhan-cach-tre-em-trong-giai-doan-hien-nay.html

3 Võ Huỳnh Như Thuyên - CLB Lý luận trẻ (TL) (2021), “Phát huy vai trò của lá chắn “Gia đình” trong phòng, chống dịch Covid-19 ở tỉnh Bình Dương hiện nay” http://tuoitrebinhduong.vn/News/lc/17689/phat-huy-vai- tro-cua-la-chan-gia-dinh-trong-phong-chong-dich-covid-19-o-tinh-binh-duong-hien-nay

Trang 4

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” 1 Gia đình là một khái niệm rộng lớn, bao quát và liên quan đến nhiểu lĩnh vực con người và xã hội Cùng với

sự phát triển về nhiều mặt của xã hội, gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang có nhiều biến đổi về mọi mặt

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt trong cơ cấu của xã hội Sự ổn định và phát triển của gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển xã hội Việt Nam là một trong số những nước có truyền thống tôn trọng gia đình Tuy nhiên, đã có một thời gian dài do phải tập trung giải quyết các vấn đề giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước nên chúng ta đã không có điều kiện để nghiên cứu về gia đình Gia đình ở nước ta, bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ, thuận lợi cũng phải đối diện với rất nhiều thách thức và bước đầu có những dấu hiệu của sự khủng hoảng Những định hướng về xây dựng giá trị, chuẩn mực gia đình trong thời kỳ mới chưa rõ ràng và chưa trở thành học thuyết cho các gia đình noi theo Bởi vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng những luận cứ khoa học cho việc củng cố và phát triển gia đình là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay

Vì vậy em đã lựa chọn chủ đề : “Chức năng của Gia đình trong nghiên cứu Nhân học Vai trò của Gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 hiện nay (thực tế)” Nhằm làm rõ chức năng của Gia đình cũng từ đó thấy được tầm quan trọng của Gia đình trong

1. Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu chức năng của Gia đình trong nghiên cứu Nhân học, trên cơ sở tìm hiểu về vai trò của Gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid-19

1 Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959.

Trang 5

2. Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn là chủ yếu, bên cạnh đó kết hợp với nhận định và đưa ra quan điểm cá nhân

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về Gia đình

Các định nghĩa về gia đình trước đây thường cho rằng gia đình là một nhóm

xã hội bao gồm các cá nhân có mối quan hệ máu mủ và hôn nhân với nhau có chung các bổn phận về kinh tế, chia sẻ việc nuôi con và cùng ở dưới một mái nhà Định nghĩa kiểu này thường thiên về các nền văn hóa phương Tây hiện đại Khi các tài liệu dân tộc học về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, người ta bắt đầu nhận thấy rằng khó có thể có một định nghĩa nào về gia đình có thể áp dụng chung cho tất cả các nền văn hóa

Tiêu chí cùng cư trú trở nên có vấn đề trong một số nền văn hóa vì phụ nữ

và con cái sống ở một chỗ còn người chồng lại sống ở chỗ khác, nhưng cả hai đều tạo nên một đơn vị kinh tế và chia sẻ việc nuôi dạy con cái

Tiêu chí cùng có bổn phận nuôi dạy con cái cũng không đúng trong một số trường hợp Trong một số xã hội mẫu hệ, con cái theo dòng mẹ và người cha có thể

ở cùng với mẹ hoặc không nhưng không có trách nhiệm kinh tế và xã hội đối với con của mình mà lại có trách nhiện với con cái của chị hoặc em gái mình vì họ cùng dòng dõi

2 Các hình thức gia đình

Có nhiều hình thức gia đình khác nhau tồn tại trong các nền văn hóa trên thế giới

Gia đình hạt nhân bao gồm bố mẹ và con cái sống chung dưới một mái nhà

Gia đình mở rộng gồm nhiều gia đình hạt nhân như ông bà, bố mẹ và con cái cùng sống chung dưới một mái nhà hay trong một hộ gia đình

Trang 6

Gia đình đa thê là kiểu gia đình trong đó người chồng cùng một lúc có nhiều

người vợ Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp các bà vợ này cùng chung sống với nhau trong một mái nhà hay một hộ gia đình

Gia đình đa phu là ngược lại với hình thức gia đình đa thê là hình thức gia đình

đa phu, trong đó một người phụ nữ cùng một lúc có nhiều người chồng

Gia đình một cha hoặc một mẹ là trong các xã hội công nghiệp hiện đại, số

lượng gia đình chỉ có một cha hoặc một mẹ không phải là hiếm Một trong những nguyên nhân là do ly hôn, do một số phụ nữ không kết hôn song vẫn sinh con và nuôi con như bao nhiều người mẹ khác

3 Vai trò của gia đình với xã hội

Không có gia đình, không có xã hội Bởi vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội :

Gia đình là: Tổ chức xã hội đầu tiên của con người, mà ở đó con người sinh

ra và lớn lên, đồng thời là môi trường giao tiếp đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách đối với mỗi người

Nơi bảo tồn, chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống, là thành trì chống lại các tệ nạn xã hội

Trường học đầu tiên và suốt đời của con người “Ý nghĩa cơ bản và mục đích của cuộc sống gia đình – đó là giáo dục con cái” “Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học” (V.A.Xu-khôm-lin-xki)

Nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững ; là tổ

ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân Chính bởi vậy, “tình yêu gia đình – đó là tình cảm phổ biến nhất và bền vững nhất,… với ý nghĩa là nhân tố có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, nó là tình cảm quan trọng nhất và tốt đẹp nhất trong tất

cả tình cảm tốt đẹp của con người” (H.G.Tréc-nư-sép-xki)

Trang 7

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

Từ lâu người ta đã coi gia đình là tế bào của xã hội Tế bào gia đình khỏe mạnh,

xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc Tế bào gia đình lỏng nẻo, không đảm đương tốt các vai trò và chức năng của mình, xã hội có nguy cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội Vì vậy việc củng cố nền tảng gia đình là phải thực hiện tốt các chức năng cơ bản và đó luôn là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới Chúng ta cần hiểu rõ trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản sau:

1 Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người

Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực cho gia đình và xã hội Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình

có những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con người Mặt khác,

sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên tôn ty gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản

để bảo vệ nòi giống người, là cơ sở, nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống

xã hội vì sự phát triển

Đặc điểm: Chức năng tái sản xuất xã hội của gia đình Việt Nam truyền thống

có đặc điểm: Đông con là một giá trị cơ bản của gia đình và xã hội truyền thống,

Từ xa xưa, con người Việt Nam đã đề cao việc duy trì nòi giống gia đình “đông con hơn nhiều của”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “con gái là con người ta” Con cái là thứ đáng giá hơn hết trong gia đình

2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách

Gia đình là một thiết chế đặc thù vừa tạo dựng nên xã hội, vừa duy trì thúc đẩy

xã hội phát triển Gia đình chính là môi trường xã hội, môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất của cá nhân Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình, quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ và cơ

Trang 8

bản là dựa trên nền tảng căn bản là sự gương mẫu, sự nêu gương của các bậc cha,

mẹ Giáo dục gia đình thực sự là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời mỗi con người; là sự tác động một cách kiên trì, thường xuyên, tổng thể và sâu sắc của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người.

Mỗi con người khi sinh ra thông thường đều có một gia đình, được sinh ra từ người cha, người mẹ…vì thế, ánh mắt đầu tiên là cái nhìn về cha mẹ, âm thanh đầu tiên tiếp nhận là âm thanh từ cha mẹ, ông bà, anh chị là âm thanh của gia đình Sự chăm sóc của gia đình giúp các em lớn dần lên, tập đi những bước đầu tiên, học câu nói đầu tiên, qua lời ru của mẹ, của bà cùng với sự chỉ bảo của gia đình các

em được tiếp xúc và thẩm thấu truyền thống văn hóa gia đình và nền văn hóa xã hội Gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội : “Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng Trên kính duới nhường ” Chính vì vậy hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình Trẻ em có hành vi tốt hay xấu trước hết và chủ yếu là do môi trường giáo dục của gia đình tạo nên

Gia đình chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống

Trong vòng tay của cha mẹ và gia đình, các em được nuôi dưỡng bằng những

giá trị vật chất và tinh thần Theo năm tháng, các em dần lớn lên hoàn thiện về nhân cách Trên những bước đường trưởng thành những ký ức của tuổi thơ luôn đọng lại theo chân các em trên mỗi hành trình mà ở đó có thể là ký ức buồn khổ hoặc ký ức êm đềm ngọt ngào trong vòng tay yêu thương của gia đình… tất cả đều trở thành hành trang, động lực giúp các em vươn lên, quyết tâm hơn trên mỗi bước

đi của cuộc đời mình

Gia đình là nhịp cầu nối với nhà trường

Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên, giai đoạn sau các em tiếp tục được sự

giáo dục của nhà trường Đó là môi trường rộng lớn hơn, bạn bè nhiều hơn, kiến thức được mở mang, thể chất ngày càng phát triển, theo đó nhận thức và nhân cách

Trang 9

được phát triển rất mạnh ở thời kỳ này Để định hướng, uốn nắn và điều chỉnh về nhân cách của các em gia đình phải luôn liên hệ với nhà trường, với Thầy cô giáo,

để nắm bắt những ưu điểm và hạn chế của các em để tác động giúp các biết khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh Sự hợp tác này sẽ đạt hiệu quả rất cao vì nhà trường chính là môi trường thuận lợi nhất, tốt nhất để các em học tập và rèn luyện

Gia đình cần thiết lập mối quan hệ mật thiết với xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Xã hội tốt sẽ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ Mặt khác, gia đình là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất, chắc chắn nhất để giáo dục các em theo những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang hội nhập và phát triển, do ảnh hưởng

từ phương Tây nên các hệ giá trị đang có những thay đổi nhất định, mặt trái của nền kinh tế thị trường tạo nên nhiều tiêu cực, cám dỗ đã ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của các em Điều ấy đòi hỏi gia đình cần có định hướng và các biện pháp đúng đắn để khẳng định vai trò vị trí, tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong việc giáo dục nhân cách cho các em

3 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý- tình cảm

Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế từ các quan hệ xã hội 2 Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến, ấm áp Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự

Trang 10

gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường đến những quan hệ

họ hàng thân thiết Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi

đi một nửa Điều đó sẻ tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc lại với nhau Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người

4 Chức năng kinh tế

Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp phần vào sự phát triển toàn xã hội Lao động của mỗi thành viên gia đình hoặc hoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất ( ăn, ở, đi lại ) lẫn nhu cầu tinh thần ( học hành tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí ) Gia đình còn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch

vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển Gia đình là một thực thể xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội

CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 (HIỆN NAY)

Gia đình là nơi duy trì nòi giống con người, luôn tái tạo ra các thế hệ và ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần Gia đình còn là môi trường đầu tiên,

là nơi để mỗi cá nhân được hình thành, học hỏi và trưởng thành Mỗi con người được sinh ra đều được nuôi dưỡng, được giáo dục và từng bước hình thành nhân cách, đạo đức Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, các gia đình Việt Nam luôn hoàn thiện và từng bước phát triển Ở thời kỳ nào cũng vậy, vai trò của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi con người, bởi gia đình là tổ ấm, là

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w