Giới thiệu sơ lược về dân số, địa bàn cư trú tập trung ở việt nam, ngôn ngữ, các đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Tày Chủ động trong công việc, dữ liệu thu thập còn sơ sài, chưa d
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
Nhóm 8
Đề tài: Nêu đặc trưng văn hóa các tộc người Tày, Nùng,
Sán Chay, Thái, Bố Y
1 Đinh Hương Giang – 20032794 (trưởng nhóm)
2 Vũ Minh Dũng – 20030179
3 Nguyễn Hoàng Yến – 20032837
Trang 2Bài báo cáo thu hoạch được thực hiện thông qua chuyến đi thực tế tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được tạo điều kiện thăm quan, học tập bởi giảng viên
TS Đinh Thị Thanh Huyền trong buổi học ngày 10/11/2022 Nhóm sinh viên gồm
ba bạn: Đinh Hương Giang – 20032794 (trưởng nhóm), Vũ Minh Dũng – 20030179, Nguyễn Hoàng Yến – 20032837
Các sinh viên thuộc QH-2020-X-QTH.TT23, được cô hướng dẫn, giảng dạy trong học kì 1 năm học 2022-2023 Thay mặt nhóm và cả lớp, cảm ơn cô đã tạo điều
kiện và cơ hội học tập bổ ích cho lớp Buổi tham quan thực tế không chỉ là một trải nghiệm mà còn là một phương thức học tập rất mới mẻ, không gây sự nhàm chán đến sinh viên
Bảng tổng hợp đánh giá quá trình làm việc, học tập nhóm:
Tên sinh viên Công việc trong bài báo cáo Đánh giá quá trình làm việc
Đinh Hương
Giang
Chụp ảnh tư liệu, làm tổng hợp
cả bài báo cáo, chỉnh sửa lại cả bài, hướng dẫn thành viên trong bài tập, lên bố cục dàn ý, trình
bày bài báo cáo
Ch ưa chủ động liên hệ thành viên trong quá trình làm việc dẫn đến sự gấp gáp trong quá trình chuẩn bị Có
sự cố gắng gắn kết nhóm, hoàn thiện bài hoàn chỉnh, hướng dẫn hỗ trợ
thành viên
Vũ Minh Dũng
Chụp ảnh tư liệu, thu thập dữ
li ệu phần 1 Giới thiệu sơ lược
về dân số, địa bàn cư trú tập trung ở việt nam, ngôn ngữ, các đặc trưng văn hóa tiêu biểu của
dân tộc Tày
Chủ động trong công việc, dữ liệu thu thập còn sơ sài, chưa dẫn nguồn tài liệu đúng cách và chọn nguồn độ phù hợp chưa cao (báo, nguồn không đáng tin cậy), đi đến bảo tàng đúng giờ, nhiệt tình tìm hiểu đến cuối
buổi
Nguyễn Hoàng
Yến
Thu thập dữ liệu, đóng góp ý kiến xây dựng phần 3 Cách bảo tàng trưng bày thông tin về nhóm tộc người Tày
Có sự cố gắng phát huy và khắc phục hạn chế trong quá trình làm bài, tuy nhiên bài làm còn sơ sài, nguồn tài liệu sử dụng ít tài nguyên, chưa chủ động trong công việc, không đến đúng giờ trong công tác học tập và
nộp bài
Trang 3M ục lục
I MỞ ĐẦU 4
I Giới thiệu sơ lược về dân số, địa bàn cư trú tập trung ở việt nam, ngôn ngữ, các đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc 5
II Mô tả dân tộc học chi tiết về 1 không gian vật chất nhà của tộc người được trưng bày ngoài trời 9
III Cách bảo tàng trưng bày thông tin về nhóm tộc người Tày 13
KẾT BÀI 15
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Đề bài
1) Giới thiệu sơ lược về dân số, địa bàn cư trú tập trung ở Việt Nam, ngôn ngữ (thuộc ngữ hệ/ngữ chi ngôn ngữ nào), các đặc trưng văn hóa tiêu biểu của ít nhất 1
t ộc người trong nhóm đó
2) Mô tả dân tộc học chi tiết về 1 không gian vật chất nhà của tộc người được trưng bày ngoài trời (theo thứ tự nhóm 1-8 là nhà rông Bana, nhà dài Ê đê; nhà sàn Tày, nhà nửa sàn nửa đất Dao, nhà nhà H’mong, nhà trệt Chăm, nhà trình tường Hà Nhì và nhà mồ Gia Rai)
3) Tại Bảo tàng, các thông tin về nhóm tộc người này được trưng bày như thế nào? (có thể dùng ảnh để minh họa) và có bình luận/kiến nghị gì về cách thức trưng bày và giới thiệu nhóm tộc người này ở bảo tàng?
Trang 4I MỞ ĐẦU
Từ lâu, nhân học đã được biết đến là một trong những ngành học lớn nhất trong các ngành học khoa học xã hội và nhân văn ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác Trên thế giới, ngành học này đã phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ 19 nhưng ở Việt Nam thì cái tên "Nhân học" còn khá mới mẻ Bắt kịp sự phát triển của toàn cầu, bộ môn Nhân học đại cương được đưa vào giảng dạy trong khoa Quốc tế
học nhằm mang đến những hiểu biết sâu rộng hơn về con người – chủ thể nghiên
cứu của nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, chỉ học tập dựa trên giảng dạy lí thuyết, giáo trình 100% trên lớp là không đủ để cung cấp đủ những giá trị cũng như thông tin để sinh viên có thể nắm bắt hiểu tường tận và có sự lôi cuốn trong nghiên cứu
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Nhà nước đầu tư xây dựng và nằm trong hệ thống các bảo tàng quốc gia ở Việt Nam Nơi đây cũng đồng thời nghiên
cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá
của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác
Đến với môn học và chuyến tham quan thực tế, nhóm được phân công tìm hiểu và lắng nghe từ cán bộ bảo tàng về đặc trưng văn hóa các tộc người Tày, Nùng, Sán Chay, Thái, Bố Y Trong đó, nhóm sinh viên lựa chọn tộc người Tày là đề tài chính để triển khai báo cáo nghiên cứu học tập Với sự mới lạ trong văn hóa, nghiên
cứu về đề tài dân tộc người Tày đồng thời không chỉ giúp sinh viên hiểu thêm về một tộc người, cách nhận diện giữa các tộc người khác nhau mà còn tạo thêm nhiều
hứng thú, triển vọng của việc tham quan các bảo tàng, học hỏi về lĩnh vực nhân học
từ những đặc sắc văn hóa gần gũi nhất
Trang 5I Giới thiệu sơ lược về dân số, địa bàn cư trú tập trung ở việt nam, ngôn
ng ữ, các đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc
1.1 Giới thiệu sơ lược về dân tộc Tày
1.1.1 Dân số và địa bàn cư trú
Người Tày được biết đến với một tên gọi khác là người Thổ Nhóm địa phương:
Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí
+ Theo thống kê 2019, có khoảng 1.845.492 người sống chủ yếu tại khu vực
miền núi thấp phía bắc Việt Nam Giống như các dân tộc khác như người Nùng, Sán Chay, Thái và Bố Y, đều thuộc nhóm Tày-Thái, đa số dân số tập trung chủ yếu vùng thung lũng, đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ và có nguồn nước
dồi dào
Một số có sống tại vùng khô hạn và núi cao (và tại vùng Tây Nguyên) Trong
lịch sử hình thành, người Tày được cho là di chuyển tới Việt Nam khoảng 500 năm Trước Công Nguyên Tổ tiên người Tày có mặt ở Việt Nam từ hơn 2000
năm trước (có thể nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên)
1.1.2 Ngôn ng ữ
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai) Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái này có 8 dân tộc, với gần 4.4 triệu người, chiếm 5.1% dân
số cả nước
1.1.3 Các đặc trưng văn hóa tiêu biểu
a Hoạt động sản xuất
Do địa hình thuận lợi cho lúa nước, người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các
biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới
ruộng
Trang 6Trong những hoạt động nông nghiệp, người Tày thường hay trồng lúa và đập lúa lấy thóc bằng loỏng (một tầm gỗ để đập lúa) Tuy nhiên, lúa khô, hoa quả, nuôi gia cầm cũng được người Tày thực hiện nhớ vào thiên nhiên ưu đãi Ngoài ra, họ cũng nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo
b Ăn uống
Lúc tết, người Tày vào ngày lễ thường làm nhiều loại bánh trái như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán, bánh trôi, bánh khảo
Ðặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng trứng kiến và cốm được làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã
c Trang phục
Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm,
hầu như không thêu thùa, trang trí
Với phụ nữ, thường váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài Tùy vào một số nhóm Tày khác nhau:
+ Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút,
+ Nhóm Phén mặc áo màu nâu,
+ Nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu,
+ Nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như người Thái ở Mai Châu (Hoà Bình)
d Nhà cửa
Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột Về mái nhà, thường có 2 hoặc 4 mái, lợp cỏ tranh,
lá cọ hoặc ngói máng Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa
Về sống trong cộng đồng, người Tày thường hay thích sống theo đông đúc,
có trường hợp 1 bản có hàm trăm ngôi nhà
e Quan hệ xã hội
Trang 7Hình thức tổ chức xã hội đặc thù theo kiểu phong kiến sơ kỳ mang tính chất quý tộc, thế tập, cha truyền con nối
Trong phạm vi thống trị của mình quằng là người sở hữu toàn bộ ruộng đất, rừng núi, sông suối vì thế có quyền chi phối những người sống trên mảnh đất đó và bóc lột họ bằng tô lao dịch, bắt phải đến lao động không công và tô
hiện vật, buộc phải cống nạp (Đây là từng phổ biến vào thế kỉ 19 đến đầu thế
kỉ 20)
f Lễ tết
Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau Tết Nguyên đán,
mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được
tổ chức linh đình hơn cả Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm
lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết
rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước
g Chữ viết
Chữ nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tượng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV được dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng Chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ cái La-tinh ra đời năm 1960 và tồn tại đến
giữa năm 80 được dùng trong các trường phổ thông cấp I vùng có người Tày, Nùng cư trú
h Đám tang
Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo
hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định
1.2 Thu hoạch kiến thức của nhóm về sơ lược dân tộc Tày
Trang 8Bên cạnh những kiến thức mà nhóm sinh viên cho rằng còn nhiều sự cứng
nhắc, qua buổi học tập tại bảo tàng, nhóm sinh viên nhận diện được thêm một số
kiến thức sau:
Đầu tiên, cụm từ Tày-Thái luôn được đề cập song song cùng nhau Điều này
có thể được lí giải từ việc cùng chung hệ ngôn ngữ, thêm đó là cả văn hóa theo
người có uy tín trong làng Bên cạnh đó, hai dân tộc có chung quan niệm sẽ nhận nuôi con trai nếu không có con, điểm này khá khác so với người Việt – vô cùng quan trọng vấn đề huyết thống Đặc biệt, tuy mang nhiều điểm tương đồng, nhưng nhà sàn của dân tộc Tày sẽ rất riêng khi chỉ có duy nhất một cầu thang, còn người Thái cùng nhiều dân tộc khác sẽ có hai cầu thang
Ngoài những kiến thức về cụm từ Tày-Thái, nhóm sinh viên còn được hiểu thêm về việc chữ Nôm của Tày-Nùng được dựa trên cơ sở chữ Hán, họ tôn thờ sơn thần, khác với người Việt trọng tôn thờ thần đất và nước Có thể thấy ngay trong tích Sơn Tinh, Thủy Tinh của người Việt Tuy trang phục phụ nữ Tày, Nùng có
những điểm khác nhau về tộc người, các nhóm địa phương, song ở họ đã có không
ít những điểm chung giống nhau Điểm chung nhất là trang phục nữ với chất liệu vải nhuốm chàm, kín đáo, thắt lưng quấn quanh eo bỏ mối đung đưa phía sau áo dài năm thân hầu như không thấy ở dân tộc khác
Bên cạnh tập trung về chủ đề dân tộc Tày, nhóm sinh viên còn biết thêm một
số kiến thức trong chủ đề nhóm được giao tìm hiểu như: Trang phục người Thái đen và Thái trắng khác nhau, điển hình thấy được ngay đó là từ có hoa văn và không
có hoa văn Điều này được lí giải từ sự giao thoa tiếp xúc với văn hóa Lào mang đến sự chuyển đổi cho những người Thái ở gần Lào Từ đó hình thành nên Thái đen, Thái trắng Hay như người Bố Y họ ở vùng Đông Bắc và nói tiếng Quan Thoại
do sự “sinh sau đẻ muộn” – di cư đến muộn hơn vì vậy tạo nên nhiều điểm khá khác, sự biến đổi văn hóa được đánh giá là mạnh hơn Nhưng điểm chung, đó là
Trang 9trước đây nam giới bên cạnh phải biết hái lượm săn bắt họ còn phải thông thạo làm
đồ dùng trong gia đình như đan lát giày, rổ… Một điểm chung khác đó là có sự phân biệt đẳng cấp như cửa sổ chỉ có người giàu mới được bằng gỗ còn người nghèo phải bằng tre, nứa
II Mô tả dân tộc học chi tiết về 1 không gian vật chất nhà của tộc người được trưng bày ngoài trời
1.3 Mô tả về không gian vật chất nhà của tộc người Tày
a Cấu trúc của ngôi nhà
Vì vùng cư trú của đồng bào người Tày bao gồm những cánh đồng nhỏ, thung lũng, đồi thấp, sườn núi có rừng cây suối nước, đồi cỏ thuận tiện cho việc
trồng trọt chăn nuôi và thu nhặt thổ sản Làng mạc thường được dựa lưng vào sườn núi, hoặc xây dựng trên những đồi thấp, dọc theo khe suối, có khi giữa đồng Đồng bào ở thành từng bản, mỗi bản trung bình từ 10 đến 15 căn nhà, bản to thì 50, 60 căn Có những nhà rải rác từng cụm vài ba tram thước, có khi đến một cây số, chung quanh là vườn rau, vườn cây ăn quả
Người Tày có hai loại nhà, nhà sàn và nhà đất
Nhà sàn: Có hai loại chính là nhà sàn gỗ và nhà sàn tường đất Loại nhà sàn
gỗ phổ biến rộng rãi nhất Nhà sàn gỗ có nhiều loại, có loại chỉ sơ sài bằng tre gỗ,
lợp gianh, vách nứa, cột chôn thẳng dưới đất Loại nhà này xây 5-7 năm phải làm
lại Có loại được làm kỹ lưỡng hơn, sàn, vách hoàn toàn bằng gỗ, cột kê trên đá
tảng cho nên thường được gọi là nhà sàn kê Nhà trung bình sẽ có 3 gian, hai chái,
24 cột dài 12, 13 thước, nhà to có đến 9,10 gian, trên 50 cột dài 18, 20 thước, có khi hơn
Trang 10Loại nhà sàn gỗ cổ có 4 mái, nhà sàn tường đất có thường chỉ có hai mái:
loại nhà này thường xuất hiện ở vùng biên giới, nhất là các huyện miền đông tỉnh
Lạng Sơn
Nhà đất: kiến trúc nhà đất cũng tương tự nhà sàn tường đất Tầng dưới dành cho người ở, mở thêm nhiều cửa sổ, ngăn thành phòng riêng cho nam, nữ giới, sàn gác thì thu hẹp lại, biến thành góc tối để thành kho đựng thóc lúa, nơi để hòm xiềng
và những đồ lặt vặt trong gia đinh
Ngoài ra còn nhiều kiểu nhà riêng khác
b Những tập quán, tín ngưỡng liên quan đến dựng nhà mới
- Chọn đất và chuyện xây dựng trên làng mạc: Có hai việc quan trọng
nhất trong đời sống của đồng bào người Tày là chọn để chôn cất cha mẹ, chọn đất
để xây dựng nhà của làng mạc Tục ngữ có câu: “Đảy kìn nhông mồ mả, Phong thả nhông tì rườn” nghĩa là: Theo các cụ, mồ mả tốt thì con châu mới sinh sôi này nở nhiều, đất nhà có tốt thì mới sống đời yên ổn, chăn nuôi trồng trọt mới phát đạt
- Việc xây dựng nhà cửa: gồm mấy việc chính sau đây,
• Chuẩn bị nguyên vật liệu: Đồng bào Tày tự làm lấy nhà cửa với sự giúp đỡ của bà con hàng xóm Muốn xây dựng được một nhà sàn 24
cột, 3 gian, 2 chái, việc chuẩn bị cần tối thiểu 1 năm Còn muốn xây một nhà 50 cột, việc chuẩn bị phải đòi hỏi 3,4 năm và có khi hơn
• Xây dựng nhà: Sẽ được tiến hành vào mùa khô vào khoảng cuối tháng
10 đến đầu tháng chạp âm lịch, trước khi ăn tết nguyên đán
• Đào móng nhà: Khi khởi công, phải chọn ngày để đào móng Điều này khá giống người Việt hay người Hoa – coi trọng ngày lành
• Ngày Thượng Lương: tức là ngày dựng cột cái là ngày lễ long trọng
nhất, ngày ăn mừng nhà mới Người thầy cúng sẽ gõ và nói trog buổi
lễ “Tùng chẳm tảo thiên, Phú quý vạn niên”, nghĩa là cột đội ngược
Trang 11trời, giàu sang muôn đời Ở đây, thấy được ngoài người thầy cúng ra, gia đình họ ngoại và người thợ cả cũng giữ vai trò quan trọng trong ngày lễ này
• Việc dọn sang nhà mới: Có thể dọn sang ở nhà mới ngay ngày lễ
thượng lương hoặc chọn một ngày về sau Người Tày có câu: “Năm hất đây, phầy hất miạc”, nghĩa là nước làm nên tốt lành, lửa biến thành
tươi đẹp, ý nói ở đâu có lửa và nước thì ở đó có sự vui tươi Cho nên
việc đầu tiên trước khi dọn sang ở nhà mới là đem lửa và nước vào nhà Chủ nhà thường chọn một người làm ăn khá giả đề nhóm ngọn
lửa đầu tiên trong nhà mới
1.4 Thông tin về căn nhà người Tày tại Bảo tàng Dân tộc học
Ngôi nhà được làm năm 1967, của gia đình ông Đào Thế Diện ở bản Thẩm
Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Năm 1999, 12 người Tày
từ chính vùng quê này đã tu sửa ngôi nhà và đến dựng lại tại Bảo tàng trong hai
tuần
Để làm nhà, nguyên vật liệu được xử lý trước theo kỹ thuật truyền thống
Họ ngâm gỗ, tre, nứa tươi dưới nước và bùn từ 3-6 tháng trở lên để tránh bị mọt Ngôi nhà này có sàn cao 1,8m và rộng hơn 100m2, mái lợp hết khoảng 6.000 tàu
lá cọ Vách mặt tiền và cửa sổ được tạo hoa văn bằng cách đan cải các nan tự nhiên với các nan nhuộm màu đen Màu nhuộm tạo từ nhọ nồi trộn với củ nâu giã nát Những họa tiết hình hoa và hình thoi này là những motíp trang trí phổ
biến trên đồ vải và đồ đan của người Tày