1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận xét về những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh bảo ninh

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Khi nhìn vào lịch sử văn học cả phương Đông và phương Tây ta bắt gặp hàng loạt các tác phẩm có giá trị viết về chiến tranh thậm chí là những kiệt tác có thể coi là đạt đến đỉnh cao ví nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ N I

Phạm Thúy Hằng - 705601394

HÀ N I 2023 Ộ –

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2

Chương 1: Vài nét tiêu biểu về Nỗi buồn chi n tranh Bế – ảo Ninh 2 1.1 Tác gi 2 ả1.1.1 Cuộc đời và s nghiự ệp 2 1.1.2 Quan điểm sáng tác 3 1.2 Tác ph m 3 ẩ1.2.1 Hoàn c nh sáng tác 3 ả1.2.2 Tóm t t tác ph m 4 ắ ẩ1.3 Gi i thuy t th lo i 5 ớ ế ể ạ1.3.1 Ti u thuy t 5 ể ế1.3.2 Đề tài chi n tranh 6 ếChương 2: Những đổi mới trong cách ti p cế ận đề tài chiến tranh qua N i bu n ỗ ồchiến tranh B– ảo Ninh 9 2.1 Tình hình ti p nh n 9 ế ậ2.2 Chi n tranh vi t v chi n tế – ế ề ế ranh như mộ ựt s tri ân 12 2.3 Chi n tranh m t hi n thế – ộ ệ ực đa chiều cần nh n th c lậ ứ ại 14 2.4 Chi n tranh s phế – ố ận con người và vấn đề nhân tính 17

* Ti u k t 19 ể ếChương 3: Những đổi mới trong ngh thu t qua ti u thuy t - N i bu n chi n ệ ậ ể ế ỗ ồ ếtranh B o Ninh 20 – ả3.1 Nhan đề - góc nhìn mới về chiến tranh 20 3.2 Những kiểu nhân v t m i 21 ậ ớ3.2.1 Ki u nhân v t dòng ý th c 21 ể ậ ứ3.2.2 Ki u nhân v t chể ậ ấn thương 22 3.2.3 Ki u nhân v t l c th i 25 ể ậ ạ ờ3.3 Đổi mới về kết c u ti u thuyấ ể ết 29 3.3.1 Khái ni m k t c u 29 ệ ế ấ3.3.2 K t c u truy n l ng truy n 29 ế ấ ệ ồ ệ3.3.2 K t c u theo dòng ý th c 31 ế ấ ứ3.4 Gia tăng yếu tố huyền tho i 35 ạ

Trang 3

3.4.1 Gi i thuy t v huy n tho i 35 ớ ế ề ề ạ 3.4.2 Huy n tho i hóa trong ti u thuy t N i buề ạ ể ế ỗ ồn chi n tranh 36 ế 3.5 Đổi mới về phương thức trần thu t 40 ậ 3.5.1 Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật 40 3.5.2 Ngôn ng tr n thu t 43 ữ ầ ậ 3.5.3 Giọng điệu 47

* Ti u k t 48 ể ế

KẾT LUẬN 50

Trang 4

* Bảng phân công nhiệm vụ

Đỗ Công Việt (NT) 705601455 Lên khung dàn bài

Thuyết trình

Tổng kết và chỉnh sửa

Mục:

- 3.4 Gia tăng yếu tố huyền thoại

- 3.5 Đổi mới về phương thức trần thuật

Nguyễn Thị Tú Uyên 705601444 Thuyết trình

Mục:

- 3.3 Đổi mới về kết cấu tiểu thuyết

- Kết luậnTrần Thu Trang 705601427 Mục:

- 3.2 Những kiểu nhân vật mới

- Tiểu kết chương 3 Ngô Thị Thu Uyên 705601443 Mục:

Đỗ Hải Uyên 705601441 Toàn bộ chương I

Phạm Thị Hằng Thủy 705601394 Mục:

- 2.2 Chiến tranh – một hiện thực

đa chiều cần nhận thức lại

- 2.3 Chiến tranh – số phận con người và vấn đề nhân tính

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

Văn học bắt nguồn từ đời sống, là tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn Một tác phẩm nghệ thuật đích thực mang trong mình giá trị nhân bản sâu sắc và hơi thở cuộc sống Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của độc giả mà những năm gần đây tiểu thuyết Việt Nam có những bước chuyển mình đáng ghi nhận Các tác giả khéo léo vận dụng những quan điểm trong sáng tác nghệ thuật thổi vào nền văn học Việt Nam một diện mạo mới, phong phú, đa dạng hơn

Trong văn học nhân loại, chiến tranh là một đề tài lớn, đây như một tất yếu khi phản ánh một cách chân thực đầy sinh động nhất hiện thực cuộc sống, cuộc đấu tranh sinh tồn đầy cam go khốc liệt đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc Khi nhìn vào lịch sử văn học cả phương Đông và phương Tây ta bắt gặp hàng loạt các tác phẩm có giá trị viết về chiến tranh thậm chí là những kiệt tác có thể coi là đạt đến đỉnh cao ví như Chiến tranh và hòa bình của Lep Tonxtoi, Sông Đông êm đềm của Solokhop, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh Một thời để yêu, , Một thời để chết, Đêm Lisbon, Ba người bạn, Khải hoàn môn, văn học phương đông cũng không kém cạnh là bao với những bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng đồ sộ như Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Văn học Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo của văn học nhân loại mang trong mình sứ mệnh cao cả luôn luôn song hành với lịch sử dân tộc, vận mệnh đất nước gắn liền với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn chặng đường thì đề tài chiến tranh lại được khai thác, tiếp cận cũng như phản ánh

ở nhiều góc độ theo những cảm hứng khác nhau

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo ninh là một tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu đánh dấu móc quan trọng trong quá trình vận động của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1945 Tiểu thuyết được đánh giá là một tác phẩm đặc sắc với nhiều ý tưởng cách tân, đổi mới tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam đổi mới ( 1986), từng được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng giải Nhất

về tiểu thuyết năm 1991 Tác phẩm đưa bạn đọc đến với chiến tranh với cái nhìn mới ở chất liệu mà còn ở phương pháp tiếp cận Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh và đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)”

Trang 6

2

NỘI DUNG

Chương 1: Vài nét tiêu biểu về Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

1.1 Tác giả

1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Nhà văn Bảo Ninh, tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Quê của ông ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Gia đình của ông thuộc dòng dõi thư hương (dòng dõi nho học), cụ

và ông nội đều là nho sĩ triều Nguyễn Cha của ông, Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 – 1999) từng làm giáo sư thỉnh giảng Việt ngữ tại Đại học Bắc Kinh, ông còn là nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ Mùa

hè năm 1959, Bảo Ninh lần đầu xuất ngoại, đến thăm bố đang dạy học ở Bắc Kinh Trái với ước mơ, ông đã không có điều kiện học Trung Văn để nối tiếp truyền thống gia đình

Bảo Ninh thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

1975 Ông vào bộ đội năm 1969, khi ấy mới 17 tuổi Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Bảo Ninh chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10 Năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công cũng

là lúc ông giải ngũ Bảo Ninh trở về trường đại học với chuyên ngành sinh vật nhưng ông lại không theo nghề mà bỏ ngang sau đó nhập học trường Viết văn Nguyễn Du để đi theo văn nghiệp Từ năm 1976 đến năm 1981, Bảo Ninh học đại học ở Hà Nội, sau đó ông làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam Ông làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ, là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam kể từ năm 1997 Ông bắt đầu con đường sáng tác của mình ở tuổi 32 Văn phong của Bảo Ninh được thừa hưởng từ nền tảng ngôn ngữ của người cha Ngoài hai tác phẩm chính: Trại bảy chú lùn (1987), Thân phận tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh, 1987), người đọc còn biết đến ông qua các tác phẩm: Bí ẩn của làn nước Bội phản, Cái , búng, Giang, Hà Nội lúc 0 giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Mắc cạn, Mây trắng còn bay, Rửa tay gác kiếm, Thách đấu, Thời của xe máy, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Vô cùng xưa cũ,… Đây đều là những tác phẩm rất ấn tượng của Bảo Ninh, bên cạnh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Trang 7

3

1.1.2 Quan điểm sáng tác

“Chiến tranh và văn chương song hành Từ xưa đến nay, trong khói lửa chiến tranh luôn sản sinh những tác phẩm văn học Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam cũng vậy Cũng như các bạn hữu cùng thời, đa số nhà văn, nhà thơ thế

hệ chúng tôi, đều đã kinh qua chiến trận Bản thân nếu như không trực tiếp lăn lộn trên các chiến trường, tôi đã không thể là nhà văn mà có lẽ đã làm một nghề

khác” Có lẽ hơn bảy năm gắn bó với chiến trường bom lửa ác liệt đã thôi thúc Bảo Ninh sáng tác những câu chuyện xoay quanh đề tài chiến tranh, đó dường như cũng là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà văn nhà thơ khác Cũng chính bảy năm xông pha kháng chiến đó đã khiến Bảo Ninh có những am hiểu chi tiết

và sâu sắc về chiến trường, về mặt trận, về người chiến sĩ… Bảo Ninh đã chọn đề tài bộ đội làm kim chỉ nam cho các sáng tác của mình, đó là thế mạnh, cũng là những gì ông yêu thích Ông muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội” Ông cũng từng thừa nhận bản thân mình viết ít mà cũng chỉ xoay quanh đề tài bộ đội

Bảo Ninh luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, ông tin rằng mỗi cây viết cần phải tìm cho mình một cái gì đó phải mới và riêng để không bị lẫn với người khác Chính tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã chứng minh điều ấy Vẫn

là đề tài bộ đội quen thuộc, nhưng đi ngược lại với những nhà văn đương thời, Bảo Ninh chọn cho mình một góc nhìn khác về cuộc chiến chống Mĩ cứu nước và viết nên tuyệt phẩm của mình Chiến tranh vốn là một đề tài quen thuộc với mảng văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 Sự đột phá của Bảo Ninh khi viết Nỗi buồn chiến tranh là việc ông đã tiếp cận hiện thực về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc thông qua dòng kí ức của nhân vật Kiên Lịch sử dân tộc đã được nhìn nhận qua lăng kính của một người đã từng trực tiếp tham gia vào chiến tranh và phải chịu những “chấn thương tâm lí” giày vò suốt quãng đời còn lại Chính yếu tố này đã khiến danh tiếng của Nỗi buồn chiến tranh vang xa ra ngoài lãnh thổ quốc gia

1.2 Tác phẩm

1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác

Trang 8

4

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, Bảo Ninh xuất ngũ Nhưng sự tàn khốc và cảnh bi thảm của chiến tranh đã bám dai dẳng trong giấc mơ triền miên, thúc giục ông sáng tác

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được Bảo Ninh xuất bản năm 1987, là luận văn tốt nghiệp của ông tại trường Viết văn Nguyễn Du năm 1986, in lần đầu tiên với tên là Thân phận tình yêu Tác phẩm được trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991

Năm 1993, bản tiếng Anh được xuất bản và từ đó tác phẩm vang tiếng trên văn đàn quốc tế Tính đến năm 2019, tiểu thuyết đã được dịch sang nhiều thứ tiếng

và giới thiệu ở gần hai mươi quốc gia trên thế giới, đạt được bảy giải thưởng và

đề cử ở sáu quốc gia Riêng tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc mỗi nơi đều

có hai phiên bản dịch Sức ảnh hưởng quốc tế của Nỗi buồn chiến tranh không chỉ ở văn học mà còn ở cả nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, nhân học, văn hoá

1.2.2 Tóm tắt tác phẩm

Nỗi buồn chiến tranh về cơ bản được chia làm bảy phần và một phần vĩ thanh dựa trên cách chia trang thống nhất trong cả bốn bản in (bản in năm 1990, năm 1991 và hai bản in năm 2003) Tiểu thuyết này không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những hồi ức của nhân vật Kiên, người lính của tiểu đoàn 27 bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt

Đây là câu chuyện viết về cuộc đời và tình yêu trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Kiên và Phương Kiên, chàng học sinh trường Bưởi ở Hà Nội, mang trong mình tình yêu đẹp đẽ, trong sáng của tuổi 17 với Phương, cô bạn học từ niên thiếu của anh Kiên xuất thân từ một gia đình trí thức tiểu tư sản miền Bắc, cha anh là một họa sĩ những tranh của ông lại bị người đời phê phán là thể hiện những chân dung ma quỷ; mẹ anh cho rằng chồng mình là một kẻ lập dị, đã

bỏ hai cha con khi anh còn nhỏ và lấy chồng mới là một nhà thơ đã về hưu Rời khỏi mái trường, Kiên tình nguyện gia nhập quân ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc Anh là sự kết hợp hoàn hảo giữa cả bố và mẹ: xung phong đi bộ đội

ở tuổi mười bảy, khăng khăng chiến đấu, bỏ lại người yêu, cứng rắn và can đảm Ngày lên đường, Phương đã đưa tiễn Kiên một chặng đường dài Trên chuyến tàu hàng ra tiền tuyến, Phương bị cưỡng bức Cảm thấy ở Phương “thái độ điềm nhiên khinh nhờn và thờ ơ lãnh đạm” sau biến cố ấy, Kiên đã bỏ rơi Phương và đi vào

Trang 9

5

cuộc chiến Trải qua mười năm khốc liệt, cuối cùng Kiên “may mắn” sống sót trở

về với cuộc sống hòa bình Tuy nhiên, những vết thương trên thân thể và trong tâm hồn của anh không thể nào hàn gắn được Anh không thể hòa nhập được với dòng chảy của cuộc sống, trở thành “nhà văn cấp phường” kỳ quặc, khó hiểu Anh bắt tay vào viết tiểu thuyết, viết về chính cuộc chiến bản thân đã từng tham gia, với những đồng đội, những vui buồn, khốc liệt, với mối tiền day dứt với Phương,

và cả những sự thật ghê gớm đã ám ảnh suốt quãng đời còn lại của anh Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng đội luôn gắn liền với cái chết Họ bị giết ngay trước mặt anh như người tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 27, cô Hòa giao liên,… Có cả những người đã chết trong vòng tay anh như Quảng, Thịnh “con”… những người đã “gỡ” cho tính mạng của Kiên Rồi cũng có nhiều người phải hy sinh vì lỗi lầm của anh như Oanh Tất cả những

sự kiện đó đã được anh Kiên đưa vào tiểu thuyết của mình trong hình hài hỗn độn Người duy nhất có mối quan tâm về cuốn tiểu thuyết ấy chính là người đàn bà câm sống trên tầng gác áp mái

Cùng với những trăn trở về quá khứ, “mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa đạn của chiến tranh vằm xé lại bị móng vuốt của tình yêu xé nát” Ngày trở

về, Kiên gặp Phương, muốn cùng Phương quay lại thời yêu nhau “bất chấp tất cả, bất chấp sự khác nhau quá lớn giữa hai đứa” nhưng lúc này đây Phương đã chìm đắm trong trụy lạc, cô đi theo một người lính “đã định với nàng một lễ cưới” Chán chường với mọi thứ diễn ra xung quanh mình, Kiên quyết định đem đốt cuốn tiểu thuyết kia và ra đi Mớ bản thảo như một cuộc sống hỗn loạn với cảm hứng chủ đạo là sự rối bời anh để lại đã được người đàn bà câm gom lại và cất giữ

1.3 Giới thuyết thể loại

1.3.1 Tiểu thuyết

GS TS Phương Lựu nhận định: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục của xã hội miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện lại nhiều tính cách đa dạng”

Trang 10

6

Tiểu thuyết là thể loại lớn nhất trong loại tác phẩm tự sự, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cận và hiện đại Thể loại này không bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian cũng như thời gian Qua tiểu thuyết, người đọc có thể hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống mà khó có thể loại nào có thể đạt được Các yếu tố khác của tác phẩm văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xuôi

Nó thể hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời… bao gồm những bi hài; cao cả thấp - - hèn; vĩ đại tầm thường, lớn nhỏ Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng - - lớn giúp nhà văn miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ

từ những trạng thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng, phức tạp khác Tiểu thuyết là thể loại đa dạng về mặt thẩm mỹ, có khả năng tổng hợp và thu hút vào bản thân nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ của nhiều loại hình nghệ thuật khác "Ðức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng hóa mọi loại tác phẩm khác vào mình" (Ph Mác xô Nhà nghiên cứu tiểu thuyết Pháp)-

1.3.2 Đề tài chiến tranh

a Vị trí đề tài chiến tranh trong văn xuôi trước năm 1975

Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam là nguồn chủ lực, là nguồn mạch phong phú và không bao giờ vơi cạn của văn học Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay Đất nước ta trưởng thành và phát triển nhờ các cuộc chiến chống lại các thế lực thù địch, và dấu ấn của chiến tranh in hằn đậm nét trên các tác phẩm văn học là lẽ đương nhiên

Đầu thế kỉ XX, thời kì 1930 – 1935, văn xuôi có đề tài chiến tranh vẫn còn nhạt nhòa, chưa có dấu ấn mạnh mẽ Đến thời kì 1936 – 1939, phong trào cách mạng có nhiều thuận lợi, dòng văn học cách mạng những năm này đã xuất hiện thể loại phóng sự (Ngục Kon Tum – Lê Văn Hiến, Đời tù tội – Chí Thành) , truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài: Vượt ngục (Cựu Kim Sơn), Không tên không tuổi (Phong Ba), Ba năm ở Nga Xô viết (Trần Đình Long),… Sự phát triển của bộ phận văn học này đã khiến sức mạnh tố cáo hiện thực, cổ vũ đấu tranh của văn học cách mạng trở nên rộng lớn hơn Hình tượng người chiến sĩ cách mạng được xuất hiện thêm qua một hình thức mới, có tác dụng nêu gương rõ rệt Trong không khí mặt

Trang 11

và nước mắt của đồng bào, nhân dân; văn xuôi đã có sự biến động, đổi mới về cả nội dung cho đến hình thức theo định hướng của một nền văn học kháng chiến Những tác phẩm được ra mắt ngay từ những ngày đầu Cách mạng như Ở

chiến khu của Nguyễn Huy Tưởng, Rãnh cày nổi dậy của Mạnh Phú Tư, Dân khí

miền Trung của Hoài Thanh… đã mang trong mình tiếng nói của dân tộc, thể hiện chủ nghĩa yêu nước, khát vọng được tự do, độc lập, tinh thần cộng đồng và chủ nghĩa anh hùng Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp đã bám sát các diễn biến và sự kiện của cuộc chiến, dựng lại những bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến toàn quân toàn dân ở mọi miền Tổ quốc

Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, tuy nhiên đề tài chiến tranh vẫn đang là mảnh đất màu mỡ để các cây viết thỏa sức sáng tạo Điển hình trong giai đoạn này có Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Ái), Sống mãi với Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)…

Bước sang giai đoạn toàn quốc kháng chiến chống lại đế quốc Mĩ xâm lược, sức nóng của đề tài chiến tranh vẫn không thuyên giảm Đội ngũ với nhiều cây viết sắc sảo đã tập trung phản ánh kịp thời khí thế và những chiến công, những tấm gương anh hùng tiêu biểu trong cuộc chiến Các tác phẩm thời kì này vừa phản ánh hiện thực chiến tranh, vừa đáp ứng kịp thời yêu cầu cổ vũ cuộc chiến đấu Chính tinh thần ca ngợi cách mạng đã tạo nên khuynh hướng sử thi, bao trùm thời kì văn học chống Mĩ cứu nước

Có thể thấy đề tài chiến tranh trước năm 1975 có những đóng góp vô cùng tích cực cho công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thể hiện ở chỗ đã lên án hiện thực ác liệt, tố cáo chiêu trò của kẻ thù, đồng thời khích lệ tinh thần kháng chiến cứu quốc của đồng bào, nhân dân, binh lính cả nước Đề tài chiến tranh giữ vị trí quan trọng trong những năm 1930 đến năm 1975, là đại diện cho

cả một thời kì văn học phát triển rực rỡ và mạnh mẽ

Trang 12

8

b Vị trí đề tài chiến tranh trong văn xuôi sau năm 1975

Những năm đầu sau khi quân và dân ta giành độc lập, dư âm của cuộc kháng chiến vẫn còn đó, đề tài chiến tranh vẫn là mối quan tâm của văn học và các cây viết vẫn giữ nguyên cách khai thác đề tài giống với các giai đoạn trước Dẫu vậy, cũng đã có một vài tác phẩm táo bạo hơn khi chọn những thời điểm căng thẳng nhất nhất của chiến tranh để khám phá tâm lí và tính cách nhân vật như: Miền

cháy (Nguyễn Minh Châu), Miền đất lửa (Nguyễn Sinh, Vũ Kỳ Lân), Đất trắng (Tập 1, Vũ Trọng Oánh)…

Đến nửa đầu thập kỉ 80, nhu cầu đổi mới rõ dần Có thể nói, những tiêu chí đổi mới văn học ít nhiều có liên quan đến văn học đề tài chiến tranh, truyện ngắn Bức tranh ra mắt năm 1982 của Nguyễn Minh Châu đã đánh dấu bước ngoặt của văn học Việt Nam Còn tiểu thuyết đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn học Việt Nam hiện đại Nó vừa chứa đựng sự đổi mới quan niệm về hiện thực, con người, lại vừa là nơi thử thách bản lĩnh của người nghệ sĩ

Đội ngũ những cây viết viết về đề tài chiến tranh sau năm 1975 không chỉ

có những gương mặt quen thuộc mà còn hội tụ những cây viết mới mà trong chiến tranh họ ở vị trí một người lính hoặc gần gũi với công việc của người lính Họ đem những trải nghiệm của mình từ chiến hào vào những trang văn, quan niệm của họ về chiến tranh có nhiều điểm khác biệt so với quan niệm trước đó Nhiều cây bút coi việc viết về chiến tranh là một sự tri ân, do đó, tác phẩm của họ sẽ tập trung khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất: lòng dũng cảm, đức hi sinh, lối sống

vị tha, tình nghĩa… Dù vẫn coi trọng mục đích phản ánh cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nhưng những nhà văn dường như chú tâm đến tính chân thực của tác phẩm nhiều hơn Vậy nên, những tác phẩm trong giai đoạn này không chỉ nhắc đến những thắng lợi vẻ vang mà còn chạm đến những góc khuất của chiến tranh như những chấn thương tâm lý, những mất mát, hi sinh…

Chiến tranh, dù đã lùi xa cuộc sống của chúng ta rất nhiều năm rồi nhưng chưa bao giờ nó thôi hấp dẫn những cây viết Đề tài chiến tranh sau năm 1975 không chỉ tiếp nối những truyền thống sẵn có mà còn đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại và làm thỏa mãn người viết

Trang 13

9

Chương 2: Những đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh

qua Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

2.1 Tình hình tiếp nhận

Nỗi buồn chiến tranh được người đọc tiếp nhận như thế nào? Họ phản ứng

ra sao? Họ nghiên cứu như thế nào?

Tình hình tiếp nhận có nhiều vấn đề, dư luận phản bác, phức tạp, không đồng tình

và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về tác phẩm,gây nhiều tranh luận Nhìn chung lại người đọc “điên loạn, rối bời, bôi nhọ quan điểm, ”

Ở trong nước: Nhà văn Nguyên Ngọc – người lãnh đạo đạo hội nhà văn hồi đó đã từng đánh giá cao thành quả sáng tạo của Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh”:“ Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình Cuốn sách này không mô tả chiến tranh Nó “mô tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm, quằn quại vì đầy trách nhiệm Trách nhiệm lương tâm Cuốn sách nặng nề này không bi quan Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẻ chữ của

một âm hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy

vọng” Vậy mà sau này chính nhà văn lại là người đưa yêu cầu mạnh mẽ thu hồi cuốn tiểu thuyết nhất Nguyễn Gia Thiều nói rằng: “Nỗi buồn chiến tranh” đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại đó là câu chuyện của thân phận của mất -

mát của tình yêu và chiến tranh” Hay trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Đỗ Đức Hiểu đánh giá cao cuốn tiểu thuyết này Người viết đã dùng các phạm trù của thi pháp học hiện đại biểu dương cách tân tiểu thuyết của nhà văn, coi tác phẩm là “một điểm nhìn mới về chiến tranh”, “là giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại”: ““Nỗi buồn chiến tranh” và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt đó là hai nhịp đập mạnh của quyển tiểu thuyết” Nguyễn Đăng Điệp có bài viết “Kĩ thuật dòng ý thức qua “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh “đã đi sâu phân tích kĩ thuật dòng ý thức trong tác phẩm” Vấn đề thân phận cũng được người viết đề cập: “Đây không đơn giản

là tâm lí hoài nghi các giá trị cao đẹp người ta thường nói về chiến tranh, mà sâu

hơn, là những suy tư về thân phận, một vấn đề triết học lớn được đặt ra cấp thiết trong thời hiện tại Sự hiện hữu của con người trong thế giới này có nghĩa lí gì?

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w