Trang 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTSTTCHỮ VIẾTTẮTDIỄN GIẢI1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán2 CPXD Cổ phần xây dựng3 HĐKD Hoạt động kinh doanh4 HTK Hàng tồn kho5 NDH Nợ dài hạn6 NNH Nợ ngắn hạn7
Trang 2SỐ HIỆU TÊN BẢNG TRANG
ĐỐI TƯỢNG
63
Trang 3SỐ HIỆU TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
Trang 4MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TẠI DOANH
NGHIỆP 1
I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1
1 Khái niệm về cấu trúc tài chính 1
1.1 Khái niệm về cấu trúc tài chính 1
1.2 Khái niệm về phân tích cấu trúc tài chính 1
2 Mục đích của việc phân tích cấu trúc tài chính của Doanh nghiệp 2
3 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 2
II THÔNG TIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1 Thông tin sử dụng trong phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 3
1.1 Bảng cân đối kế toán 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Nội dung của Bảng cân đối kế toán 4
1.1.3 Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán 4
1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Nội dung 4
1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5
1.3.1 Khái niệm 5
1.3.2 Nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5
1.3.3 Ý nghĩa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5
1.4 Thuyết minh Báo cáo tài chính 6
1.4.1 Khái niệm 6
1.4.2 Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính 6
1.4.3 Ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính 7
1.5 Nguồn thông tin khác 7
2 Các phương pháp phân tích trong doanh nghiệp 7
Trang 52.2 Phương pháp loại trừ 8
2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn 9
2.2.2 Phương pháp số chênh lệch 10
2.3 Phương pháp phân tích tương quan 10
2.4 Phương pháp khác 11
2.4.1 Phương pháp liên hệ cân đối 11
2.4.2 Phương pháp chi tiết 11
III Phân tích cấu trúc tài sản tại doanh nghiệp 11
1 Khái quát chung về cấu trúc tài sản tại doanh nghiệp 11
1.1 Khái niệm 11
1.2 Ý nghĩa 12
2 Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản 12
2.1 Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền (H 1 ) 12
2.2 Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính (H 2 ) 13
2.3 Tỷ trọng các khoản phải thu (H 3 ) 14
2.4 Tỷ trọng các hàng tồn kho (H 4 ) 15
2.5 Tỷ trọng tài sản cố định (H 5 ) 15
2.6 Tỷ trọng bất động sản đầu tư (H 6 ) 16
2.7 Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn (H 7 ) 16
2.8 Tỷ trọng Tài sản khác (H 8 ) 17
IV Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại doanh nghiệp 17
1 Khái quát chung về cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 17
2 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp 18
2.1 Hệ số nợ (Tỷ suất nợ) 18
2.2 Hệ số tự tài trợ ( Tỷ suất tự tài trợ) 18
2.3 Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 19
3 Phân tích tính ổn định về mặt tự chủ của doanh nghiệp 19
3.1 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên 20
3.2 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 20
3.3 Tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên 20
Trang 61 Khái quát chung về phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp 21
2 Phân tích cân bằng tài chính 21
2.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính 21
2.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính 23
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 26
A Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng công trình 545 26
I Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây dựng công trình 545 26
1 Quá trình hình thành công ty cổ phần xây dựng công trình 545 26
2 Quá trình phát triển công ty 27
II Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 27
1 Lĩnh vực hoạt động 27
2 Sản phẩm của công ty 28
3 Quy trình công nghệ 28
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất 28
3.2 Tổ chức sản xuất 29
III Tổ chức quản lý của công ty 30
1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty 30
2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 30
IV Tổ chức công tác kế toán tại công ty 32
1 Tổ chức bộ máy kế toán: 32
2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ phận kế toán 32
3 Hình thức sổ kế toán và trình tự ghi sổ 34
V Một số chính sách áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng công trình 545 35 B Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 545 36
I Phân tích cấu trúc tài sản tại công ty Cổ phần xây dựng công trình 545 36
II Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại công ty cổ phần xây dựng công trình 545 .47
1 Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty cổ phần XDCT 545 48
Trang 7trình 545 50
III Phân tích cân bằng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình 545 .52
1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn 53
2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn 55
3 Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính 57
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 545 59
I.Nhận xét chung về cấu trúc tài chính của công ty cổ phần xây dựng công trình 545 59
1 Ưu điểm 59
2 Nhược điểm 60
II Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần XDCT 545 61
1 Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền 62
2 Quản lý các khoản phải thu 62
3 Quản lý khoản đầu tư tài chính 64
4 Quản lý hàng tồn kho 65
5 Quản lý Tài sản cố định 67 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Trong sự phát triển kinh tế của đất nước ta, nhất là thời kỳ công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước, ngành xây dựng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng vàphát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô lớn Cùng với sự phát triển của ngành thì
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt hơn.Mỗi doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển thì cần tìm cho mình một điểm mạnh riêng Để làm đượcđiều này thì mỗi doanh nghiệp cần phải tự đánh giá tình hình chung của mình như:tình hình tài chính, hiệu quả hoạt đông, khả năng tiêu thụ sản phẩm… Trong đó cấutrúc tài chính có tầm quan trọng rất lớn trong sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Mỗi cấu trúc sẽ tác động đến tình hình hoạt động và khả năng sản xuất củadoanh nghiệp Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu cho mình cấu trúc tàichính phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra được những ýkiến đúng đắn trong việc nên đầu tư loại tài sản nào, nguồn huy động là nguồn vốnchủ hay nguồn vốn vay …
Ngoài ra, công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp đang được chú trọnghơn trước kia bởi nó đem lại cho nhà quản trị có cái nhìn chính xác hơn về tình hình
sử dụng tài sản và nguồn vốn tại doanh nghiệp Đồng thời phân tích tài chính cònđóng vai trò dự báo tình hình trong tương lai, thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau.Hơn nữa đối với các cổ đông và các nhà đầu tư thì việc phân tích tài chính củadoanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc có thu hút sự ra quyết định đầu tư.Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận cũng như tình hình thực tế của công ty, emcảm nhận được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của công ty.Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học từ học tập cùng với sự hướngdẫn tận tình của cô giáo Th.s Lê Thị Huyền Trâm và sự giúp đỡ của các anh chị
phòng kế toán công ty nên đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình 545” Nội dung gồm 3 phần chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính tại doanh nghiệp
Phần II: Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 545
Trang 9tại công ty cổ phần xây dựng 545.
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Thùy Dung
Trang 10PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TẠI DOANH NGHIỆP
I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm về cấu trúc tài chính
1.1 Khái niệm về cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là một khái niệm đề cập đến các bộ phậncấu thành nên hệ thống tài chính của Doanh nghiệp, trong đó phản ánh cơ cấu củaTài sản, cơ cấu nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanhnghiệp Cấu trúc tài chính liên quan đến chính sách tài trợ của Doanh nghiệp
Cấu trúc tài sản thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các loại tài sản, cơ cấu này phảnánh tình hình phân bổ vốn cho sản xuất kinh doanh
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các loại nguồn vốn, thôngqua cơ cấu có thể đánh giá được tình hình huy động các nguồn vốn khác nhau chohoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời có sự kết hợp tốt nhất giữa các loạinguồn vốn mang lại hiệu quả cho Doanh nghiệp
1.2 Khái niệm về phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là phân tích khái quát tình hìnhđầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản đểlàm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính Một cấu trúc tài chính nào đó sẽ tácđộng đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp Thông qua phân tích cấutrúc tài chính, nhà quản lý có thể tìm ra phương cách tốt nhất trong việc kết hợpgiữa tài sản và nguồn vốn nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm những vấn đề sau:
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá sự biến động của các bộ phận cấuthành tổng tài sản của doanh nghiệp Từ đó có thể đánh giá được tình hình sửdụng vốn, tính hợp lý trong phân bổ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích cấu trúc nguồn vốn nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanhnghiệp, một mặt là để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, mặtkhác là đảm bảo tính an toàn trong tài chính Doanh nghiệp
Trang 11 Phân tích cân bằng tài chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa tài sản và nguồnvốn về sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn củadoanh nghiệp nhằm phát hiện ra những nhân tố gây mất sự cân bằng tài chính.
Từ đó có những giải pháp kịp thời để cải thiện tình trạng cân bằng tài chính củadoanh nghiệp được tốt hơn Một tình trạng cân bằng tài chính tốt sẽ cho phépdoanh nghiệp lựa chọn một chính sách tài trợ thích hợp
2 Mục đích của việc phân tích cấu trúc tài chính của Doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm đánh giá cơ cấu tài sản cũng như sự biếnđộng của từng khoản mục tài sản để nắm rõ được tình hình tài sản của doanhnghiệp, những loại tài sản nào đang chiếm tỷ trọng cao nhất hoặc nhỏ nhất trongtổng tài sản của doanh nghiệp để có thể giảm hoặc tăng giá trị của khoản mục đómột cách hợp lý để phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính còn cho biết được tỷ trọng nợ hay vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp đang ở mức hợp lý hay chưa để tìm cách điều chỉnh nhằmđem lại cấu trúc nguồn vốn tốt để các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.Ngoài ra, việc phân tích còn có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng cânbằng tài chính trong ngắn hạn hay trong dài hạn như thế nào để điều tiết các hoạtđộng của doanh nghiệp
3 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động sản xuấtkinh doanh của mỗi doanh nghiệp Điều này thể hiện ngay khi thành lập doanhnghiệp, trong việc thành lập các dự án đầu tư ban đầu, bởi vì một dự án muốn đưavào thực tế thì trước hết phải cần đến vốn để thực hiện dự án đó Doanh nghiệp nàocũng vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có một lượngvốn nhất định: vốn cố định, vốn lưu động…
Vậy để duy trì được tình hình tài chính doanh nghiệp luôn ổn định thì luônđòi hỏi công tác tổ chức huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp phải được tiếnhành như thế nào có hiệu quả nhất Và khi đã có đủ vốn kinh doanh, doanh nghiệp
sẽ chủ động và thuận lợi hơn trong việc vận hành bộ máy hoạt động của mình đượcmục tiêu đề ra Như vậy tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có ý nghĩa quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì thế cần phải thường xuyên tiến hành
Trang 12phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp để các nhà quản lý có những đánh giákịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định đầy đủ và đúng đắnnguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp Từ đó có những giải pháp tối ưu nhất nhằm ổn định và tăng cườngtình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp
Qua phân tích cấu trúc tài chính mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tìnhhình huy động, phân phối và sử dụng các loại vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp,phát hiện những nhân tố hiện tại hay tiềm tàng của sự mất cân bằng tài chính Trên
cơ sở đó đề ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện, góp phần năng cao hiệuquả sử dụng vốn
Đối với bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn thông tin được cung cấp từ việc phân tich cấu trúc tài chính sẽ là công
cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước về việctình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của doanh nghiệp Đồng thờicũng là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét, quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệphay không, đầu tư như thế nào để hợp lý…
Có thể nói việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩaquyết định đến việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy việc thường xuyêntiến hành phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết
II THÔNG TIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Thông tin sử dụng trong phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1 Bảng cân đối kế toán
1.1.1 Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sảnhiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thànhcác tài sản đó Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quáttình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 131.1.2 Nội dung của Bảng cân đối kế toán
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo
cáo thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp Căn cứ vào số liệu này
có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn củadoanh nghiệp hiện đang có tồn tại dưới hình thái vật chất
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử
dụng thời điểm lập báo cáo Về mặt kinh tế, khi xem xét nguồn vốn các nhàquản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý
và sử dụng Về mặt pháp lý, thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp vềtổng số vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
1.1.3 Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán
Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát
qui mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp Số liệu phần nguồn vốn phảnánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có
mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lời.Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp
về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu
Với ý nghĩa trên, Bảng cân đối kế toán không chỉ cung cấp thông tin cho cácnhà quản lý mà còn cung cấp cho các đối tượng bên ngoài quan tâm đến lợi ích củadoanh nghiệp
1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động :
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
Hoạt động tài chính
Hoạt động khác
Trang 14Giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận có mối quan hệ ràng buộc với nhau Khi tốc độtăng doanh thu lớn thì tốc độ tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại.
1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.1 Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính,
nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần,
cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán
và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạtđộng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanhnghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toánkhác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng
1.3.2 Nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệtheo ba loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tàichính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ":
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt độngtạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải
là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động muasắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tưkhác không được phân loại là các khoản tương đương tiền
Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo
ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanhnghiệp
1.3.3 Ý nghĩa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho nhà quản trị một số thông tin quantrọng như là:
Lượng tiền mặt có được hiện tại là do đâu
Tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào
Sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có
Trang 15Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết hợp với các thông tin trên cácBáo cáo tài chính khác, nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báolượng tiền cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các phương
án phù hợp như vay vốn hoặc cho vay để tăng hiệu quả sử dụng tiền
1.4 Thuyết minh Báo cáo tài chính
1.4.1 Khái niệm
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể táchrời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặcphân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng nhưcác thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tinkhác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báocáo tài chính
1.4.2 Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thôngthường, tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Hướng dẫn rõ tài khoản để lấy chiphí bao gồm cả Cân đối kế toán và Kết quả kinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quảHĐKD
- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Trong bối cảnh nền kinh tế sụt giảm, lạm phát gia tăng, thông qua thuyếtminh BCTC, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các khoản đầu tư tàichính (ngắn hạn và dài hạn), tình trạng hàng tồn kho… của các công ty Bởi nếu chỉnhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể chúng ta hoàn toàn không biết hoặc hiểu sailệch về các thông tin này
Trang 161.4.3 Ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính
Cung cấp thông tin chi tiết hơn so với các báo cáo tài chính khác, giúp chongười đọc dễ dàng nhận biết và hiểu được các số liệu từ đâu có
Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong báo cáo tài chính khácnhưng lại cần thiết trong việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính củadoanh nghiệp
1.5 Nguồn thông tin khác
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiềunhân tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính cần đặt trong bối cảnhchung của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế trong khu vực Kết hợp nhữngthông tin này đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và những dự báo nguy cơ, cơhội đối với hoạt động của doanh nghiệp
Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô, những thông tin liên quan đếnngành, liên quan dên lĩnh vực kinh doanh cũng được chú trọng Đó là:
+ Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành
+ Mức độ cạnh tranh và qui mô của thị trường
so sánh giữa kế hoạch với thực hiện
Nội dung so sánh
- So sánh giữa số thực hiện kì này với số thực hiện kì trước để thấy được xuhướng thay đổi của tình hình tài chính của doanh nghiệp Thấy được tình hìnhtài chính được cải thiện hay xấu đi, đánh giá được tốc độ tăng trưởng hay giảm
Trang 17đi của các hoạt động tài chính doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục trongthời gian sắp tới.
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị
số kế hoạch của chi tiêu phân tích Khi đó tiến hành so sánh giữa thực tế với kếhoạch của chỉ tiêu nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạchcủa hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Khi xác định vị trí của danh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bình ngànhhay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh nhằm đánh giá tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt, khách quan hay khôngkhách quan
Điều kiện áp dụng
- Phải đảm bảo sự thống nhất về mặt nội dung kinh tế của các chỉ tiêu
- Phải đảm bảo về sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
- Phải đảm bảo về sự thống nhất trong đơn vị tính các chỉ tiêu
- Ngoài ra cần phải đảm bảo các điều kiện khác như cùng phương hướng kinhdoanh, điều kiện kinh doanh phải tương tự
Kỹ thuật so sánh
- So sánh theo chiều ngang: So sánh ngang trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và sốtương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính Qua đó xác định được
xu hướng của các chỉ tiêu
- So sánh dọc trên các báo cáo tài chính: (Phân tích báo cáo tài chính theo quy
mô chung) của doanh nghiệp là việc sử dụng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu phân tích vớiquy mô chung Nhằm đánh giá cấu trúc cảu các chỉ tiêu ở doanh nghiệp
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng Nó được sửdụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ hoạt động phân tích của doanh nghiệp
2.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức ảnh hưởnglần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách : Khi xácđịnh sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác
Vai trò của phương pháp này là giúp cho nhà phân tích đánh giá, xem xét,
Trang 18nhận thức được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Qua đó
có thể thấy được nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực và ngược lại Có 2 phươngpháp loại trừ : phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượtthay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng củacac nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Trình tự thay thế của các nhân tố ảnh hưởng
- Xác định các nhân tố tác động đối với các chỉ tiêu và sắp xếp chúng thành mộtcông thức toán học theo nguyên tắc là nhân tố số lượng trước rồi mới đến nhân
tố số lượng
- Lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích theo trình tự từ nhân
tố số lượng, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng Trường hợp
có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu thay thếtrước, nhân tố thứ yếu thay thế sau Sau mỗi lần thay thế thì tính lại chỉ tiêuphân tích rồi so sánh với lần so sánh trước để tính mức độ ảnh hưởng
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích
Giả sử có phương trình kinh tế : P = a x b x c
Trang 19P = P (a) + P (b) +P (c)
2.2.2 Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếpcủa từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Có thể nói phương pháp số chênh lệch làphương pháp rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn Chỉ khác ở chỗ sử dụngchênh lệch giữa kì phân tích so với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức ảnhhưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích
Ta có phương trình kinh tế như sau : P = a x b x c
Trong đó : P : Chỉ tiêu cần phân tích
a, b, c : các nhân tố ảnh hưởng
Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích
- Ở kỳ gốc: P0 = a0 x b0 x c0
- Ở kỳ phân tích : P1 = a1 x b1 x c1
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích : P = P1 – P2
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.3 Phương pháp phân tích tương quan
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quanvới nhau Chẳng hạn mối tương quan giữa doanh thu (trên Báo cáo Kết quả hoạtđộng kinh doanh) với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trênBảng cân đối kế toán) Thông thường, khi doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dưcác khoản nợ phải thu cũng gia tăng, hoặc doanh thu tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữhàng cho kinh doanh gia tăng
2.4 Phương pháp khác
2.4.1 Phương pháp liên hệ cân đối
Trang 20Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp sử dụng các mối liên hệ giữacác sự kiện đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trìnhthực hiện các hoạt động của đơn vị Có thể là sử dụng một số cân đối tiến hành phântích báo cáo tài chính như sau:
Tài sản = Nguồn vốnLợi nhuận = Doanh thu – Chi phíDựa vào các mối quan hệ trên, người ta sử dụng phương pháp liên hệ cân đốixem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích và dựa vào
sự biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn
2.4.2 Phương pháp chi tiết
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: 1 chỉ tiêu kinh tế thường đượccấu thành bởi nhiều chi tiết Khi nghiên cứu chi tiết nhân tố cấu thành nên chỉtiêu kinh tế sẽ giúp đánh giá chính xác ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi tiết
Chi tiết theo thời gian : một quá trình kinh doanh có thể xảy ra trong mộtkhoảng thời gian hay nhiều khoản thời gian gộp lại Mỗi khoảng thời gian khácnhau bao gồm nhiều nhân tố cấu thành không giống nhau, giúp đưa ra đượcnhững giải pháp khác nhau trong từng khoản thời gian
Chi tiết theo địa điểm: Đối với những doanh nghiệp có nhiều bộ phận hoạt độngtheo phạm vi hay địa điểm thì kết quả hoạt động kinh doanh không giống nhau.Việc phân tích theo từng địa điểm nhằm khai thác được những điểm mạnh vàkhắc phục được những điểm yếu kém
III Phân tích cấu trúc tài sản tại doanh nghiệp
1 Khái quát chung về cấu trúc tài sản tại doanh nghiệp
1.1 Khái niệm
Cấu trúc tài sản là khái niệm chỉ cơ cấu mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp
Đó là thành phần, là tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong tổng tài sản Mục đích củaphân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản củadoanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh
1.2 Ý nghĩa
Với việc lập các chỉ tiêu phân tích giúp ta biết được tỷ trọng từng loại tài sảntrong tổng tài sản của doanh nghiệp và việc phân bổ như vậy đã hợp lý hay chưa
Trang 21nhưng chưa thấy được nhân tố nào làm thay đổi cấu trúc Vì vậy để đánh giákhuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản ta có thể thiết kế Bảng cân đối kế toán theodạng so sánh, tính chênh lệch về số tuyệt đối và số tương đối giữa các năm của cùngloại tài sản.
2 Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tàisản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho các hoạt động kinh doanh.Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân
bổ vốn như: đầu tư vào loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tănghay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đếnhoạt động tiêu thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nào là vừa đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn giảm thấpchi phí tồn kho; hay vốn nhà rỗi có nên sử dụng đầu tư ra bên ngoài hay không…
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản song nguyên tắc chung khi thiết lập chỉtiêu phản ánh cấu trúc tài sản là:
Loại tài sản i
Tổng tài sảnLoại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có cùng chung một đặctrưng kinh tế nào đó như: khoản phải thu, hàng tồn kho Chỉ tiêu tổng tài sản trongcông thức trên là số cộng dồn phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán
2.1 Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền (H 1 )
Giá trị tiền và các khoản tương đương tiền
H1 = x 100% Tổng tài sản
Lấy số liệu:
- Chỉ tiêu “ Tiền và các khoản tương đương tiền” được lấy tại “ Mã số 110” trên bảng cân đối kế toán (Mã số 110 = Mã số 111+ 112)
- Chỉ tiêu “ Tổng tài sản” lấy trên “ Mã số 270” trên bảng cân đối kế toán
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong số tài sản của doanh nghiệp thì tiền và tương
đương tiền chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm
Trang 22Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền của doanh nghiệp càng nhiều, doanhnghiệp sẽ gặp thuận lợi trong việc đầu tư , mua sắm cũng giống như trong việcthanh toán nợ Tuy nhiên khi khoản mục này lớn thì có khả năng xảy ra rủi ro, mấtmát Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp sẽ hạn chế trong việc sảnxuất kinh doanh của mình.
Thông thường, tiền và cá khoản tương đương tiền phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Quy mô kinh doanh: Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì việc dự trữ tiềntrong doanh nghiệp càng lớn
Nhu cầu thanh toán: Nhu cầu thanh toán càng cao thì lượng tiền càng tăng
Chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp
2.2 Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính (H 2 )
Giá trị các khoản đầu tư tài chính
Tổng tài sản
Lấy số liệu: “ Giá trị các khoản đầu tư tài chính” lấy trên “ Mã số 120 và 250” trên
bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu đầu tư tài chính ở đây bao gồm:
Đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120 = Mã số 121 + 122 +123): Là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư ngắn hạn (sau khi đã trừ
đi dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh), bao gồm: Chứng khoán nắmgiữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn vàcác khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểmbáo cáo
Đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250 = Mã số 251 + 252 + 253 + 254 + 255):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạntại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vịkhác), như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh,đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạncòn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số tài sản của doanh nghiệp thì các
khoản đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm
Trang 23Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính phản ánh mức độ và cường độ tập trung cácmối liên hệ, liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, tạo cơhội và điều kiện để các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài Đầu tư tài chính là mộthoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huyhết tiềm năng sẵn có cũng như những lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế của mình Đối với những doanh nghiệp cóquy mô lớn thông thường có giá trị tỷ trọng đầu tư tài chính cao và ngược lại
2.3 Tỷ trọng các khoản phải thu (H 3 )
Giá trị các khoản phải thu
H3 = x 100%
Tổng tài sản
Lấy số liệu: “Giá trị các Khoản phải thu” lấy trên “Mã số 130 và 210” trên BCĐKT
Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130 = Mã số 131 + 132 + 133 + 134 +
135 + 136 + 137 + 139) : Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của cáckhoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặctrong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi
dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) như: Phải thu của khách hàng, trả trướccho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xâydựng, phải thu về cho vay và phải thu ngắn hạn khác
Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210 = Mã số 211+ 212+ 213+ 214+ 215+
216+ 219) : Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu
có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh tạithời điểm báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, vốn kinh doanh ở đơn vị trựcthuộc, phải thu nội bộ, phải thu về cho vay, phải thu khác (sau khi trừ đi dựphòng phải thu dài hạn khó đòi)
Ý nghĩa: Phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì các khoản phải thu
chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm
Các khoản phải thu của doanh nghiệp có nhiều loại, trong đó chủ yếu là cáckhoản phải thu người mua và tiền đặt cọc cho người bán Khoản phải thu này tănghay giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau Khi xem xét chỉ tiêu này cần phảiliên hệ với các phương thức tiêu thụ (bán sỉ, bán lẻ), với các chính sách bán hàng,
Trang 24với chính sách thanh toán tiền hàng, với khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tàichính của khách hàng để nhận xét.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì hàng tồn
kho chiếm bao nhiêu phần trăm
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị giánđoạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý.Khi xem xét tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản, cần liên hệ với ngànhnghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, với chính sách dự trữ, với tính thời
vụ của kinh doanh và chu kỳ sống của sản phẩm, hàng hóa.Một doanh nghiệp có hệthống cung cấp tốt sẽ giảm được lượng hàng tồn kho mà không ảnh hưởng đến tínhliên tục của quá trình kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố
định chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm
Tỷ trọng tài sản cố điịnh phụ thuộc vào những yếu tố như:
Phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Trang 25 Phụ thuộc vào chính sách đầu tư và chu trình kinh doanh cũng như phươngpháp khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng.
Đối với những doanh nghiệp có chính sách đầu tư mới trong giai đoạn mớiđầu tư tỷ trọng này thường cao hơn do lượng vốn đầu tư lớn và khấu hao chưanhiều Khi xem xét chỉ tiêu này cần đi sau xem xét tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
cố định, qua đó đánh giá chính xác hơn tình hình đầu tư và cơ cấu tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì bất động
sản đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm
Bất động sản đầu tư của doanh nghiệp bao gồm quyền sử dụng đất, nhà hoặcmột phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người
đi thuê tài sản theo hợp đồng nắm giữ Các tài sản này được doanh nghiệp ghi nhận
là bất động sản đầu tư khi doanh nghiệp nắm giữ để cho thuê hoặc chờ tăng giá màkhông phải để bán trong kì hoạt động của sản xuất kinh doanh thông thường Khixem xét tỷ trọng của bất động sản đầu tư chiếm trong tổng số tài sản cần liên hệ vớicác chính sách và các chủ trương về kinh doanh bất động sản của doanh nghiệpcũng như hiệu quả kinh doanh lĩnh vực này để đánh giá
2.7 Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn (H 7 )
Giá trị Tài sản dở dang dài hạn
H7 = x 100%
Tổng tài sản
Lấy số liệu: “Giá trị Tài sản dở dang dài hạn” lấy trên “Mã số 240” trên BCĐKT.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng của các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh
dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong tổng tài sản
Trang 26- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn (Mã số 231): Chỉ tiêu này thườngdùng để trình bày các dự án dở dang của các chủ đầu tư xây dựng bất động sản
để bán nhưng chậm triển khai, chậm tiến độ
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 242) : Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trịgiá TSCĐ đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớntài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sửdụng
- Tài sản dài hạn khác (Mã số 260 = Mã số 261 + 262 + 263 + 268): Là chỉ tiêutổng hợp phản ánh tổng giá trị các TSDH khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụngtrên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuếthu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn chưa được trình bày ở các chỉ tiêu khác tạithời điểm báo cáo
Ý nghĩa:Phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì các khoản tài sản khác
chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm
IV Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại doanh nghiệp
1 Khái quát chung về cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Cấu trúc nguồn vốn của một doanh nghiệp là cơ cấu nguồn vốn hình thànhnên tài sản của doanh nghiệp Nó chỉ ra nguồn vốn của doanh nghiệp thì bao gồmnhững nguồn nào, tỷ trọng bao nhiêu Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp liênquan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy
Trang 27động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự
an toàn trong tài chính, mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro củadoanh nghiệp Do vậy khi phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xét đến nhiều mặt và cảmục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính củadoanh nghiệp
2 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp
Tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêukhác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: mức độ tài trợ tàisản bằng vốn chủ sỡ hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sỡ hữu.Tuy nhiên, để đánh giá khái quát tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thìchỉ tiêu thông dụng nhất là “ hệ số tự tài trợ”, “ hệ số nợ”, “ tỷ suất nợ phải trả trênvốn chủ sở hữu”
2.1 Hệ số nợ (Tỷ suất nợ)
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Lấy số liệu: “ Nợ phải trả” lấy trên “ Mã số 300” trên Bảng cân đối kế toán
“ Tổng nguồn vốn” lấy trên “ Mã số 440” trên Bảng cân đối kế toán
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì
có mấy đồng nợ phải trả
Nếu doanh nghiệp có trị số của chỉ tiêu này càng cao thì tính tự chủ củadoanh nghiệp thấp, doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào chủ nợ do đó danhnghiệp sẽ hoạt động không có hiệu quả rủi ro về tài chính lớn
2.2 Hệ số tự tài trợ ( Tỷ suất tự tài trợ)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độc độc lập về tài chính của doanh nghiệp
Trang 28Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn vốnchủ sở hữu chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng tựđảm bảo về mặt tài chính càng cao, tính tự chủ về mặt tài chính càng tăng và ngượclại, khi trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càngthấp mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng giảm.
Đối với các chủ nợ, họ thường dễ dàng cấp tín dụng cho những doanh nghiệp
có tỷ lệ này cao (các điều kiện khác không đổi) vì khi đó khả năng thu hồi nợ là lớn.Nhưng đối với các doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ lại làm tăng hiệu quả kinhdoanh nhiều hơn so với vốn chủ Như vậy cần phải cân đối giữa hai tỷ lệ này saocho hợp lý và thích hợp nhất đối với cụ thể từng doanh nghiêp
Trên đây là 2 chỉ tiêu làm cơ sở cho các nhà quản trị, nhà đầu tư có giải phápthích hợp giải quyết các vấn đề về nợ của công ty Hai chỉ tiêu trên có mối quan hệlà:
Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ = 1
2.3 Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Tỷ suất NPT trên VCSH = x 100%
Nguồn vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1
đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợphải trả Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệpcàng nhiều, và ngược lại Do vậy, các chủ nợ hay nhà đầu tư thường thích cácdoanh nghiệp có tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu thấp
3 Phân tích tính ổn định về mặt tự chủ của doanh nghiệp
Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn Chủ sởhữu với vốn vay nợ Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nghiệp vụ đều
có liên quan đến thời hạn và chi phí sử dụng vốn, sự ổn định về nguồn tài trợ là mốiquan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của các doanh nghiệp Để xem xét tính
ổn định của nguồn tài trợ, về mặt số liệu ta cần xem xét đến nguồn vốn thườngxuyên (nguồn vốn dài hạn) và nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn)
Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng
Trang 29thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh (có thời gian sử dụng trên 1 năm)bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay trung và dài hạn của doanhnghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sỡ hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảnthời gian dưới 1 năm, bao gồm các khoản phải trả tạm thời, phải trả người bán ngắnhạn, Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn……
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Để tiến hành phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ nhà phân tích thường
sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
3.1 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên
Tỷ suất Nguồn vốn thường xuyên = x 100%
Tổng nguồn vốn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn
thường xuyên chiếm mấy phần Trị số này càng lớn thì tính ổn định của nguồn tàitrợ càng cao, doanh nghiệp không bị áp lực về mặt thanh toán ngắn hạn và ngượclại
3.2 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời
Tỷ suất Nguồn vốn tạm thời = x 100%
Tổng nguồn vốn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài
trợ chiếm mấy phần Trị số này càng cao thì tính ổn định của nguồn tài trợ càngthấp, doanh nghiệp gặp áp lực trong thanh toán ngắn hạn
3.3 Tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên
Vốn chủ sỡ hữu
Tỷ suất NVCSH/NVTX = x 100%
Nguồn vốn thường xuyên
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn thường xuyên, số vốn chủ
sỡ hữu chiếm mấy phần và ngược lại
Trang 30Như vậy thông qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá được khả năng độc lập vềtài chính và mức độ ổn định của nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.
Việc phân tích tính tự chủ và ổn định của nguồn vốn sẽ cung cấp rất nhiềuthông tin bổ ích cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư Đây sẽ là
cơ sở cho những quyết định của nhà đầu tư trong việc có nên tiếp tục đảm bảo cungcấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không và nếu tiếp tục thì cung cấp ở mức nào để
có thể giảm thiểu rủi ro trong công tác thu hồi nợ Còn đối với nhà quản trị thì các
số liệu sẽ là căn cứ để có thể dự đoán mức vay nợ hợp lý trong khả năng của mìnhsao cho đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, từ đó có thể cải thiện cấu trúcnguồn vốn lành mạnh hơn, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp
V Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp
1 Khái quát chung về phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp
Cân bằng tài chính là trạng thái cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành nêntài sản đó
Phân tích cân bằng tài chính là phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồnhình thành nên tài sản, từ đó xác định nên trạng thái cân bằng tài chính tối ưu
Cân bằng tài chính hướng đến những ràng buộc pháp lý và những mối quantâm của chủ nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán thông qua sử dụng cácyếu tố thuộc tài sản ngắn hạn để đáp ứng các khoản nợ đến hạn phải trả Cân bằngtài chính còn xem xét duy trì cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ nó
2 Phân tích cân bằng tài chính
2.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn tại thờiđiểm lập bảng cân đối kế toán
Có hai cách tính vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giátrị tài sản dài hạn
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên – tài sản dài hạn
Vốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạnvới nguồn vốn tạm thời
Trang 31Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn tạm thời
Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cân bằng tài chínhcủa doanh nghiệp Điều này được thể hiện qua các trường hợp sau:
Trường hợp 1: VLĐR = NVTX – TSDH > 0
TSNH
NVTTVốn lưu động
TSDH
Trong trường hợp này, cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt, nguồn vốn thường xuyên ngoài tài trợ cho Tài sản dài hạn còn tài trợ cho Tài sản ngắn hạn. Trường hợp 2: VLĐR = NVTX – TSDH < 0
TSNH
NVTTTSDH
Vốn lưuđộng ròng
Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp cần nghiên cứutrong cả chuỗi thời gian thì mới dự đoán những khả năng, triển vọng về cân bằng tàichính trong tương lai Vì vậy việc nghiên cứu Vốn lưu động ròng tại nhiều thờiđiểm khác nhau để giúp cho người phân tích loại trừ được những sai lệch về số liệu.Phân tích Vốn lưu động ròng qua nhiều kỳ có những trường hợp sau:
Nếu vốn lưu động ròng giảm và âm qua các năm: Cho thấy mức độ an toàn
và bền vững tài chính của doanh nghiệp giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng
Trang 32nguồn vốn tạm thời để tài trợ tài sản dài hạn Do đó doanh nghiệp sẽ gặp áplực về thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúnghạn hay có hiệu quả kinh doanh thấp.
Nếu Vốn lưu động ròng dương và tăng qua năm: Cho thấy mức độ an toàn vàbền vững tài chính của doanh nghiệp là tốt vì không chỉ tài sản dài hạn mà cảTSNH đều được tài trợ bằng NVTX Nguồn vốn thường xuyên của doanhnghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ cho 1phần TSNH Doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì nhất thiếtphải duy trì 1 mức VLĐR hợp lý để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữhàng tồn kho VLĐR càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càngcao
Nếu vốn lưu động ròng có tính ổn định: Điều đó thể hiện các hoạt động củadoanh nghiệp đang trong trạng thái ổn định nhưng cần xem xét đến nguồn tàitrợ để có được sự ổn định đó trong tương lai
2.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
Nhu cầu vốn lưu động ròng là số vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải lập ra
để tạo một mức dự trữ HTK nhất định và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã
sử dụng tín dụng của nhà cung cấp
Các yếu tố thuộc vốn lưu động có mối liên hệ với chu kì hoạt động sản xuấtcủa doanh nghiệp Do các nhân tố trên tác động qua lại lẫn nhau nên trong chu trìnhsản xuất kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu về dự trữ HTK, các khoản phải thu,nhưng đồng thời những tài sản này cũng được tài trợ một phần bởi các khoản nợ Vìvậy NCVLĐR được tính như sau:
Các chỉ tiêu này từ bảng cân đối kế toán như sau:
Giá trị hàng tồn kho là giá trị lấy từ mã số 140
Các khoản phải thu ngắn hạn lấy từ mã số 130
Khoản nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) là các khoản nợ có thời hạn sửdụng dưới một năm thuộc NVTT Trị giá khoản nợ này là chênh lệch giữa
Nhu cầu
vốn lưu
động ròng
= Hàng tồn kho +
Các khoản phải thu ngắn hạn
+
Tài sản ngắn hạn khác
-Nợ ngắn hạn (không
kể vay ngắn hạn)
Trang 33nguồn vốn tạm thời với khoản nợ đến hạn trả (Phải trả người bán ngắn
hạn-Mã số 311)
Qua những phân tích trên, chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng thể hiện nhucầu tài trợ ngắn hạn Do vậy, phân tích cân bằng tài chính cần xem xét mối quan hệgiữa vốn lưu động ròng với nhu cầu vốn lưu động ròng
- Nếu Nhu cầu vốn lưu động ròng < 0: tức là khoản mục HTK và các khoảnphải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn (khôngtính vay ngắn hạn) không những đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp màcòn dư thừa để tài trợ cho các tài sản khác Điều này thường xảy ra khi khách hàngứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp
- Nếu Nhu cầu vốn lưu động ròng> 0: Khoản mục hàng tồn kho và các khoản
phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn (không kể nợvay) không đủ tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp Vìvậy, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho phần thiếu hụttrong nhu cầu vốn lưu động
Ngoài ra, khi đánh giá sự biến động của nhu cầu vốn lưu động ròng cũng cầnphải chú ý tới lĩnh vực kinh doanh, chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐR
Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng thì phần chênhlệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vốn ngắn hạn.Khoảng chênh lệch này gọi là Ngân quỹ ròng
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng – Nhu cầu vốn lưu động ròng
Chỉ tiêu này phản ánh các trạng thái cân bằng tài chính sau:
- Nếu Ngân quỹ ròng > 0: tức là Vốn lưu động ròng lớn hơn Nhu cầu vốn lưu
động ròng, điều này thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệpkhông phải đi vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng Ở một góc
độ khác, Doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn
và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao đểsinh lời.Cân bằng tài chính kém bền vững
- Nếu Ngân quỹ ròng = 0: Vốn lưu động ròng vừa đủ để tài trợ Nhu cầu vốn
lưu động ròng, doanh nghiệp vẫn đạt trạng thái cân bằng tài chính Tuy nhiên, toàn
Trang 34bộ các khoản vốn bằng tiền đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắnhạn Đây là dấu hiệu báo trước cho một trạng thái mất cân bằng tài chính trongtương lai.
- Nếu Ngân quỹ ròng < 0: Vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho Nhu
cầu vốn lưu động ròng Điều này có nghĩa là vốn lưu động ròng không đủ để tài trợcho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp buộc phải huy động các khoản vay ngắnhạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần tài sản dài hạn khi vốn lưu độngròng âm Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanhnghiệp
Những phân tích về cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa Vốnlưu động ròng và Nhu cầu vốn lưu động ròng có vai trò quan trọng trong công tácquản trị tài chính doanh nghiệp Qua việc phân tích, doanh nghiệp có thể chủ độnghơn trong việc xác định các nguồn vốn cần huy động sao cho vừa đáp ứng được nhucầu vốn lưu động, vừa giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo mộttrạng thái cân bằng tài chính an toàn
Trang 35PHẦN II PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH 545
A Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng công trình 545
I Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây dựng công trình 545
1 Quá trình hình thành công ty cổ phần xây dựng công trình 545
Công ty cổ phần xây dựng công trình 545 là đơn vị hạch toán độc lập trựcthuộc Tổng công ty công trình giao thông 5 Tiền thân của công ty cổ phần XDCT
545 là Xí nghiệp XDCT 545 được thành lập theo Quyết định số 1815/TCCB-LĐngày 03/08/2000 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty XDCT GT5
Ngày 02/06/2003 theo quyết định số 1583/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng bộGiao thông vận tải về việc xác nhập nguyên trạng thái xí nghiệp xây dựng dân dụng
và công nghiệp 576 và xí nghiệp XDCT 577 và xí nghiệp XDCT 545 vào công tyXDCT 519 và đổi tên thành công ty XDCT 545
Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước thành công
ty cổ phần XDCT 545 Theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 3 và nghị quyếthội nghị lần thứ 9 của BCH Trung ương khóa 9 về việc chuyển đổi doanh nghiệpnhà nước thành công ty cổ phần nhằm thu hút các nguồn vốn tồn động bên ngoài,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng nội lực sẵn có để chủđộng SXKD Xuất phát từ các yêu cầu trên, ngày 31/08/2005 Bộ GTVT đã có quyếtđịnh số: 3221/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty XDCT
545 đơn vị có hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty XDCT GT5 thành công ty Cổphần XDCT 545
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545
Tên giao dịch quốc tế: CIVIL ENGINEERING CONTRUCTION JOINTSTOCK COMPANY No 545
Tên viết tắt : CECO 545
Trụ sở chính : 324 Nguyễn Hữu Thọ – Q Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng
Điện thoại : 0511 3642943
Trang 362 Quá trình phát triển công ty
Trước đây, khi công ty là xí nghiệp xây dựng công trình 545, Công ty đãhoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện rất khó khăn: nguồn vốn hạn chế, cơ
sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé,… Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của Ban lãnhđạo và cán bộ công nhân viên, Công ty đã không ngừng chỉnh đốn tổ chức bộ máyquản lý, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Chuyển sang cơ chế thị trường, không ít các doanh nghiệp Nhà nước đã lâmvào trình trạng khó khăn về tài chính và đã bị phá sản nhưng Công ty xây dựngcông trình 545 vẫn tồn tại và đứng vững Điều đó, đã thể hiện sự trưởng thành vàphát triển của Công ty Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công tyluôn luôn nghiên cứu và cải thiện bộ máy quản lý, học hỏi và tiếp thu khoa họccông nghệ phục vụ cho sản xuất nhằm đào tạo và nâng cao chất lượng công trình,tạo nhiềm tin và uy tín của Công ty cho đối tác và các nhà đầu tư
Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của đất nước, với nổ lực cố gắng củamình, Công ty đã dần dần tạo được uy tín lớn với khách hàng trong và ngoài nước.Điều này sẽ giúp công ty gặt hái được nhiều thành công cao hơn nữa trên chặngđường phát triển của mình
II Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Trang 37thủy điện, điện, công nghiệp.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn, dầm cầu thép, cấu kiệnthép và sản phẩm cơ khí khác, sửa chữa phương tiện thiết bị thi công, cung ứng,xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh điện
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, du lịch
lữ hành nội địa và quốc tế
- Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao thôngvận tải
- Tư vấn giám sát công trình, thí nghiệm chất lượng công trình
- Đoạn Hồ Chí Minh đoạn Tà Rụt – A Đớt
- Cầu Tuyên Sơn
- Đường Nguyễn Tri Phương nối dài
- Công trình Khuê Trung
- Đường nối dài trung tâm hành chính Q Liên Chiểu
3 Quy trình công nghệ
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Do đặc điểm của công ty là nhận thầu xây dựng các công trình xây dựng nóichung nên quy trình công nghệ của công tác xây lắp là một quy trình khác phức tạp
Vì vậy, tùy theo phương án tổ chức thi công, thời gian thi công dài hay ngắn, tùytheo kết cấu và quy mô của từng công trình cụ thể, để xây lắp một công trình xâydựng phải trải qua 3 giai đoạn công trình xây dựng theo sơ đồ sau:
Trang 38Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất công ty CPXD công trình 545
Đội thi công
Bộ phận
xe vận tải
Bộ phận MMTB
Trang 39III Tổ chức quản lý của công ty
1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty cổ phần xây dựng công trình 545
Công ty cổ phần XDCT 545 áp dụng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo môhình trực tuyến Mô hình này vừa đảm bảo cho người lãnh đạo quản lý một cáchtoàn diện và có toàn quyền quyết định về những vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh Mô hình quản lý nâng cao khả năng tham mưu giúp đỡ các bộphận cấp dưới một cách chủ động trong công việc, không chồng chéo quản lý
Hình 2.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CPXD CÔNG TRÌNH 545
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Trưởng Ban kiểm soát
Phó Giám đốc PT: Tài Chính
Phó Giám đốc
Thường trực
Phó Giám đốcPT: Thu Phí
Phó Giám đốc PT: Kỹ Thuật
Phòng
Kế Hoạch – Dự Án
Phòng
Kế Toán - Tài Chính
Phòng
Kỹ thuật – Công nghệ
Trạm trộn
Bê tôngnhựa
Đội Thi Công
Cơ Giới
Đội thảm
Xí nghiệpXDCT 5.1
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế toán – Tổnghợp
Ban
CECO54
5 BOT
ĐộiXây Dựng
Phòng
Kế hoạch – Vật tư
Quan hệ chức năngQuan hệ trực tuyến
Trạm thu phí Hòa Phước
Trạm thu phí Nam Hải Vân