Khái quát vềề giai cấấp Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ăngghen, trong tác phẩm “Sáng kiếnvĩ đại”, V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa khoa học về giai cấp: “Người ta gọi làgi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề bài: Nêu vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp và tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ?
Họ và tên :
Mã sinh viên :
Lớp :
Năm học :
Giảng viên phụ trách :
Hà Nội 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Giới thiệu khái quát về giai cấp và các hình thức đấu tranh trong lịch sử 2
1.1 Khái quát về giai cấp 2
1.2 Khái quát về các hình thức đấu tranh trong lịch sử 2
NỘI DUNG 4
1 Định nghĩa của giai cấp [GT1, trang 179-186] 4
1.1 Khái niệm giai cấp 4
1.2 Nguồn gốc của giai cấp 4
2 Định nghĩa của đấu tranh giai cấp [GT1, trang 189-190] 6
3 Vai trò của đấu tranh giai cấp [GT1, trang 189-190] 8
KẾT LUẬN 9
Tài liệu tham khảo 10
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về giai cấp và các hình thức đấu tranh trong lịch sử
1.1 Khái quát vềề giai cấấp
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ăngghen, trong tác phẩm “Sáng kiến
vĩ đại”, V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa khoa học về giai cấp: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định” 152
152V.I.Lênin, Toàn tập, t.39, Nxb Tiến bộ, M.1977, tr.17-18
1.2 Khái quát vềề các hình th c đấấu tranh trong l ch s ứ ị ử
- Các hình thức đấu tranh trong lịch sử: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị
và đấu tranh tư tưởng
+ Đấu tranh kinh tế: là một trong những hình thức cơ bản đấu tranh giai cấp vô sản Có nhiệm vụ trước mắt là bảo vệ những lợi ích hằng ngày của công nhân như tang lương, rút ngắn thời gian lao động, cải thiện điều kiện sống…
Trang 4+ Đấu tranh chính trị: là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản Mục tiêu là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, phản động giành chính quyền
về tay giai cấp vô sản
+ Đấu tranh tư tưởng: có mục đích đập tan hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, khắc phục những ảnh hưởng của tư tưởng, tâm lý, tập quán lạc hậu trong phong trào cách mạng; vũ trang cho hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác- Lênin Ngoài ra còn nhằm giáo dục quần chúng nhân dân lao động thấm nhuần đường lối chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hành động cách mạng
Tóm lại, ba hình thức đấu tranh cơ bản của giai cấp vô sản có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nhưng có vai trò không ngang bằng nhau
Trang 5NỘI DUNG
1 Định nghĩa của giai cấp [GT1, trang 179-186]
1.1 Khái ni m giai cấấp ệ
Thực chất thì theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, các giai cấp xã hội ở trên thế giới sẽ được hình thành một cách khách quan và nó cũng có sự gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của hoạt động sản xuất Lê Nin cũng đã từng đưa ra một định nghĩa cụ thể về giai cấp với nội dung như sau:
Giai cấp được hiểu cơ bản chính là những tập đoàn to lớn gồm những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định Những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và từ đó mà đã dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội Giai cấp cũng chính là một phạm trù mang tính lịch sử
1.2 Nguồền gồấc c a giai cấấp ủ
- Giai cấp được hình thành theo hai con đường cụ thể như sau:
+ Đầu tiên, con đường đó chính là sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ thống trị và những chủ thể là người bị trị
+ Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc sẽ không bị giết mà những tù binh đó sẽ bị biến thành nô lệ
Chế độ chiếm hữu nô lệ được hiểu cơ bản chính là chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử thế giới, tiếp đến chính là chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ
Trang 6nghĩa Các chế độ này cũng được coi là bước phát triển cuối cùng và cao nhất về
xã hội có giai cấp
- Điều kiện tồn tại (và mất đi) của giai cấp:
Chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp tồn tại ở giai đoạn trước cũng giống như
là một cách tất yếu trong suốt quá trình lịch sử nhiều nghìn năm trong điều kiện cơ bản cụ thể là “Lực lượng sản xuất” của xã hội đó đã có sự phát triển tới mức xã hội
đó đã có thể tạo ra được sản phẩm thặng dư, nhưng các sản phẩm này lại chưa đạt tới mức có thể bảo đảm để có thể thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người
Và theo quan điểm đó, sự phát triển đầy đủ của những lực lượng sản xuất hiện đại cũng đã có thể đạt được tới mức bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người và điều này cũng sẽ giúp xóa bỏ sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau
Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đang phát triển với tốc độ rất cao, sự phát triển nhanh chóng này cũng đã góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất hùng mạnh và những điều kiện kinh tế cũng như những điều kiện xã hội khác
để nhằm mục đích có thể xóa bỏ giai cấp
Chúng ta nhận thấy rằng, thực chất đối với sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, đến một mức độ nhất định nài đó thì sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất cũng sẽ làm cho sự phân chia giai cấp của xã hội bị mất đi tính tất yếu Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy được rằng, sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất trên thực tế chỉ là một điều kiện mang tính cơ bản, nhưng thực tế thì nó cũng sẽ không phải là duy nhất để thực hiện xã hội không giai cấp Cần thiết phải
có thêm những điều kiện kinh tế cũng như là các điều kiện xã hội cụ thể khác, đặc biệt là sự phát triển cao và toàn diện của con người
Trang 72 Định nghĩa của đấu tranh giai cấp [GT1, trang 189-190]
- Thứ nhất: Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to
lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định
quần chúng bị tước hết quyền Bị áp bức và lao động, chống những kẻ có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản và giai cấp tư sản”
- Thứ ba: Đó còn là sự căng thẳng hoặc đối kháng tồn tại trong xã hội do
cạnh tranh về lợi ích kinh tế xã hội và mong muốn giữa người dân của các tổng lớp khác nhau Như vậy, tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp
- Thứ tư: Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản
không thể điều hòa được giữa các giai cấp Trong xã hội có giai cấp đấu tranh giai cấp là quy luật tất yếu của xã hội Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp xuất phát từ tính tất yếu kinh tế nguyên nhân là do sự đối kháng về lợi ích cơ bản giữa giai cấp
bị trị và giai cấp thống trị Đấu tranh giai cấp là một hiện tượng lịch sử khách quan, không phải do một lý thuyết xã hội nào tạo ra, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một lực lượng xã hội hay một cá nhân nào nghĩ ra Ở đầu và khi nào còn
áp bức, bóc lột, thì ở đó và khi đó còn đấu tranh giai cấp chống lại áp bức, bóc lột Thực tiễn lịch sử của xã hội loài người đã và đang chứng minh điều đó
- Thứ năm: Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, hãn là do sự đối kháng về lợi ích cơ bản giữa giai cấp
bị trị và giai cấp thống trị Đó còn là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp
Trang 8bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng
- Thứ sáu: Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tỉnh xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội mẫu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu Sự xuất hiện giai cấp trong
xã hội là tất yếu khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; trong xã hội có giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi hội
tụ đủ điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết
- Thứ bảy: Đấu tranh giai cấp là một quá trình cải biến xã hội chẳng những
chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mã còn giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cũng như nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp tiến bộ và cách mạng
- Thứ tám: Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch sử Cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp trong lịch sử tất yếu phát triển đến cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản Đây là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử Trong cuộc đấu tranh này; giai cấp vô sản đứng lên giành chính quyền thiết lập nền chuyên chính của mình và thông qua nền chuyên chính
đó tiến hành cải tạo triệt để xã hội cũ, tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp, xây dựng thành cộng xã hội cộng sản chủ nghĩa
3 Vai trò của đấu tranh giai cấp [GT1, trang 189-190]
Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến
bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa đến nay về thực chất chỉ là lịch sử của
Trang 9những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội
Đấu tranh giai cấp không chỉ là động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử mà còn là phương thức cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội, nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì sự vận động của các mâu thuẫn trong phương thức sản xuất biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa các giai cấp trong đời sống chính trị xã hội, do đó mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể được giải quyết thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị xã hội
Trang 10KẾT LUẬN
Tóm lại, giai cấp được hiểu cơ bản chính là những tập đoàn to lớn gồm những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định Những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và từ đó mà đã dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội Giai cấp cũng chính là một phạm trù mang tính lịch sử Các hình thức đấu tranh trong lịch sử: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng Ba hình thức đấu tranh cơ bản của giai cấp vô sản có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nhưng có vai trò không ngang bằng nhau Nguồn gốc của giai cấp bắt nguồn từ hai con đường chính (sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ thống trị và những chủ thể là người
bị trị và những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc sẽ không bị giết mà những tù binh đó sẽ bị biến thành nô lệ) Vai trò của đấu trang giai cấp là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp Bên cạnh đó đấu tranh giai cấp còn là phương thức cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội, nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
Trang 11Tài liệu tham khảo
1 Trích Giáo trình Triết học Mác - Lênin : Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị - 2021
Chương II: Chủ nghĩa duy vật lịch sử [trang
https://dlib.phenikaa-uni.edu.vn/handle/PNK/3024
2 TS Đồng Thị Tuyền, Bài giảng chương 3 phần 3.2 giai cấp và dân tộc https://drive.google.com/file/d/1awzul13q-vrecT3R6zp56_kj01vx1fEV/view [slide 72-79]