1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã hội học tôn giáo chủ đề lý thuyết mâu thuẫn xung đột

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Thuyết Mâu Thuẫn/Xung Đột
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn TS. Trần Nguyễn Tường Oanh
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại thuyết trình
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 220,35 KB

Nội dung

Luận điểm gốc của thuyết này là: sự khan hiếm nguồn lực, bất bình đẳngtrong phân bổ nguồn lực, quyền lực và sự phân công lao động nên quan hệ giữa cáccá nhân, nhóm xã hội luôn trong trạn

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH MÔN: XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO CHỦ ĐỀ: LÝ THUYẾT MÂU THUẪN/ XUNG ĐỘT Mã học phần : 2310XHH033L02 Trình bày Giảng viên phụ trách : Nhóm 2 : TS Trần Nguyễn Tường Oanh Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM Họ và tên MSSV Phân công Phạm Thị Nga 2056090029 Nội dung Châu Lư Trình Gian 2056090078 Thuyết trình Trần Thuỵ Minh Anh 2056090099 PPT TIÊU CHÍ CHẤM CHÉO 1 Tham gia đầy đủ các cuộc họp của nhóm 2 Tích cực tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến vào bài tập chung của nhóm 3 Hoàn thành tốt phần nội dung được giao 4 Nộp bài đúng thời hạn 5 Hòa đồng, hợp tác tốt và giúp đỡ mọi người trong nhóm cùng nhau hoàn thành bài tập 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 BẢNG CHẤM CHÉO THÀNH VIÊN Họ và tên MSSV Điểm Phạm Thị Nga 2056090029 10 Châu Lư Trình Gian 2056090078 10 Trần Thuỵ Minh Anh 2056090099 10 MỤC LỤC I/ CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT XUNG ĐỘT/ MÂU THUẪN 1 Lý thuyết xung đột của C.Mác và Ph.Ăngghen 2 Lý thuyết xung đột của Sigmund Freud (1856-1939) 3 Lý thuyết xung đột của Anton Boisen II/ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT MÂU THUẪN TRONG TÔN GIÁO 1 Thực trạng 2 Nguyên nhân xung đột tôn giáo 3 Giải pháp III/ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 I/ CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT XUNG ĐỘT/ MÂU THUẪN 1 Lý thuyết xung đột của C.Mác và Ph.Ăngghen Trường phái lý thuyết xung đột do C.Mác (1818- 1883) và Ph.Ăngghen (1820- 1895) khởi xướng Thuyết này nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn, xung đột và biến đổi xã hội Luận điểm gốc của thuyết này là: sự khan hiếm nguồn lực, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực và sự phân công lao động nên quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội luôn trong trạng thái mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột lẫn nhau Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn bộ sự phát triển xã hội từ buổi đầu văn minh đến nay diễn ra trong sự mâu thuẫn thường xuyên và chính sự mâu thuẫn, đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự biến đổi, phát triển xã hội Tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Bản chất của tôn giáo có tính chất hai mặt, vừa là biểu hiện của thế giới hiện thực vừa là sự phản kháng chống lại thế giới đó Ông viết “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy” [1, tr.570] Sau C.Mác và Ph.Ăngghen, các nhà tư tưởng cũng đưa ra những chiều kích khác nhau về mâu thuẫn, xung đột Trong tác phẩm Các chức năng của xung đột xã hội, L Coser đã phân tích, lý giải nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh xung đột xã hội từ các trạng thái căng thẳng giữa các cá nhân R Dahrendorf đưa ra mô hình và sự cần thiết quản lý, giải tỏa xung đột xã hội Ông cho rằng, mâu thuẫn, xung đột xã hội có chức năng tăng cường tính thích ứng của tổ chức xã hội, bảo đảm tính liên tục của xã hội Xung đột xã hội có thể đem lại những sự thay đổi tiến bộ cho xã hội Lý thuyết mâu thuẫn nhìn nhận xã hội - tôn giáo về cơ bản luôn có sự chia rẽ, mâu thuẫn và xung đột giữa các cá nhân hoặc nhóm xã hội - tôn giáo khác nhau Mâu thuẫn là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội, là thuộc tính vốn có của quá trình phát triển 2 Lý thuyết xung đột của Sigmund Freud (1856-1939) Lý thuyết xung đột có một vị trí quan trọng trong nghiên cứu tôn giáo; trong đó, lý thuyết xung đột của Sigmund Freud đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa nhân loại thế kỷ XX nói chung và nghiên cứu tôn giáo nói riêng Sigmund Freud, sinh năm 1856 tại Freiberg Koravina (Áo) Ông được thừa hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách đặc biệt của mẹ ông Chính mẹ ông là người tạo nên niềm tin, nghị lực và nhân cách của cuộc đời ông Ngược lại, cha ông lại rất gia 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 trưởng và luôn áp đặt cách thức giáo dục ông bằng những quy tắc đạo đức vốn đã rất lạc hậu Sự hiểu biết một cách khoa học là thiên hướng và phương pháp tìm hiểu sự thật của Freud Thiên hướng khám phá sự thật đã trở thành niềm say mê to lớn của ông Freud làm việc và sống vào thế kỷ XIX, thời điểm mà khoa học tham gia vào những cuộc chiến tranh liên tiếp với những quan điểm của giáo lý tôn giáo Tư tưởng trong lĩnh vực văn hóa và khoa học của ông, là chủ nghĩa tự nhiên nguyên bản, trong đó, các quy luật tự nhiên đóng vai trò trung tâm Đối với Freud, tôn giáo siêu nhiên, chính là ảo giác và các khái niệm tôn giáo là ý niệm của ý thức hoặc là sự hiện hình xã hội của những nhu cầu thuộc về thế giới nội tâm Đối với Freud, phân tâm học là lý thuyết về sự xung đột của con người Theo Freud, mỗi cá nhân đều có sự biểu hiện cố gắng tối đa của năng lực xung đột, để thực hiện và kìm chế những ham muốn bản năng của vô thức Sự thúc đẩy của tình dục bản năng, sẽ dẫn đến những hành vi phá hoại một cách liều lĩnh nếu không có sự kìm chế của chuẩn mực, hay sự kiểm duyệt đạo đức của cái tôi Năm 1913, Freud cho xuất bản tác phẩm nổi tiếng Totem và cấm kỵ (Totem and Taboo) Trong tác phẩm này, Freud đã dùng lý luận phức cảm Ơdíp” để tìm hiểu nguồn gốc của đạo đức và tôn giáo Freud coi phức cảm Ơdíp, là nền tảng cơ bản của đạo đức và tôn giáo Theo Freud, trong các bộ lạc nguyên thuỷ thời tiền sử, người cha là người có quyền tối cao, kể cả trong việc quản lý tất cả phụ nữ và coi đó là sở hữu của mình Những đứa con trai luôn luôn muốn cùng thụ hưởng các phụ nữ trong bộ tộc với người cha, song đã bị người cha khước từ và đuổi ra ngoài bộ tộc Những đứa con bị xua đuổi, đã liên kết lại với nhau giết chết người cha Sau đó những người con đã ăn năn, hối lỗi vì đã giết người cha Trong quá trình này, khi thỏa mãn cảm giác ghen ghét người cha (giết cha), thì họ lại nảy sinh cảm giác thương yêu, kính trọng và sùng bái người cha Do đó, sự sùng bái Totem đã hình thành Để chuộc lại lỗi lầm của mình, những đứa con đã xem một loại động vật nào đó (chó, mèo ) và coi đó là hóa thân của người cha, đồng thời nghiêm cấm việc giết hại nó Cùng với việc sùng bái Totem, họ còn ngăn cấm sự phát sinh các quan hệ tình dục với những phụ nữ ngang hàng Totem Điều cấm kỵ không được giết Totem và tôn thờ Totem, theo Freud, đó là những cơ sở manh nha của tôn giáo Theo Freud, tôn giáo nảy sinh bởi cảm giác tội ác và ăn năn Như vậy, nguồn gốc của tôn giáo bắt nguồn từ những xung đột (theo Freud) Khi những đứa trẻ không tuân theo mệnh lệnh và khẳng định khả năng tự chống lại người cha, nó sẽ có cảm giác sai trái, phạm tội và có nhu cầ điều chỉnh lại Khi đứa 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 trẻ không được giúp đỡ và không thể kiểm soát được cuộc sống, nó sẽ cảm thấy yếu ớt và cần sức mạnh của người cha Vì vậy, người cha đã trở thành người duy nhất giải thoát cho đứa trẻ ở những thời điểm cần thiết Khi đứa trẻ lớn lên, trưởng thành, có thể nó không thể kiểm soát được cuộc sống của mình và hành vi bạo lực lại có thể xuất hiện Freud khẳng định, tôn giáo có chức năng an ủi, nó không giúp cho con người những công việc trong thế giới hiện thực mà họ đang phải đối mặt, nhưng nó có thể giúp rất hiệu quả những ước muốn nội tâm của con người 3 Lý thuyết xung đột của Anton Boisen A Boisen sinh năm 1876, tại Bloomington, Ấn Độ, ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Indiana vào năm 1897 A Boisen đã tham gia giảng dạy ngôn ngữ Roman tại Trường Đại học này, cho đến năm 1903, chuyển sang nghiên cứu về Lâm nghiệp tại Trường Đại học Tổng hợp Yale và làm việc tại Trung tâm lâm nghiệp toàn Liên bang; cuối cùng, ông nghiên cứu thần học Tại thánh đường thần học, ông chuyên nghiên cứu về xã hội học tôn giáo cùng với George A Coe, đặc biệt là sự bí hiểm của tôn giáo Ông đã từng làm mục sư trong thời gian 5 năm, sau đó làm việc cho Hội Thanh niên Cơ đốc giáo ở nước ngoài trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất Trở về nước, ông tiếp tục nghiên cứu tại Trung tâm Phong trào toàn cầu của các nhà thờ đến năm 1920 và lại tiếp tục tham gia đoàn mục sư Trong khi chờ đợi được gọi vào làm việc tại nhà thờ, ông đã viết về những quan điểm và kinh nghiệm tôn giáo của mình Do làm việc quá nhiều, ông đã bị tâm thần phân liệt và phải điều trị tại bệnh viện tâm thần Sau thời gian điều trị bệnh tâm thần, với kinh nghiệm và tài năng của mình, ông đã trở thành giáo sĩ tiên phong, mang những tư tưởng tôn giáo đến các bệnh nhân của bệnh viện tâm thần Ông rất quan tâm đến việc tìm hiểu các khía cạnh xã hội của tôn giáo, kết hợp với nghiên cứu các bệnh nhân tâm thần Từ những nghiên cứu, ông đã rút ra giả thuyết về mối quan hệ giữa bệnh nhân tâm thần ở mức độ nặng với việc tìm đến tôn giáo Theo kết quả nghiên cứu, ông xác định, cả hai loại người này đều có chung một đặc điểm là xung đột và thiếu cân bằng trong thế giới nội tâm Kinh nghiệm tôn giáo, với tư cách là sự hỗn loạn tâm thần có thể liên quan đến sự thay đổi cảm xúc một cách đột ngột, khốc liệt Mặt khác, sự hỗn loạn tâm thần, với tư cách là kinh nghiệm tôn giáo có thể biểu hiện như kết quả của sức mạnh điều chỉnh bản năng Từ kết luận này, cho thấy những dạng thức tất yếu của sự hỗn loạn 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 tâm thần và của kinh nghiệm tôn giáo, giống như sự cố gắng của cá nhân để tạo nên sự cân bằng mới về mặt tinh thần của mình Boisen đã tiến hành nghiên cứu gần hai trăm người mắc chứng bệnh loạn thần kinh, và ông rút ra những đặc điểm chung của họ: bị cô lập với bạn bè của mình do những thất bại về mặt xã hội và bị mất đi lòng tự trọng Trong trạng thái rối loạn thần kinh của mình, họ trải qua những cảm xúc khó hiểu, huyền bí, cảm xúc liều lĩnh và cảm xúc về trách nhiệm cá nhân Họ có những suy nghĩ về cái chết, về những biến cố bi thảm, về xung đột, về sự hiện thân mới (tái sinh), về nhiệm vụ phải thực hiện Trong số các biểu hiện đó, có phản ứng đặc trưng của sự hoang mang sợ hãi, dối trá Vì vậy, sự lo âu về tội lỗi mang tính tôn giáo và trách nhiệm cá nhân, dẫn tới các việc thực hiện lại các chuẩn mực đạo đức được tiến hành bởi những phẩm chất trung thành Trong khi Freud và Boisen đều nhất trí rằng, những kinh nghiệm tôn giáo nảy sinh trong xung đột, nhưng hai ông lại có sự khác nhau cơ bản về đánh dấu kết quả của kinh nghiệm Theo Freud, tôn giáo là sự giải quyết chứng loạn thần kinh chức năng và đối với cá nhân, đó là sự thoái bộ và suy giảm Nhưng đối với Boisen, tôn giáo thể hiện sự báo hiệu và chín muồi của sự điều chỉnh xung đột trong sự khủng hoảng, nhằm thực hiện trách nhiệm đạo đức để tạo một lòng trung thành lớn; tức là tôn giáo như một sự phát triển chứ không phải là một sự thoái bộ theo quan điểm của Freud Không phải cố gắng nào cũng thành công khi mục đích không được thực hiện, cá nhân hay nhóm có thể quay về sự dối trá hoặc lầm lạc Các nhóm tôn giáo cũng như cá nhân, bị khơi dậy bởi việc khủng hoảng đối với sự phát triển và sáng tạo Kết luận: Như vậy, khi tìm hiểu về tôn giáo, Freud và Boisen đều xuất phát từ lý thuyết xung đột Cả Freud và Boisen đều coi xung đột là cơ sở để hình thành tôn giáo, những cách tiếp cận cụ thể của hai người lại khác nhau Freud đưa vào mặc cảm Ơ Đíp để lý giải vấn đề, còn Boisen lại phân tích vấn đề từ sự rối loạn tâm thần Tuy các nhà nghiên cứu chưa đưa ra khái niệm mâu thuẫn xã hội - tôn giáo, nhưng dựa vào lý thuyết mâu thuẫn, có thể khẳng định mâu thuẫn xã hội - tôn giáo là một dạng xung đột xã hội Song, đây là một loại hình mâu thuẫn tổng hợp, phức tạp với những loại hình như: mâu thuẫn giữa tôn giáo với tôn giáo (đây là loại mâu thuẫn phức tạp nhất, bởi nó liên quan đến đức tin tôn giáo); mâu thuẫn giữa tôn giáo với các thể chế chính trị (thuộc loại mâu thuẫn ý thức hệ); mâu thuẫn trong nội bộ tôn giáo (mâu thuẫn lợi ích); mâu thuẫn giữa tôn giáo với văn hóa và mâu thuẫn giữa tôn giáo với xã hội (phong hóa, phong tục, đạo đức, lối sống) 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 II/ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT MÂU THUẪN TRONG TÔN GIÁO 1 Thực trạng Trong những năm qua, ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã xảy ra những cuộc xung đột, trong đó có một số cuộc xung đột liên quan đến dân tộc, tôn giáo hoặc xen lẫn cả dân tộc và tôn giáo Những xung đột tôn giáo lớn trên thế giới Ở Indonesia: Xung đột ở Aceh, một tỉnh có khoảng 5 triệu dân với 98% dân số là người Hồi giáo và là một trong những tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên của Indonesia với nhiều dầu, khí đốt, vàng, bạc, cao su Ngày 18/11/2009, tại Banda Aceh (thủ phủ Aceh) đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn đã làm khoảng 5.000 người thiệt mạng Philippines: Cuộc xung đột giữa người Công giáo với người Hồi giáo do tổ chức Hồi giáo Abu gây ra ở quần đảo Mindanao (hòn đảo lớn thứ hai của Philippines) Tổ chức Abu đã gây ra nhiều vụ bắt cóc, cướp của, giết người khiển khoảng 120.000 ngàn người chết Tại Ấn Độ: Xung đột giữa người theo đạo Hinđu và người theo Hồi giáo Ấn Độ có khoảng 1,2 tỉ dân trong đó, người theo đạo Hinđu chiếm khoảng 80% dân số, người Hồi giáo chiếm khoảng 13% Hai đạo này luôn đấu đá lẫn nhau mà đỉnh cao là cuộc khủng bố ở trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vào ngày 26/11/2008 Hậu quả 170 thiệt mạng Tại Thái Lan: Phật giáo là quốc đạo Trong đó khoảng 95% dân số theo đạo Phật, còn số người theo Hồi giáo chỉ khoảng 2,3 triệu Những người theo đạo Hồi luôn cho rằng những người theo đạo Phật không phải là người bản xứ nên họ luôn tìm cách chống lại, tạo ra những bất ổn => Hậu quả hàng ngàn người thiệt mạng 2 Nguyên nhân xung đột tôn giáo Max Weber là một người trí thức quan tâm nhiều đến chính trị, Max Weber đã tìm thấy một nghịch lý của nước Đức trong một thế giới đang biến đổi và hiện đại hóa nhanh chóng dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp và của sự ra đời hình thái xã hội - kinh tế tư bản chủ nghĩa Theo ông, nước Đức đã bị lạc hậu; chủ yếu vì giai 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 cấp tư sản Đức bị kìm hãm bởi bộ máy nhà nước cổ lỗ, vẫn còn in đậm dấu ấn phong kiến Max Weber xem giai cấp tư sản là giai cấp xã hội mới, có thiên hướng hiện đại hóa nền kinh tế và xác định những giá trị đạo đức mới Theo ông: trí thức phải tán thành những yêu cầu của giai cấp mới và có sứ mệnh thúc đẩy những biến đổi của xã hội Đức cho đến khi thực hiện được một nền dân chủ hiện đại Vì vậy, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, M Weber đã tham gia xây dựng bản Hiến pháp dân chủ mới của Nhà nước Đức (Hiến pháp Weimar) Những tiền để phương pháp luận mà M Weber dựa vào, là quan niệm cho rằng xã hội gồm các cá thể, trong khi hành động, họ gán ý nghĩa cho hành động của mình, mà nhà xã hội học phải nỗ lực để tìm hiểu những ý nghĩa đó Chính các cá thể, khi hành động, đã gán một ý nghĩa cho những gì họ làm Sắp xếp theo hệ thống các ý nghĩa do các cá thể gán cho hành động của họ thành những dạng thức và những loại hình trừu tượng, là nhiệm vụ căn bản mà M Weber đặt ra cho xã hội học M Weber cho rằng, xã hội học phải xây dựng những kiểu lý tưởng của hành động, để có thể phân tích một cách trừu tượng những cái khác nhau của hiện thực Tập hợp lại những nhóm ứng xử cá nhân thành những khuôn mẫu hành động là một nhiệm vụ được M Weber gán cho sự phân tích lịch sử về các lý thuyết đạo đức đã được khẳng định từng cái một theo những bối cảnh xã hội lịch sử khác nhau Max Weber không muốn nói rằng, những hiện tượng nhất định được các cá nhân gán cho hành động của họ, không quyết định chính bản thân những hành động, mà chỉ định hướng chúng mà thôi Chừng nào các cá thể không kiểm soát được những hậu quả hành động của mình, chừng đó thường xảy ra những hậu quả không được mong muốn Góc độ kinh tế: sự phát triển của khoa học – công nghệ làm cho kinh tế có những bước phát triển vượt bậc nhưng nó cũng tạo ra những lỗ hổng to lớn, đó là khoảng 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 cách giàu nghèo càng ngày càng lớn Dẫn đến mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo và không thể giải quyết bằng những biện pháp nhất thời Góc độ bản sắc dân tộc: - Sự đa dạng tôn giáo chứa tiềm năng xung đột - Trong nhiều tôn giáo lớn thường có các giáo phái khác nhau, sự phân chia này là do bất đồng giáo lý hoặc mâu thuẫn về địa vị, tổ chức Góc độ lịch sử: những mâu thuẫn tích tụ từ lâu, hàng thập kỷ trước, cũng có thể là những hận thù từ xưa để lại Vd: israel và palestine, xung đột từ TK 20 đến nay vẫn còn mâu thuẫn Chính sách của chính phủ đối với người dân: Chiến lược đầu tư bất hợp lý giữa các vùng miền khiến cho tình trạng đói nghèo gia tăng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn, gây lên bất mãn trong tầng lớp nhân dân nghèo khổ Không những vậy ở một số quốc gia, dân tộc còn thiếu sự quan tâm hợp lý đến kinh tế, văn hóa riêng của những dân tộc ít người cũng tạo cho họ những tâm trạng bất an, do đó, họ luôn có ý muốn chống lại nhà nước, hoặc những dân tộc có ý khinh miệt, để bảo đảm quyền lợi của mình 3 Giải pháp - Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội - Giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo với chính quyền - Các sắc tộc, tôn giáo thực hiện tăng cường đối thoại với nhau để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột III/ KẾT LUẬN Xung đột tôn giáo là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về giá trị tôn giáo giữa các cộng đồng tôn giáo Các cuộc xung đột tôn giáo rất phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực thì vấn đề xung đột trên thế giới cũng đang diễn ra một cách phức tạp điều này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền hòa bình, kinh tế chính trị Xung đột tôn giáo có tác động rất lớn đến nền chính trị thế giới cũng như của mỗi quốc gia Xung đột sắc tộc sẽ làm cho đất nước mất ổn định về tình hình chính trị, làm cho tình hình chính trị của các nước trở nên căng thẳng xung đột sắc tộc còn tác động làm cho nền kinh tế mất ổn định Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển Do vậy, cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tôn giáo và đoàn kết dân tộc để tránh những mâu thuẫn từ bên trong và tránh những mưu đồ của thế lực thù địch TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GS.TS Lê Ngọc Hùng: Lịch sử & lý thuyết xã hội học - Lý thuyết mâu thuẫn Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Xung đột dân tộc, tôn giáo ở một số nước và giải pháp (2014) Tạp chí Tổ chức Nhà nước 3 Hoàng Bá Thịnh (2020), Xung đột xã hội từ quan điểm xã hội học 4 Lý thuyết về xung đột tộc người, tôn giáo (2019), số 10 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam 5 Vũ Quang Hà (2003), Giáo trình Xã hội học Tôn giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w