1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tạo và chóp thời cơ trong lãnhđạo đấu tranh giành chính quyền (năm 1945)của đảng csvn

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Tạo Và Chớp Thời Cơ Trong Lãnh Đạo Đấu Tranh Giành Chính Quyền (Năm 1945) Của Đảng CSVN
Tác giả Phan Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Kiều Diễm, Cao Mai Dư, Lê Thuỳ Dương, Võ Quỳnh Mai, Lê Thị Huyền My, Lữ Thị Yến Nhi, Nguyễn Đặng Ngọc Nhi, Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Đỗ Mẫn Như, Nguyễn Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Huyền Trinh, Lê Thị Thanh Xuân
Người hướng dẫn ThS. Vũ Văn Quế
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 684,3 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài) (2)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (3)
  • 3. Nhiệm vụ của đề tài (4)
  • 4. Giới hạn của đề tài (4)
  • 5. Kết cấu của đề tài (4)
  • CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ĐẦU 1945. 6 1. Tình hình trong nước (6)
    • 2. Tình hình thế giới (7)
  • CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ THỜI CƠ VÀ NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CSVN TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (NĂM 1945) (8)
    • 1. Khái niệm thời cơ (8)
    • 2. Giai đoạn 1930 – 1936 (10)
    • 3. Giai đoạn 1936 – 1939 (0)
    • 4. Giai đoạn 1939 - 1945 (0)
  • CHƯƠNG 3 BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN CHO (22)
    • 1. Vai trò lãnh đạo của Đảng (23)
    • 2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, do dân và vì dân (24)
    • 3. Vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ đưa đất nước tiến lên (26)
    • 1. Tóm tắt vấn đề nghiên cứu (27)
    • 2. Vấn đề rút ra từ những lý luận và thực tiễn sau khi nghiên cứu đề tài (28)
    • V- PHẦN TƯ LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Bước sang năm 1945, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân tadưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân đứng trước thời cơlớn, cả dân tộc Việt Nam đã nhất tề vùn

Mục đích nghiên cứu

Tái hiện tổng quát lại hoàn cảnh và tình hình, diễn biến lịch sử Việt Nam vàThế giới vào năm 1945.

Chỉ ra các đường lối đúng đắn của Đảng trong việc tận dụng nghệ thuật chớp thời cơ trong đấu tranh giành chính quyền năm 1945 cũng như nắm vững được ý nghĩa của các chỉ định, đường lối năm 1945.

Nhiệm vụ của đề tài

Luận văn đề cập một cách khái quát về những sự kiện và vấn đề liên quan đến năm 1945, cũng như nghệ thuật tạo và chớp thời cơ của Đảng Song, hiểu rõ hơn được ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thực tiễn trong việc tạo ra nghệ thuật chớp thời cơ đấu tranh của Đảng năm 1945 Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận trong việc đường lối đúng đắn của Đảng được chỉ ra Từ đó, đề xuất các quan điểm biện pháp để xây dựng đất nước giàu đẹp.

Giới hạn của đề tài

Phạm vi nghiên cứu được áp dụng rộng rãi: Các trường học, các khu bảo tàng lịch sử, các thư viện lịch sử và các sách báo lịch sử có liên quan đến thời kì nghiên cứu do đó mọi tài liệu tìm được ở những nơi đó đều rất có ích Nhưng bên cạnh đó, nhiều tài liệu trên mạng xã hội không có căn cứ thì sẽ không được sử dụng làm tài liệu để nghiên cứu Đối với một số bạn sẽ không biết về điều này nên thường lấy kiến thức ở mọi nơi, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho việc nghiên cứu đề tài.

Kết cấu của đề tài

a) Phần 1 - Phần mở đầu b) Phần 2: Phần nội dung

Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam đầu 1945.

Chương 2: Vấn đề thời cơ và nghệ thật tạo và chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền năm 1945.

Chương 3: Bài học lịch sử từ nghệ thuật tạo và chớp thời cơ của Đảng trong chiến tranh giành chính quyền cho Cách mạng Việt Nam hiện nay. c) Phần 3 – Phần kết luận d) Phần 4 – Phần phụ lục e) Phần 5 – Phần tư liệu – Tài liệu tham khảo

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ĐẦU 1945 6 1 Tình hình trong nước

Tình hình thế giới

Từ cuối năm 1944 - đầu năm 1945 tình hình thế giới có nhiều biến đổi Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đang diễn ra và đi vào giai đoạn kết thúc Ở Đông Dương khi Nhật đảo chính, Pháp đầu hàng Ngày 09/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu

Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, thực hiện cam kết với các nước Đồng minh, ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật và chỉ trong vòng một tuần tiêu diệt đạo quân Quan Đông tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên

Phụ lục 2: Tháng 12 – 1953, tại Chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên), Trung ương Đảng và Chủ tích Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chất chiến lược: Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân viễn chính tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên

Trước đó, nhằm gây sức ép với Chính phủ Nhật và phô trương sức mạnh vũ khí hạt nhân, trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki làm hàng chục vạn người chết và để lại những hậu quả nặng nề kéo dài.

Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.

VẤN ĐỀ THỜI CƠ VÀ NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CSVN TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (NĂM 1945)

Khái niệm thời cơ

Thời cơ, một khái niệm rất quan trọng gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân, của các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm đó qua hai câu thơ trong bài thơ Học đánh cờ:

“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời, một tốt cũng thành công” 1

1 Hồồ Chí Minh Nh t ký trong tù NXB Chính tr quồốc gia HN 2003, tr., 107 ậ ị

Phụ lục 3: Ngày 02-09-2945 Trên chiên hạm USS Missouri (BB-63) của Hải quân Hoa Kỳ Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu đã văn kiện chấp nhận đầu hàng chính thức kết thúc

Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Phụ lục 4: Quả bom mang biệt danh “Gã béo” được thả xuống thành phố Nagasaki ngày 09-08-1945, 3 ngày sau khi quả bom hạt nhân đầu tiên thả xuống Hiroshima.

Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề quan trọng Bởi vì, bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành được thắng lợi Vì vậy, tự cổ chí kim vấn đề thời cơ đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu Trong đó có Khổng

Tử, Gia Cát Lượng, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…

Vấn đề thời cơ cũng đã được “Theo” chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập đến như sau: “Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành có kết quả” Theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác – Lê nin, hợp thành tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:

+ Thứ nhất: giai cấp và tầng lớp thống trị bên trên đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, không thể kiểm soát nổi tình hình, trở nên bất lực, không còn có chế độ thống trị như cũ được nữa

+ Thứ hai: các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới một hành động giải phóng

+ Thứ ba: tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước, có tư tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về phía cách mạng Tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng

Bên cạnh đó, “Theo” Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta và linh hoạt, uyển chuyển theo tình hình cách mạng thế giới Đảng ta nhận thức rõ rằng: “ Thời cơ là sự kết hợp hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan đã đến độ chín muồi Thời cơ không tự đến, một phần là do ta chuẩn bị nó, thúc đẩy nó”

Từ khi mới ra đời, Đảng ta đã ra sức xây dựng lực lượng về các mặt, mở rộng mặt trận, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, lực lượng cách mạng ở thành phố,…để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến Đồng thời, Đảng hết sức chăm chú theo dõi sự phát triển của tình hình, diễn biến của chiến tranh thế giới lần thứ hai, dự đoán các khả năng, phân tích mâu thuẫn trong hàng ngũ k攃ऀ thù để có những quyết sách đúng đắn kịp thời.

Giai đoạn 1930 – 1936

a) Tình hình đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới

Kinh tế : Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít. Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo dài và cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa Đông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày càng trầm trọng

Chính trị - Xã hội : Chính quyền thực dân ở Đông Dương thi hành chính sách hai mặt

+ Một mặt là: Đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéo người bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là “văn minh khai hóa”, đề cao tư tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủ thuyết trong các hoạt động chính trị - xã hội

+ Mặt khác: Chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cả thành thị và thôn quê Bạo lực của chính quyền thực dân đã gây ra nhiều tổn thất cho các lực lượng yêu nước, nhưng địch vẫn không tạo được sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội, ngược lại nó chỉ làm ngột ngạt thêm không khí ở thuộc địa, làm âm ỉ thêm trong lòng xã hội những ngọn lửa đấu tranh quyết liệt mà thôi

=> Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên Điều kiện vật chất xã hội ấy là cơ sở cho sự phát triển các tư tưởng mới đang du nhập vào Việt Nam

Tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội nhưng kể từ sau thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, những bộ phận tích cực đi theo đường lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức làm cho nhiều người mất phương hướng, một số đi theo đường lối cải lương thì được tán dương chủ thuyết Pháp - Việt đề huề, hoặc lao sâu vào con đường tiêu cực chống phá cách mạng giải phóng dân tộc Trong lúc đó tư tưởng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần chiếm ưu thế Sự xuất hiện Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 khác hẳn sự ra đời của các tổ chức chính trị đương thời, đã thu hút sự chú ý của đông đảo các giai tầng xã hội.

Sự tuyên truyền chống cộng đã phản tác dụng, vô hình chung lại đề cao chủ nghĩa Cộng sản Đó cũng là lúc hình ảnh nhà nước công - nông ở Liên Xô đang có sức thuyết phục khá lớn, nhiều dân tộc bị áp bức đang mơ ước chế độ Xô - Viết… Như thế một thời kỳ đấu tranh cách mạng đi theo xu hướng mới nhất định sẽ bùng nổ. b) Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh Ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi, con đường Cách mạng vô sản đã dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh bằng những cao trào rộng lớn Mở đầu cho những bước phát triển mới là sự bùng nổ cao trào chống đế quốc phong kiến những năm 1930 -

1931, đỉnh cao là sự xuất hiện và tồn tại của các Xô - Viết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đưa ra đường lối phù hợp nhất với nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy Đảng Cộng Sản đã trở thành người lãnh đạo phong trào dân tộc Đảng bộ địa phương được thống nhất về tổ chức, quần chúng công nông được tập hợp lại, tinh thần đấu tranh của nhân dân tiếp tục được hâm nóng lên và gây dựng phong trào thành phong trào mới

Ngày 1/5/1930 nhân kỷ niệm Quốc Tế Lao động, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ động giành lấy việc phát động phong trào trên phạm vi toàn quốc với 2 lực lượng đông đảo nhất là vô sản và nông dân cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn và nhiều vùng thôn quê Những cuộc mít - tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng kỷ niệm ngày 1/5 được tổ chức thật rầm rộ

Trước khí thế “xông lên chọc trời” của quần chúng cách mạng, chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều nơi của Nghệ An - Hà Tĩnh đã bị tan rã, hoặc tê liệt, bỏ chạy Trong tình hình đó các chi bộ Đảng và tổ chức Nông Hội Đỏ ở các thôn - xã đứng ra quản lý, điều hành mọi hoạt động trong địa phương thay thế vào vị trí các cơ sở chính quyền địch đã bỏ trống

Thuận lợi của cách mạng cả nước chưa có, những việc làm tích cực đó còn là sự đột phá táo bạo Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều lực lượng trong, ngoài nước lúc đó Nhân cơ hội đó Đảng Cộng Sản Đông Dương đã ra lời kêu gọi, cả nước dấy lên phong trào đấu tranh, ủng hộ Xô Viết, chống khủng bố trắng

Nguyễn Ái Quốc và Quốc Tế Cộng Sản rất chú ý theo dõi và góp ý kiến cho những người cộng sản Đông Dương để bảo vệ các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh Ở các nước Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động báo chí và xã hội ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh

Còn bọn thực dân phong kiến thì vô cùng hoảng sợ Chúng cho rằng “Từ khi nước Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, chưa bao giờ có một nguy cơ nào đe dọa sự an nguy nội bộ của mình lớn hơn, thực sự hơn” và nó “Rất trầm trọng…tầm rộng lớn của nó đã làm chúng ta sửng sốt…”

=> Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm kiên cường, sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo phi thường của giai cấp lãnh đạo cách mạng ViệtNam trong việc truyền bá tư tưởng, xây dựng lực lượng cách mạng Nó khẳng định trong thực tế: Đường lối cách mạng, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, của giai cấp vô sản Việt Nam Nó sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng; góp phần tạo dựng niềm tin, truyền bá tư tưởng dân chủ, bước đầu xây dựng lực lượng chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến, đồng thời nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho những người yêu nước và cách mạng đang đấu tranh cho nền tự do và độc lập của tổ quốc. c) Đấu tranh cho dân sinh dân chủ những năm 1932 – 1936

Những năm sau khi các Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong biển máu, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn do bị tổn thất nhiều cả về lực lượng, tổ chức, phương thức hoạt động cũng không còn thích hợp nữa. Thực dân Pháp triệt để thi hành chính sách khủng bố trắng đối với tất cả những người yêu nước Mặt khác trong những năm 1931 - 1935 địch cũng buộc phải có những cải cách dân chủ dù rất hạn chế, để củng cố nền thống trị của chúng ở Đông Dương.

Trong lúc đó, những bộ phận cơ sở Đảng còn lại cũng kiên trì đấu tranh bảo vệ và xây dựng củng cố lực lượng, gây dựng tổ chức, phát triển phong trào của mình Các xứ ủy lâm thời sau nhiều nỗ lực đã được gây dựng lại ở Bắc Kỳ (1932), ở Nam Kỳ (1933), ở Trung Kỳ (1934), các cơ sở Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng được xây dựng ở Campuchia và Lào năm 1934.

Giai đoạn 1939 - 1945

do Mặt trận Việt Minh tổ chức Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần chúng, hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội không dám chống cự Chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 23-8, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế huy động quần chúng từ các huyện đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp với nhân dân trong nội thành Huế xuống đường biểu dương lực lượng Bộ máy chính quyền và quân đội Nhật hoàn toàn tê liệt Quần chúng lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào. Đêm 24-8, các lực lượng khởi nghĩa với gậy tầm vông, giáo mác, từ các tỉnh xung quanh rầm rập kéo về Sài Gòn Sáng 25-8, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy Quân khởi nghĩa chiếm các công sở Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng.

Những cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các đô thị đập tan các cơ đầu não của k攃ऀ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cả nước.

Sáng ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, thống nhất những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới; đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hoà

=> Kết quả: Chỉ trong vòng 14 ngày, tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước.

BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN CHO

Vai trò lãnh đạo của Đảng

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn hiện nay, một trong 5 bài học kinh nghiệm được rút ra xuyên suốt trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, đó là: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Những kinh nghiệm của Đảng trong công tác lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 tiếp tục phát huy giá trị và được vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay:

Xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, bối cảnh, nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam trong từng chặng đường, bước đi với những hình thức, biện pháp phù hợp Tiếp tục củng cố, đổi mới và phát huy sức mạnh của cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong điều kiện mới.

Xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn thể dân tộc dựa trên nòng cốt là khối liên minh công nông và trí thức, đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong điều kiện mới, giải phóng mọi nguồn lực nhằm quyết tâm đưa nước ta thoát khỏi tình trang tụt hậu, sớm bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới Trong đó:

+ Sức mạnh dân tộc là nhân tố chủ quan, yếu tố quyết định, nền tảng vững chắc đem lại thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

+ Sức mạnh thời đại có ý nghĩa quan trọng, bổ sung, phát triển sức mạnh dân tộc, tạo cơ hội và động lực to lớn cho cách mạng Việt Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc, phát huy bài học kinh nghiệm “lấy dân làm gốc” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Xây dựng, củng cố sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, quán triệt phương châm “người trước súng sau” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Viê ̣t Nam; có đường lối đúng, có phương pháp cách mạng khoa học, có sách lược và biện pháp linh hoạt Giữ vững phương hướng chính trị của Đảng, chuyển hướng kịp thời phù hợp với hoàn cảnh, nhất là trước những bước ngoặt lớn, đón kịp tình thế và thời cơ cách mạng Giải quyết thành công mối quan hê ̣ dân tộc và giai cấp trên lập trường giai cấp công nhân, giữa thời - thế và lực, giữa thiên thời - địa lợi và nhân hòa, lấy nhân hòa làm gốc Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thực hành xuất sắc những tư tưởng kinh điển Mác xít về khoa học và nghệ thuật cách mạng, trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, nhất là chỉ dẫn của V.I Lênin: “Phân tích cụ thể một tình hình cụ thể - đó là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác”; “Chân lý là cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo”, phải “dĩ bất biến ứng vạn biến” Đó là bài học lớn của cách mạng Viê ̣t Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết thành lý luận.

Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề trước dân tộc và lịch sử, Ðảng đã rất coi trọng xây dựng Ðảng về tư tưởng chính trị và tổ chức, rèn luyện phương pháp đấu tranh và cách lãnh đạo Nổi bật năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng. Ðó là bài học quý cho nhiệm vụ xây dựng Ðảng hiện nay và thực hiện vai trò lãnh đạo của Ðảng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, do dân và vì dân

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là cuộc Tổng khởi nghĩa lớn nhất,sớm giành được thắng lợi triệt để nhất trong lịch sử dân tộc, do toàn dân tiến hành.

Sở dĩ có được kết quả như vậy là do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đúng và đầy đủ về sức mạnh vô địch của đông đảo nhân dân Chính vì thế, Đảng ta đã sớm đề ra đường lối chiến lược, vươn cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và dân chủ, đáp ứng đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân là độc lập, tự do, người cày có ruộng nên thu hút huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền còn hết sức non tr攃ऀ việc xây dựng bộ máy chính quyền sau Cách mạng tháng Tám cũng để lại nhiều bài học quý báu trong công cuộc xây dựng đất nước ta ngày nay Những điểm mạnh, yếu của chính quyền dân chủ nhân dân về mặt tổ chức bộ máy, nhân sự, về trình độ năng lực và đạo đức của cán bộ nhân viên chính quyền, được hình thành và xây dựng từ sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể, thẳng thắn, có cả tính cảnh báo, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, việc xây dựng một chính quyền Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân luôn là tiêu chí là mục đích để chúng ta phấn đấu Chính quyền có mạnh, hoạt động có hiệu quả, ắt phải dựa vào dân Quần chúng nhân dân là một lực lượng to lớn, sáng suốt, có sức mạnh vô song Chính quyền phải tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phải thực sự làm theo khẩu hiệu “Dân biết - dân bàn - dân kiểm tra và dân được hưởng”, như thế mới đạt tới ý nghĩa đầy đủ của cụm từ “lấy dân làm gốc”

Một trong những biểu hiện dễ thấy của một chính quyền có thực sự là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng hay không là ở chỗ chính quyền đó có lắng nghe phản biện của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề kinh tế,chính trị, xã hội thiết thân đối với cuộc sống của người dân hay không Nếu chính quyền và người dân đạt được sự đồng thuận cao (chứ không phải đồng ý), thì chính quyền đó sẽ được người dân tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ Bài học của Cách mạng tháng Tám khi mà Chính phủ lâm thời, ngay sau ngày thành lập, đã đưa ra 6 vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đưa ra và khái quát nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là chống ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Được toàn thể nhân dân đồng tình và hưởng ứng, là một ví dụ, một minh chứng tiêu biểu của một chính quyền của dân.

Vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ đưa đất nước tiến lên

Thực tế lịch sử lúc đó, Việt Nam vào tháng 8 năm 1945 với điều kiện khách quan, nhìn chung có thuận lợi là cách mạng Việt Nam thành công, Indonesia và Lào có kết quả thấp hơn, hầu hết các khu vực châu Á và Thái Bình Dương, cụ thể là Đông Nam Á đứng lên làm cách mạng giành quyền Đảng Trong điều kiện hoàn cảnh các quốc gia khác nhau, đều muốn nói về vấn đề chớp thời cơ và tận dụng để tiến hành khởi nghĩa Việt Nam, điển hình thành công của Đảng ta lãnh tụ Hồ Chí Minh biết kết hợp điều kiện khách quan - điều kiện chủ quan của đất nước được chuẩn bị kỹ trong thời gian dài với bao khó khăn gian khổ, hy sinh, để lãnh đạo toàn dân đứng lên giành chính quyền Từ khó khăn thách thức tưởng chừng khó vượt qua đó, Đảng ta nhận thấy cơ hội để đổi mới Nhân dân tin vào lãnh đạo của Đảng, Đảng tin vào sức mạnh vô địch, lòng yêu nước nhân dân Thử thách đấu tranh cách mạng giành quyền kháng chiến chống xâm lược vượt qua khó khăn biến thách thức thành cơ hội để phát triển các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, tiền tệ ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam Việt Nam là một trong số những nước ít ỏi vượt qua khó khăn thành công, chịu tác động tiêu cực kéo dài, khủng hoảng đó là minh chứng cho bài học của Đảng nhân dân ta biết cách vượt qua khó khăn, thử thách Biết tận dụng thời cơ, khởi nguồn từ cách mạng tháng tám 1945, đứng trước những thách thức vô cùng to lớn hội nhập kinh tế của Việt Nam Kinh tế thế giới ngày càng trở nên sâu rộng, đất nước ta đứng trước lựa chọn mang tính định vị cho vận mệnh quốc gia Việc đánh giá nhận định thời cơ, nắm bắt thời cơ đều vô cùng quan trọng để thay đổi vị trí đất nước ta trên đấu trường khu vực, tạo tiếng vang cho đất nước, dân tộc Như lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy truyền thống cách mạng v攃ऀ vang cha ông ta.

=> Có thể nói nghệ thuật tạo và chớp thời cơ đấu tranh giành quyền Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo Đó là yếu tố quyết định đến chiến thắng lịch sử của dân tộc Từ đó rút bài học lịch sử phải biết nắm bắt một cách hợp lý và ứng dụng vào đấu tranh khác.

Tóm tắt vấn đề nghiên cứu

74 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch

Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám,đánh dổ thực dân, phong kiến, thành lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi to lớn, là bài năm 1975) của Đảng Cộng sản Việt Nam Tiểu luận được thực hiện nhằm giúp người đọc hiểu chi tiết về hoàn cảnh lịch sử của thế giới nói chung và dân tộc ViệtNam nói riêng, nguyên nhân dẫn tới Cách mạng Tháng Tám, nắm vững được các khái niệm cơ bản trong nghệ thuật tạo và chớp thời cơ, diễn biến cuộc khởi nghĩa,kết quả, ý nghĩ lịch sử và thực tiễn, cuối cùng là bài học rút ra để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp

Vấn đề rút ra từ những lý luận và thực tiễn sau khi nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về thời cơ và nguy cơ trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đưa ra đường lối chủ trương chính sách đúng đắn, tranh thủ tốt các thời cơ và ứng phó kịp thời trước các nguy cơ, thách thức, nhờ vậy công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn , có ý nghĩa lịch sử: bảo vệ, đổi mới và phát triển chủ nghĩa xã hội trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử; khắc phục khủng hoảng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; chính trị xã hội ổn định, đời sống Nhân dân có nhiều bước cải thiện rõ rệt,đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; quốc phòng, an ninh vững chắc, đối ngoại rộng mở, đảm bảo môi trường hòa bình, thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia được nâng cao, như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay”

Trong từng thành tựu của công cuộc đổi mới ngày hôm nay đều được khởi nguồn từ những bài học kinh nghiệm quý báu, đúc kết từ các thời kỳ cách mạng trước đây.Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức Qua trên, bài học kinh nghiệm nắm bắt thời cơ của Cách mạng Tháng Tám 1945 luôn có giá trị lâu bền và ý nghĩa thời đại sâu sắc

1 Phụ lục 1: Chỉ thị “Nhật – Pháp” bắn nhau và hành động của chúng ta 6

2 Phụ lục 2: Tháng 12 – 1953, tại Chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên), Trung ương Đảng và Chủ tích Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chất chiến lược: Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân viễn chính tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên Phủ 7

3 Phụ lục 3: Ngày 02-09-2945 Trên chiên hạm USS Missouri (BB-63) của Hải quân Hoa Kỳ Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu đã văn kiện chấp nhận đầu hàng chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai 8

4 Phụ lục 4: Quả bom mang biệt danh “Gã béo” được thả xuống thành phố Nagasaki ngày 09-08-1945, 3 ngày sau khi quả bom hạt nhân đầu tiên thả xuống Hiroshima 8

5 Phụ lục 5: Chỉ huy Tập đoàn quân 17, Tướng Kanda đầu hàng lực lượng Nhật Bản tại Bougainville khi thế chiến II kết thúc 21

6 Phụ lục 6: Ảnh minh họa: Tất thắng 21

PHẦN TƯ LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 http://hvctcand.edu.vn/vai-tro-lanh-dao-cua-dang.

2 https://123docz.net/document/6711734-nghe-thuat-tao-va-chop-thoi-co- trong-lanh-dao-dau-tranh-gianh-chinh-quyen-nam-1945-cua-dang-csvn.htm

3 https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bai-hoc-chop-thoi-co-va-van- dung-thoi-co nghe-thuat-cua-dau-tranh-cach-mang-495834.html

4 https://binhdinh.dcs.vn/hoat-dong-tuyen-truyen/-/view-content/163324/cach- mang-thang-tam-nam-1945-buoc-ngoac-vi-dai-trong-lich-su-dan-toc-viet- nam

5 https://tapchicongsan.org.vn/en/nghien-cu/-/2018/1303/khung-hoang-kinh- te-toan-cau-va-mot-so-van-de-dat-ra-doi-voi-kinh-te-viet-nam.aspx

6 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2021) - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên)

1 Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài) 3

3 Nhiệm vụ của đề tài 4

4 Giới hạn của đề tài 4

5 Kết cấu của đề tài 4 a) Phần 1 - Phần mở đầu 4 b) Phần 2: Phần nội dung 4 c) Phần 3 – Phần kết luận 5 d) Phần 4 – Phần phụ lục 5 e) Phần 5 – Phần tư liệu – Tài liệu tham khảo 5

CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ĐẦU 1945 6 1 Tình hình trong nước 6

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ THỜI CƠ VÀ NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CSVN TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (NĂM 1945) 9

2 Giai đoạn 1930 – 1936 10 a) Tình hình đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới 10 b) Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh 12 c) Đấu tranh cho dân sinh dân chủ những năm 1932 – 1936 13

3 Giai đoạn 1936 – 1939 : 14 a) Bối cảnh lịch sử : 15 b) Sự chuẩn bị của Đảng về mặt tư tưởng cũng như lực lượng trong giai đoạn này cho cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám: 15

4 Giai đoạn 1939 - 1945: 18 a) Bối cảnh lịch sử: 18 b) Thời cơ trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền: 19 b) Chớp thời cơ trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền: 21

CHƯƠNG 3 - BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN CHO

1 Vai trò lãnh đạo của Đảng 23

2 Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, do dân và vì dân 25

3 Vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ đưa đất nước tiến lên 26

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w