1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo học phần xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội chủ đề dư luận xã hội và các quan điểm về dư luận xã hội

19 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dư luận xã hội và các quan điểm về dư luận xã hội
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thị Lan Anh, Hà Thị Kiều Chinh, Lê Thuỳ Trang, Nguyễn Phương Tú
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Thể loại Báo cáo học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 297,35 KB

Nội dung

Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô cũ định nghĩa dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm..

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÁO CÁO HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI CHỦ ĐỀ: DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ

DƯ LUẬN XÃ HỘI

NHÓM 4

1 Nguyễn Quỳnh Anh : 21031308

2 Vũ Thị Lan Anh : 21031310

3 Hà Thị Kiều Chinh : 21031312

4 Lê Thuỳ Trang : 21031363

5 Nguyễn Phương Tú : 21031365

Hà Nội, 2023

Trang 2

2

M ỤC LỤC

PHẦN 1: BẢN CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI 3

I KHÁI NIỆM DƯ LUẬN XÃ HỘI 3

1.1 Định nghĩa 3

1.2 Đối tượng của dư luận xã hội 4

a Chủ thể 4

b Khách thể 5

1.3 Các đặc tính của dư luận xã hội 5

a Tính khuynh hướng 5

b Tính lợi ích 6

c Tính lan truyền 6

d Tính bền vững tương đối và tính biến đổi 7

e Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội 8

II PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC 8

2.1 Tin đồn 8

2.2 Khái niệm chuẩn mực xã hội 10

2.3 Dư luận của xã hội 10

PHẦN 2: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI 11

I Giai đoạn trước năm 1992 11

1.1 Thời kỳ trước những năm 30 thế kỷ 19 11

1.2 Những năm 30 của thế kỷ 19 đến 1922 12

II Thời kỳ 1922 đến chiến tranh thế giới thứ hai 13

III Thời kỳ từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 14

3.1 Quan điểm của J Habermas 14

3.2 Quan điểm của Luhmann 15

3.3 Quan điểm thống kê - tâm lý của Noelle-Neumann 15

3.4 Trường phái Hovland và những nghiên cứu về tuyên truyền 16

IV Quan điểm Mác – xít về dư luận xã hội 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

3

PHẦN 1: BẢN CHẤT CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI

I KHÁI NIỆM DƯ LUẬN XÃ HỘI

1 1 Định nghĩa

Thuật ngữ dư luận xã hội (DLXH) được hình thành từ rất sớm nhưng phải đến thế kỉ 12 mới được sử dụng lần đầu tiên bởi một nhà văn người Anh tên là J.Solsbery Tuy nhiên, chính Jean-Jacques Rousseau mới được coi là người sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp

Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được ghép bởi hai từ: Public (công khai, công chúng) và Opinion (ý kiến, quan điểm) Trong tiếng Việt, thuật ngữ “dư luận

xã hội” còn được gọi theo những cách khác như công luận hay dư luận công chúng Thuật ngữ này có rất nhiều khái niệm khác nhau do bản chất nó là hiện tượng xã hội rất phong phú, năng động, phức tạp Mặt khác do sự đa dạng trong các góc độ nghiên cứu hay các quan điểm lý luận của các nhà nghiên cứu

Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên Xô (cũ) định nghĩa dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm Nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga B

K Paderin đã định nghĩa như sau: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong

đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”

Ở Việt Nam, trong quan điểm Nho giáo và thực tiễn xã hội thời phong kiến, chưa có khái niệm chính thức về dư luận xã hội Các học giả, nhà tư tưởng thời điểm này chỉ nói đến những khái niệm, thuật ngữ tương tự như “lòng dân”, “ý dân”, “dân là gốc” Quan điểm về dư luận xã hội thời kỳ này có thể được đánh giá thông qua quan điểm về vai trò của người dân trong đời sống chính trị - xã hội

Trang 4

4

Hiện nay, một số nhà khoa học Việt Nam định nghĩa về “dư luận xã hội” còn nhiều điểm khác nhau Vào năm 1995, tác giả Mai Quỳnh Nam trong cuốn

“Dư luận xã hội - Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu”, đã đưa ra định nghĩa: “Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại” Trong khi đó, vào năm

1999, tác giả Phạm Chiến Khu định nghĩa: “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng

ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự”

Khái niệm về dư luận xã hội ở trên thế giới và ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú Nhìn chung lại, ta có thể định nghĩa ngắn gọn về dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu hiện thái độ, tình cảm, nhận thức, quan niệm và xu hướng hành động của nhóm xã hội đối với vấn đề đặt

ra trong cuộc sống1

1.2 Đối tượng của dư luận xã hội

a Chủ thể

Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đa số trong đó, trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra

Ví dụ: Vấn đề tham nhũng trong thời gian gần đây luôn được đông đảo các

tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm Trong tình hình này chủ thể của

dư luận xã hội là các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng

Trang 5

5

b Khách thể

Khách thể của DLXH là những sự kiện, vấn đề mà nó đề cập đến Xét về bản chất đó là sự kiện, vấn đề mà người ta cảm thấy là có ý nghĩa với họ hoặc động chạm tới lợi ích chung Nói cách khác mẫu số chung của DLXH chính là những lợi ích chung Nhưng nếu như người tiếp nhận thông tin không tìm thấy ý nghĩa khi cá nhân hoá thông tin về sự vi phạm lợi ích chung thì về cơ bản họ sẽ không phản ứng hoặc phản ứng không mạnh mẽ

Các ý kiến liên quan đến những vấn đề thuần tuý thuộc về cá nhân không phải là DLXH Tuy nhiên, nếu như vấn đề đó được xã hội đồng cảm và nhìn nhận như là một vấn đề xã hội thì nó lại có thể trở thành khách thể phản ánh của DLXH Không phải mọi sự kiện, vấn đề xã hội đều được DLXH phản ảnh Vấn đề nào được xã hội chú ý đến thì nó trở thành chủ đề của dư luận xã hội Một vấn đề xã hội muốn trở thành chủ đề hay khách thể của DLXH lại phụ thuộc nhiều vào sự phản ảnh của các phương tiện truyền thông đại chúng2

V í dụ: Trong năm 2022, giá xăng liên tục tăng, người dân khi biết tin ồ ạt

đi đổ xăng trước ngày thông báo xăng tăng, nhưng những người không sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe đạp, xe đạp điện, phương tiện công cộng thì không mấy quan tâm tới vấn đề đó vì nó không ảnh hưởng tới lợi ích của họ

1 3 Các đặc tính của dư luận xã hội

a Tính khuynh hướng

Khuynh hướng của DLXH thể hiện ở chỗ nó luôn tỏ thái độ đồng tình, phản đối hay lưỡng lự đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến Cũng có thể phân chia

dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại được phân

chia theo các mức độ như: rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối Tính khuynh hướng của dư luận xã hội xuất phát từ thực tế và liên quan đến mọi vấn đề của đời sống xã hội

2 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr.51

Trang 6

6

Ví dụ: Mới đây một người mẫu HongKong đã bị sát hại trong một âm mưu

do gia đình chồng cũ dàn dựng khiến không ít người ớn lạnh, ghê sợ bởi mức độ nghiêm trọng của vụ án Điều này đã gây ra sự phản đối, phẫn nộ của dư luận xã hội về hành vi giết người man rợ đó, xu hướng chung của dư luận xã hội là pháp luật phải có biện pháp trừng trị thích đáng đối với những đối tượng này

b Tính lợi ích

Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã hội diễn ra phải được xem xét từ góc độ chúng có mối quan hệ mật thiết với lợi ích của nhóm xã hội khác nhau trong xã hội, liên quan đến lợi ích chung về một mặt nào đó cho toàn xã hội Tính chất này được nhìn nhận thông qua hai phương diện

là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần

- Lợi ích vật chất: được nhận thức rõ nét khi các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân

- Lợi ích tinh thần: đề cập khi các vấn đề, hiện tượng đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập quán, văn hóa ứng xử của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc

c Tính lan truyền

Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác Để duy trì chuỗi các kích thích này luôn cần các nhân tố tác động nên cơ chế hoạt động tâm

lí của cá nhân và nhóm xã hội Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp, có tính thời sự dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cũng được lôi cuốn và quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua

Trang 7

7

các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lí của mình với người xung quanh

Ví dụ 1: Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, các vlogger đã cùng nhau lan

toả những thông điệp tích cực Nhắc tới hashtag #Cachly, giới trẻ nhớ ngay tới cô gái Châu Bùi - người tạo ảnh hưởng tích cực cho giới trẻ trong mùa dịch

Covid-19 Trước những thông tin gây hoang mang, vlog "Cách ly đáng sợ như thế nào" được nữ nghệ sĩ trẻ quay cận cảnh những hoạt động, bữa ăn hằng ngày trong khoảng thời gian cách ly Ngay sau khi vlog lên sóng, rất nhiều bạn trẻ đua nhau ủng hộ thần tượng, đăng tải những khoảnh khắc tích cực kết nối cộng đồng trong khu cách ly

Ví dụ 2: Khi có bão sắp đổ bộ vào đất liền hay vùng biển, ngay lập tức trên

các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, loa đài, báo sẽ cập nhật thông tin chính xác về tình hình cơn bão, giúp người dân sớm biết được tình hình và xử lí kịp thời, bên cạnh đó nhà nước và chính phủ cũng có những biện pháp phòng chống bão Tính lan truyền ở đây thể hiện sự nhanh chóng và rộng rãi

d Tính bền vững tương đối và tính biến đổi

Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính biến đổi Có những dư luận xã hội chỉ qua 1 đêm là thay đổi Tính bền vững tương đối của DLXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với những sự kiện, hiện tượng hay quá trình quen thuộc, DLXH thường rất bền vững

Ví dụ: Sự đánh giá cao của DLXH về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ

về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới, chính sách khoán trong nông nghiệp tới nay vẫn không hề thay đổi

- Tính biến đổi của DLXH thường xem xét trên hai phương diện:

+ Thứ nhất - Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: sự phán xét

đánh giá của DLXH về bất kỳ một hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực trong nền văn hóa của cộng

Trang 8

8

đồng người Chính vì vậy cùng một vấn đề diễn ra những DLXH của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau

Ví dụ: Tục lệ “cướp vợ” ở một số vùng dân tộc thiểu số đến nay vẫn còn tồn tại,

đó là phong tục tập quán ngàn đời nay của người dân nơi đây Thế nhưng dư luận

xã hội lại không mấy sự đồng tình đối với tục lệ này

+ Thứ hai - Biến đổi theo thời gian: khi thời gian thay đổi, các quan niệm của

mọi người về vấn đề nào đó cũng bị thay đổi Xã hội phát triển, nhiều giá trị chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán cũng bị biến đổi, khiến cho cách nhìn nhận đánh giá của DLXH cũng thay đổi

Ví dụ: Theo lệ làng thời xưa, những người phụ nữ nào chửa không chồng thì sẽ

bị coi là nỗi ô nhục, bị cả làng lôi ra cạo đầu bôi vôi rồi trói lại thả bè trôi sông Đây là hành động hết sức không văn minh và đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội

e Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội

Sự phản ánh thực tế của DLXH có thể đúng cũng có thể sai Dù cho đúng đến mấy thì DLXH vẫn có những hạn chế nhất định, vì trong DLXH thường chứa đựng yếu tố chủ quan Ngược lại dù sai đến đâu thì trong DLXH vẫn có những hạt nhân hợp lí mà chúng ta không thể coi thường được Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số, cái mới lúc đầu chỉ có 1 số người nhận thấy, sau đó cũng dễ bị đa số phản đối3

II PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC

2.1 Tin đồn

Tin đồn (rumor) là hiện tượng tâm lý xã hội và là một hiện tượng rất dễ

nhầm lẫn với DLXH Theo Allport và Postman, hai nhà tâm lý học xã hội người

Mỹ thì tin đồn là “Một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm không có đủ

https://123docz.net/document/3414820-tinh-tuong-doi-trong-kha-nang-phan-anh-thuc-te-xa-hoi-cua-dlxh.htm#fulltext-content , tham khảo ngày 19/3/2023

Trang 9

9

bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra” Trong tin đồn thông thường có một phần được cho là sự thật4

Độ chính xác của các thông tin được cho là tin đồn là một ẩn số Vì vậy,

mỗi cá nhân cần phải tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, tuyệt đối không nên đưa ra những bàn luận hay bình phẩm khi chưa rõ sự thực bởi điều đó cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người bị đồn

(*) Phân bi ệt dư luận xã hội với tin đồn:

Tính kiểm chứng

của vấn đề được đề

cập đến

- Vấn đề thường liên quan đến lĩnh vực công cộng

- Nguồn kiểm chứng: các cơ quan chức năng và phương tiện truyền thông đại chúng

- Vấn đề có thể là của những cá nhân hoặc vấn

đề cộng đồng

- Khó kiểm chứng

Mức độ tham gia

Kênh phổ biến Kênh truyền thông đại chúng Kênh giao tiếp cá nhân Tính ổn định Sự ổn định cao, khó thay đổi Dễ thay đổi

Ví dụ về tin đồn: Một trang báo mạng tung tin nữ ca sĩ A sinh con khi chưa

kết hôn Phía nữ ca sĩ đó không đưa ra thông tin chính thức và tờ báo kia cũng không có bằng chứng cụ thể mà chỉ có những thông tin hoặc hình ảnh mơ hồ Đó

là một tin đồn

Ví dụ về dư luận xã hội: Vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang của Nguyễn

Văn A đã làm xôn xao dư luận với mức phạt về 3 tội danh: cướp tài sản, làm 3 người tử vong, chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ bị phạt 18 năm tù do bị cáo chưa đến tuổi thành niên Sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều ý kiến cho rằng bản kết án này chưa thỏa đáng bởi hành vi của Nguyễn Văn A là một tội ác man rợ, phải trả giá bằng mức án cao nhất là tử hình Những ý kiến đó được coi là một dư luận xã hội

4 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr.54

Trang 10

10

2.2 Khái ni ệm chuẩn mực xã hội

Chuẩn mực xã hội là quy tắc điều chỉnh, là thước đo hành vi của cá nhân

và nhóm mà được xã hội chia sẻ Đó là những đòi hỏi mong muốn của xã hội, là

sự cụ thể hoá các giá trị xã hội, cụ thể hoá ở các nhóm khác nhau thường khác nhau Chuẩn mực xã hội mang tính chất tiến bộ, nhiều khi lại bảo thủ so với thực tại của các quan hệ kinh tế trong xã hội5

- Mối quan hệ giữa DLXH và chuẩn mực xã hội:

• Chuẩn mực xã hội là căn cứ để dư luận xã hội đánh giá

• DLXH tạo ra các chuẩn mực xã hội mới và loại bỏ những chuẩn mực lỗi thời

• DLXH phổ biến các chuẩn mực xã hội mới vào các quan hệ xã hội

• DLXH tập hợp các chuẩn mực xã hội thành nhóm để tạo ra khuynh hướng tác động mới

• Chuẩn mực xã hội thường ổn định hơn so với dư luận xã hội

2.3 Dư luận của xã hội

Dư luận của xã hội là mọi ý kiến khác nhau xuất hiện trong xã hội khi có những vấn đề xã hội mới nảy sinh Tính đa dạng của cơ cấu xã hội sẽ làm cho dư luận của xã hội đa dạng hơn Xã hội càng đa dạng thì sẽ càng có nhiều ý kiến về một vấn đề hơn Dư luận của xã hội có thể được coi là DLXH hay không được coi

là DLXH tuỳ theo quan điểm tiếp cận về chủ thể của DLXH6

- Nếu tiếp cận về chủ thể của DLXH từ cấp độ nhóm, khi đó dư luận của xã hội cũng chính là DLXH

- Nếu chúng ta nhìn DLXH từ cấp độ hệ thống, cấp độ các giai cấp, tầng lớp lớn trong xã hội thì có nguy cơ bỏ qua các ý kiến khác nhau của xã hội

5 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr.69

6 Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr.76

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w